Bên kia ngưỡng cửa là một căn phòng bình thường, chẳng còn rộng lớn vô bờ như trước, diện tích chỉ khoảng ba nhân bốn mét.
Một khung cửa sổ đơn nhìn ra ngoài, xuyên qua những nhánh tràm melaleuca lòa xòa che bớt khá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên tôi vẫn nhìn rõ để đoán chắc được rằng không có thứ gì phát ra tia sáng đỏ u ám kia, kể cả ở giữa không gian khiêm tốn này hay tại bất cứ xó xỉnh nào.
Quyền năng bí ẩn làm biến đổi và kiểm soát căn phòng, ném tôi tới lui trong chiều thời gian, đã không còn hiện diện.
Dường như nơi đây là phòng làm việc của Gã Nấm. Đồ đạc vỏn vẹn chỉ có dãy tủ đựng hồ sơ loại bốn ngăn, một cái ghế và một cái bàn bằng kim loại xám ngoét trên bề mặt đất mỏng giá làm thớ gỗ.
Nằm sát cạnh nhau trên bức tường đối diện bàn viết là ba bức ảnh đen trắng to như áp phích quảng cáo xem ra được in trên máy vẽ đồ thị kỹ thuật số của dân chuyên phác thảo. Những bức ảnh chụp phần đầu, chân dung ba người đàn ông, một người có ánh mắt háo hức và nụ cười hân hoan, hai người kia quắc mắt nhìn đầy vẻ sầu thảm.
Cả ba đều trông quen lắm nhưng thoạt đầu tôi chỉ nhớ tên người nhoẻn miệng cười: Charles Manson, một kẻ xấu xa chuyên lôi kéo. Mớ ý nghĩ kì quặc về cách mạng và chạy đua chiến tranh của hắn phơi bày vết ung nhọt ngay giữa thế hệ những con người mang quan điểm hòa bình cho toàn nhân loại và dẫn đến sự suy tàn của thời đại Bảo Bình[17]. Hắn khắc dấu chữ thập ngoặc lên trán.
Bất kể hai người kia là ai thì bọn họ cũng không có diện mạo của Vegas[18] hay những triết gia nổi tiếng.
[17] Thời đại Bảo Bình (The Age of Aquarius) khởi đầu vào thập niên 60), được đánh dấu bằng các phong trào kêu gọi bình đẳng và đấu tranh vì công lý.
[18] Nhân vật trong truyện tranh Amazing Fantasy #13 của hãng Marvel.
Có lẽ trí tưởng tượng của tôi cũng như ánh nắng xuyên qua những nhánh tràm melaleuca đã truyền đốm sáng bạc mờ ảo vào ánh mắt trừng trừng của cả ba người kia. Đốm sáng đó nhắc tôi nhớ đến ánh sáng trắng đυ.c rực lên báo hiệu cái nhìn hung hăng đói khát của những tử thi biết cử động trong mấy bộ phim nói về xác chết sống dậy.
Để thay đổi phần nào độ nét của những ánh mắt ấy, tôi bật ngọn đèn phía trên đầu.
Bụi bẩn và tình trạng bừa bộn đặc trưng của ngôi nhà không hề hiện diện nơi đây. Bước qua ngưỡng cửa này, Gã Nấm đã bỏ lại sau lưng tính lười biếng cẩu thả và biến thành hình tượng mẫu mực về sự ngăn nắp.
Những cái tủ bề ngoài có vẻ dùng để chứa các tài liệu cần cất giữ kỹ lưỡng, bên trong đầy ắp bài viết cắt ra từ báo và tải từ mạng. Hết ngăn kéo này đến ngăn kéo khác đựng toàn hồ sơ về những sát thủ liên hoàn và những kẻ thảm sát hàng loạt.
Đối tượng dàn trải từ tên Jack “đồ tể”[19] của nước Anh thời nữ hoàng Victoria đến Osama bin Laden, kẻ được Diêm vương dành sẵn chỗ đặc biệt trong giàn hỏa thiêu. Ted Bundy[20], Jeffrey Dahmer[21]. Charles Whitman: tay súng bắn tỉa hại chết mười sáu mạng người ở Austin, Texas năm 1966. John Wayne Gacy: thích đóng giả chú hề tại các bữa tiệc của trẻ con, chụp ảnh với Đệ nhất phu nhân Rosalin Carter tại một sự kiện chính trị và chôn vùi vô số thi thể nạn nhân bị chặt hết chân tay trong sân sau và bên dưới ngôi nhà hắn ở.
