Sau khi trình bày vấn đề của mình ra giấy, học bá phải trực tiếp "dâng" cho sư phụ vì trong giảng đường không có người hầu. Sư phụ đọc một hồi rồi vuốt cằm gật gù:
- Ừm, ừm
Vấn đề của Trần Thần chia làm ba loại chính: Thứ nhất, văn võ chưa được toàn diện, tiếp là vấn đề với các quần thần, cuối cùng là vấn đề bất bình của nhân dân.
- Thật ra, muốn thay đổi người khác, phải thay đổi bản thân. Ta thấy học bá làm được một việc mà người khác ít khi làm nổi: dậy sớm. Ngoài ra, ưu điểm còn có...vẻ mặt nam thần băng giá.
Học bá liếc sư phụ, đây là dạy học sao? Con người này đúng là không khi nào có thể nghiêm túc. Sau đó lại nghe thấy:
- Hàng ngày chăm chỉ tập thể dục, rèn luyện binh-pháp. Còn hôm nay, chúng ta luyện kỹ năng mềm.
- Kỹ năng mềm? Là gì?
- Hả...à là cách giao tiếp ứng xử. Ví dụ khi một người đang trình bày ý kiến, không phân biệt tầng lớp, nếu vua đã cho họ nói chính là họ có quyền đưa ra ý kiến của họ, bất kì ai cũng không được xem ngang. – Đôi mắt nàng nheo nheo nhìn về phía học bá – Nếu chen ngang là vo duyên.
Học bá gật gù, tỏ vẻ đã hiểu. Từ trước đến nay, chàng đi ngược lại với điều đối phương vừa nói. Sau đó nàng hướng dẫn cung cách ăn uống sao cho lịch sự, cách ăn nói sao cho không hàm hồ. Có những lúc, học bá cảm thấy hai người đã tiếp xúc quá gần, còn sư phụ vẫn "say xưa giảng giải" mà không biết mình đang cầm tay đối phương. Khi phát hiện lập tức thu lại, trở về chỗ, cuối cùng chuyển chủ đề đến văn thơ để tránh khỏi sự ngượng ngùng. Về văn thơ, Trần Thần được giao một nhiệm vụ là sáng tác một bài thơ, trước đó chàng cũng nghe các thể thơ và luật của từng loại.
- Thiên binh vạn mã cùng nghênh chiến/Giặc đã dẹp yên nước thái bình – sau đó là một quãng ngừng, chàng gãi đầu, bứt tai – Hai câu thơ sau ta chưa nghĩ ra. Khi nào nghĩ được, ta nhất định hoàn thành bài thơ, được không?
Còn có thể không được sao? Dù không được cũng chẳng thể ép người nghĩ lập tức hai câu thơ mười bốn chữ. Trần Thần nhìn về phía trên, thấy người trước mặt thần sắc kinh ngạc không nói nên lời. Chắc không phải ngỡ ngàng vì tài năng làm thơ cũng chàng đó chứ? Sau mấy tiếng gọi của Hoàng thượng nàng mới giật mình trả lời:
- Được chứ, tiếp tục suy nghĩ, tiếp tục suy nghĩ.
Suốt cả buổi sau đó, nàng chỉ nghĩ đến hai câu thơ vừa rồi, và có hơi sao nhãng. Có một mốc lịch sử nói đến sự ra đời của hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau. Chỉ tiếc thời gian ra đời và nội dung của hai câu thơ sau là gì. Nhưng bốn câu thơ đó đã được lịch sử ghi chép lại. Lịch sử ư? Đúng vậy, những lịch sử ghi chép triều đại này là một thời kỳ hung thịnh lúc đầu những càng về sau cùng suy tàn. Ý dân không cùng ý quân nên chống ngoại xâm thất bại. Quan lại chia bè kéo phải, vua tôi không làm gì nổi. Lịch sử không lướt qua mà lên án sự cai trị và ghi nhận nỗi khổ của các tang lớp bị trị vô cùng to lớn, sâu sắc.
Bản thân Tiểu Hy xuyên vào thân thể vị hoàng hậu của vị vua cuối cùng của triều đại này. Tức là dưới thời đại này đất nước rối ren, sau đó là sự sụp đổ của cả một vương triều ư? Tất nhiên nàng không muốn trở thành kẻ thay đổi lịch sử, càng không muốn các triều đại sau chịu ảnh hưởng. Nhưng ngoài kia biết bao nhiêu người đang chịu đau chịu khổ, bao nhiêu người cần đến lòng thương, chẳng lẽ nàng lại làm ngơ?
