1
16 giờ, Tiểu đoàn 8 thay chân Tiểu đoàn 7 vẫn còn lúng túng với hai lớp rào phía trước. Thằng địch hiểu đây là hướng đột phá chủ yếu của ta, huy động lực lượng lớn: súng đạn, binh lính phản kích hất ngược bộ đội ra ngoài. Đại đội 6 do Đồng chỉ huy không nản lòng. Các trung đội thương vong quá nửa nhưng những người còn lại vẫn bám chắc hàng rào, lao bộc phá liên tục. Lúc 17 giờ, cửa được mở toang. Hai mươi nhăm phút sau, đại đội của Đồng đã chiếm được khu lô cốt đầu cầu. Nhưng thằng địch hầu như đã tiên liệu mọi tình thế. Chúng biết rõ con số tham chiến của ta không còn bao nhiêu. Quần nhau ngoài hàng rào hàng tiếng đồng hồ, bộ đội hao hụt, mỗi mệt. Bây giờ là lúc chúng phản kích tiêu, điệt thêm lực lượng ta và chiếm lại khu lô cốt đã mất.
Đồng bị thương. Có những lúc người lính bỗng dưng quên cả thân mình. Đồng không nghĩ gì cho anh nữa. Người anh buốt nhói, tê tái, đến cảm giác đau đớn hơn cũng không còn. Đại đội của anh chỉ còn mấy người. Những người đã hy sinh, những người còn sống đã làm tất cả. Hàng rào đã được mở. Tất nhiên, sẽ còn phải chiếm dãy lô cốt phía trước nhưng ôi thôi, làm gì còn sức, còn lực. Một quân đoàn, một sư đoàn, một tiểu đoàn đâu phải ít quân. Họ đi đâu mà buộc đại đội anh cứ phải đánh đến cùng chứ. Tính trên đầu ngón tay, đại đội chỉ còn mười tay súng. Không, chỉ còn chín. Anh không thể cầm súng được nữa rồi. Anh chỉ còn chờ cứu viện. Địch sẽ phản kích, sẽ bắt sống hoặc tiêu điệt những người còn sót lại nếu không có gì thay đổi. Phần anh đã rõ lắm rồi nhưng còn chín tay súng - những người đã đổ xương máu để vào đến đây. Họ không thể làm gì hơn khi cả nghìn thằng địch đủ sắc áo lính, đủ các loại súng ống kia, có công sự vững chắc đang dồn ép họ.
- Rút.
Anh ra lệnh dõng dạc. Tiểu đoàn đã không ai ra lệnh, không ai chú ý đến họ thì anh phải là người quyết định. Anh sẽ chịu trách nhiệm.
Chín người lính đang bị bọn địch và hoả lực bao vây, nhìn anh ngơ ngác. Họ như chưa tin điều tai họ đã nghe. Nhưng rồi họ hiểu, ở lại để làm gì? Họ đang trong hoàn cảnh “ngàn cân treo, sợi tóc”. Một nhúm người. Làm sao tấn công được hàng trăm tên địch có công sự vững chắc, bố phòng kiên cố. Địch phản kích, họ sẽ bị tiêu điệt. Khó lòng xoay xở được điều gì. Cay đắng quá. biết bao người đã nằm xuống để họ vào được đến đây. Chả lẽ lại rút. Mà không rút, sớm muộn cùng sẽ bị địch tiêu điệt thôi. Sự hy sinh thầm lặng, vô tích sự nhưng rồi người đời, báo chí sẽ làm ầm ĩ lên. Rằng họ đã chiến đấu, đã anh dũng hy sinh đến giọt máu cuôì cùng. Rằng họ là những anh hùng dũng sĩ. Rất có thể trong số những người đã chiếm được lô cốt đầu cầu, mai này sẽ có những chiến công thực sự, những chiến công xứng đáng và được phong anh hùng dũng sĩ vì những chiến công đó. Tất nhiên, không phải ở đây. Không phải trường hợp thụ động vồ bất khả kháng hiện tại. Đồng khó nhọc nhấc đầu mình lên khỏi đất, ráng sức nói:
- ô hay, tôi còn sống sờ sờ mà các anh định không nghe tôi chắc? - Đồng lấc mắt, trông dữ tợn, giọng nghiêm lạnh.
Chín chiến sĩ của anh nhìn nhau chần chừ. Đạn vẫn tái tấp nã về phía chiếc lô cất họ đang chiếm giữ. Đã có cả tiếng hồ hăm doạ lên bắt sống của bọn lính dưới công sự.
- Trung đội trưởng Quyền - Đồng vặn người, mặt đau đớn dướn lên gọi.
- Có. Tôi đây, thưa đại đội trưởng.
- Trước lúc anh là chỉ huy cao nhất ở đây, anh vẫn phải chấp hành mệnh lệnh của tôi.
- Đại đội trưởng, tôi hiểu ạ. Tôi đang chấp hành lệnh đây ạ. - Quyền nói và quay sang gọi đồng đội:
- Đồng chí Cường.
- Có
- Đồng chí Tạo.
- Có
- Hai đồng chí đưa đại đội trưởng ra ngoài. Cố gắng nhẹ nhàng và tránh... Quyền không nói được hết câu. Địch đang chụm sủng bắn điên loạn vào chiểc lô cốt.
Đồng lại dướn người lên nhưng chưa nói được câu gì người anh đã đổ vật xuống. Quyền và mấy người nữa xúm lại dìu anh.
- Đồng chí Quyền, tôi lệnh cho các đồng chí rút cơ mà. Đưa tôi ra làm gì? Vô ích. Tôi không còn ở lại với các đồng chí được nữa đâu. - Những giọt nước mất lóng lánh nhả ra từ hố mắt hốc hác của Đồng, rồi nhễu trên gò má lốm lem đất bụi - Đã không sống được thì ra hay ở lại đều vậy cả thôi. Các đồng chí rút ra đi. Đừng hy sinh thêm nũa. Tình thế của chúng ta không làm gì nổi địch đâu. Rút ra sẽ còn cơ hội tiếp tục chiến đấu. Hãy nói lại vối tiểu đoàn đó là mệnh lệnh của tôi trước khi nhám mắt. Tôi chờ các đồng chí đánh chiếm được Thượng Đức, lúc đó hãy đưa tôi ra, chẳng mãn nguyện lắm sao?
