Lưu ý với bạn đọc đạo sĩ Minh Tâm có đạo hiệu là Tổ Huyền Ân nhé.
Chương 44.
Đoạn Bồ tát Đại thế chí truyền:
“Ta đã truyền cho người cách giữ được A-la-hán, nay vì ngươi ta lại truyền cho cách mà dùng A-la-hán, nếu làm được như thế thì không chỉ thủ mình giữ mạng, ngươi còn có thể chủ động mà bắt yêu, kể cả sau này A-la-hán về nước Phật hết còn một thân ngươi nhưng chỉ cần học được theo các pháp môn ta truyền vẫn có thể đi bắt yêu ma hành đạo. trước khi ta truyền cho người hãy nhớ kĩ rằng căn cơ đạo hạnh là thứ tất yếu, nhưng siêng năng tinh tấn* tu luyện, tuyệt đối giữ mình không buông một giây nào mới là điều chính yếu để học được đạo ta, ngươi nên nhớ rằng phép thiền không cho buông lơi một giây nào trong tâm tưởng nhưng chỉ mới là giữ cho “ý”, các pháp môn ta sắp dạy cho ngươi đây không cho buông lơi một giây kể cả thân, miệng, ý…để đạt được chân, thiện, mỹ; thật là khó bội phần, học được đạo ta được nhiều nhưng mất cũng chẳng ít, ngươi có dám bỏ mình mà thề hành theo đạo ta chăng?”
(*tinh tấn: tinh Thần siêng năng, chăm chỉ, cầu tiến, cảnh giác, kỉ luật.)
Phương nghe thế quỳ phục xuống lạy Bồ tát ba lạy mà nói:
“Thưa Bồ tát, con xin phát đại nguyện mang hết tâm trí tinh Thần ra mà theo đạo thầy.”
Bồ tát nghe vậy mỉm cười rồi truyền rằng:
“Vậy ta vì ngươi mà dạy cho phép tu, nhưng trước khi nói phép, ta có vài điều căn dặn ngươi như sau, căn cơ ngươi có thừa nhưng trong tam thiên thế giới người như ngươi không ít, do vậy ngươi nên biết, một là, “Phật pháp vô biên, đạo pháp vô lượng”, dù học cả đời nầy hay muôn ngàn ức kiếp các đời sau ngươi cũng chưa chắc thông hết, núi này cao còn có núi cao hơn nên dù công phu có tới đâu tuyệt đối không được sinh ra thói ngông cuồng kiêu ngạo, là phạm vào giới mạn thì đạo chẳng bao giờ thành; hai là, “đạo cao một thước, ma cao một trượng”, “việc thiện nhỏ khó làm, việc ác nhỏ dễ làm”, ranh giới giữa Phật và ma cách chẳng tày gang, chọn giữa lý trí và ham muốn cá nhân rất khó, chỉ cần siêu lòng thì sinh ngay tâm ma, sẽ lạc vào ma đạo, cần có trí tuệ Bát nhã mà nhìn nhận sự việc cho thấu, nhìn nhận được rồi thì lại phải hành đạo cho đúng. Ngươi có làm được chăng?”
Phương quỳ xuống đáp:
“Đệ tử xin nhớ lời Bồ tát.”
Bồ tát lúc này đứng trang nghiêm, lại đặt tay lên đầu Phương mà thuyết giảng:
“Vậy ta lại vì nhà ngươi mà truyền cho các con đường học pháp môn của ta…chỉ cần ngươi học được đủ đầy một trong các con đường ta dạy thì ngươi sẽ có đủ phước đức mà thỉnh ra được A-la-hán,
Thứ nhất, đối với hai pháp môn tu tịnh độ* và tu thiền là cốt yếu, là trụ cột của Phật giáo thì phải luôn thi hành không một phút buông bỏ, mất đi trụ cột thì công phu ngươi mất hết…”
(*tịnh độ: tụng kinh.)
Thứ hai, đối với pháp môn tu mật tông, là công cụ để hành đạo, thì ngươi phải dốc lòng mà luyện theo, các Thần chú một chữ cũng không sai, dùng hết tâm thức được khai mở mà học theo.
Thứ ba, đối với các pháp môn tu nghiệp là ăn chay, bố thí, cúng dường*, phóng sinh, giữ gìn thập niệm thiện, tránh thập niệm ác*, tránh tam nghiệp*… công phu cao vô lượng lại dễ thực hành nhưng người phàm chẳng mấy ai để tâm đến, ngươi đừng vì cho đó là dễ mà lơi lỏng, vì công phu trí tuệ các pháp môn đó mang lại là vô lượng vô biên.
(*cúng dường: dâng lễ bố thí cho chư tăng gọi là cúng dường, thường là đồ ăn, vật chất; *thập niệm ác: sát sinh, trộm cắp, tà Hạnh, nói dối, nói lời cay độc, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, tham, sân, si; *thập niệm thiện: là ngược lại của thập niệm ác; * tam nghiệp: suy nghĩ, lời nói, hành động.)