Vậy nên, nàng, sẽ sinh ra người kế vị.
Buổi học đầu tiên kết thúc cũng đã về chiều, hoàng cung nhiều nơi cũng đã lên đèn.
- Câu nói tâm đắc đầu tiên: Khó khăn sinh đại bàng, an nhàn sinh gà công nghiệp. Sau mỗi buổi học sẽ có một câu nói đúc kết kiểu vậy – Nàng vừa giải thích vừa thu dọn đồ dùng.
Học bá sau khi nghe xong một tay chống hông một tay vuốt cằm, tỏ vẻ không hiểu:
- Gà công nghiệp?
Sư phụ giật mình khi nghe thấy câu hỏi ngược lại. Nàng đã quên ở đây làm gì có gà công nghiệp, liền bao biện cho câu nói bị lỡ:
- Là loại gà ăn ở rất nhàn hạ, và chẳng phải động tay động chân bất cứ việc gì, và vì không làm được gì nên nó mới bị coi thường.
Nói rồi tặng cho học bá hai cái hì hì trên môi rồi chuồn mất. Trần Thần suy đi nghĩ lại, loại gà ăn ở nhàn hạ, không phải động tay động chân, lại bị coi thường sao có hơi giống...vua.
...
Chàng cởi dần từng lớp y phục. Trước mặt là bồn tắm ấm nóng, mặt nước lả tả chút cánh hoa, xung quanh toàn nến hương và ánh sáng bao phủ khắp căn phòng. Ngâm mình trong bồn nước ấm, khứu giác tận hưởng mùi quế nhẹ nhàng, cảm tưởng có thể xả hết gặng nặng trên cơ thể vào nơi này.
Thất Hậu Cung
Trên ngọn lửa hồng là rau củ sôi sùng sục. Mùi hương bốc lên, lan tỏa khắp nơi trong bếp, màu sắc cũng thật đa dạng. Lửa bị thổi tắt. Món canh được múc ra bát cốm. Chẳng phải lương cao mỹ vị cũng khiến người ta muốn tận hưởng nó.
- Xuân Liên sẽ màng nó đến cho điện hạ.
- Không không đích thân ta sẽ mang.
Mặt trăng cũng đã thế chỗ cho mặt trời, cũng sắp đến giờ ăn tối, món canh bình thường này, điện hạ có dùng không nhỉ? Nàng đã tự hỏi như vậy trên đường đi. Rồi cũng đến tẩm cung sau bao nhiêu hành lang. Tiểu Hy đặt bát sứ từ khay gỗ ra bàn, nhân tiện ngồi đợi người. Là phòng ngủ của vua nhưng cũng khiêm tốn, không quá rộng những bài trí nhiều loại đồ đạc. Trên thềm cao là bàn làm việc đối diện với cửa ra vào. Bên phải bàn làm việc là giường ngủ dài một mét tám mươi so với chiều cao của con người, hai bên giường ngủ là rèm làm từ vải lụa được cố định gọn gang. Phía sau bàn làm việc là một tủ gỗ to lớn có nhiều ngăn nhỏ, chỗ đặt bức tượng, chỗ lại để bình hoa, chỗ có sổ sách, tài liệu. Đối diện với giường ngủ, bên trái bàn làm việc là giá đựng vũ khí, nơi treo các binh khí, đao, kiếm, giáo, ... Bước xuống hai bậc gỗ là xuống dưới. Ngăn cách hai không gian trên – dưới là một tấm bình phong xếp gọn gang. Nàng nhận định căn phòng như vậy.
Khuôn mặt trái xoan cau lại. Cơn đau bụng truyền ra khắp cơ thể. Lại bị đau nữa rồi. Tiểu Hy lao ra ngoài tìm nhà xí.
Một lúc sau
Hoàng thượng tắm xong, vẫn khoác trên người bộ y phục ướŧ áŧ, dính sát vào cơ thể. Chẳng để ý trên bàn tiếp khách có một bát canh rau củ nóng hổi. Bàn tay cởi từ từ, hành động sau đó là gỡ hai bên cánh áo dính trên hai vai xuống, phần thân trên bị lộ ra. Cùng lúc đó, Tiểu Hy với vẻ mặt thong thả đi vào từ cửa, vô tình cơ thể kia rơi vào tầm mắt.