Giọng Đồng thều thào. Anh yếu lắm rồi. Anh có thể ra đi vào bất kể lúc nào. Mọi người nhìn anh không giấu được nước mắt. Địch đã rục rịch xuất kích. Chúng đã quan sát, đã biết phía sau cái lô cốt chỉ còn lẻo tẻo vài người.
- Kệ cha chúng nó chớ. Đã vào đến đây, sống cùng sống, chết, chết cả. - Một chiến sĩ vừa nói vừa thút thít.
- Không thể như vậy. - Quyền vung tay quả quyết. Bỗng anh cúi xuống lẩm nhẩm bên tai Đồng, nghe có như lời khấn trước vong linh người đã khuất.
- Anh Đồng, anh thông cảm, cho phép bọn em không nghe lời anh một lần. Một lần này thôi...
Quyền đứng dậy, nét mặt nghiêm ngắn, giọng to và dứt khoát:
- Hai đồng chí đã phân công, thi hành nhiệm vụ. Những người còn lại, dàn trận chiến đấu. Chúng chỉ chiếm lại lô cốt khi chúng ta không còn một người nào.
Quyền thay một băng đạn mới trong khẩu AK lầm lũi của mình. Anh giương súng về phía hoả lực của địch néo cò. Tiếng súng như một lời tuyên chiến.
2
Nguyễn Hiếu không dừng lại lâu ở sở chỉ huy phía trước sư đoàn. Anh đinh ninh một điều: Sự chuẩn bị dưới các đơn vị là chưa thật chu đáo. Chưa thật chu đáo mới xảy ra tình trạng đánh dang dở, đánh dập, đành vùi. Theo anh, công tác tổ chức cho một trận đánh không chỉ trên sa bàn, họp hành, thảo luận, mà phải là ở thực địa. Căn cứ vào tình hình cụ thế mà điều chỉnh, xử lý. Chính vì thế, anh muốn xuống dưới trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội. Thường ở đó, anh mới là người có ích nhất cho người lính, cho cuộc chiến đấu. Nơi đầu tiên anh đến là Trung đoàn pháo binh 8. Anh đi dong dong quanh những chỗ đặt pháo. Quần áo mấy ngày nay không giặt, nhàu nhĩ, xộc xệch. Chủ nhiệm pháo binh Hữu từ trên đài quan sát nói với bảo vệ:
- Kìa, xem anh ta là ai chứ hả? Đến trận địa pháo mà ngơ ngơ như bò đội nón thế kia.
- Dạ, trông có vẻ không phải người của trung đoàn. - Một đồng chí trong tổ bảo vệ nói.
- Gọi anh ta lên đây. Tinh tướng vừa vừa. Trận địa pháo, chứ không phải cái công viên.
Nguyễn Hiếu nhìn lên, nơi mấy cái đầu chắc của chỉ huy trung đoàn đang chụm lại xì xèo. Anh biết họ đang nói về mình. Anh sửa lại áo xống rồi bước thẳng đến:
- Các anh chỉ huy đâu? - Nguyễn Hiếu hỏi đồng chí bảo vệ.
- Anh là ai? - Chủ nhiệm pháo binh Hữu hỏi; giọng gắt, mặt như đâm lê.
- Tôi là phái viên của Bộ tư lệnh mặt trận.
Tác động của lời tự giới thiệu hiện rõ trên mặt Hữu, hiện rõ trên gương mặt những người đang đứng xung quanh. Những cặp mắt giận dỗi nghi ngại giờ mở to đăm đăm, dè dặt và kính trọng.
- Tôi đã đi mấy chỗ đặt pháo của các anh rồi. Lẽ nào bộ đội không mở cửa được. Để hoả lực của địch hoành hành thế kia mà bảo bộ đội xông lên khác gì thách đố họ.
- Vậy anh bảo chúng tôi phải làm gì?
- Làm gì à? Dịch 85 ly vào sát đồn nữa đi. Hạ nòng xuống bắn thẳng vào lô cốt, vào các hỏa điểm của địch.
- Còn dịch vào đâu nữa. Chúng tôi đã bắn thẳng đó thôi.
- Xì... - Một nụ cười mỉa mai - Bắn thẳng với bắn cong để làm gì, khi để hoả lực địch tung hoành thế kia.
Nguyễn Hiếu quay qua hỏi một xạ thủ đang lăm lăm chuẩn bị nạp đạn vào khẩu 85.
- Đồng chí có biết chỗ nào bộ binh mở cửa không?
- Có chứ ạ.
- Chỉ xem nào?
Anh xạ thủ đỏ mặt bôi rối nhưng rồi cũng chỉ được ba phía - ở đó bộ đội đang mở rào.
- Anh có biết chỗ nào là hướng chính không?
Anh xạ thủ nhìn Hữu, ánh mát như cầu cứu rồi nói lảng chuyện khác. Hữu trả lời thay người chiến sĩ:
- Hướng nào chúng tôi cũng tập trung tối đa pháo áp chế để bộ đội mở cửa.
Nguyễn Hiếu lắc đầu:
- Không ổn đâu, áp chế gì mà bộ đội không ngóc đầu lên được.
- Thưa anh, áp chế trong một khoảng thời gian nào đó thôi, chứ áp chế mãi sao được ạ. - Giọng chủ nhiệm Hữu kéo ré chữ “ạ”như dè bỉu.
- Ông tướng bắt đầu mang quy trình kỹ thuật pháo binh trộ mình đây - Nguyễn Hiếu nghĩ.
