Đường An Phù được gả cho Bùi tứ lang Bùi Cảnh mà mình hằng ao ước, lấy thân phận Bùi phu nhân cùng hắn vào sinh ra tử ở trên chiến trường.
Bùi phu nhân Đường An Phù này đã tập võ từ nhỏ nên bộc lộ tài năng ở trong quân doanh rất nhanh chóng, trở thành hộ vệ thân cận nhất ở bên người Bùi soái, tướng sĩ giỏi nhất dưới tay hắn.
Nhưng đánh lâu thì sẽ bị thương, trong một lần bị tập kích, Đường An Phù không chỉ bị bụi gai phá đi khuôn mặt mà còn bị kẹt trong vùng băng tuyết tám ngày tám đêm vì quân cứu viện không đến kịp. Cái lạnh khiến cho chân nàng bị thương, ngay cả đứa con đầu tiên của nàng và Bùi Cảnh cũng không thể giữ được, mà vết thương này lại khiến cho Đường An Phù không bao giờ sinh con được nữa.
Trận chiến ấy, Bùi Cảnh được ban ấn và phong soái, chiến sự thắng lợi nhưng Đường An Phù lại trở thành tội nhân của Bùi gia chỉ trong một đêm, Bùi mẫu ghét bỏ và chửi bới nàng, Bùi Cảnh cũng bắt đầu dùng ánh mắt thất vọng để đối diện với nàng, tất cả điều này giống như có cái gì đó chặn lại ở cổ họng Đường An Phù.
Sau khi hồi kinh, Bùi Cảnh thăng quan và trở thành võ hầu trẻ tuổi nhất Đại Tề.
Bùi gia phất lên như diều gặp gió mà nhà mẫu thân thân sinh của Đường An Phù bá phủ Thừa Ân lại là nơi bị người ta chèn ép, phụ thân nửa đêm trên đường đi uống rượu trở về thì trượt chân ngã xuống sông bảo vệ thành mà mất mạng. Ca ca ăn chơi trác táng lại vội vàng thừa kế tước vị của phụ thân.
Trận biến cố này khiến cho Đường gia vốn dĩ sắp trở mình vì sinh ra "nữ nhi có công bảo vệ phu quân" trở nên xuống dốc không phanh.
Bùi mẫu hy vọng Bùi Cảnh tìm lý do hưu thê để lấy người khác, bởi vì một Hầu phủ to lớn như thế thì phải có nhi tử của chính thất kế thừa hương khói.
Nhưng chuyện Bùi phu nhân bị thương trên chiến trường khiến cho nàng không thể mang thai là điều mà ai cũng biết, nếu như hưu thê thì nhất định sẽ có ảnh hưởng đến cái danh vọng võ hầu này của Bùi Cảnh, cho nên Bùi Cảnh từ chối yêu cầu của Bùi mẫu.
Hơn nữa Bùi Cảnh còn thỉnh cầu cáo mệnh cho Đường An Phù, vì nàng mà đuổi những phi tần và cung nữ tràn vào hậu trạch như nước. Thế nhân đều nói Bùi hầu gia tình thâm nghĩa trọng với phu nhân, mặc dù dung mạo của Bùi phu nhân bị hủy hoại, chân tàn tật phải chống quải trượng, dưới gối không có hài tử nhưng Bùi hầu gia không ghét bỏ, thật là một quân tử trọng tình trọng nghĩa.
Cho đến một ngày, khi ngày tết đang đến gần, tuyết trong đại trạch bay tán loạn, vẻ mặt Bùi Cảnh vui mừng bung dù, mang một nữ tử xinh đẹp bụng lớn và dắt hai đứa bé song sinh quay về nhà.
Đó chính là thứ muội Đường Bích Như của Đường An Phù, năm thứ hai sau khi Đường An Phù gả cho Bùi Cảnh, Đường Bích Như cũng được gả cho người khác, đáng tiếc người kia chết sớm, để lại thê tử và hài tử còn nhỏ cùng với một đống chuyện trong nhà rồi rời khỏi thế gian.
Đường Bích Như trở thành góa phụ không nơi nương tựa, nhà mẫu thân thân sinh bị xuống dốc, bị thúc thúc và tẩu tử ức hϊếp, thật sự nàng ta không còn cách nào, chỉ đành phải cầu cứu tỷ phu quyền cao chức trọng.
