Trận say sỉn tối qua rút cạn sức lực của Lúa, khi anh ta tỉnh ngủ thì mặt trời sớm đã treo đung đưa trên đỉnh bụi tre rồi.
Khói bếp rơm bay bay lên mái nhà lá đơn sơ, đám khói trắng men theo tán tre mà tạo thành lớp mây mù mỏng nhẹ. Điệp Khoa sáng giờ vẫn loay hoay nơi xó bếp nhỏ, tuy giờ hiện đại cả rồi nhưng nhà này, ông bà chủ vẫn có thói quen ăn cơn nấu củi chứ nhất quyết không dùng nồi cơm điện. Việc nấu cơm, dọn nhà khiến cậu luôn chân luôn tay, nào có rảnh quan tâm xung quanh mình có chuyện gì đâu chứ.
Lúa đã đứng phía sau từ bao giờ, hắn nham hiểm từng bước, khom người kề sát mặt mình vào mặt thiếu niên. Khoảng cách chỉ vỏn vẹn vài mm, thổi một hơi nóng rực vào vành tai mẫn cảm khiến cho cậu bị giật mình mà làm rơi nồi cơm mới vừa nấu chín. Nồi cơm làm bằng đất nung bị tác động lực nên nhanh chóng vỡ tan, cơm trắng và đất cát hòa lẫn vào nhau nhìn chẳng khác gì đống hỗn độn.
"Khoa, mày nấu cơm xong chưa? Ủa, có thắng Lúa đây nữa hả".
Tiếng ông chú út của Lúa, hôm nay ông bà chủ và Lụa sẽ quay trở về. Sáng sớm bà Lý gọi về, có dặn ông ta qua nhà nhắc nhở cậu nấu cơm sớm chút, vì ông bà chủ hôm nay sẽ dẫn khách đặc biệt về nhà.
Chú ấy vừa thấy cảnh nồi cơm bị vỡ nát, cạnh bên thiếu niên là cậu chủ say xỉn quanh năm suốt tháng. Ngay lập tức liền nghiến răng nhắc nhỏ:
"Cái thằng nhỏ này thiệt là hậu đậu, có nồi cơm thôi cũng làm bể nữa. Đi nấu nồi cơm khác đi mau lên!"
"Chú la gì mà la dữ vậy, có nồi cơm thôi mà cũng mắng mỏ người ta. Là tại tui làm cho nó giật mình nên mới làm bể, ra tiệm mua nồi khác về là được mà".
"Nhưng mày có biết cái nồi đó là do bà ngoại để lại cho má của mày không? Đồ gia truyền đâu phải muốn ra chợ mua là được".
Điệp Khoa run run đôi bờ vai mà chảy nước mắt, rất khó khăn mới nấu được nồi cơm bếp củi này. Cậu khóc là vì lỡ làm bể nồi của bà chủ, không biết về thì bà chủ có mắng mình hay không nữa. Cảm giác lo sợ cứ tràn ngập, thiếu niên khẽ lau đi giọt nước mắt, ngồi xuống nhặt từng mảnh vỡ của nồi đất bỏ vào thùng rác gần đấy.
Hành động chậm chạp của cậu khiến cho Lúa thật sự thấy ngứa mắt, chẳng phải chỉ là nồi cơm thôi sao, có con mẹ gì mà phải khóc lóc kiểu đấy. Làm như lần đầu tiên bị bắt nạt không bằng.
"Mày đứng dậy cho tao!"
Điệp Khoa ngẩn đầu lên nhìn hắn, lần đầu tiên bọn họ nhìn nhau trực diện như thế. Đôi mắt tròn long lanh giống nước sông Mê Kông, trực tiếp giam giữ tâm hồn hắn.
"Tao dẫn mày ra chợ mua nồi mới, bỏ hết đi. Lát về rồi dọn dẹp sau".
Điệp Khoa lấy ra tấm bảng quen thuộc, viết lên đó mấy chữ:
[Nấu cơm không kịp, tui sẽ bị chửi đó!]
"Không kịp thì tao cho khách ăn cơm tiệm luôn, giờ có đi mua nồi không? Hay là muốn má tao về, bả thấy cái nồi gia truyền của mình bị bể rồi nổi máu lên, cho mày ăn roi thì mới vừa lòng".
Bị dọa nên sợ quá, cậu cũng phải lóc cóc theo chân cậu chủ mình ra xe.
------
Chiếc xe mới tinh được dẫn ra sân, Lúa mới vừa đòi tía mua cho bằng được con xe mới ra mắt. Mẫu mã đẹp như thế này, đi tới đâu là mấy cô gái lại nhìn theo tới đó không chớp mắt luôn đó nha!