- Tôi biết. Tôi biết chứ. Nhưng thực tế các anh sẽ làm tốt hơn nhiều cho bộ binh nếu các anh biết cách bắn. Đấy, đấy, hoả lực chuẩn bị bắn kia kìa. Sao ở mấy cái lô cất ấy, mấy cái hầm ngầm kia nữa, các anh không khống chế nó lại.
- Đã đổ vào đó không biết bao nhiêu đạn lớn, đạn nhỏ rồi đấy thủ trưởng ơi!
- Chưa ổn đâu. Đã bắn thẳng phải kéo pháo thật gần vào nữa. Sức công phá mới lớn. Chỉ tiếng nổ cũng đủ cho nó hoảng. Ai đi theo tôi?
Nguyễn Hiếu và một chỉ huy trung đoàn rời sở chỉ huy. Họ đến một trận địa pháo gần nhất.
- Khẩu 85 này anh đặt chỗ kia. Còn khẩu này anh kéo vào đây. Mấy cái lô cốt và dãy hầm ngầm phía sau lô cốt anh giao cụ thể cho ai chưa? ồ không được đâu. Anh khoán hẳn cho họ đi. Những lô cốt ấy, những cái hầm ngầm ấy còn, bộ đội làm sao vào được. Ba khẩu này anh dành cho lô cốt. Hai khẩu kia anh dành cho hầm ngầm. Anh nào để hoả lực địch còn ho he anh ấy chịu trách nhiệm. Kìa, anh lệnh cho bộ đội thi hành thôi. Chờ chi nữa. Số pháo lớn nên ưu tiên cho Tiểu đoàn 8, đột phá chính là ở hướng ấy...
Trung đoàn phó pháo binh ra chiều khó chịu. Anh miễn cưỡng làm theo chì dẫn của Nguyễn Hiếu. Còn thế nào khác được. Anh ấy là phái viên của cấp trên...
Cảm thấy khu vực pháo binh tạm ổn, Nguyễn Hiến băm bổ đi về hướng Tiểu đoàn 8 - Tiểu đoàn chủ công Đây đang là nơi trì trật nhất của trận đánh. Anh định đến ngay chỗ cửa mở với bộ đội nhưng bị chặn lại trước hầm chỉ huy tiểu đoàn. Một người nào đó nói xằng:
- Ông kia làm gì vậy, điên không chớ? Pháo bắn thế mà ngông nghênh. Thật chả coi tính mạng ra cái gì.
- Này không muốn sống nữa hả? - Một ai đó la lớn. Không thể đi tiếp, Nguyễn Hiếu tạt vào chỗ mấy anh bộ đội đang nhìn anh như một vật lạ.
- Có gì mà hoảng lên thế hả? Chỉ huy tiểu đoàn của các anh đâu?
- Anh là ai?
- Là phái viên của Bộ tư lệnh mặt trận đây.
- Dạ... kia ạ!
Hai người lính vừa la hét xong đã vội nhũn nhặn chỉ tay về phía một bụi tre. Nơi đó có mấy Ổ đạn pháo, đất đen xì. Khói đạn còn bay lơ lửng quanh khu hầm. Một chiến sĩ ý chừng là liên lạc, nhanh nhảu chui vào hầm chỉ huy, báo cáo có cấp trên đến. Nguyễn Hiếu đứng bên ngoài nói, cố ý để mọi người nghe được:
- Chỉ huy tiểu đoàn mà ở xa bộ đội thế, thảo nào...
Lời trách cứ của anh đã làm cho tiểu đoàn trường Oánh chột dạ. Oánh vội chui ra khỏi hầm.
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi cũng đang chuẩn bị di chuyển đây ạ. Thật ra, ở đây cũng không xa bộ đội đâu. Thủ trưởng không thấy chi chít các hố pháo của địch sao?
Nguyễn Hiếu bỗng bật cười khinh khích:
- Ấy là may chưa quả nào lọt vào hầm các anh đấy. Hầm chỉ huy gì lại chọn đúng toạ độ của pháo. Muốn an toàn là phải dịch sát vào. Vừa tránh được pháo, vừa tránh được bom. Đừng tưởng ở xa mà an toàn. Nào, ai đưa tôi đi đây. Tôi muốn ra chỗ các anh mở cửa.
- Để tôi. - Oánh bước ra khỏi hầm, gọi thêm trinh sát và thông tin.
Tỏ ra là người cũng chẳng sợ gì bom pháo, Oánh xăm xắm đi lên phía trước. Lưng anh thẳng, eo ót như con gái. Người Oánh cao ráo, không mập, không gầy, tóc cắt bấm, tỉa tót rất điện.
Nguyễn Hiếu đi phía sau, ngắm con người ấy, và lạ thay, hình như anh đã gặp đâu rồi. Anh bước rảo lên ngang tầm với Oánh, giọng thân mật:
- Tiểu đoàn trưởng tên gì ta?
- Tôi Oánh, thủ trưởng ạ. Nguyễn Ngọc Oánh.
Nêu chỉ cái tên chưa hẳn Nguyễn Hiếu đã nhận ra, nhưng chân anh bỗng chùng lại. Trên gương mặt trắng trẻo của Oánh một vết sẹo dài ở đuôi mắt trái. Đúng anh ta rồi. Chồng của Nhung! vết sẹo ấy, một lần Nhung đã viết thư nói với Nguyễn Hiếu, cũng đã hơn một lần anh nhìn thấy Oánh trên đất Bắc. Dĩ nhiên, Oánh không biết anh.
- Tôi là Nguyễn Hiếu, phái viên của quân khu.
Anh tự giới thiệu, cốt sao trấn an mình, cốt sao giấu đi một biểu hiện không bình thường đang quẫy cựa trong lòng...
Thủa đó, những chàng trai đi tập kết, đẹp trai, năng động như Nguyễn Hiếu được gọi là của hiếm. Miền Bắc rất nghèo nhưng cán bộ tập kết được ưu tiên nên có đồng ra đồng vào, quần áo tươm tất.