[19] Jack “đồ tể” (Jack the Ripper): tên cuồng sát tàn bạo nhất cuối thế kỷ XIX, từng một thời là cơn ác mộng trên đường phố London vào những đêm cuối năm 1888.
[20] Ted Bundy: kẻ nổi danh trong lịch sử các vụ án hình sự, thủ phạm của hàng loạt vụ gϊếŧ người trên toàn nước Mỹ trong những năm 1973-1978.
[21] Jeffrey Dahmer: 17 lần gϊếŧ và ăn thịt người.
Một xấp hồ sơ dày hơn hẳn thu thập thông tin về Ed Gein, kẻ trở thành nguồn cảm hứng cho cả nhân vật Norman Bates trong phim “Tâm thần” lẫn nhân vật Hannibal Lecter trong phim “Sự im lặng của bầy cừu”. Gein thích thú đánh chén món súp đựng trong sọ người và chế ra một sợi thắt lưng khác lạ từ núʍ ѵú các nạn nhân.
Những hiểm họa lẩn khuất trong căn phòng tối đen không hạ gục được tôi, nhưng đây lại là một tai ương rành rành hoàn toàn có thể nhận thức. Từ tủ này sang tủ khác, ngực tôi căng phồng nỗi khϊếp đảm và đôi tay run lẩy bẩy, đến khi tôi đóng sầm một ngăn kéo và kiên quyết không mở thêm ngăn nào nữa.
Trí nhớ được gợi lại qua những gì nhìn thấy trong chồng hồ sơ, giờ đây tôi có thể gọi tên người trong các bức ảnh to như áp phích quảng cáo đặt cạnh hình Charles Manson.
Chân dung Timothi McVeigh treo bên phải hình Manson. McVeigh bị kết án và hành hình vì tội đánh bom tòa nhà liên bang ở thành phố Oklahoma khiến một trăm sáu mươi tám người thiệt mạng vào năm 1995.
Bên trái là hình Mohammed Atta, kẻ lái chiếc máy bay dân dụng loại lớn đâm vào một trong hai tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới, làm chết hàng ngàn người. Tôi không thấy dấu hiệu nào chứng tỏ Gã Nấm tán đồng động cơ của những kẻ Hồi Giáo cực đoan ủng hộ chủ nghĩa phát xít. Cũng như với Manson và McVeigh, dường như gã ngưỡng mộ Atta ở chỗ tầm nhìn tàn bạo, hành động hung ác và thành tích của một tên khủng bố trong công cuộc phục vụ cái ác.
Căn phòng này giống điện thờ hơn là nơi làm việc.
Chứng kiến đã đủ, quá nhiều là đằng khác, tôi muốn ra khỏi ngôi nhà này. Tôi ao ước trở lại Tire World, hít thở hương thơm cao su đã sẵn sàng xuống đường và nghĩ ngợi sẽ làm gì kế tiếp.
Thay vì vậy, tôi lại ngồi phịch xuống ghế. Tôi không co rúm sợ hãi mà chỉ hơi khép nép khi đặt tay lên thành ghế, nơi tay gã có lẽ đã tựa lên.
Trên mặt bàn gồm máy tính, máy in, cây đèn bằng đồng thau, bộ lịch ghi ngày và thứ. Đến một hạt bụi nhỏ cũng không thể nhìn thấy trên bất kì bề mặt nào.
Từ vị trí đang ngồi, tôi quan sát căn phòng, cố hiểu xem làm thế nào nó có thể biến thành căn phòng tối đen rồi lại chuyển đổi trở về không gian bình thường.
Không còn ngọn lửa của Thánh Elmo[22] chứa đựng năng lượng siêu nhiên nào le lói dọc theo cạnh kim loại của mấy cái tủ đựng hồ sơ. Không bộ dạng nào thuộc thế giới bên kia xuất đầu lộ diện.
