Chu Lễ đến một thành phố nhỏ ở Châu Âu, nơi đây hoang vắng, phong cảnh tươi đẹp, trước căn hộ anh thuê có một quảng trường, quảng trường ngày nào cũng được các nghệ thuật gia lui tới. Mở cửa sổ phòng thuê, thường xuyên nghe thấy tiếng ca hát, anh đi dạo sau bữa tối thường có thể gặp những nghệ sĩ kỳ lạ và hài hước với lớp trang điểm đậm.
Sau nửa tháng làm quen, Chu Lễ đưa họ đến một trang trại chơi cuối tuần. Trang trại cỏ xanh như tấm thảm mênh mông bất tận, chủ nông trường là bạn của bạn Chu Lễ, anh ta nuôi tám con chó lớn nhưng lại rất hiền lành.
Trong đó hai con chó lớn vừa sinh con, chủ nông trường thấy Chu Lễ dùng một tay chơi đùa với nó, anh ta hỏi trong nhà anh có phải nuôi chó không, nghe Chu Lễ nói không, chủ nông trường lại hỏi anh có muốn nhận nuôi một con ở đây hay không, hiện giờ số lượng chó quá nhiều, chủ nông trường nuôi không nổi.
Chu Lễ không mấy hứng thú với việc nuôi chó, anh gãi gãi đầu con chó lớn, hỏi người sau lưng mà không buồn quay đầu lại: "Ba có muốn nuôi không?"
Chu Khanh Hà ngồi trên xe lăn, sắc mặt tốt hơn khi trong nước một chút, ông trả lời: "Con muốn nuôi thì đem một con về đi."
"Ba có nhớ hồi nhỏ con mua mấy túi đồ ăn cho chó về, ba nhìn thấy liền hỏi có phải con muốn nuôi chó không." Chu Lễ đột nhiên hỏi.
Khi đó Chu Lễ bị Chu Khanh Hà đón về từ nhà họ Đàm được một năm, trên đường tan học anh và Chopin gặp được một con chó dữ tại chỗ sửa xe, Chu Lễ muốn thuần phục con chó dữ nên mỗi ngày đều mang thức ăn tới, vì vậy mới bị Chu Khanh Hà nhìn thấy mấy túi đồ ăn cho chó.
Lúc ấy Chu Khanh Hà hỏi anh có phải thích nuôi chó không, có thể mang con chó mà anh đưa đồ ăn đó về nhà, hoặc là ra tiệm thú cưng mua một con anh thích về.
Chu Lễ không ghét chó, nhưng cũng không thích thú mấy, việc nuôi chó với anh mà nói có cũng được mà không có cũng không sao, cho nên anh trả lời: "Con không chắc có thể làm một chủ nhân tốt, không nuôi."
Anh không cho rằng anh có đầy đủ kiên nhẫn và trách nhiệm đối với một sinh mệnh có cũng được mà không có cũng không sao, mọi người phải chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình.
Năm đó Chu Lễ cùng lắm là khoảng mười một tuổi, lời nói ra lại khiến Chu Khanh Hà ngạc nhiên một lúc lâu.
Đáng tiếc đạo lý mà trẻ con cũng hiểu, người lớn lại quên hết tất cả, bọn họ tựa hồ có chuyện quan trọng hơn cần làm, không ý thức được bọn họ không hề tôn trọng sinh mệnh, dù sinh mệnh đó có là con mình đi chăng nữa.
Mà khi Chu Khanh Hà bị bắt vào tù, sự thanh cao và kiêu ngạo của anh bị nghiền thành bột mịn, một khi đã thanh tỉnh, anh ngã thành một người tự ti nhát gan nhất, sinh mệnh càng trở thành một loại gánh nặng.
Chu Lễ xoa đầu chú chó, vẫn nói câu nói khi trước: "Con không chắc có thể làm một chủ nhân tốt nên không nuôi đâu. Nếu ba cảm thấy mình nuôi được thì chọn một con về nuôi."
Chu Khanh Hà im lặng, Chu Lễ quay đầu nhìn về phía ông, Chu Khanh Hà nói: "Đi ăn điểm tâm trước đã."