Nguyễn Hiếu không quen Nhung nhưng bố Nhung lại là một nhà văn đang nổi tiếng như cồn: Trần Thạo, ông từng phụ trách một tổ báo lớn của Liên khu 5. Nguyễn Hiếu hồi ấy mới mười bẩy tuổi nhưng là một cộng tác viên được Trần Thạo chú trọng. Dẫu chỉ là đôi bài viết ngẫu hứng gửi báo vậy mà Trần Thạo tìm đến tận nhà Nguyễn Hiếu, chúc mừng, ông bày vẽ thêm cho Nguyễn Hiếu nhiều điều, khuyến khích Nguyễn Hiếu đi vào sự nghiệp sáng tác. Cùng tập kết ra Bắc, Nguyễn Hiếu coi ông như thầy, như cha. Cứ có thời gian Nguyễn Hiếu lại đến nhà ông và ở đó anh gặp Nhung - cô con gái út của Trần Thạo. Nhung không thật xinh nhưng có duyên. Và mái tóc, sao lại dài mượt đến là vậy. Lần đầu tiên, Nguyễn Hiếu nhìn thấy Nhung là nhìn thấy mái tóc ấy. Cô đang ngồi với cha, thấy khách vội đứng dậy bước vào nhà trong, để lại trong mắt Nguyễn Hiếu một mái tóc dày trùm kín lưng, chảy xuống gần tận gót chân. Mái tóc ấy đã quấn quýt gần suốt cả cuộc đời anh. Nhung dịu dàng ít nói, làm đủ mọi việc trong nhà. Cô học đều tất cả các môn, trừ văn. Vậy là cuộc đời đã dành cho Nguyễn Hiếu một vận may. Anh có điều kiện bổ sung kiến thức cho Nhung ở lĩnh vực văn Chương. Đây cũng là cái cớ để hai người gặp nhau thường xuyên. Nguyễn Hiếu với Nhung thân thiết như hai anh em ruột. Có chuyện gì đều bênh vực cho nhau. Có vật gì quỳ là nhường nhịn, chia sẻ cùng nhau. Gần Nhung, Nguyễn Hiếu thấy cô bé có một tâm hồn trong sáng, ý nhị. Cô thật giàu tình cảm và là người rất đỗi thông minh. Tình yêu nảy nở giữa hai người lúc nào không hay. Cả hai đều nhận biết nhưng không một ai nói ra. Nhung kín đáo rụt rè. Cô chờ đợi một lời yêu từ miệng Nguyễn Hiếu. Nguyễn Hiếu yêu Nhung đắm đuối nhưng không có ý định nói ra điều đó với bất cứ ai. Cuộc đời anh còn dài lắm. Anh chưa muốn dừng ở một bến bờ nào. Yêu. Hãy để trong lòng. Nói ra để làm gì? Ràng buộc chỉ khổ nhau. Anh còn vào Nam, còn chiến đấu. Đất nước thống nhất, anh sẽ trở lại Hà Nội, sẽ cưới Nhung. Anh sẽ ráng phấn đấu ngay từ bây giờ để thành đạt, để có điều kiện mang lại hạnh phúc cho Nhung. Nhung sẽ hãnh điện có một người chồng xứng đáng. Một sĩ quan, một nhà văn. Vào chiến trường, có biết bao công việc bận rộn. Đói, khát, sinh mệnh cheo leo. Vậy nhưng không bao giờ Nguyễn Hiếu nguôi quên Nhung. Họ vẩn viết thư cho nhau, vẫn không có bức thư nào đυ.ng đến chữ yêu. Cũng như trước đây, gần gũi là vậy, thậm chí còn coi như của nhau rồi nhưng chưa bao giờ họ để lộ tình yêu với nhau. Nguyễn Hiếu vẫn bằng lòng với điều ấy. Anh sẽ chẳng yêu ai, lấy ai ngoài Nhung và anh nghĩ Nhung cùng vậy, chẳng thể khác. Cho đến khi anh nhàn được thư Nhung báo tin cô đi lấy chồng anh mới đập mặt vào giường khóc rưng rức và mắng mỏ mình là thằng ngu, thằng điên. Tại sao anh không một lần nói ra tình yêu của anh với Nhung chớ? Và tại sao anh cứ bắt Nhung chờ đợi khi tuổi xanh của một cô gái không thể là mãi mãi. Trong thư, Nhung bộc bạch tất cà tình cảm của cô. Cô đã yêu Nguyễn Hiếu ngay từ lần gặp đầu tiên. Cô đã khóc, đã chờ đợi. Nhưng cho đến ngày lên đường vào Nam, vẫn không thấy anh đυ.ng chạm gì đến chuyện yêu thương. Cô lại hy vọng, lại chờ đợi ở những lá thư của anh, nhưng càng chờ đợi càng thất vọng. Cô đành phải đi lấy chồng thôi. Chồng cô chính là gã Nguyễn Ngọc Oánh, người đã từng đến thăm cô và Nguyễn Hiếu đã gặp. “Anh ấy có vết sẹo dài ở đuôi mắt trái, chắc anh còn nhớ. Anh ấy cũng là một người lính và không khéo sẽ gặp lại anh ở chiến trường cũng nên...”.
Hai người đã trao đi đổi lại dăm bảy câu chuyên. Từ khi là chồng của Nhung, Oánh chưa bao giò nghe kể về mối quan hệ giữa Nhung và Nguyễn Hiếu. Nhung là một người kín đáo, vả chăng, nếu có đυ.ng chạm tới Nguyễn Hiếu trong một kỷ niệm nào đó về một thời xưa cũ thì cũng không thể có ấn tượng gì nặng nề đối với Oánh. Oánh chỉ gặp Nguyễn Hiếu một lần, một lần gặp thoáng qua Oánh không nhớ Nguyền Hiếu âu cũng là lẽ bình thường. Giá Nhung không nhắc lại trong thư báo tin, con người này là chồng Nhung thì anh đâu có nhớ. Anh đang nhìn Oánh bằng con mắt xem xét không thiện cảm. Anh tự nhủ: Oánh không hề có lỗi. Chỉ có Nhung... nhưng cũng không thể trách Nhung được. Chỉ tại anh. Nhưng thôi, hãy quên chuyên đó đi. Vấn đề là làm sao thắng thằng địch ở Thượng Đức.