[22] Ngọn lửa của Thánh Elmo (St. Elmo’s fire): Hiện tượng tự nhiên được đặt theo tên Thánh Elmo, thần hộ mệnh của thủy thủ. Đây là hiện tượng plasma phát sáng xuất hiện như đốm lửa trên các vật thể khác, như gậy thò ra mũi thuyền hay cột chống sét, ở khu vực tích điện trong cơn bão.
Trong một lúc căn phòng biến thành... cánh đồng, ô cửa giữa thị trấn Pico Mundo và đâu đó xa xăm lạ lẫm, tôi không có ý nói đến Los Angeles hay thậm chí Bakersfield. Có lẽ trong một khoảng thời gian, ngôi nhà này trở thành ga tàu giữa thế giới chúng ta với Địa ngục, nếu có Địa ngục.
Hoặc giả sử tôi với tay tới tia sáng đỏ như máu nằm ngay giữa căn phòng tối đen một màu khi nãy, biết đâu tôi sẽ thấy mình ở trên một hành tinh thuộc nhánh xa xôi hẻo lánh của dải ngân hà, nơi ông kẹ cai trị. Không có vé lên tàu, tôi bị ném về phòng khách và quá khứ, sau đó bị quăng tới nhà để xe và tương lai.
Tất nhiên tôi xét luôn đến khả năng điều tôi nhìn thấy chẳng qua chỉ là ảo giác. Có lẽ tôi phát khùng như con chuột trong phòng thí nghiệm được nuôi bằng độc tố gây loạn thần kinh và bị ép xem những chương trình “thực tế” trên tivi khám phá chi tiết sinh hoạt hành ngày của những siêu mẫu hết thời và những ngôi sao nhạc rock già nua.
Thỉnh thoảng tôi thật sự nghĩ chắc mình bị điên. Thế nhưng như bao nhiêu người điên có lòng tự trọng khác, lúc nào tôi cũng nhanh chóng gạt đi mọi nghi ngờ về sự minh mẫn của bản thân.
Tôi thấy không có lí do gì để đi lục soát phòng làm việc, tìm cái công tắc được giấu kín có thể một lần nữa biến nơi này thành căn phòng tối đen. Lập luận cho thấy sức mạnh ghê gớm cần có để mở ô cửa bí ẩn không phát xuất từ bên này mà phóng ra từ bên kia, bất kể bên kia là nơi nào.
Rất có thể Gã Nấm không biết chốn linh thiêng này không chỉ là kho danh mục dành cho những ý nghĩ gϊếŧ người kì quặc của gã mà còn là sân ga đón bọn ông kẹ đến dự lễ hội máu. Không cần đến giác quan thứ sáu cũng có thể hình dung gã ngồi đây, hí hửng đọc một trong những xấp hồ sơ kinh tởm và không nhận thấy sự biến đổi đáng ngại của căn phòng hay bầy thực thể quỷ quái ùa vào.
Gần bên bỗng phát ra tiếng tít tít tít, tiếng lách cách va chạm của xương gợi lên hình ảnh bộ xương di động trong ngày Haloween và sau đó là tiếng chạy vụt qua mau lẹ.
Tôi nhổm dậy khỏi ghế và nghe ngóng, cảnh giác.
Nhiều giây trôi qua không có tiếng tít tít. Nửa phút vắng tiếng lách cách.
Có lẽ một con chuột gây náo động trong tường hay trên gác mái, nó phát ốm và thao thức vì cái nóng.
Tôi ngồi xuống lần nữa và mở từng ngăn kéo bàn ra.
Ngoài bút chì, bút mực, kẹp giấy, dụng cụ dập ghim, kéo và mấy món bình thường khác, tôi tìm thấy hai bản kê khai gần đây của ngân hàng và một cuốn chi phiếu. Cả ba đều gửi cho Robert Thomas Robertson tại ngôi nhà ở Camp’s End này.
Tạm biệt Gã Nấm; xin chào Bob.
Bob Robertson không mang vẻ tàn ác cần thiết cho cái tên của kẻ sẽ trở thành tên sát nhân hàng loạt. Nó nghe giống tên một nhân viên bán xe hơi vui tính.
Bản kê khai bốn trang từ Ngân hàng Hoa Kì tường trình về một tài khoản tiết kiệm, hai chứng chỉ tiền gửi thời hạn sáu tháng, một tài khoản tiền tệ, và một tài khoản của Robertson ở Ngân hàng Hoa Kì lên đến con số 786.542,10.