Chu Lễ vỗ vỗ chú chó, để nó rời đi, anh đi bên cạnh xe lăn, cùng Chu Khanh Hà trở về phòng.
Tuần nào Chu Khanh Hà cũng phải đi bệnh viện một chuyến, cho nên ở nông trường hai ngày, bọn họ lại trở về thành phố nhỏ.
Chu Lễ làm việc và nghỉ ngơi theo quy luật nhưng loại quy luật này cũng không mang đến cho anh thỏa mãn về tinh thần.
Nơi ở Chu Lễ lựa chọn rất thích hợp, không ngăn cách với cuộc sống đời thường nhưng lại duy trì khoảng cách nhất định với mọi người, vừa có tiện nghi của thành thị vừa có sự vắng vẻ của nông thôn, thích hợp cho bệnh nhân tĩnh dưỡng.
Có một ngày anh tỉnh dậy từ sáng sớm, ngoài cửa sổ là trời xanh mây trắng, chim hót hoa nở, anh lại cảm thấy không khí ngột ngạt, hít một hơi sâu, anh không nhịn được gửi cho Lâm Ôn một tin nhắn Wechat.
Bên anh đang là sáng sớm nhưng bên Lâm Ôn đã là giữa trưa, cô trả lời anh rất nhanh, Lâm Ôn đang giờ nghỉ trưa.
Chu Lễ nói: "Anh tạo phòng, em vào đi."
Chu Lễ mở một phòng riêng trong app, Lâm Ôn vào sau, rốt cục anh cũng nghe thấy giọng nói của Lâm Ôn.
Lâm Ôn hỏi anh: "Anh vừa tỉnh à?"
Chu Lễ nhắm mắt lại, rời khỏi giường trong giọng nói dịu dàng của cô, anh bảo: "Ừm, anh vừa dậy."
Anh cầm điện thoại di động vào nhà vệ sinh rửa mặt, rửa mặt xong đi đến phòng bếp ăn sáng, điện thoại đặt cạnh bát, giọng Lâm Ôn truyền vào trong tai của mọi người ở đây.
Ông nội Chu chỉ vào điện thoại Chu Lễ, kinh ngạc "Ồ" một tiếng, bà Chu giật nảy mình, di chứng phong hàn của bà vẫn còn, nói chuyện không được nhanh nhẹn.
"Cháu làm gì thế?" Bà Chu hỏi.
Ông nội Chu nhỏ giọng nói: "Tôi nhớ lần trước tôi gọi điện thoại cho A Lễ có một cô gái nhận điện thoại."
Khẩu vị của Chu Khanh Hà vẫn không tốt, buổi sáng còn chưa ăn được mấy miếng, ông nhìn về phía Chu Lễ đang nói chuyện với đầu dây bên kia chẳng xem ai ra gì, nhất thời chưa hoàn hồn.
Microphone thu âm quá tốt, Lâm Ôn hình như đã nghe thấy tiếng của người khác, Chu Lễ nghe thấy cô thì thầm: "Bên chỗ anh có người à?"
Chu Lễ nói: "Anh đang ăn sáng, tất cả mọi người đều có mặt."
Đầu bên kia im lặng.
Vẻ mặt Chu Lễ rất tự nhiên: "Em cứ làm việc của em, đừng tắt máy."
"..."
Thế là cả ngày, điện thoại Chu Lễ kè kè không rời người, ông nội bà nội Chu đều cười híp mắt tận lực không lên tiếng, trái lại Chu Khanh Hà ngẩn ngơ hồi lâu.
Sáng sớm hôm sau, Chu Lễ đang trong phòng vệ sinh chuẩn bị cạo râu, Chu Khanh Hà muốn đi vệ sinh, Chu Lễ bỏ dao cạo râu xuống, nói: "Ba trước đi."
"Con trước đi." Chu Khanh Hà nói.
Chu Lễ không thích đùn đẩy qua lại, Chu Khanh Hà đã để anh làm trước thì anh làm, anh lại cầm dao cạo râu lên.
Chu Khanh Hà đứng tại cửa phòng vệ sinh, nhìn anh một hồi mới hỏi: "Cô gái kia tên là gì?"