- Dừng lại ở đây thôi thủ trưởng ạ.
Oánh nói với Nguyễn Hiếu, mặt lo lắng ái ngại.
- Sao lại dừng? Thế chỗ các anh mở cửa ở đâu?
- Kia, mấy cái vệt trăng trắng đó là rào gai đã bị phá tung. Đại đội 6 của tiểu đoàn đã lọt vào trong, chiếm lô cốt đầu cầu. Chật vật lắm, gay go lắm, mới được thế đây thủ trưởng ạ.
- Vậy thì tuyệt vời quá đi rồi. Anh cho di chuyển ngay sở chỉ huy sát chân rào, lệnh cho đại đội dự bị chuẩn bị vào thế họ chứ?
Một tốp máy bay A37 đã lướt qua được lưới lửa phòng không của ta ở phía Ba Khe. Chúng đang bổ nhào cắt bom ngay trên đầu mọi người.
- Lùi lai thủ trưởng.. - Vừa quay lui, Oánh vừa la thất thanh. Nguyễn Hiếu nghiêng đầu, ngó những chiếc A37 rồi chạy nhanh lên phía trưổc, phía những hàng rào vừa mở. Thằng cha Oánh chưa có kinh nghiệm, anh nghĩ. Muốn tránh thương vong phải áp sát thằng địch, láng cháng bên ngoài lãnh đù những chùm bom kia. Thấy hai chiền sĩ đang ôm một thương binh, ngay cửa mở, Nguyễn Hiếu nhào tới. Anh thương binh bị đạn thẳng quá nặng: Ngực trào máu. Viên đạn trổ từ phía trước ra sau lưng. Mặt xanh nhợt, tay chân rã rời, các vết thương ở đó lòi ra những đoạn xương trăng hếu gày nát. Mắt anh lim đim, hơi thở yếu ớt.
- Còn cứu được không?
Nguyền Hiếu hỏi hai chiến sĩ. Họ lặng lẽ lắc đáu, khoé mắt đỏ hoe. Một anh khóc nấc lên, nhìn Nguyễn Hiếu với ánh mắt giận dỗi:
- Các thủ trường đúng là mang con sở chợ. Chúng tôi đánh đến đít thằng địch rồi. Vậy mà, sở...
- Sao lại sở hừ? - Giọng Nguyễn Hiếu rít lôn - Bộ đội ở đâu cả rồi?
- Còn ai mà đâu cả. Đây là đại đội trưởng Đại đội 6 Nguyễn Đại Đồng của chúng tôi. Chúng tôi đưa ra vì không muốn thằng địch thịt thủ trưởng của mình, chớ cứu chi được nữa. Chỉ còn bảy người trong lô cốt đầu cầu. Khi chúng tôi ra, họ đang đánh trả nhưng bây giò chắc chết cả rồi. Có thấy bắn chác gì nữa đâu?
Nguyễn Hiếu thấy lạnh hết người. Tóc sau gáy dựng tuốt lên. “Trời ơi! Sao lại để đến nông nỗi này chứ?”.
- Anh Oánh. Anh Oánh đâu rồi? Giọng Nguyễn Hiếu rát sỏng.
Phải một lúc sau Oánh mới lóp ngóp ngồi dậy từ một hố trũng của đạn pháo. Bây giờ, bao phẫn nộ trong lòng Nguyễn Hiếu mới được trút ra:
- Anh là chỉ huy mà anh để thế này à? Anh vô trách nhiệm vừa vừa với xương máu đồng đội thôi chứ. Bộ đội dự bị của anh đâu? Quái cổ, là chỉ huy anh không nắm được ở trong kia bộ đội đang chiến đấu hay là đã hy sinh? Làm một chỉ huy như thế, anh không thấy xấu hổ ư?
Quá bất ngờ, Oánh tím mặt, không nói được câu gì. Nhưng rồi những lời mắng nhiếc sĩ vả của Nguyễn Hiếu như gai cứa đi cứa lại trong lòng. Từ chỗ sợ sệt, lo lắng chuyển sang uất ức nổi khùng, Oánh cảm thấy không còn gì để phải giữ. Mà tại sao phải giữ kia chứ? ông ta báo cáo trung đoàn, sư đoàn cách chức mình là cùng chứ gì? Cũng tốt thôi. Khỏi lo ngay ngáy về mạng sống của mình. Đường về hậu phương cằng gần lại. Chao ôi, tướng tá để làm gì? Chỉ huy tiểu đoàn để làm gì khi cấp trên cấp dưới o ép, sống dở, chết dở. Một mình chịu trách nhiệm về mạng sống của mình không đủ sao? Lại còn gánh cho cả mấy trăm người. Đúng là anh không nắm được tình hình ở đây. Làm cái thằng tiểu đoàn trưởng hơn người ở chỗ ngồi trong cái hầm chắc chắn chỉ huy bằng máy móc điện đài, có quân lính để sai phái, chớ làm tiểu đoàn trưởng mà nhào ra chỗ pháo bắn, bom đội thì thà biến đi còn hơn. Mà cái lão khùng khùng điên điên kia ơi! Có quyền gì mắng mỏ mình? sỉ nhục mình? Đánh nhau chứ có phải đi chợ đâu mà không thương vong. Thương vong một đại đội chứ một tiểu đoàn, một trung đoàn cũng phải chịu. Để không hy sinh thì đừng có đánh nhau. Ôi dào, mất Đại đội 6 chứ mười Đại đội 6 cũng chịu. Dự bị ư? Có đấy nhưng đã có lệnh trung đoàn đâu. Tung vào, thắng không sao, thua, trên cạo trắng gáy. Lúc đó bấu víu vào ai? Vào người gàn dở như ông chắc? Phái viên là phái viên. Thích thì làm việc với sư đoàn, trung đoàn, mò xuống tiểu đoàn làm gì? Dưới tiểu đoàn biết bao phức tạp. Chợt Oánh rùng mình nghĩ đến cái chết của cả ban chỉ huy Tiểu đoàn 7. Trời ạ! Tiểu đoàn anh vào thay thế cho một tiểu đoàn nát tươm như cám. Anh đã linh cảm thấy những điều rủi ro. Anh đã linh cảm thấy tiểu đoàn của anh cũng chẳng tránh được vận hạn như Tiểu đoàn 7. Đã thế còn gặp cái lăo phái viên lắm chuyện này nữa. Dúi mũi vào việc của người ta, hay lắm đấy. Hâm. Nhắng cả lên.