Bùi Cảnh không hổ danh là quân tử trọng tình trọng nghĩa, là phu quân tốt, lấy chức danh quan nhất phẩm dễ dàng giải quyết những chuyện trong nhà của thê muội, sau đó tự mình đón thê muội và ngoại tôn tử, sắp xếp ở trong Hầu phủ, mời Đường An Phù cho bọn họ một vị trí nhỏ ở hậu trạch Hầu phủ.
Đường An Phù chống quải trượng, đứng ở dưới hành lang, nàng nhìn vẻ đẹp phong tình không giảm của Đường Bích Như đang dẫn theo nam hài và nữ hài đứng dưới trời tuyết khóc lóc.
Thứ muội của nàng đang mang thai, đứng trong gió thổi lung lay như sắp ngã, nhu nhu nhược nhược khiến cho Bùi Cảnh rất nôn nóng, cuối cùng không đợi Đường An Phù lên tiếng đã tự mình bế người lên rồi ôm đến hậu viện.
Sau đó Đường An Phù mới biết được tâm ý thật sự của Bùi Cảnh.
Thì ra từ lúc bắt đầu, người hắn muốn cưới không phải là đích nữ Đường An Phù võ công cao cường, xinh đẹp diễm lệ của Đường gia mà là thứ nữ Đường Bích Như nhu nhược phong tình như mai kia.
Chẳng qua lúc trước Bùi mẫu chê bai thân phận thứ nữ nhị phòng thấp hèn của Đường Bích Như nên mới bảo Bùi Cảnh cưới Đường An Phù.
Khi tình yêu tuổi trẻ nảy sinh thì sẽ vô tình cắt đứt các nhân tố khác, đó là sự tiếc nuối cả cuộc đời. Chờ đến khi đã có đủ năng lực bồi thường cho khoảng thời gian tiếc nuối này thì cho dù có mười con ngựa cũng không kéo lại được.
Sau khi Đường Bích Như và hai hài tử của nàng ta đến thì hậu viện Bùi phủ có thêm một vị trắc phu nhân. Bùi Cảnh nói, địa vị của trắc phu nhân cũng ngang bằng với phu nhân nên trên dưới trong phủ không ai dám không nghe lời.
Nửa năm sau, Đường Bích Như hạ sinh cho Bùi Cảnh một nhi tử.
Bùi Cảnh mang hài tử gửi đến chỗ Đường An Phù và nuôi dưới danh nghĩa của nàng, vì nó là nhi tử con chính thất cho nên được Đường An Phù nuôi nấng.
Hai ngày đầu tiên, Đường An Phù không quan tâm đến đứa bé này, chỉ giao cho nhũ mẫu chăm sóc, nhưng buổi tối ngày thứ ba đột nhiên đứa bé này co rút toàn thân, miệng sủi bọt mép, Đường An Phù sợ hãi nên mời đại phu đến xem, vất vả lắm mới cứu được đứa bé.
Kể từ lúc đó, Đường An Phù cũng không dám để cho người khác chăm sóc đứa bé, vì thế nàng tự mình chăm sóc cho nó.
Đường An Phù cảm thấy mình không thể sinh hài tử cho Bùi Cảnh nên trong lòng hổ thẹn, vì vậy nàng dùng hết sức mình để chăm đứa bé, nhưng hài tử đã mang bệnh khi ở trong bụng mẫu thân nó nên cơ thể ốm yếu, động một chút là bị sốt rồi run rẩy, Đường An Phù vì hài tử tìm danh y, ngày ngày làm bạn với nó.
Mặc dù nàng cố gắng thế nào thì cơ thể đứa bé cũng không khá lên, nó không thể đi cũng không thể nói, chỉ dùng đôi mắt đen nhánh nhìn Đường An Phù chằm chằm, không đáp lại bất cứ điều gì.
Mà bên kia, Đường Bích Như được Bùi Cảnh cưng chiều đến nỗi càng trở nên xinh đẹp dễ chịu, nàng ta không dính thế tục, tao nhã tinh xảo, chỉ vì Bùi Cảnh cao hứng nên nàng ta không bao giờ tiếc tiền tài hay gì cả. Ngược lại phía bên Đường An Phù lại muốn duy trì thể diện cho Hầu phủ nên ngày đêm làm lụng vất vả.
