[Mỹ Thực] Tiệm Cơm Nhỏ Của Ông Ngoại

Chương 25

Hơn nữa cũng chỉ là bánh bao thôi mà, có thể ngon đến mức nào chứ?

Cô ta không dám nói ra là tức không muốn ăn, chỉ nói: "Đây là bánh bao của cái tiệm mới mở ở cuối thôn, con thấy nên mua một l*иg, lát nữa để cho em trai ăn đi."

Mẹ Chu không tỏ ý kiến, cha Chu thích con trai hơn nên hài lòng nói: "Cuối cùng cũng có dáng vẻ của người chị."

Mẹ Chu đặt bánh bao vào nồi để giữ ấm, để con trai rời giường thì ăn.

Chu Tiểu Vũ càng tức, nhanh chóng ăn hết cái màn thầu rồi nói đã no. Lấy lý do sửa sang lại đồ đạc mà trở về phòng, lần này cô ta về nhà là để chuyển hộ khẩu tới trường học, cũng chính là chuyển hộ khẩu nông nghiệp thành hộ khẩu phi nông nghiệp.

Một lúc sau, cô ta cầm sổ hộ khẩu và một ít giấy chứng nhận chuẩn bị đi đến đại đội. Mẹ cô ta đang dọn bàn, thấy cô ta cầm sổ hộ khẩu đi ra ngoài thì hỏi: "Nhất định phải chuyển tới trường học sao? Mẹ thấy để hộ khẩu nông nghiệp cũng không có gì không tốt, phân đất phân ruộng. Nhỡ đâu khu này phải phá bỏ di dời thì còn được nhận một khoản lớn. Con xem thôn Đại Hà bên kia, lần trước phá bỏ di dời, người trong thôn ấy ai cũng thành phú ông."

Chu Tiểu Vũ bĩu môi nhìn mẹ: "Mẹ, xác suất xảy ra là rất nhỏ. Nhà nước muốn cải tạo đường, vừa lúc đi ngang qua thôn Đại Hà, mẹ xem, trong cả nước có nhiều nông thôn như vậy, có bao nhiêu thôn được phá bỏ và di dời chứ? Con chuyển sang hộ khẩu phi nông nghiệp, đến khi tốt nghiệp đi tìm việc làm sẽ được đãi ngộ tốt hơn một chút."

Nói xong cô ta lập tức ra cửa.

Mẹ Chu thở dài, tiếp tục làm việc.

Không lâu sau, em trai Chu với cái đầu rối bù như ổ gà bước ra từ phòng ngủ: "Mẹ, hôm nay ăn gì thế ạ?"

Mẹ Chu nói: "Chị gái con mua cho con bánh bao kìa, ở trong nồi đấy, lấy ra mà ăn. Bên dưới có chút cháo ăn kèm đó."

Mẹ Chu nói xong thì cũng rửa bát xong, cầm cuốc ra ruộng làm việc.

Em trai Chu gãi đầu, nói thầm: Chị ấy tốt với mình như vậy á?

Cũng khó trách em trai Chu lại nghĩ như vậy, cậu ấy và chị mình đã không ưa nhau từ nhỏ.

Năm nay cậu ấy lên cấp hai, thành tích học tập bình thường, chị của cậu ấy thường xuyên cười nhạo cậu ấy sẽ không thi đậu đại học, sau khi tốt nghiệp sẽ phải đi làm công nhân cả đời. Nhưng mà chị của cậu ấy thi được vào một trường đại học chuyên khoa, tuy rằng nhiều người cảm thấy thi đậu đại học chuyên khoa cũng không tệ nhưng chị của cậu ấy lại khóc cả đêm.

Đêm đó cậu ấy ngủ rất ngon, nghĩ rằng sau này chị gái cậu ấy sẽ xấu hổ không cười nhạo cậu ấy nữa.

Nhưng mà, cậu ấy quá ngây thơ, cú sốc đại học chuyên khoa cũng không quá lớn, vẫn chưa thể khiến cho chị gái của cậu ấy cúi đầu, trở về vẫn mặt sưng mày xỉa với cậu ấy như cũ.

Hiện tại chị ấy đặc biệt mua bánh bao cho cậu? Sẽ không lén lút bỏ thêm thuốc chuột vào trong đó chứ?

Suy nghĩ này thoáng lướt qua trong đầu của em trai Chu. Cậu ấy mở nắp nồi rồi cầm lấy chiếc bánh bao thịt trên đĩa.

Khi nhìn thấy là bánh bao nhân thịt, cậu ấy ngạc nhiên. Cái bánh bao này trông ngon thật đấy! Mọi người đều nói thịt của bánh bao thịt đều bị mờ ở nếp gấp nhưng nếp gấp trên chiếc bánh này rất đẹp và tinh tế, giống như là được dán lên sau khi hấp vậy.

Cậu ấy cầm lấy một cái, cắn một miếng, đôi mắt mở to, đột nhiên cảm thấy mình đang ở trong một ruộng lúa mạch vàng óng, mùi hương của lúa mạch quanh quẩn bên chóp mũi. Bên ngoài ruộng có một con heo trắng béo mập đang chạy về phía mình. Sau đó lúa mạch và heo trắng đột nhiên biến thành cái bánh bao trắng trẻo mập mạp chui vào trong miệng mình.

Miệng của cậu chàng bị nhân thịt thơm ngon và lớp vỏ bánh bao xốp mềm chiếm cứ, ăn ngon đến mức miệng của cậu ấy không thể dừng lại được.

Cậu ấy ăn hết một cái lại nhanh chóng cầm lấy cái thứ hai, sau khi ăn bốn năm cái thì tốc độ mới chậm lại. Vừa ăn, cậu ấy vừa nghĩ đến tiết ngữ văn lần trước cô giáo giảng đến ‘Xuất sư biểu’. Để gia tăng ấn tượng của học sinh đối với Gia Cát Lượng, cô giáo đã kể cho họ nghe một câu chuyện.

Chính là câu chuyện về bánh bao.

Trước đây bánh bao và màn thầu đều được gọi chung là màn thầu. Cái này bắt nguồn từ thời kỳ Tam quốc, lúc Gia Cát Lượng đến Nam Man bắt Mạch Hoạch, khi trở về đi qua dòng sông Lô, nhưng gió lớn gào thét khiến bọn họ không thể qua sông. Mạch Hoạch nói, theo tập tục của Nam Man phải dùng đầu của bảy bảy bốn mươi chính quân và tướng của Nam Man để tế sông thì mới có thể qua sông.