Thứ tư, đối với pháp môn tu Đạo giải thoát, ta dạy cho ngươi đại pháp môn mạnh nhất của thầy ta là Đức Như Lai truyền lại, gọi là bát chánh đạo*, gồm có tám chánh là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chư Phật các đời đều theo đại pháp môn này luyện mà thành công, đắc được quả vị Phật. Ngươi dốc lòng mà tu, đạt được phân nửa nhân cảnh thức* là đạt.”
(*bát chánh đạo: tám con đường Phật chỉ ra để thoát khỏi khổ trong nhân gian; *nhân cảnh thức: cảnh giới của con người.)
Thứ năm, đối với pháp môn tu đạo Bồ tát ba la mật, ta truyền cho ngươi pháp môn lục độ ba la mật, gồm có sáu phép ba la mật như sau, bố thí ba la mật, giữ giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, trí huệ ba la mật. các chư Bồ tát trong ba đời đều nhờ học được sáu phép ba la mật này mà đắc được quả vị Bồ tát.
Ngươi học theo năm phép tu này thì có thể thỉnh xin A-la-hán lên giúp khi gặp nguy nan.”
Sau khi giảng xong cách tu các đạo đó, Bồ tát liền gõ nhẹ lên đầu Phương để khai thị cho Phương. Rồi Bồ tát giảng tiếp cho Phương nghe về những thành tựu Phương có thể đạt được khi tu theo các cách mà Bồ tát vừa khai thị, đại lược như sau:
“đối với những người luyện pháp môn ta thì khi nhập vào dòng Thánh được xếp ở bốn ngôi, nay ta vì ngươi mà giảng cho bốn ngôi đó:
Thứ nhất, là sơ quả Tu-đà-hoàn, còn gọi là Nhập lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử*: Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi. Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát luân hồi và không đưa ra thời gian cụ thể là bao nhiêu kiếp. Vị đó có thể vẫn sống như người bình thường, sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh.
(*kiết sử: là bản chất của vọng tưởng phiền não trong nội tâm người, gồm có mười điều là: Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Tham dục, Sân, Tham sắc, Tham vô sắc, Mạn, Trạo cử, Si.)
Thứ hai, nhị quả Tư-đà-hàm, Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại cõi người này một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt hai kiết sử tham và sân. Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này.
Thứ ba, tam quả A-na-hàm, Còn gọi là Bất lai, nghĩa là không trở lại cõi người nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân. Nhân duyên làm chúng ta cứ bị liên lụy với cõi đời này chính là do tham lam, tham dục, hận thù, ganh ghét, hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh cõi trời Ngũ Bất Hoàn (Ngũ A-Na-Hàm thiên), và sẽ ở tại đây cho đến khi đắc quả A-La-Hán.
Thứ tư, là tứ quả A-la-hán, Là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, đạt được sự giải thoát giác ngộ viên mãn, đạt được Vô Ngã hoàn toàn. Vị A-la-hán rất tự tại phi thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn viên tịch* lúc nào cũng được. Một vị A-la-hán sẽ có đầy đủ Tam Minh và Lục Thông, thầy ta là Đức Phật cũng tự xem mình là một vị A-la-hán, tuy nhiên, do phước duyên của Ngài đã đạt tới viên mãn, hoàn hảo, nên Ngài đã chứng được Phật quả. Một vị đã chứng Phật quả có nhiều khả năng phi thường tột cùng hơn một vị A-la-hán. Khi bản ngã đã hết, vị A-la-hán không còn bị ràng buộc bởi sức mạnh nào đối với luân hồi sinh tử nên hoàn toàn giải thoát. Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một Thần Thánh thiên tử trừ Đức Phật nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán nữa, vậy là vị ấy đã đạt đến rốt ráo của tứ thiền, hiện giờ bên ngươi chính là có hai vị như vậy…A Di đà Phật…”
(*viên tịch: chết.)
Vậy là Phương đã được Đại thế chí Bồ tát khai thị cho hoàn toàn…Phương cúi rạp đầu xuống đất tạ ơn, khi ngẩng lên chẳng còn thấy người đâu nữa, chỉ còn phảng phất mây lành bay ngang, rồi thoát ra khỏi ảo cảnh Ba la mật* do Bồ tát tạo ra, trở về với thực tại thì thấy thầy Đại Trí vẫn đang tụng kinh niệm Phật chăm chú, hoàn toàn không hề hay biết gì.
(*ảo cảnh Ba-la-mật: ảo cảnh do Bồ tát tạo ra, chỉ có hành giả đắc được quả vị Bồ tát mới dựng lên được ảo cảnh này.)
Bấy giở nhìn sang thấy Đại Trí vẫn còn đang ngồi tụng những kinh khác, Phương biết có nói những việc dó ra với thầy cũng vô cùng khó khăn nên chẳng nói năng gì, lẳng lặng xả thiền đứng dậy bước về phòng.
Thật là,
Trong ảo cảnh, trò gặp bậc tôn sư
Thương chúng sinh, dạy đạo huyền vô tận.