Đường Bích Như và Bùi Cảnh tâm đầu ý hợp, duyên lại tới, tình ý càng thêm sâu đậm nên lại sinh ra được một hài tử.
Ngày đó hài tử thứ ba của bọn họ ra đời thì hài tử được Đường An Phù chăm sóc lại chết vì trúng độc.
Tất cả chứng cứ đều chỉ vào Đường An Phù, Bùi Cảnh chỉ vào Đường An Phù và mắng nàng là độc phụ, ngay cả một đứa bé nho nhỏ cũng không buông tha.
Đường An Phù không thể chối cãi, ôm hài tử chảy máu bảy lỗ mà mình nuôi dưỡng mấy năm ở trong tay, trái tim nàng đau như dao cắt.
Bùi Cảnh mắng nàng làm bộ làm tịch, tâm tư độc ác tàn nhẫn, phái người cướp hài tử trong tay nàng đi rồi trói Đường An Phù lại, để cho nô bộc dùng gậy đánh nàng một canh giờ, đánh cho đến khi gân cốt nàng đứt đoạn, miệng mũi phun máu.
Hơi thở Đường An Phù thoi thóp không sức lực, chỉ nhớ đêm đó ở ngoài phòng mưa rất lớn, tiếng sấm nổ vang, luồng điện chiếu sáng nửa bầu trời, giống như thần tiên ở trong tiểu thuyết đang độ kiếp, yêu ma hiện thế…
Mà nàng giống như một con chó chết bị ném vào am ni cô, bọn họ truyền tin rằng nàng đang dưỡng bệnh nhưng thật ra lại đang giảm lỏng nàng.
Phụ thân Đường An Phù chết sớm, ca ca lại không nên thân, không giữ tước vị lại không đạt được gì, đâu phải là đối thủ của Hầu phủ chiến công lừng lẫy. Vài ngày Đường An Phù bị đưa đi, ca ca nàng đuổi theo xe ngựa chạy ba bốn dặm, kêu đến nỗi yết hầu đau đớn, cuối cùng chạy ra khỏi ngoại thành, bị tướng sĩ Hầu phủ đánh chết rồi ném ở trên đường.
Trong am ni cô vừa lạnh vừa khổ, tuy có người hầu hạ nhưng cũng không tận tâm, hai chân tê liệt lại không có người quan tâm nên sống không bằng chết.
Ca ca hao hết sức lực mới tìm được nơi nàng bị giam giữ, nhưng xung quanh có người canh giữ cho nên không thể tiến vào được, chỉ có thể bò tường leo vào lúc nửa đêm, ai ngờ thân thủ vô dụng, vì đề phòng người tàn tật kia chạy trốn mà cố ý xây tường cao lên, vì thế khi hắn trèo lên thì bị ngã xuống và gãy chân.
Sau đó cũng không có ai đến tìm Đường An Phù nữa.
Đường gia đại tiểu thư xinh đẹp cùng võ nghệ tài năng lại theo gia tộc suy bại không một ai hỏi thăm.
Lúc nhìn thấy ánh mặt trời ở bên ngoài phòng, Đường An Phù sắp bị mốc meo ngã từ trên giường xuống, bò ra ngoài phòng, thấy cây táo tàu to lớn ở bên ngoài đã ra quả nhưng phải một tháng sau nó mới chín, chua chua ngọt ngọt, là loại trái cây mà Đường An Phù thích ăn nhất, nhưng bây giờ chưa chín nên không có ai hái xuống.
Đường An Phù quỳ rạp trên mặt đất, dùng cái cây dài đánh rớt mười quả, nhặt lại rồi bỏ trong tay áo, sau đó bò dưới hành lang, dùng hết sức lực mới đưa cơ thể dựa vào cái cột, nàng ngẩng đầu nhìn bầu trời xanh lam, hâm mộ cánh chim bay lượn phía chân trời, đã bao lâu rồi nàng chưa được bay?
Ngày xưa nàng cũng như chú chim được bay lượn trên bầu trời, cũng từng tự tin kiêu ngạo, cảm thấy bằng bản lĩnh của mình thì sẽ khiến cho Đường gian mà bị người người lên án là "gia tộc vô năng" và "dựa vào váy nữ nhân để cai quản gia đình" được thoát xác.