Tôi ngó tới lui dãy số ba lần, chắc rằng mình không đọc nhầm vị trí dấu chấm và dấu thập phân.
Bản kê khai bốn trang từ Ngân hàng Wells Fargo trình bày về việc đầu tư cho thấy tổng số tiền là 463.125,43.
Chữ viết tay của Robertson trông cẩu thả nhưng gã quản lí chính xác số dư tài khoản trong cuốn chi phiếu. Tất cả khoản tiền hiện có ở đây gồm 198.648,21.
Một gã có tài sản gần một triệu rưỡi đôla mà sống trong ngôi nhà gỗ nhỏ tồi tàn ngột ngạt ở Camp’s End thì đích thực có vấn đề.
Nếu nắm trong tay chừng ấy tiền, có thể thỉnh thoảng tôi vẫn tiếp tục chế biến thức ăn nhanh, nhưng chỉ để thỏa mãn tính nghệ sĩ chứ không bao giờ vì kiếm sống. Và khi đó biết đâu sinh hoạt trong công ty kinh doanh lốp xe hoàn toàn không còn chút hấp dẫn nào với tôi nữa.
Chắc Robertson không cần nhiều thứ xa xỉ vì gã đã tìm thấy tất cả niềm vui thích cần có trong đống vô tận những ý nghĩ kì quặc vấy máu làm hoen ố đầu óc gã.
m thanh phành phạch lách cách cuống cuồng thình lình vang lên khiến tôi nhảy dựng khỏi ghế lần nữa, nhưng rồi một tiếng két chói tai và lặp lại giúp tôi nhận ra đó là bầy quạ rỉa lông trên mái nhà. Chúng ra ngoài sớm vào những sáng mùa hè, trước khi cái nóng vượt quá khả năng chịu đựng, buổi trưa chúng trốn trong lùm cây um tùm và đánh bạo ra ngoài lần nữa khi ánh nắng dần tắt bắt đầu mất đi chút sức mạnh thiêu đốt.
Tôi không sợ lũ quạ.
Trong cuốn sổ chi phiếu, ngẫm lại những mục ghi chú trong ba tháng qua, nhưng chỉ thấy các khoản thông thường chi cho vật dụng, các công ty thẻ tín dụng và những thứ đại loại thế. Điều kì lạ duy nhất là Robertson đã viết số lượng chi phiếu đáng ngạc nhiên để rút tiền mặt.
Chỉ trong tháng vừa rồi, gã đã rút tất cả ba mươi hai ngàn đôla trong khoản tiền lời của hai ngàn đôla và bốn ngàn đôla. Trong hai tháng trước đó con số tổng cộng lên tới năm mươi tám ngàn đôla.
Cho dù cực kì ghiền ăn, gã cũng không thể nào ngốn sạch nhiều kem Burke & Bailey đến vậy.
Xét cho cùng, rõ ràng gã cũng có sở thích tốn kém. Và bất kể gã mê đắm gì đi chăng nữa thì đó là thứ gã không thể mua công khai bằng chi phiếu hay thẻ tín dụng.
Trả bản kê khai tài chính trở lại ngăn kéo, tôi bắt đầu nhận thấy mình đã ở nơi này quá lâu.
Tôi cứ nghĩ tiếng động cơ ầm ĩ của chiếc Explorer chạy vào nhà để xe sẽ báo động cho tôi biết Robertson quay về và tôi sẽ chuồn bằng cửa trước trong khi gã vào nhà theo lối cửa phụ. Song nếu vì lí do nào đó gã đậu xe ngoài đường và đi bộ vào nhà, tôi sẽ mắc kẹt ở đây trước khi phát hiện ra là gã đã về.
McVeigh, Manson và Mohammed Atta có vẻ rình rập tôi. Thật dễ hình dung những ánh mắt sắc lẻm trong các bức ảnh kia chứa đựng khả năng nhận thức thực sự và chúng đang lóe lên tia hi vọng xấu xa.
Nấn ná thêm chốc lát, tôi lật những tờ giấy trắng vuông nhỏ ghi thứ ngày trên bộ lịch để bàn lùi về trước, tìm kiếm ghi chú về cuộc hẹn hay lời nhắc nhở nào khác mà Robertson có thể đã viết trong mấy tuần gần đây. Tất cả các hàng ghi chú đều trắng trơn.