Nghĩ thế, bao lời lẽ nặng nề vô lễ Oánh ném ra, vặc lại Nguyễn Hiếu. Nguyễn Hiếu tức đến nghẹn đắng, không nói nên lời. Anh bảo đồng chí thông tin tịểu đoàn cạnh đó cho anh gặp trung đoàn trưởng. Oánh ranh mãnh nháy mắt ra hiệu cho chiến sĩ thông tin tìm cách ngăn trở.
- Báo cáo thủ trưởng, không thấy có tín hiệu gì ạ. Có lẽ đường dây bị đứt.
3
Sau khi pháo ta nã tới tấp vào Thượng Đức, Sở chỉ huy trung đoàn nín lặng chờ đợi. Tin tức các tiểu đoàn báo về như búa bổ vào đầu Quỳ. Tiểu đoàn 8 đột phá hướng chủ yếu từ sáng đến giờ vẫn lùng bùng trước các lớp rào. Tiểu đoàn 9 ngỡ như đã vào được bên trong ai ngờ vấp hàng rào ngăn cách, bị địch phản công. Đã thế, Ngoãn lại hy sinh. Trời ơi! Nông nỗi này còn đánh chác gì, hy vọng gì? Lần trước, đánh không được, có nhiều lý do, đã kiểm điểm, đã rút kinh nghiệm, đã có những bài học. Còn bây giờ thì sao đây? Tất cả đã cố gắng, cố gắng đến cùng rồi, nhưng ông giời, đúng là ông giời không cho thắng. Nào anh có tội tình gì? Nào đơn vị có tội tình gì mà ông giời nỡ trừng phạt? Nhưng không phải tại ông giời. Anh là người không mê tín. Vậy đích thị là thằng địch thôi. Thằng địch ở Thượng Đức, mày là thứ gì mà ghê gớm đến thế?
Hàng rào ư? Lô cốt hầm ngầm ư? Lẽ nào tất cả những thứ ấy đánh bại được một đội quân thiện chiến như trung đoàn anh?
Đầu Quỳ quay cuồng. Anh muốn thoát ra, muốn đi, muốn chạy tới tận nơi xem bộ đội đánh nhau như thế nào? Thằng địch kháng cự ra sao? Thường thường, người dẫn anh đi là Toản. Toản thuộc đường đất, Toản lắm sáng kiến, đi với Toản rất yên tâm. Nhưng Toản đâu còn ở đây nữa. Toản như một niềm tự hào, một chỗ dựa của anh. Không còn. Chỉ còn một nỗi nhớ, một nỗi đau. Rồi Ngoãn. Một cán bộ tiểu đoàn dũng cảm là thế, mưu trí là thế cũng đã ngã xuống. Niềm hy vọng trong anh cũng đã ra đi. Anh còn ngồi đây làm gì?
Anh còn ngồi ở đây làm gì khi liên tục từ sở chỉ huy sư đoàn, sư trưởng Lê Công Phê nghe anh báo cáo tình hỉnh đã thốt lên giọng trách móc:
- Trời ơi! Anh Quỳ, pháo ta đến đến như thế mà bộ binh của anh vẫn không vào được là nghĩa làm sao? Chúng ta phải làm thế nào để vào được Thượng Đức?
Người nhũn nhặn, bình tĩnh như chính ủy Trần Bình cùng đi nổi nóng.
- Anh xem lại mấy ông cán bộ tiểu đoàn của anh, chỉ huy bộ đội khỉ gió gì lạ lùng thế? Đã đến lúc phải xáp vào cùng bộ đội mở rào bằng được. Coi chừng mấy ông ở xa quá? Coi chừng các ông ấy không nắm được bộ đội...
Những lời như thế cứ như những đợt sóng dữ, vỗ tới tấp vào hầm chỉ huy trung đoàn.
Cách đây một phút, khi anh nói với sư trưởng Lê Công Phê rằng cả hai tiểu đoàn của trung đoàn đều chưa mở hết rào, chưa vào được. Anh nghe thấy tổ hợp đánh cạch từ bên kia đầu dây và một tiếng rên. Trong hầm chỉ huy có người báo hình như sư trưởng không chịu nổi. “Thủ trưởng bị choáng! Y sĩ, y tá đâu, kìa lấy dầu xoa... thuốc trợ tim...”. Trong máy vẫn sôi lên những tiếng như thế, những bước chân chạy vội rộn rịch. Hình như hầm chỉ huy đang phải làm công tác cấp cứu... Trời ạ! Thì chính anh cũng bị choàng. Chính anh cũng đang điên loạn lên. đứng là trước câu hỏi của cấp trên, trước câu hỏi của chính mình, anh chưa trả lời được đây. Anh chủ quan ư? Không. Cấp trên của anh chủ quan ư? Không. Không chuẩn bị chu đáo ư? Không. Vậy thì cái gì chứ?
Cái gì mà lạ lùng đến thế. Tại cách đánh chăng? Ngồi ở đây không trả lời được. Ngồi ở đây cùng không giải quyết được gì. Động viên cũng thế thôi. Hò hét cũng thế thôi.
- Anh Lữ. Anh ở đây nhé. Tôi phải đi.
- Kìa đi đâu chứ? - Chính ủy Lữ hốt hoảng túm lấy vạt áo sau của Quỳ, nhưng Quỳ đã tuồn ra khỏi hầm.
