Thượng Đức

Chương 17

1

Sư trưởng Lê Công Phê đang bình tâm trở lại. Mục tiêu đánh nhanh, thắng nhanh đã không thành thì điều quan trọng nhất là giữ lấy thế trận. Ông đã nhận ra tình huống đầy khó khăn cho quân ta: Máy bay đánh bom ngoài hàng rào. Địch phía trong phản kích quyết liệt. Bộ đội bị ép vào giữa. Người chỉ huy không vững, không xử trí kịp thời dễ gây hoang mang trong tư tưởng cán bộ chiến sĩ. Thằng địch cũng đã đuối sức. Bình tĩnh, thận trọng, sáng suốt, bên nào ý chí cao hơn, bền gan hơn, bên ấy sẽ thắng. Lê Công Phê tự nhủ như thế.

Tin đầu tiên sư trưởng nghe được một cách kỹ càng về địch về ta ở các cửa mở là từ Nguyễn Hiếu. Ông vừa biết ơn, vừa hơi ngượng. Biết bao nhiêu cán bộ dưới quyền có mặt khắp hướng, rồi liên lạc, rồi thông tin hữu tuyến, vô tuyến giăng đầy mà những tin tức quan trọng đến vậy không về đến sở chỉ huy, hoặc có về, cũng rất muộn mằn. Vậy là cán bộ của ông có vấn đề rồi. Họ đã không thực sự vào trận như những người lính quyết tử để giành thắng lợi cho trận đánh. Chỉ tội nghiệp cho người lính, hoàn cảnh éo le như vậy mà họ vẫn không rời trận địa. Đời đời là có tội với họ, với cả người sống và cả người hy sinh nếu số cán bộ kia chi chàng màng, chờ đợi công sức của họ, không bám sát họ, bày vẽ cho họ. Ông quay máy gọi về Trung đoàn 6. Phạm Lượng cầm lấy ống nghe. Khổ thân, Phạm Lượng bị sư trưởng mắng té tát. Oan cho anh quá. Chính anh cũng mới vừa nghe tin Quỳ bị thương ngay đây thôi. Anh chưa kịp báo cáo. Còn việc Oánh không dám đưa lực lượng dự bị vào tham chiến khi tình huống chín muồi là một sai lầm, không thể chối cãi.

- Anh Lượng, - Tiếng sư trưởng Lê Công Phê giật như bá rơi - anh xuống trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 8 thay anh Oánh. Xuống ngay, khẩn trương đưa Đại bội 7 vào chiến đấu thay Đại bội 6. Cán bộ tiểu đoàn phải đi sát đại bội, hỗ trợ mọi mặt cho bộ đội rõ chưa?

- Thủ trưởng yên tâm. Tôi đi ngay bây giờ đây. Nhưng ai sẽ chỉ huy trung đoàn ạ?

Máy tạm ắng. Hình như sư trưởng đang nói chuyện với ai đó trước khi quyết định.

- Rồi. Anh Đắc Lê - tham mưu trưởng sư đoàn sẽ xuống trung đoàn ngay bây giờ.

Buông máy, Lê Công Phê mời Trần Bình và cả Hoàng Đan hội ý. Ông nhìn quanh quất và không hiểu sao gọi thêm Nguyễn Hiếu lúc đó đang tranh cãi rất gay gắt với một cán bộ tác chiến. Ông vừa nhận được tin ở phụ, Tiểu đoàn 9 đã chiếm được các lô cốt đầu cầu đang phát triển mạnh lên tuyến lô cốt thứ hai. Cán bộ tiểu đoàn đã ở bên trong Thượng Đức, cán bộ đại bội cùng các chiến sĩ chiến đấu rất dũng mãnh.

- Không chừng đây mới đúng là hướng chủ yếu. . Hoàng Đan nói. Ông không dám khẳng định, ông bận. Công tác chuẩn bị cụ thể phía dưới, ông nắm không thật chác. Vẫn với tác phong hơi chậm rãi với nụ cười hồn hậu thường trực trên mặt, Trần Bình nói:

- Không hẳn vậy. Chỗ Tiểu đoàn 9 còn khó hơn chỗ Tiểu đoàn 8 nhiều. Nếu có thuận lợi là do họ tạo ra. Quyết tâm của họ cao. Cán bộ chiến sĩ đoàn kết nhất trí. Để vào được trung tâm, đường đi của họ còn dài, còn khó khăn lắm. Có điều, dù sao đây vẫn là hướng yên tâm hơn...

Không để mọi người nói thêm, Lê Công Phê quay qua Nguyễn Hiếu:

- Anh thấy thế nào, nếu sư đoàn chuyển hướng tấn công chủ yếu sang Tiểu đoàn 9?

