Chương 43
Nói đoạn sư ghé sát tai vy mà thì thầm dặn nhỏ mẹo, đồng thời tay đặt lên lên lưng vy mà vỗ về an ủi, rờ nhẹ thấy một điểm lạ ở lưng bên trái, nơi đối xứng với tim thì ngón tay cảm ứng được, sư lặng người mất mấy giây, miệng lẩm nhẩm vài câu gì đó lạ. vy thấy lạ nhưng cũng đã gặp nhiều tình huống linh dị ở chùa nên cũng ngồi im chờ đợi không nói năng gì, không để ý thấy cánh tay sư phía sau, ngón trỏ đã ấn nhẹ lên lưng trái, nơi đối xứng với tim.
Niệm chú xong, sư cười với vy, hạ tay xuống, đoạn lại dặn nhỏ vy cứ thế, cứ thế…việc sẽ xong, rồi còn ân cần dặn đi dặn lại rằng thầy thương cho đôi uyên ương nên bày cho mẹo mà giữ dài lâu, sư nói việc nam nữ là giới kị, nên tuyệt đối đừng có tiết lậu ra với ai mà hỏng mất việc.
Vy vâng dạ làm theo, nói chuyện phiếm thêm một hồi rồi đứng dậy chào xin về…
…
Lại nói trưa hôm ấy, thọ trai* xong, phương tắm rửa sạch sẽ rồi bước đến gian nhà thiền, thấy thầy đại trí đã đang ngồi tụng ở đó, thầy đang tụng hồi kinh thứ tư trong ngày, kinh có tên “bát nhã ba la mật đa tâm kinh.”
(*dùng cơm chay)
Thấy phương bước vào, thầy dừng gõ mõ mà quay lại hỏi:
“đây đâu phải là giờ tụng kinh, cơm nước xong xuôi mà không ngủ nghỉ lại lên đây, hay là tìm ta có việc gì chăng?”
Phương cười lắc đầu nói:
“con chỉ lên xem phòng thiền, định thắp nén hương rồi nghỉ thì bỗng thấy thầy ở đây, nhưng sao thầy tụng niệm giờ này?”
Đại trí đáp:
“lẽ ra là giờ nghỉ trưa, nhưng đêm qua thầy mộng hôm nay giờ ngọ* sẽ có bồ tát thăm chùa, nên từ 11 giờ tới giờ chỉ ở yên nơi đây chẳng dám đi đâu, tụng kinh đã mỏi vẫn chưa thấy có cảm ứng gì, trò có muốn ngồi đây với thầy chăng?”
(*11 giờ đến 13 giờ)
Phương vâng lời ngồi xuống bên thầy, đoạn nhìn quanh phòng thiền một lượt.
Phòng thiền rất rộng cỡ trăm mét vuông, mỗi bên phòng có ba cửa sổ lớn, hai lối ra vào, trong phòng dựng sáu cột lớn bằng gỗ đều sơn đỏ, mỗi cột phải rộng cỡ tay người ôm, hai bên xếp đầy những đồ tràng thảm nệm phục vụ cho việc tọa thiền, có thùng nhỏ bằng nhựa ở góc để đựng áo pháp*. Nhìn thẳng ngay chính giữa là phòng ban thờ được bày biện rất cầu kì, nhiều tượng thần phật nhỏ đặt trên ban biện thờ, hoa quả tiền lẻ giấy bạc sáp nến phủ kín cả mặt ban thờ, hai bên là hai quả chuông to, hai bình hoa lớn cắm hoa tươi, phía dưới chiếu trải, mõ xếp thành hàng, giá để kinh sách giàn ra, trông không khí thập phần trang nghiêm thanh tịnh.
(*áo dài mặc khi thiền)
Thật là,
Nơi thiền tâm thanh tịnh
Cảnh vật cũng hòa mình
Soi vào lòng vô ngã
Phủ rộng khí thần linh.
Phương ngồi xuống cạnh thầy, chân sắp thế thiền kiết già, tay chắp cung kính hướng mắt thẳng lên ban thờ.