Chu Lễ nhìn tấm gương trả lời: "Lâm Ôn."
"Nó bao nhiêu tuổi rồi?"
"Hai mươi tư."
"Công việc thế nào?"
"Cô ấy làm trong công ty hội nghị và triển lãm."
Hai cha con một hỏi một đáp, Chu Lễ chậm rãi cạo xong râu ria.
Chu Lễ cọ rửa dao cạo râu, nhìn vào trong gương.
Anh không phải là người toàn năng, nhất là đối với tính mạng của một người, anh không thể khống chế được, Chu Lễ thờ ơ nghĩ đến kết cục cuối cùng của Chu Khanh Hà.
Căn bệnh của Chu Khanh Hà đã khiến ông sống một cuộc đời đau đớn. Có lẽ cái chết là một sự giải thoát cho ông. Người lớn không phải là những đứa trẻ vô tri, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, cho dù coi hôn nhân như trò đùa, hay làm những chuyện trái pháp luật họ đều phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
Hà tất phải cưỡng cầu làm gì.
Nhưng mỗi buổi sáng, khi Chu Lễ đứng trước gương trong phòng tắm để cạo râu, anh sẽ nghĩ rằng bộ dụng cụ cạo râu này không tốt bằng bộ mà Chu Khanh Hà đưa cho anh hồi đó.
Những ngày tiếp theo vẫn không có gì thay đổi, tản bộ sau mỗi bữa ăn, mỗi tuần một lần khám bệnh, cuối tuần sẽ du lịch thành trấn bên cạnh.
Chu Khanh Hà và Chu Lễ làm cha con hai mươi tám năm, thời gian ở chung hai mươi tám năm trước cộng lại dường như cũng không nhiều bằng bây giờ.
Mỗi ngày Chu Lễ ngoại trừ ở cạnh bố thì đều bận việc riêng, anh ngồi trên bàn với tách cà phê hoặc điếu thuốc trên tay, chiếc kính trên sống mũi đôi khi là gọng bạc, đôi khi là viền vàng.
Chu Lễ không để mình hoàn toàn bị mắc kẹt trong hoàn cảnh chăm sóc cha, tuy gánh vác trách nhiệm nhưng anh vẫn có công việc và cuộc sống riêng, đồng thời tính toán nhiều kế hoạch cho tương lai.
Vì vậy, một ngày nọ, khi Chu Khanh Hà lại hỏi về Lâm Ôn, Chu Lễ liền lấy trong hộp thuốc ra một điếu thuốc, đưa ra ngoài.
Đây là lần đầu tiên Chu Khanh Hà nhận được một điếu thuốc từ con trai, ông lặng lẽ cầm lấy, bật lửa rồi châm thuốc.
Chu Lễ lấy lại cái bật lửa, vặn nhẹ công tắc bật lửa nhỏ, cúi đầu nói: "Lần đầu tiên con hút thuốc, chính là con lấy trộm điếu thuốc của ba."
Chu Khanh Hà cũng không ngạc nhiên: "Ba biết." Cùng ngày ông về nhà đã phát hiện.
Chu Lễ lại nói: "Con không nghiện thuốc lá, thực ra cảm xúc của con về nhiều thứ đều rất nhạt nhẽo. Nhiều nhất là chỉ hứng thú một chút, sự hứng thú đó cũng nhanh chóng trôi qua. Những người khác có thể phát điên khi xem World Cup, con thì không hiểu họ điên khùng vì cái gì. Chopin luôn nói rằng con không có nhân tính." Khi nói chuyện, giọng điệu của Chu Lễ từ từ trở nên ôn hòa hơn một chút: "Nhưng bây giờ con đã có thứ con muốn, rất muốn. "
Chu Khanh Hà không hỏi anh rất muốn cái gì.
Chu Lễ nói: "Ba nói ba hối hận vì đã bỏ lỡ thời gian con học đại học, nhưng thời đại học của con không có gì đáng nhớ. Con chỉ biết rằng tương lai của con sẽ tốt hơn trước. Nếu ba như ba đồng ý ba có thể mong đợi điều này."