- Theo tôi, hướng chính yếu vẫn phải là hướng Tiểu đoàn 8. Cửa mở ở vị trí ấy không có gì sai. Đường phát triển vào tới đích gần hơn, nhanh hơn. Bột phá vừa qua không thành là do cán bộ tiểu đoàn yếu kém. Chúng ta nên kiên trì phương án đã vạch ra. Tôi xin đi với Tiểu đoàn 8. Tôi hy vọng, bộ đội sẽ vào trung tâm sớm hơn các tiểu đoàn khác.

- Sợ Tiểu đoàn 8, lực lượng sa sút quá, lại bị địch đẩy bật ra. - Mặt Lê Công Phê không vui. Giá như Nguyễn Hiếu là cán bộ trong sư đoàn chắc ông đã gạt ý kiến ấy ra ngoài.

Nguyễn Hiếu vẫn tin ở những điều mình nghĩ, ở quân khu, anh gần các thủ trưởng cấp trên. Các thủ trưởng tín nhiệm, tin dùng anh nhưng cũng đôi khi khó chịu với anh. Anh bảo thủ. Tranh cãi rất gay gắt, có lúc quá đà, đập bàn đập ghế ầm ĩ. Người mới gặp, khó chấp nhận. Nhưng ở với anh lâu, quen tính quen nết coi là chuyện bình thường.

Với Sư 304, Nguyễn Hiếu chỉ như một vị khách, không thể bộc lộ sự nóng nảy, chủ quan như ở nhà nhưng anh vẫn nài nỉ, thuyết phục sư trưởng:

- Kinh nghiệm, cực chẳng đã mới thay đổi phương án. Hướng tấn công ta đã chọn theo tôi là hợp lý. Tiểu đoàn 8 dù có tổn thất nhưng họ vẫn tự hào là đảm nhận hướng chính yếu, thay đổi sẽ tác động không tốt đến tư tưởng của họ...

Đợi Nguyễn Hiếu dừng lời, sư trưởng hướng cặp mắt kiên định đến tất cả mọi người, giọng điềm tĩnh:

- Những điều anh nói, đúng cả đấy. Nhưng việc quan trọng nhất là dứt điểm bằng được Thượng Đức. Tiểu đoàn 9 đang phát triển thuận lợi. Tôi quyết định chuyển hướng tấn công chủ yếu sang Tiểu đoàn 9. Toàn bộ lực lượng dự bị sở chỉ huy trung đoàn sang phía ấy để tập trung đánh dứt điểm.

Trưởng ban tác chiến mở sổ, tay lăm lăm ghi chép hỏi:

- Xin thủ trưởng cho biết ngày giờ cụ thể?

- Đúng 1 giờ ngày 7 tháng 8, sở chỉ huy Trung đoàn 6 và Tiểu đoàn 7 phải có mặt ở hướng chủ yếu.

Nguyễn Hiếu đứng dậy bực bõ:

- Sư trưởng đã có ý định như vây, còn hỏi ý kiến chúng tôi làm gì? Mất công. Thôi kệ các anh. Tôi đi xuống với bộ đội của Tiểu đoàn 8 đây.

Nguyễn Hiếu bỏ đi.

Mọi người lặng lẽ nhìn theo. Chính ủý Trần Bình mỉm cười nói nhỏ với mọi người:

- Anh ta có rất nhiều phẩm chất của một người anh hùng, nhưng cũng hơi gàn đấy.

2

Nguyễn Hiếu về đến vị trí của Tiểu đoàn 8 thì cán bộ chiến sĩ Đại đội 7 đã vào cuộc, thay thế cán bộ chiến sĩ Đại đội 6. Những người còn lại của Đại đội 6 chỉ rút khi có lệnh của tiểu đoàn. Họ chỉ còn lác đác một vài người, quần áo tướp táp, mặt bơ phờ mỏi mệt đi thủng thẳng trở ra. Hình ảnh của họ có làm cho một số người lính vào thay không khỏi rùng mình. Đây là hướng đang có nhiều bất lợi. Bọn địch đã chiếm lại những lô cốt đã mất. Máy bay A37 thả bom ngay trên các lớp rào. Bộ đội không còn biết chạy đường nào. Phía trong, đạn thắng bắn ra. Lựu đạn nổ sát rạt, ngoài hàng rào, pháo của địch nã sát lưng....

Có lẽ cái làm họ đỡ lạnh sườn hơn là kề với họ có một ông phái viên phải là trung tá, thượng tá gì chứ không nhỏ đang chung lưng đấu cật với họ. Anh ta bám sát cán bộ đại bội, chỉ từng chỗ trũng, từng mô đất cho bộ đội nấp, tránh bom bên ngoài và tránh đạn phía trong. Anh ta còn lom khom chạy đến chỗ mấy chiến sĩ mang B40, B41, thỉ thỏ vào tai họ điều gì đó.