Nàng muốn giúp Đường gia thoát khỏi những lời khó nghe này.
Nhưng nữ tử có võ công cũng không được làm quan, cũng không thể tòng quân, cho nên lúc ấy nàng gả cho Bùi Cảnh, ngoài trừ thích hắn thì bản thân nàng cũng có tính toán riêng.
Bùi gia là quân gia, nàng gả cho Bùi Cảnh thì có thể theo phu tòng quân.
Đến lúc đó tất cả mọi người đều biết rằng nàng là người giúp phu quân đạt danh lợi, khi đó phu quân nàng sẽ thuận tiện dẫn dắt con cháu hậu bối của Đường gia, cũng không tính là núp dưới váy nữ nhân.
Nhưng tương lai lại khác xa so với sự tính toán tỉ mỉ của nàng, đôi cánh mà nàng Đường An Phù ủ từ nhỏ cũng bị hiện thực tàn nhẫn và biến cố chặt đứt không thương tiếc.
Đêm khuya nhớ lại, nàng cũng rất hối hận, một tiểu thư từng phấn chấn giờ trở thành một bộ dáng ngay cả chó cũng không giống, đâu phải một câu "hối hận" là có thể biểu đạt hết.
Nhưng mà may mắn, tất cả đều đã được kết thúc.
Một ngày kia, lúc ánh mặt trời vừa lên, phơi ở dưới ánh nắng ấm Đường An Phù, Đường An Phù quên mất đã bao lâu rồi mình chưa được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Một ngày kia, hậu viện am ni cô có một thi thể vì ăn nhiều táo xanh mà chết cũng không ai hay biết.
Linh hồn siêu thoát ra khỏi cơ thể, cuối cùng Đường An Phù tìm được tự do thêm lần nữa.
Hồn phách nàng bay qua ngọn núi cao, bay qua cỏ thơm chim hót, bay qua dòng nước xanh thẳm, bay qua quê nhà nhân gian, tự do tự tại. Không biết qua bao lâu, nàng quay về nơi mà nàng nhớ nhất lúc còn sống.
Nàng nhìn thấy ca ca ốm yếu uống thuốc ở trên giường, thấy được tẩu tẩu vẩy nước quét sân ở đình viện, một bá phủ Thừa Ân to lớn như thế mà không thấy bóng dáng của nha hoàn bà tử đâu.
Đường An Phù bay qua từ đường Đường gia đã không được tu sửa từ lâu, trước bài vị của phụ mẫu, trong lư hương cũng không có dấu vết được cúng bái.
Mặc dù bá phủ Thừa Ân bị người người chỉ trích nhưng cuộc sống vẫn sung túc.
Lại đi vào hầu phủ An Định, Đường An Phù nhìn Đường Bích Như mang y phục màu trắng đoan trang xinh đẹp, thái dương cài hoa màu trắng, trên eo buộc khăn trắng, nàng ta nghiêm nghị dẫm trên hoa bước trên hành lang, ở sau còn có tám nô tỳ đi theo, uy phong lẫm liệt, nhìn nàng ta có vẻ như vừa mới từ phòng lão phu nhân hầu phủ An Định đi ra.
Đường An Phù đi vào viện của lão phu nhân hầu phủ An Định, đúng lúc thấy bà ta phun nước miếng với bóng dáng Đường Bích Như vừa mới đi ra, mắng câu gì đó mà nàng không nghe rõ lắm.
Vị lão phu nhân này muốn nhi tử mình thú một huyện chúa, quận chúa nhà cao cửa rộng, tốt nhất là một công chúa mới xứng với nhi tử bà ta. Ai ngờ nhi tử bà ta lại nhìn trúng một thứ nữ xuất thân thấp kém, bà ta vừa lòng mới là lạ.
Phía trước hầu phủ An Định tổ chức tang lễ, diễn tấu sáo và trống, trông rất náo nhiệt, trước cửa các tướng sĩ trong quân nối liền nhau không dứt, đều là thuộc hạ của Bùi Cảnh, xem ra thi thể Đường An Phù ở trong am ni cô đã được đưa về, Bùi Cảnh tự mình tổ chức tang lễ cho nàng.