Tôi giở lại tờ lịch hiện thời, thứ Ba ngày mười bốn tháng Tám, rồi lật ra sau những ngày tiếp theo. Thiếu mất tờ lịch ngày mười lăm tháng Tám. Không có điều gì được ghi trong bộ lịch sau ngày đó giống như cái tôi đang rất muốn xem.
Đặt mọi thứ về như ban đầu, tôi rời khỏi bàn và đi đến cửa. Tôi tắt ngọn đèn trên đầu.
Ánh nắng vàng vọt, được cắt xén thành hình thù ngọn lửa nhờ đám lá tràm melaleuca hình lưỡi kiềm chen ngang, tạo nên đám cháy giả trên tấm màn mỏng, không soi rọi cho căn phòng được là bao, những cái bóng bạo gan dường như tụ tập quanh chân dung ba tên sát nhân dày đặc hơn hẳn mấy chỗ khác.
Một ý nghĩ nảy ra trong tôi, điều này xảy ra thường xuyên hơn mức một số người vẫn nghĩ, và chắc chắn thường xuyên hơn mức tôi muốn, và rồi tôi bật đèn sáng trở lại, đi đến dãy tủ đựng hồ sơ. Tại ngăn kéo có chữ R, tôi kiểm tra xem trong chồng hồ sơ về bọn sát nhân và mất trí, Gã Nấm có lưu tài liệu nào về chính gã không.
Tôi tìm thấy một tài liệu. Ngoài nhãn ghi: ROBERTSON, ROBERT THOMAS.
Thật tiện biết bao nếu tập tài liệu này chứa đựng bài báo liên quan đến những vụ án mạng chưa phá cũng như các vật dụng mang tính cáo buộc cao dính líu đến những cuộc tàn sát đó. Tôi có thể học thuộc tài liệu, để nó lại chỗ cũ và trình báo phát hiện của mình cho cảnh sát trưởng Wyatt Porter.
Với thông tin đó, cảnh sát trưởng có thể tìm ra cách giăng bẫy Robertson. Chúng tôi có thể tống nỗi khϊếp đảm đó vào sau chấn song trước khi gã có cơ hội phạm phải bất kì tội ác nào gã đang suy tính.
Thế nhưng tập tài liệu chỉ chứa vỏn vẹn một thứ: tờ bị thiếu trong bộ lịch để bàn. Tờ lịch thứ Tư ngày mười lăm tháng Tám.
Robertson không viết gì trên mấy hàng ghi chú. Hình như theo ý gã, bản thân này đã đầy ý nghĩa, đủ để tính là mục đầu tiên trong tập tài liệu.
Tôi xem đồng hồ đeo tay. Sáu tiếng bốn phút nữa, ngày mười bốn và mười lăm tháng Tám sẽ gặp nhau tại một mốc nửa đêm.
Và sau đó chuyện gì sẽ xảy ra? Một chuyện gì đó. Một chuyện... không hề tốt đẹp.
Quay trở lại phòng khách, trở lại với mớ đồ đạc bám bẩn, với bụi bặm và tình trạng sách báo bừa bãi, tôi bị bất ngờ một lần nữa trước sự tương phản mạnh mẽ giữa phòng làm việc sạch sẽ ngăn nắp với phần còn lại của ngôi nhà.
Ngoài đây, đôi lúc vùi đầu vào đống tạp chí khiêu da^ʍ, có lúc mê mải với những quyển tiểu thuyết lãng mạn, trong sáng đến mức vợ mục sư cũng có thể đọc, rõ ràng không hề nhớ tới mấy cái vỏ chuối bị bỏ quên, cốc cà phê rỗng không và tất bẩn lâu ngày chưa giặt, Robertson có vẻ sống thờ ơ, phiêu bạt. Đây là gã đàn ông ngây ngô, nhân thân mập mờ.
Trái lại, tên Robertson dành thời gian trong phòng làm việc, tạo ra và cất kỹ hàng trăm tập tài liệu kia, lướt web tìm thông tin về những tay sát thủ liên hoàn và những kẻ thảm sát hàng loạt, lại biết chính xác gã là ai, hay chí ít cũng biết gã mong ước trở thành ai.