Mười Sáu Năm Goá Phụ

Chương 4.1

Trĩ Lăng mông lung tỉnh lại, tiếng gió tuyết bên ngoài điện dần dần xa xôi, ánh tuyết khúc xạ, chiếu vào trong điện, dụng cụ tinh xảo hoa lệ bày ra trong không khí trầm lặng. Lúc này nàng mới phát hiện hoa mai trắng trong bình mai men xanh ngọc bên cửa sổ đã khô héo, nên đổi rồi.

Mỗi đêm tuyết rơi, không chỉ rất khó ngủ, cho dù ngủ cũng luôn gặp ác mộng.

Trĩ Lăng nhắm mắt lại, dường như bên tai không chỉ có tiếng gió tuyết bẻ gãy cây khô, tiếng vang áp đảo nhà cửa mà còn có vô số tiếng người, la hét kêu lên: "Nước Triệu qua sông rồi!

Cô trằn trọc, cố gắng bịt lỗ tai nhưng những âm thanh kia chưa từng biến mất, vẫn lặp đi lặp lại bên tai như cũ.

"Tướng quân! Ban đêm bọn họ qua sông, lửa nổi khắp nơi, tướng quân! Làm sao bây giờ?"

"Tử thủ, chết cũng phải bảo vệ."

"Tướng quân, khí thế quân Triệu hung hãn, bao vây bốn phía, không thủ được... Chúng ta... bỏ đi?"

"Ai dám đầu hàng, cây ngay không sợ chết đứng!"

"Tướng quân, mấy ngày liền có tuyết lớn, quân Triệu vây khốn, trong thành không có lương thực... Quân sĩ chết cóng và bị thương, cứ tiếp tục như vậy, không phải cách hay..."

"Cha, điện hạ Tề Vương của đất Hoài Trạch cách nơi này hai trăm dặm, hay ta phá vòng vây đi ra ngoài cầu viện?"

"Con trai... Việc này trọng đại, con nhất định phải cẩn thận!"

"Cha yên tâm!"

"Anh, anh sẽ trở về chứ?"

"A Lăng, anh sẽ trở về."

Trĩ Lăng đột nhiên mở mắt, tim đập vô cùng mạnh, sắc trời hơi sáng, không phân biệt được là đêm khuya hay là bình minh.

Nàng ấn ngực thật chặt, cơn đau như hít thở không nổi từ nơi đó lan tràn ra.

Nàng gặp Tức Mặc Tầm vào mùa đông thứ bảy tại Vĩnh Bình.

Khi đó Tức Mặc Tầm còn là điện hạ Tề Vương, con trai thứ sáu của tiên đế, phong vương từ lâu, được phái đến đất Hoài Trạch đất, chỉ huy một binh mã đóng ở quận Hoài Trạch.

Mẹ chàng có xuất thân cao quý, là thế gia vùng Kinh Sở, cho nên ở Hoài Trạch, dưới trướng chàng có mấy vị mãnh tướng nổi danh lúc bấy giờ.

Thế sự không thái bình, trong tay có binh mã mới là gốc rễ để an thân lập mệnh.

Nghĩa là trong tay Tức Mặc Tầm đã có cái vốn này.

Vào mùa đông giá rét, Đại Hạ và nước Triệu từ hơn hai mươi năm trước, sau khi cắt nhượng quận Trĩ Xuyên, giằng co vùng sông cũng miễn cưỡng thái bình một vài năm. Trong một năm đó, nước Triệu tụ tập binh mã hết lần này tới lần khác, nhân lúc đêm khuya để qua sông, lấy thế "sét đánh không kịp bưng tai" để vây khốn thành Nghi Lăng.

Thành Nghi Lăng thành là điểm trọng yếu của Kinh Sở, tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng, đáng tiếc là Thánh Thượng vẫn chưa nhận ra được chuyện này, mấy năm nay không điều động quân sĩ canh phòng nghiêm ngặt tử thủ, thậm chí rất có thái độ tự sinh tự diệt của nó.

Cha nàng chính là thủ tướng của Nghi Lăng.

Tên nàng là "Trĩ Lăng". Cha nói hơn hai mươi năm trước trong trận chiến ở Trĩ Xuyên, triều Đại Hạ đã mất quận Trĩ Xuyên, nơi địa linh nhân kiệt của Trĩ Xuyên từ nay về sau thuộc về nước Triệu. Hai nơi Hài Xuyên và Nghi Lăng cách nhau một con sông, không biết khi nào triều đình mới có thể thu phục đất đã mất, chỉnh đốn lại non sông.

Cho nên cha đặt tên cho nàng là "Trĩ Lăng", Trĩ là Trĩ Xuyên, Lăng là Nghi Lăng, dù vượt qua thiên sơn vạn thủy cũng đừng quên huyết lệ của Trĩ Xuyên, nước sông Nghi Lăng.

