Chương 3: Bát Câu Tử
“Câu cá?” Bàn Tử húp sột một ngụm trà: “Hai mươi năm? Cá gì? Hai mươi năm câu được cả Long vương gia luôn ấy chứ sá gì cá.”Ông lão liền vui vẻ, nhìn một lượt cần câu treo khắp tường nhà mình. “Hai mươi năm này không phải dùng để câu cá, mà phần lớn đều dùng để tìm mồi câu. Con cá kia, mồi câu thường quá, chỉ sợ sẽ không mắc câu.”
Tôi từng nghe mấy lời đồn về người câu cá, do dự một chút, châm điếu thuốc nói: “Tôi từng câu cá rồi, không tính là người trong nghề, nhưng câu cũng khá lắm đó. Nhưng mà, nghe nói ở nước ngoài có rất nhiều nhà câu cá lợi hại lắm, nhất là biết làm mồi câu đặc biệt, có bí tịch độc môn chi đó.” Bàn Tử gật đầu: “Ông Béo ta cũng từng câu cá, còn nổ cá cơ, cụ đây có chuyện gì thì cứ nói thẳng đi, đừng lừa gạt tụi này nữa, tụi này bị người ta lừa mấy chục năm có lẻ rồi đấy, không xơi được đâu.”
Ông lão không hề nóng nảy, mà lại đi pha một ấm trà khác. Tôi thầm giật mình, nghĩ bụng lẽ nào ông già này đã sắp xếp xe máy xong xuôi rồi, lại để bọn họ chờ chúng tôi chuyện trò chán mới tới. Đệt, cái làng chỗ tôi có cái quái gì hay ho đâu, nếu không phải chỉ sợ bố mẹ tôi tới trước mà tôi không có đó thì còn khướt tôi mới để chú Hai bám đít theo tới.
Tôi sốt ruột quá, hiện hết cả lên mặt. Ông cụ nhìn thấy, vỗ vỗ tôi, nói: “Xem tình thế này, cậu là đương gia, đương gia thì không được hấp tấp, cậu xem vị tiểu ca kia kìa, không sốt ruột tí gì.”
Ông ta chỉ vào Muộn Du Bình. Muộn Du Bình hẵng còn đang nhìn ngắm đám cần câu, dạo gần đây hắn yên lặng quá, làm tôi có hơi sờ sợ. Sợ yên lặng lâu quá lại hóa ra bệnh tâm lý gì thì sao.
Tôi nói với ông cụ: “Thằng cha đó mà sốt ruột lên thì dọa chết ông luôn. Thôi cụ à, ý con cũng vậy đó, có gì thì cứ nói thẳng ra. Tết nhất rồi, nhà còn có cha mẹ già đang chờ kia kìa.”
Trong ánh mắt ông lão hiện lên một tia ảm đạm, im lặng chốc lát, rồi thở dài nói: “Thôi được, thực không dám giấu giếm, tôi hy vọng các cậu có thể giúp tôi quật một ngôi mả, trong quan tài có đồ, có thể dùng làm mồi câu đặc biệt.”
Tôi với Bàn Tử liếc nhìn nhau, Bàn Tử ho khan: “Ối trời ghê quá ta, cụ ơi cụ đây là tiếng lóng đa nghĩa phải không thế, thực không dám giấu, Béo gia ta đây!” Bàn Tử vỗ ngực cái đét: “Chính là kẻ mù chữ cuối cùng của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới! Nghe không hiểu gì sất luôn.”
“Không phải tiếng lóng. Thực ý là vậy.” Ông lão nghiêm mặt nói: “Thế cho nên tôi mới nói các cậu hãy nghe tôi nói hết, bằng không người thường các cậu nghe, sẽ cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.”
Tôi với Bàn Tử lại nhìn nhau. Bàn Tử nháy mắt với tôi, ý: vì xe máy, nhẫn.
Tôi thầm than một tiếng, trong đầu đã chuẩn bị sẵn một bài diễn văn ngàn chữ. Bàn Tử liền nói với ông lão: “Được, vậy cụ cứ từ từ nói, chúng con nghỉ một lát.”
Thế là, ông cụ mất hơn hai tiếng đồng hồ để kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện.
Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một câu chuyện hết sức thú vị, ở đây tôi không ngại kể hết ra, nhưng đầu tiên cần phải biết một số điều về câu cá đã.