Phương ngắm nhìn tượng ngay chính giữa ban thờ, đó là tượng của đại thế chí bồ tát*, tượng nguy nga tráng lệ, bồ tát mang thân nữ, khuôn mặt xinh đẹp khác thường, đôi môi căng đỏ, mắt biếc mà sâu, tay chân mảnh mai, mặc xiêm y màu xanh,cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm một cành hoa sen xanh tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính dáng đến danh lợi trên thế gian, có sức mạnh tồn tại vượt khỏi bùn nhơ cám dỗ, tu hành thành đạo. tượng nhìn tâm định như gương, bồ tát là biểu trưng cho năng lực giữ giới của người tu hành, không bị khuất phục, không bị ô nhiễm, tuyệt đối chứng giác.
Thật là,
Đẹp lạ lùng cõi tịnh
Nữ bồ tát thọ trì
Danh hiệu :đại thế chí
Giữ giới luật kiến tri.
Đang mải mê ngắm tượng thì tiếng mõ của thầy đại trí đã bắt đầu vang lên giữa trưa vắng thanh tịnh, làn gió nhé thoảng qua khung cửa sổ làm một lọn tóc phương khẽ bay ngang…
Thầy tụng:
“nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật…”
Trong đầu phương niệm liền đua theo lời thầy.
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
“…nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật…”
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
Rồi một làn gió nữa khẽ lại đưa qua, phương thấy tâm thần như bừng tỉnh, toàn thân mát rượi, mọi u mê chấp phá theo gió mà tan đi hết, ngước lên lại thấy tượng đại thế chí mỉm cười, tỏa ra ánh sáng hào quang đẹp rực rõ muôn phần.
Phương thấy thanh mát trong lòng, hoan hỉ vui mừng chẳng nói nên lời, cũng chẳng dám kinh động, định liếc sang xem thầy có thấy như mình không thì lại nghe tiếng niệm vang lên:
“…nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật…”
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật…
Bồ tát trỏ tay vào phương mà rằng:
“hãy đọc theo kinh bát nhã…”
Phương lại lắng tai nghe.
Thầy vẫn gõ mõ đều, rồi bắt đầu tụng vào kinh bát nhã:
“…khi bồ tát quán tự tại hành sâu bát nhã ba la mật đa…”
Chợt tâm thần phương thảng thốt, chẳng còn nhìn thấy chùa chiền gian tự gì nữa, mà thấy lạc ngay vào cõi ảo cảnh hư vô xung quanh chẳng có gì, chỉ còn thấy bồ tát đại thế chí đứng trước mặt cười hiền.
Giọng sư đại trí lại vang âm khắp phòng, cũng như khắp trong nơi ảo cảnh đó:
“…người soi thấy năm uẩn* đều không, liền qua hết thảy khổ ách…”
(*ngũ uẩn gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.)
Phương thấy năm uẩn đều tan chẳng còn gì.
Thầy tụng:
“…này xá lợi phất*, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng hành thức, cũng lại như thế…”
(*đại đệ tử của thích ca mâu ni phật.)
Thầy tụng:
“…này xá lợi phất, tướng không của các pháp, không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt…”
Chợt thấy thân thể như hư không, các pháp trên thân chẳng có gì, nó vốn không có nên không sinh ra, cũng vì không sinh ra nên không bị diệt đi, đã là hư không nó chẳng xấu chẳng tốt, chẳng bẩn chẳng sạch, chẳng phân to nhỏ, chẳng thể thêm vào.
Thầy tụng:
“…nên trong tướng không không có sắc, không có thọ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý…”
Chợt thấy mắt tai mũi lưỡi thân ý đều tan đi, chẳng còn cảm biết được gì, chỉ còn tâm là nghe thấy lời thầy tụng.
Thầy tụng:
“…không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới…”
Chợt mắt không còn thấy ánh sáng, ý thức chẳng còn biết gì…
Thầy tụng:
“…không có vô minh cũng không có hết vô minh…”
Chợt thấy đầu óc u mê, rồi như nơi u mê đó lại chợt giác ngộ, chẳng còn u mê cũng chẳng hết u mê, vì bản thân đã không u mê.
Thầy tụng:
“…không có già chết cũng không có hết già chết…”
Chợt nhận ra thân thể này là giả tạm do tứ đại hợp thành, chẳng có việc sinh tử thì cũng chẳng thấy có già chết, nên việc đó cũng chẳng thể hết.