Đêm trước khi thành Nghi Lăng sắp bị phá, anh của nàng suất lĩnh hơn trăm binh sĩ phá vòng vây, ra thẳng đến Hoài Trạch quận cầu viện, tử thương trên đường vô số, tới Hoài Trạch chỉ còn lại ba đến năm binh sĩ.

Mấy ngày tuyết lớn liên tiếp, đường xá hiểm trở khó đi, lúc viện binh đến đã là nửa tháng sau. Trong nửa tháng, tử thương ở thành Nghi Lăng là vô số, mây đen dày đặc bao phủ tòa thành cô độc này.

Quân Triệu chia làm hai bên, một bên đã đánh hạ Triệu Khê thành gần đó, một bên đánh lấy Nghi Lăng nhưng bởi vì tử thủ, đánh lâu cũng không được.

Ngày viện binh đến, trời đổ tuyết lớn, sắc trời âm trầm, ánh lửa lại đốt cháy từng mảng khoảng cả trong và ngoài thành, cháy đến mức chân trời cũng thê lương nhuốm màu giống như ánh nắng chiều tà.

Nhưng cha và anh đều đã chết trận.

Quân Triệu phá thành trước, gϊếŧ vào trong thành, nàng và mẹ trốn ở phía sau đống cỏ khô, bốn phía là ánh lửa hừng hực với tuyết bay tán loạn, bay lả tả.

Không biết qua bao lâu, âm thanh kiếm vang ngựa hí, nổi trống kèn lệnh dần dần biến mất, bốn phía như đã lâm vào tĩnh mịch sau khi kịch chiến.

Lửa lớn, tuyết lớn và còn có cả cuồng phong thổi qua khiến tro tàn nổi lên, nàng trông thấy một thiếu niên cưỡi trên một con hắc mã tỏa sáng.

Áo đen kim giáp, cầm một cây ngân thương, mũi thương nhuộm máu đỏ tươi. Lông mày dài, mắt như sao lãng, vẻ ngoài tuấn tú nhưng lạnh thấu xương, trên khuôn mặt như ngọc cũng nhuộm vết máu. Vẻ mặt chàng nghiêm túc lạnh lùng, mặc dù quanh chàng có mấy tên tướng quân với dáng vẻ uy mãnh lưng hùm vai gấu, khí thế của chàng cũng không thua bọn họ.

Trên lá cờ dựng thẳng bên cạnh chàng thêu hai chữ "Tức Mặc Tầm", ngôi sao màu đỏ phiêu diêu ở trong cuồng phong, tiếng đâm chém rúng động, tiếng vó ngựa đạp lên đường phố thật dài.

Mẹ ôm chặt nàng, nói cho nàng biết đó chắc chắn là điện hạ Tề Vương Tức Mặc Tầm.

Nàng và mẹ làm vợ góa của tướng sĩ, an trí ở trong quân doanh.

Quân địch vây quét thành Nghi Lăng thành đã tạm lui nhưng Triệu Khê chiếm đóng, vẫn cần cứu viện, nghĩa là Tức Mặc Tầm chỉ định nghỉ ngơi và hồi phục ở Nghi Lăng một đêm, ngày hôm sau lập tức phát binh cứu Triệu Khê.

Cũng đêm đó, mẹ ở trong doanh trướng, nắm tay nàng, nước mắt rơi như mưa: "A Lăng, hiện giờ chỉ có bên cạnh điện hạ là an toàn nhất. Cha và anh con đã chết trận vì Đại Hạ, trước khi chết cha chỉ mong con sống thật tốt, mẹ không còn cách nào khác... Tối nay... Tối nay con phải phụng dưỡng điện hạ cho thật tốt."

Nàng sợ hãi nói không nên lời, nước mắt ướt đẫm mi mắt: "Mẹ, cái gì,... Con phải làm gì?"

Mẹ thay nàng cài một cây trâm bạch ngọc, múc nước lau sạch vết bụi dính trên mặt nàng, nhẹ giọng dịu dàng dỗ dành nàng: "A Lăng, thế sự loạn, không yên ổn. Bây giờ con không còn chỗ dựa, mẹ không còn, con sẽ đi đâu đây? Điện hạ Tề Vương có binh mã trong tay, mẹ thấy cậu ấy khí chất bất phàm, khí vũ hiên ngang, chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn trong tương lai. Chỉ có cậu ấy mới có thể bảo vệ tốt cho con. A Lăng, sau này con đi theo cậu ấy, phải kính phải yêu,... Phụng dưỡng điện hạ như phụng dưỡng cha mẹ."