Câu cá là một hoạt động cực kỳ cổ xưa, trong thơ ca cổ, câu cá được coi là một hoạt động tao nhã, được lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy rõ ràng điều đó trong truyền thuyết về Khương Tử Nha. Ngay từ thời đó câu cá đã là một hoạt động hết sức phổ biến rồi, hơn nữa, rõ ràng câu cá không phải chỉ để mưu sinh, mà còn để nghỉ ngơi thư giãn nữa.
Câu cá trong thơ ca, thường thường hành động “câu” này mang ý nghĩa rất sâu sắc, người câu cá thực sự có thể hiểu cách nói này của tôi: câu cá, về cơ bản, là một trò chơi đấu trí giữa người và cá.
Con người có chỉ số thông minh cao hơn loài cá nhiều, cho nên, nếu kể riêng về kỹ xảo bắt cá, chắc chắn cá không phải là đối thủ của con người. Nhưng trò câu cá này lại có quy tắc cân bằng cực kỳ tinh tế: cá ở dưới nước, con người chỉ có thể dùng một chiếc cần câu đơn giản để đấu với lũ cá. Giống như đặt bẫy để săn thú ở giữa nơi sương mù dày đặc vậy.
Sự hấp dẫn này giờ đã bớt đi nhiều bởi ngày nay có quá nhiều tri thức phong phú rồi. Nhưng giả như chúng ta là người cổ đại đi câu cá, khi lưỡi câu xuống nước, bên dưới mặt nước kia hoàn toàn là một thế giới khác hẳn, mình không biết mình sẽ câu được cái gì, lòng hiếu kỳ và mong đợi này hết sức kí©ɧ ŧɧí©ɧ.
Ông lão này tên là Lôi Bản Xương, biệt hiệu Bát Câu Tử, trong giới câu cá, địa vị tương đương Bình tam môn Lão Cửu Môn vậy.
Lôi Bản Xương ham mê câu cá, nhưng không thích thi câu ở ao hồ. Ông ta chủ yếu lăn lộn trong giới cược cá, tức là, những người thích câu cá sẽ xuất phát khi mặt trời mọc, đến lúc mặt trời lặn mới trở về, đặt cược. Ở vùng Hồ Bắc, số tiền cược cực kỳ khổng lồ. Về sau, rất nhiều khi, cái lạc thú câu cá lại bị biến thành lạc thú đánh bạc rồi.
Mãi cho đến hai mươi năm trước, hay là hơn hai mươi năm gì đó, ông lão cũng không nhớ rõ nữa, khi ông ta đang cùng bạn bè trao đổi ấn cá, vô tình nghe được một việc, trong một lần câu cá ở khe núi Phúc Kiến đã xảy ra một án mạng kỳ quái.
Hồi đó, một đám bạn câu cá cùng nhau đi bộ đường xa đến vùng núi Phúc Kiến, cùng nhau câu cá, lại câu được một con cá kỳ lạ. Lúc đó là lội nước mà câu, chính là người tiến vào trong hang động, vừa kiếm chỗ mát đứng vừa câu cá, cho nên lúc xảy ra chuyện không ai nhìn rõ được rốt cục là lfam sao nữa, liên tiếp đến ba người chết, thi thể bị đẩy xuống dưới đáy khe núi, không tìm được nữa.
Lúc đó, Lôi Bản Xương vừa nghe liền biết ngay bên dưới khe núi này nối liền với mạch nước ngầm, nếu không bọn họ sẽ không lội nước câu làm gì. Lại tiếp tục mô phỏng lại kết cấu đáy nước khe núi, dưới đáy nước chắc chắn có rất nhiều hang động lớn, sâu cực kỳ, hai bên vách núi rộng vô cùng, chứng tỏ khe núi này hình thành do núi nứt vỡ, nếu không lội nước tiến vào mà câu thì có vung cần cũng không với đến được chỗ sâu nhất đó.
Đám người này muốn đánh một mẻ cá lớn dưới đáy đầm, cá dưới sông ngầm trong lòng núi có những con to đến mức cứ tưởng thành tinh rồi, nhưng chưa nghe thấy chuyện cá có thể kéo người xuống nước mà gϊếŧ chết bao giờ. Hồi đó ông ta cũng phải tương đương võ lâm cao thủ, lại nghe có đối thủ xứng tầm, đột nhiên sinh lòng hiếu kỳ mãnh liệt.