Lữ chỉ còn biết gọi các bộ phận cử người đi theo Quỳ. Quỳ đi đâu. Đã rõ là về phía tiếng súng đang nổ điên loạn kia. Để làm gì? Quỳ cũng không biết nữa. Sao cuộc đời anh lại khổ thế. Anh đã ăn năn hối hận vì đợt trước đánh Thượng Đức không thành. Anh đã dốc toàn tâm toàn ý cho trận đánh đợt 2 này. Anh hy vọng sẽ không gì ngăn trở được những bước chân vũ bão của bộ đội Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn 7 rút ra đã được cũng cố. Anh đã nói với sư đoàn: Bất quá cũng chỉ một ngày là trung đoàn giải quyết xong Thượng Đức. Vậy mà bây giờ các mũi, các hướng tấn công của trung đoàn mù mịt hết. Đau thương quá. Phải ra tận nơi xem bộ đội ta như thế nào? Thằng địch như thế nào? Mẹ nó chứ, chả lẽ lại chịu thất bại. Trong đầu Quỳ cứ nổ lùng bùng những ý nghĩ như thế. Lộn xộn. Tức tối. Cay đắng. Uất hận. Những cái đó đã làm cho anh mụ mị đầu óc. Máy bay ào ạt trên đầu anh. Bom. Pháo. Đạn nổ tới tấp. Không biết. Không cần biết. Anh chẳng còn nghe. Anh chạy đến phía cửa mở, chỗ Tiểu đoàn 8, mũi chủ công của trung đoàn. Đoàn cán bộ đi theo anh có lúc dừng lại, nằm xuống, tránh bom, tránh pháo. Anh thì không. Anh chẳng còn nghĩ gì đến sống, đến chết.
- Tiểu đoàn trưởng Oánh ở đâu? Bộ đội ở đâu hả?
Anh hỏi mà không hướng tới một ai. Đã gần đến chân đồn Thượng Đức. Người trở vào, người trở ra nhộn nhạo. Không còn biết đâu là người của trung đoàn, người của tiểu đoàn hay người của đại đội. Pháo và bom của địch mỗi khi rơi xuống mọi người lại ríu lại với nhau hoặc tản ra như bèo dưới ao bị đá ném. Dẫu vậy, vẫn có ai đó nóì với Quỳ rất rõ ràng:
- Tiểu đoàn trưởng Oánh dính pháo bị thương, đi về sau rồi. Đại đội 6 chiếm được lô cốt đầu cầu nhưng địch phản kích ghê quá bật ra ngoài rồi.
- Thật không hả? Láo. Sao tôi không biết. Chiếm được lô cốt đầu cầu, sao không đưa tiếp bộ đội vào hả? Mấy anh cán bộ tiểu đoàn ất ơ đến thế là cùng. Chả trách. Trời ơi! Vô trách nhiệm. Một lũ vô trách nhiệm.
“Oành... oành...” những quả pháo nổ rất gần. Đoàn phụ tá đi theo Quỳ có người kêu lên hoảng hốt:
- Trung đoàn trưởng. Nằm xuống. Pháo... đến...
Bóng Quỳ liêu xiêu, lảo đảo trong quầng khói đạn.
Mọi người lao tới chỗ Quỳ. Anh đang cố quẫy cựa. Xương ở chân, ở tay anh bị dập nát, kêu lạo xạo. Máu tuôn như vòi nưóc. Mảnh đạn găm đầy mặt, đầy người...
Nguyễn Hiếu đang phăm phăm bước về hướng sở chỉ huy trung đoàn, bỗng dừng lại. Anh sửng sốt khi thấy pháo bắn như vậy mà mọi người tụm năm, tụm bảy thế kia. Anh nói:
-Cái gì thế hả? Quái lạ. Nó táng một quả lại không có người khiêng nhau bây giờ.
Nguyễn Hiếu chạy lại chỗ mọi người đang xúm xít với nhau.
- Báo cáo thủ trưởng, trung đoàn trưởng Quỳ bị thương. - Một cán bộ nói với Nguyễn Hiếu.
- Đưa anh ấy về sau. Nhanh lên. Pháo còn bắn nữa đấy. Chết cả mớ bây giờ...
Nguyễn Hiếu chen vào đám đông. Quỳ là người Nguyễn Hiếu đang cần gặp. Không biết Oánh đã báo cáo tình hình với Quỳ chưa? cần phải đưa đại đội dự bị vào tiếp ứng với Đại đội 6.
- Tiểu đoàn trưởng Oánh đâu? - Nguyễn Hiếu hỏi, đưa mắt tìm kiếm.
- Anh ấy bị thương đi về phẫu trung đoàn rồi.
- Có thật không? Hử?
- Thật chứ ạ. Không nặng lắm. Tự đi được.
Đúng là khó tin quá. Thoáng nghi ngờ hiện rõ trên khuôn mặt Nguyễn Hiếu. Anh ta vừa noi chuyện với mình. Chạy về trung đoàn trước mình. Lúc ấy máy bay chưa bỏ bom, pháo chưa bắn. Mà dù có bị thương vẫn phải về sở chỉ huy cái đã chứ? Còn tự đi được cơ mà.
“Trung đoàn trưởng Quỳ có thể chưa biết tình hình. Phải nói ngay với anh ta thôi”.
- Anh Quỳ. Anh Quỳ! - Nguyễn Hiếu vừa gọi vừa lắc nhẹ đầu Quỳ. Không hy vọng được nữa rồi, vết thương của Quỳ nặng quá. Mắt anh nhắm nghiền. Miệng mấp máy: “Thay... kỷ luật... cán bộ...”. Làm sao có thể hiểu được những câu chữ đứt rời như thế. Quỳ đang nói trong mê sảng, hay đang cố truyền đạt một điều gì đó của người chỉ huy?
Từng tham gia nhiều trận đánh, chứng kiến nhiều tình huống không lường, Nguyễn Hiếu bị những tiếng khó hiểu của Quỳ thu hút..
