Điệp Khoa mang cái gánh không trở về nhà, ngồi xuống uống miếng nước cho lại sức sau khi để đầu trần lội nắng bán hàng. Thật sự thì hoàn cảnh của nguyên chủ hết sức tội nghiệp, ngồi đó nhìn bàn thờ vẫn còn bài vị mới tinh đang còn nghi ngút khói mà cậu thấy chạnh lòng...
Đứa trẻ này dù sao cũng quá đáng thường đi, mồ côi cha mẹ đã đành, bây giờ người thân nhất của cậu ấy là bà ngoại cũng vừa mới mất vì tuổi già sức yếu. Bản thân thì bị câm, ngoài mấy từ ú ớ vô nghĩa để giao tiếp với mọi người ra thì cậu ấy cũng chẳng còn lại cái gì cả.
Nhà thì lại ở nhà lá, rách nát. Quanh năm mưa bão có khi còn sập luôn cái nhà.
Màn đêm dần buông xuống, xung quanh là đồng không mông quạnh. Nhưng ít nhiều gì nhà người khác vẫn còn có ánh đèn điện sáng trưng, còn có cả tiếng tivi đang nói cười rôm rả chẳng bù cho ngôi nhà này... Ngoài bóng tối bao trùm thì chẳng còn lại gì cả, Điệp Khoa khó khăn nhóm lửa đốt lò nấu cơm tối. Cậu hoàn toàn phải dựa vào ánh đèn đường màu vàng hắc vào mái tranh để kiếm được vị trí của cái bếp lò.
Điệp Khoa nhìn đôi bàn tay gầy của mình, tuy rằng nhà nghèo, cuộc sống cũng chẳng dư giả gì nhưng đôi bàn tay này vẫn rất đẹp. Chắc có lẽ bà ngoại xem đứa cháu nhỏ này giống như bảo bối mà yêu thương, ít khi nào cho cậu đυ.ng chân đυ.ng tay. Mà bây giờ bà mất rồi, trên đôi bàn tay nhỏ ấy đã xuất hiện vết chai sạn vì lần đầu tiên gánh hàng bán bưng.
----
----
----
Hôm nay là một ngày đặc biệt, ít nhất là đối với thiếu niên nghĩ thế.
Điệp Khoa mặc cái áo đơn bạc, sớm đã phai màu gánh trên vai đôi quang gánh nặng trĩu củ cải vừa mới lấy được trong vườn và một ít hoa sen mới được chủ vườn tặng để cho cậu về cúng bà. Thiếu niên mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, gương mặt đỏ lên giống như quả đào chín. Nước da trắng trẻo lạ mắt chẳng giống với người dân quê lam lũ nơi này, giống như càng ra nắng thì da của cậu càng sáng. Thật là kỳ lạ!
Nếu như không thấy cái bộ dạng ăn mặc quần áo cũ kỹ của cậu bây giờ thì chắc người ta còn tưởng đây là công tử bột con nhà ai chứ không phải là thằng nhóc câm nhà nghèo lại mồ côi ở cuối làng đâu.
"Khoa, em đi bán về hả?"
Nghe được giọng nói quen thuộc, Điệp Khoa liền quay người lại. Ngay lập tức trên khuôn mặt còn đầm đìa mồ hôi nở ra nụ cười rạng rỡ, thiếu niên múa máy tay chân, cố gắng nhớ lại mấy ngôn ngữ ký hiệu mà chị Lụa đã dạy cho mình.
[ Nay chị về chơi hả? Lâu quá chị không về, em cứ tưởng chị đi làm xa nên quên em luôn rồi]
"Nhóc con này thật là, chị được cơ quan chuyển xuống quê mình công tác một năm. Từ nay về sau chị em mình có thể gặp nhau đều đều rồi...À, hay là giờ em qua nhà chị chơi đi. Chị kêu mẹ làm bánh da lợn ăn nha, nhà có đường có đậu sẵn rồi. Chỉ việc làm thôi đó".
Điệp Khoa lắc lắc cái đầu nhỏ rồi chỉ vào gánh hàng.
[ Em phải về nhà, hôm nay là cúng 49 ngày cho bà ngoại. Hôm khác em sẽ đi với chị].
Trước khi cậu ấy đi, Lụa đã đưa cho thiếu niên một bịch đồ thật là to. Còn dặn dò đủ thứ:
"Chị mới vừa liên hệ với xã hỗ trợ em làm hệ thống điện. Chắc là chiều nay người ta sẽ đến lắp điện cho em đấy, với lại dạo gần đây muỗi nhiều lắm. Đang bùng dịch sốt suất huyết cho nên chị gửi cho em mấy vật dụng để chống muỗi. Cái này là mùng, nồi cơm điện, vợt muỗi, kem chống muỗi và thuốc cảm... Với lại còn có thêm cây quạt điện mini để tối ngủ cho mát, quần áo mới cho em nữa".
Điệp Khoa cảm động, rơi nước mắt... Hóa ra cũng có người thương yêu và lo lắng cho nguyên chủ nhiều như thế, hóa ra nguyên chủ không hề cô đơn trong cái thế giới này...
Từ nhỏ nguyên chủ đã bị câm bẩm sinh, nghe nói ba của cậu không phải là người vùng này. Ba gặp mẹ rồi khi bà ấy có thai lại bỏ bà ấy, kết quả là mẹ của cậu suy sụp tinh thần nên mới tìm đến rượu bia và chất kí©ɧ ŧɧí©ɧ. Cuối cùng di chứng để lại là đứa con bị câm.
Người ta nói nghèo thì hay gặp xui, Điệp Khoa thấy câu này hoàn toàn đúng. Trong cái rủi lại có cái may, số ít là thế.
May mắn là thiếu niên không bị điếc, bởi vì bình thường đứa trẻ sinh ra bị câm sẽ kéo theo bị điếc. Cậu có thể nghe được mọi người nói gì , chỉ là không có cách nào để phát âm thành tiếng thôi.
Điệp Khoa hoàn toàn chẳng biết rõ về cô gái trước mặt này, chỉ biết rằng cô ấy rất tốt với nguyên chủ. Nhìn từ đầu đến cuối, cậu chẳng có bộ quần áo nào tử tế cả, ngoài mái nhà tranh rách nát và mấy cái lu đựng nước mưa thì trong nhà trống rỗng.
À quên, còn có con chó con mà bà xin từ nhà hàng xóm về trước khi đột ngột qua đời. Bà muốn có người bầu bạn với cậu, để thiếu niên không cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.