Chu Khanh Hà gật đầu: "Vậy lúc nào con mới về nước?"
Chu Lễ dừng tay lại, liếc nhìn ông.
"Đưa ông bà về đi. Ở đây ba có điều dưỡng chăm sóc là đủ rồi, con cứ việc đi làm những gì mình muốn." Sau một hồi ngập ngừng, Chu Khanh Hà nói: "Ba không thể đảm bảo vì ba không chắc mình có làm được không, nhưng ba muốn thử hết sức mình, con dành thời gian giúp ba nhận nuôi một chú chó đi."
Chu Lễ nhanh chóng đến nông trường một chuyến, chú chó nhỏ vừa đầy tháng chưa lâu vô cùng hoạt bát, anh chọn một con màu trắng và một con màu cà phê mang về.
***
Ngày Chu Lễ đi, Lâm Ôn say rượu đau đầu, cô đứng trên ban công hồi lâu, mãi tới khi nắng bắt đầu gắt mới quay vào phòng.
Sau khi vào phòng cô mới nhận ra mình để chân trần, Chu Lễ chỉ giúp cô mặc áo, không có mặc quần ngủ.
Lâm Ôn phòng ngủ mặc quần ngủ vào, lại đi phòng bếp tìm nước uống, trong tủ lạnh đầy soda và bia của Chu Lễ. Cô lại vào nhà vệ sinh, trong kệ nhỏ hết một nửa lọ lọ chai chai là của Chu Lễ.
Chu Lễ để lại cho cô một bộ quần áo bẩn, là tối hôm qua anh thay ra, Lâm Ôn nhìn nửa ngày mới đem quần áo bẩn ném vào máy giặt.
Khi Viên Tuyết biết tin Chu Lễ rời đi đã là ba ngày sau, đầu tiên cô ấy chửi ầm lên, lại chần chừ nói đỡ cho Chu Lễ vài câu, nói xong lại bắt đầu mắng, cuối cùng cô kết luận: "Chị muốn về nhà."
Lâm Ôn sững sờ: "Về có việc gì sao?"
Viên Tuyết nói: ""Về nhà dưỡng thai."
Trong khoảng thời gian này, Viên Tuyết sống một mình, xung quanh ít người hơn nên cô cảm thấy buồn chán, cô ấy tâm huyết dâng trào mở tài khoản trên một số nền tảng video ngắn theo ý thích, chuyên quảng cáo các mẹo chăm sóc da và vận động khi mang thai. Số lượng người hâm mộ đến nay đã tích lũy đến ba nghìn, mãi không thể tăng thêm nhưng cô vô cùng hài lòng.
Viên Tuyết nói: "Mẹ chị không yên tâm chị ở một mình, chị bận quay video còn phải gọi giao hàng, như vậy về nhà dưỡng thai còn tốt hơn."
Thế là Viên Tuyết cứ như vậy chạy về nhà, Uông Thần Tiêu lại hấp tấp đuổi theo.
Bạn bè Lâm Ôn rất ít, Viên Tuyết vừa đi, cô cô đơn lẻ bóng, mỗi ngày chỉ đi một đường thẳng từ nhà tới công ty.
Thật ra, trước đây cô căn bản sống như vậy, nhưng bây giờ đột nhiên cảm thấy có chút không quen.
Buổi tối khi xem TV, chuyển đến một bộ phim truyền hình, Lâm Ôn dừng một chút, phía trên cho thấy lần trước cô và Chu Lễ đã xem tới tập mười ba.
Không bấm vào nó, Lâm Ôn lần nữa tìm bộ phim khác xem.
Phim truyền hình mới bắt đầu, nhưng cô không nhìn lên.
Lâm Ôn cúi đầu, search trên điện thoại "Xe bao lâu không dùng thì khởi động không được", kết quả ra đủ loại, có người nói một tuần không dùng sẽ không khởi động được, có người nói nửa tháng, cũng có người nói hai ba tháng hoặc nửa năm.
Xe Chu Lễ là Mercedes Benz, Lâm Ôn cố ý tìm kiếm theo kiểu Mercedes Benz nhưng vẫn không có kết quả thống nhất.