- Anh ấy nói gì vậy? – Nguyễn Hiếu hỏi mọi người - Không cõng được đâu, lấy võng cáng anh ấy. Trời ơi. Khẩn trương lên nào.
Từ đó cho đến khi chiếc cáng đưa Nguyễn Quỳ về đến chỗ phẫu, Nguyễn Hiếu luôn bám bên cạnh. Không. Nhất định là Quỳ đang cố nói điều gì đó rất hệ trọng.
- Tôi là Nguyễn Hiếu, phái viên của Bộ tư lệnh. Có điều gì cần, anh cứ nói với tôi.
- Thay... đưa... bảy... cán bộ.
Nguyễn Hiếu soi vào mắt Quỳ để suy đoán thêm. Hình như anh ấy bảo thay đại bội cũ hay thay cán bộ gì đó và đưa Đại bội 7 vào... Nguyễn Hiếu gật đầu ra ý hiểu.
-Anh dặn dò gì nữa không?
- Vợ... còn... con...
Nguyễn Hiếu gật đầu tiếp. Thật ra anh chỉ biết Quỳ đang nhắn gửi về chuyện gia đình. Không còn thời gian, cũng không thể tận dụng được gì thêm ở Quỳ, anh rời khu phẫu đi một mạch về sở chỉ huy sư đoàn...
4
Nguyễn Quỳ mê man bất tỉnh không biết bao lâu. Bây giờ thì anh đang tỉnh dậy. Khắp người đau như bị xé. Anh giống như một cục băng khổng lồ đặt trên chiếc võng trong hầm dã chiến của bộ phẫu. Anh không nhớ mình đã bị thương như thế nào nhưng lại nhớ vì sao mình lao ra khỏi hầm. Nếu không bị thương vì đạn pháo chắc anh cũng không còn được nằm ở đây. Anh sẽ nhảy vào hàng rào, sẽ hô bộ đội cùng xông lên chiếm các lô cốt. Thật ra, đấy là hành động của những con thiêu thân mà thôi. Nhưng lúc đó, anh đã không đủ bình tĩnh để suy xét. Anh uất lên khi được tin bộ đội Đại bội 6 đã vào chiếm lô cốt rồi bị đánh bật ra. Cán bộ tiểu đoàn dốt ơi là dốt, vô trách nhiệm nữa chứ. Họ đã không báo cho anh, không đưa đại bội dự bị vào tiếp ứng. Trung đoàn còn cả một tiểu đoàn dự bị cơ động chứ khan hiếm gì đâu.
Vào lúc anh cần làm, sẽ làm để có ích cho trận chiến thì chao ôi! Anh lại bị thương. Anh nhớ là đã cố lắm để nói với mọi người những ý nghĩ của mình. Anh láng máng nhớ nét mặt của một phái viên anh đã từng gặp. Anh biết con người ấy đang muốn lĩnh hội những điều anh đang nghĩ, anh đang nói. Nhưng không biết anh ta có hiểu được không? Lần đầu tiên, anh ân hân về sự liều lĩnh của mình.
Những trận đánh trước đây anh được khen là dũng cảm. Trước mặt kẻ thù, trước bom đạn anh dám xả thân cho thắng lợi của cuộc chiến đấu. Còn lúc này, bao nhiêu người nhìn anh bằng cặp mắt thương hại. Anh đã không làm được gì trong tình thế khó khăn chung. Ngược lạị, hành động của anh chỉ gây thêm khó khăn cho đồng bội, cho trận đánh. Dĩ nhiên, Quỳ cũng chỉ tự mắng mỏ mình như thế. Anh biết vết thương trên người anh nặng lắm. Nước mắt anh trào ra khi nhớ về đất Của. Anh đã ngong ngóng chờ lệnh tấn công Thượng Đức biết chừng nào. Anh chỉ mong bộ đội sớm làm chủ Thượng Đức và lúc đó dù còn muôn vàn khó khăn trong việc đánh quân phản kích anh cũng xin phép cấp trên về thăm mẹ con Thắm. Anh biết Thắm đã sinh cho anh một đứa con trai. Anh biết khi vượt cạn một mình, Thắm đã phải chịu đựng nhiều điều tiếng, eo sèo. Và lúc đứa con trai anh ra đời cũng không phải mọi sự đều trót lọt. Đứa bé nặng tới ba ký rưỡi. Các bác sĩ phải mổ để đưa bé ra. Không biết vết mổ có làm Thắm đau đớn lắm không, có ảnh hưỏng nhiều tới sức khoẻ không? Chắt chiu, cóp nhặt mãi Quỳ cũng đã dành được ít tiền, ít đường sữa, vải vóc định sau trận đánh sẽ mang về cho mẹ con Thắm. Dẫu chưa kết hôn với Thắm nhưng từ lúc biết Thắm mang thai, Quỳ đã coi mình có một gia đình ấm cúng. Có một người vợ để yêu thương, nể trọng và có.một đứa con kháu khỉnh sắp ra đời. Rồi ra, anh sẽ công bá việc của anh và Thắm với gia đình nội ngoại, với đơn vị, với bà con xóm Của. Muộn mằn nhưng anh cũng sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ bạn bè, chiến hữu của anh, của Thắm thay vì một lễ cưới trước đây. Con đường thăng vinh trong trận mạc ngày nào còn hừng hực bác trong lòng anh nay đã nguội dần. Niềm vui, sự phấn chấn nhất của anh là được vun vén cho một gia đình, yên ấm hạnh phúc. Tròi ơi! Ước mơ bình thường giản dị ấy có gì đâu mà khó. khăn đến vậy? Bây giờ tin ước mơ ấy tuột khối tầm tay Quỳ rồi. Bao nhiêu năm xông pha trận mạc, anh không bị một vết thương nào, phải chăng vì vậy lúc này anh lĩnh đủ mọi vết thương. Anh biết chắc mình sẽ không còn sống được bao lâu. Vậy mà trời ơi! Anh còn bao nhiêu việc phải làm.