“…không có khổ tập diệt đạo*…”
(*tứ diệu đế)
“…không có trí tuệ cũng không có chứng đắc…”
Chợt thấy tâm rổn rang thanh tịnh, thân với tâm hòa làm một, chẳng cần biết, chẳng cần nghĩ bàn, do vậy chẳng cần tu, chẳng cần đắc, chẳng cần đạt quả, chẳng cần chứng quả…
Thầy tụng:
“…vì không có chỗ được nên bồ tát nương theo bát nhã ba la mật đa, tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính niết bàn, chư phật trong ba đời đều nương theo bát nhã ba la mật đa mà đạt được đạo quả vô thượng chính đẳng chính giác*, vì vậy nên biết bát nhã ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú*, thảy trừ được hết thảy khổ ách chân thật không dối…”
(*quả vị phật tối cao, còn gọi là nơi niết bàn; *thần chú tối cao không thần chú nào hơn, cũng không thần chú nào sánh tương tự được)
“…vì vậy nói chú bát nhã ba la mật đa liền nói chú rằng: yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha…”
Bài chú vừa dứt, bồ tát đã chỉ cành sen vào mặt phương mà rằng:
“ta đây là đại thế chí bồ tát đại diện cho sự giữ giới tu trì của người học đạo, tuyệt đối thân tâm trong sạch sẽ hiểu được đạo ta, thân miệng ý phải nên hòa hợp, đầu nghĩ miệng sẽ nói, miệng nói tay sẽ làm, đó là sự hòa hợp của ba pháp ấy…”
Phương nghe như nuốt từng chữ, cúi đầu xin lĩnh ý người.
“trên người ngươi có năm câu thần chú ba la mật, được quan thế âm yểm lên người ngươi mà lưu giữ tinh khí phật môn cho người hành tu, lại cũng là một phép thần túc thông cực mạnh, mỗi khi có yêu quái xâm hại, một thần chú sẽ hiện ra mà gọi lên một a la hán*, năm a la hán làm việc đó là: xá lợi phất, mục kiền liên, a na luật, ưu ba li, la hầu la. Nay có ba vị xong việc đã về nước phật, còn lại hai vị bên thân ngươi là ưu ba li và mục kiền liên, ngươi liệu mà dùng hai vị này cho khéo…”
(*quả cao nhất trong tứ thánh quả gồm: a la hán, a na hàm, tu đà hoàn, tư đà hàm, đạt quả vị này phải có đủ tam minh và lục thần thông, cùng rất nhiều duyên phước khác;* năm đệ tử của như lai đã chứng được a la hán.(1) xá lợi phất: trí huệ đệ nhất; (2) mục kiền liên: thần thông đệ nhất;(3) a na luật: thiên nhãn đệ nhất; (4) ưu ba li: giới hạnh đệ nhất; (5) la hầu la: mật hạnh đệ nhất.)
Phương hỏi bồ tát:
“thưa thầy, dùng họ ra sao?”
Đại thế chí bồ tát đáp rằng:
“tại sao lại là năm a la hán? Bởi vì năm điều đại diện cho ngũ giới ngươi phải giữ đó là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà da^ʍ, không nói dối, không uống rượu; năm điều ấy lại đại diện cho ngũ uẩn của ngươi đó là : sắc, thọ ,tưởng, hành, thức ngươi đều phải dung hòa nó; lại nữa, năm điều ấy đại diện cho ngũ lục kiến nằm trong thập lục kiến, ấy là: tham, sân, si, mạn, nghi ngươi đều phải đề phòng, nếu ngươi phạm một trong năm điều của ngũ giới, các thần chú gọi la hán sẽ mất hết, nếu ngươi bị sót một trong năm điều ngũ uẩn, một thần chú la hán sẽ mất, nếu ngươi làm hỏng hai trong năm điều ngũ lục kiến, một thần chú la hán sẽ mất đi. ấy là cách để ngươi giữ gìn.”
“vậy xin hỏi thầy có cách nào để tùy ý tưởng của mình mà xin a la hán ra giúp?”
Bồ tát nghe thấy điều phương nói, bất giác mỉm cười, đáp xuống đám mây lành, bay hạ xuống tận nơi phương quỳ mà đặt tay lên đầu, rồi ân cần mà đỡ dậy.
Thật là,
Quá yêu chàng, em rơi vào ái chướng
Đắc quả vị, gặp bồ tát hiển linh.