Hiện thực trở thành nơi thí nghiệm, Lâm Ôn chờ một tuần, Chu Lễ chưa trở về, chờ hai tuần, Chu Lễ vẫn chưa về.
Khi đã gần một tháng, Lâm Ôn cầm chìa khóa xe xuống lầu, ngồi vào trong xe, muốn khởi động xe thử xem sao.
Nhưng thử lần này lỡ khởi động được, thì sẽ không còn chính xác nữa.
Lâm Ôn cảm thấy mình ngớ ngẩn hết sức, cô lần nữa lấy lại lý trí.
Đang nghĩ ngợi lung tung, điện thoại có tin nhắn Wechat, là Chu Lễ gửi tới, hỏi cô đang làm gì.
Trong khoảng thời gian này, họ không liên lạc thường xuyên, họ dành cho nhau đủ thời gian và không gian.
Hôm nay Lâm Ôn được nghỉ, lúc này cô nên ở công ty, nhưng cô lại đang ngồi trong xe của Chu Lễ, ánh mặt trời làm cho lỗ tai cô đỏ bừng, cô đáp: "Em đang đi làm."
Chu Lễ nói: "Anh tạo phòng, em vào đi."
Lâm Ôn ngồi trong xe cùng Chu Lễ nói chuyện phiếm, trò chuyện chưa được một lát, cô mới biết được người nhà Chu Lễ đều ở bên cạnh anh.
Cô bỗng câm điếc tạm thời, Chu Lễ lại không cho cô cúp máy.
Ngồi trong xe phơi đến khô ráo, trên cổ Lâm Ôn đổ mồ hôi, cô cầm điện thoại di động xuống xe, đóng cửa xe khóa kỹ lại.
Cuối tháng tám, Lâm Ôn nhận điện thoại của ba, nghe nói ở quê có thông báo nhà trệt cũ sắp phá bỏ, họ đang ở chùa Ninh Bình, không muốn chạy tới chạy lui, hỏi Lâm Ôn có thời gian không, nếu có thời gian thì đi một chuyến.
Nửa tháng trước là ngày giỗ của anh Lâm Ôn, Lâm Ôn và ba mẹ từng trở về một lần, lúc ấy nghe đồn phải phá dỡ, không ngờ nhanh như vậy đã làm, lời đồn thành sự thật.
Ba mẹ tôi thích môi trường ở chùa và dự định sẽ sống ở đó trong một tháng nữa. Mấy ngày nay Lâm Ôn rảnh cho nên ôm luôn chuyện này vào người.
Cô không kiểm tra "Chỉ nhìn thấy tàu hỏa cao tốc", khi thông tin số hiệu chuyến tàu hiện ra, phía trên hiển thị ngày 31 tháng 8, phía dưới hiển thị đoàn tàu bắt đầu bằng chữ "K", Lâm Ôn sững sờ.
Ma xui quỷ khiến, Lâm Ôn lại đặt chuyến tàu bắt đầu bằng chữ K này.
Ngày hôm sau, 31 tháng 8, mưa vừa.
Vào một ngày trước khi học sinh cả nước khai giảng, Lâm Ôn lên chuyến tàu xanh về quê.
Tàu xanh vẫn như chín năm trước.
Cách đây chín năm có một cơn giông bão, chuyến bay từ Bắc Dương đến Nghi Thanh đã hạ cánh khẩn cấp ở một thành phố duyên hải xa lạ khác.
Hôm đó là ngày 29 tháng 8, ba ngày trước khi trường học bắt đầu khai giảng vào ngày 1 tháng 9, cô theo dì Khương Huệ và người được gọi là "chú Chu" đến một nhà hàng gần sân bay.
Dì Khương Huệ đi toilet, trên bàn cơm chỉ có bọn họ và đứa con năm tuổi của Khương Huệ.
Chú Chu đột nhiên hỏi cô: "Muốn trốn học không?"
Cô sững người.
Mưa rào gió lớn táp vào cửa sổ như tiếng trống liên hồi, nện khiến tim người ta đập rộn lên, máu chảy sôi trào.
Lâm Ôn nghe thấy mình nói: "Muốn."