Vậy mà người ngồi trên chiếc xe này, người đầu tiên được ngồi trên chiếc xe đắt tiền nhất cái thôn làng này lại là thằng giúp việc bị câm Điệp Khoa. Nói thật thì mấy cô nàng đang có ý đưa đẩy với Lúa mà biết chắc là bọn họ tức nổi đom đóm mắt mất thôi...
Rõ ràng lúc chưa làm giúp việc ở đây thì cứ hai lần một tuần cậu đều sang thị trấn để đi chợ, vậy mà hôm nay cũng đi đến đó nhưng cảm giác lại khác hẳn.
Cảm giác được ngồi trên xe, vi vu đón từng cơn gió bay bay mái tóc lại tuyệt vời hơn cái cảm giác đi bộ từ nhà mình ra bến đò, rồi từ bến đò cập bến sang thị trấn bờ bên kia.
"Chèn đét ơi, tui có nhìn lộn không vậy ta. Cậu hai Lúa bữa nay hổng đi chơi mà ghé chỗ tui mua đồ gia dụng hả?"
"Bà nói nhiều quá à, làm như tui ham chơi lắm vậy mà nói kiểu đó. Lấy cho tui cái nồi đất kiểu hồi xưa á, bự chút nha tại nhà hơi đông người".
Bà chủ bán nồi ngó sang cậu thiếu niên đang ôm cái giỏ xách đi chợ, nhìn đông ngó tây bên cạnh hắn.
"Nay hết gánh bánh đem bán rồi hả con? Lâu lắm rồi chưa thấy con đi ngang qua đường này đó, nay bây khỏe hông?"
Điệp Khoa đáp lại lời hỏi thăm bằng nụ cười và cái gật đầu nhỏ nhẹ, bàn tay vun vυ't trên tấm bảng rồi đưa lên trước mặt bà chủ bán nồi:
[Giờ con đi làm giúp việc cho nhà người ta, thỉnh thoảng vẫn sẽ gói bánh đi bán]
Lúa thanh toán cái nồi rất nhanh, sau đó quay lưng móc lên xe. Thuận tay nắm lấy thiếu niên rồi phóng xe chạy thật nhanh như thể sợ ai đó sẽ bắt mất người mà hắn đèo sau lưng vậy.
-------
Dừng trước cửa hàng quần áo lớn nhất thị trấn. Thiếu niên lại hoang mang.
[ Mình mau về nhà thôi cậu ơi, chắc là ông bà chủ sắp về rồi đó]
Lúa im lặng không đáp, ôm eo Điệp Khoa rồi cả hai cùng vào cửa hàng. Quần áo mới đủ thứ màu sắc hấp dẫn con mắt người nhìn, đồ thì đẹp và giá cũng rất là mắc luôn. Điệp Khoa ngại ngùng không dám đυ.ng vào mấy bộ đồ đẹp đang treo trên giá, chỉ biết ngước nhìn đôi mắt nai giống như đứa nhà quê lên tỉnh, lắng nghe nhân viên tư vấn đang nói chuyện với cậu chủ.
"Mày mặc size nhiêu?"
Ý nhân vật phản diện là mua cho cậu đây hả?
Điệp Khoa lắc đầu nguầy nguậy. Lúc này cậu chỉ muốn về nhà nấu cơm thôi, tự nhiên lại dẫn vào đây mua quần áo mới làm gì. Đúng là cậu chủ thật sự khó hiểu, hết sức khó hiểu.
"Cô đóng gói hết mấy bộ quần áo mới về gần đây nhất cho tôi, quẹt thẻ!".
[Cậu chủ mua nhiều thế sao ạ? Lỡ không mặc vừa thì sao?]
Cô nhân viên đã đi lấy đồ cho bọn họ, còn hai người ở đây nên thiếu niên mới hoang mang mà hỏi hắn.
"Mặc không vừa? Thì đem quăng ra sọt rác hết đi, tao có tiền mà. Không vừa bộ này thì mua bộ khác, tiền có thiếu đâu mà mày lo dữ vậy".
Và buổi chợ hôm đó, bên cạnh cái nồi đất mới thì Điệp Khoa còn khuân thêm đống đồ khác mà cậu chủ mua. Hóa ra hắn cũng chẳng tốt đẹp gì mấy, cứ tưởng hào hiệp chính nghĩa mà đền cái nồi khác cho cậu nấu cơm, ai có ngờ... Vừa là Osin nấu ăn khiêm chân sai vặt, xách đồ của gã đàn ông lười biếng.