Nhưng dù anh ta là tướng, là lá bùa hộ mệnh đi nữa thì cũng không thể làm cho họ yên tâm. Đạn rát quá thì phải lùi lại thôi. Nhưng lùi không khéo lại đυ.ng bom từ máy bay trút xuống. An toàn hơn cả là khi những chiếc A37 kia vừa trút bom xong đang hốt hoảng vυ't lên cao tránh đạn phòng không của ta, nhót ra ngoài. Một vài anh chiến sĩ không chịu nổi đã làm như vậy. Nhiều anh khác ngó theo. Tội vạ gì, ở đâu cũng vậy thôi. Tiến không xong, lui không được. Mà thần kinh cứ căng như dây đàn chịu sao thấu. Nhưng lén về sau ư? Đâu có được. Nguyễn Hiếu đã vẫy tay, nói rành rọt:

- Lên hết. Không anh nào được lui ra.

Nguyễn Hiếu không thật sự tin tưởng vào bản lĩnh, kinh nghiệm chỉ huy của Sư đoàn 304 lại được phát huy hiệu quả ở Thượng Đức. Ý nghĩ đó có từ lúc anh biết họ chuẩn bị hành quân vào chiến trường Khu 5. Trận đánh trục trặc, anh càng thêm tin vào suy tính của mình. Theo anh. mỗi trận đánh dù lớn dù nhỏ, vai trò của người chỉ huy rất quan trọng. Anh muốn đến tận nơi để chiêm nghiệm. Xuống Tiểu đoàn 8. Việc đầu tiên chấn chỉnh bội ngũ cán bộ đã. Bộ đội rất tốt. Ở đâu cũng tốt. Nếu có lình xình gì đó là do trận đánh quá kéo dài, quá ác liệt. Nhiều tân binh chưa kịp huấn luyện, chưa được chuẩn bị chu báo đã phải vào trận ngay. Họ rất cần người chỉ huy động viên giúp đỡ. Nhìn trước nhìn sau không thấy cán bộ đâu họ sẻ nản lòng. Tâm trạng ấy nếu có ở một vài chiến sĩ cũng không thể trách họ. Họ chạy trở ra cũng là lẽ đương nhiên. Mà chạy ra là một việc dại dột, một việc tự chuốc lấy thương vong. Phải ngăn họ lại, giữ tính mạng cho họ. Đạn thẳng phía trước, biết quan sát có thể lợi dụng địa hình để tránh. Dạt trở ra, bom phủ lên đầu, không thoát được.

Nguyễn Hiếu nghĩ: đã tổ chức tấn công địch là phải thắng. Huống chi trận đánh lại do tư lệnh Quân khu 5 chỉ huy. Thôi thì phía trên đã có các tướng tá. Phần của anh là với bộ đội cấp đại đội tiểu đoàn. Anh sẽ cùng họ vượt mọi chướng ngại. Tiểu đoàn hướng chủ yếu phải phát triển nhanh hơn các tiểu đoàn khác để có mặt ở trung tâm sớm nhất.

Anh tự tin. Anh yêu vô cùng những người lãnh đạo của Khu 5. Những tư lệnh Hai Mạnh, những bí thư Năm Công. Họ là một thế hệ đàn anh đi trước. Anh tự hào về các đơn vị chủ lực Khu 5. Anh tin ở anh, một người đã ra sống vào chết nhiều phen. Anh chọn Tiểu đoàn 8 không chỉ vì đây là hướng chủ yếu. Anh chọn Tiểu đoàn 8 còn vì cán bộ chiến sĩ đang gặp nhiều khó khăn, thương vong nhiều. Địch đang phản kích dữ dội. Anh chọn Tiểu đoàn 8 và sẽ gắn bó với họ còn vì muốn lấy lại lòng tin của người lính đối với cán bộ chỉ huy. Chừng đó thời gian, chừng đó nghe ngóng và quan sát, anh biết người chiến sĩ đang oán thán cán bộ cấp trên, óán thán cán bộ tiểu đoàn.

Trong mắt anh, Oánh là kẻ nhát gan, vô trách nhiệm. Anh nghĩ đến Nhung mà thương đến thắt lòng. Sao Nhung lại đi lấy một người chồng như thế. Mọt người như Oánh không xứng là chồng của Nhung. May sao ở đây, chỉ có anh biết quan hệ giữa Oánh và Nhung. Nhưng dẫu thế vẫn phải rửa nhục cho Nhung - người, một thời anh đã yêu say đắm và hình ảnh cô vẫn đằm thắm trong anh, không thể phai nhoà.

- Tất cả chú ý. Tôi nhắc lại, không một ai được rút về phía sau. Rút về phía sau là chết.

Khoảng mười phút sau đó, tiếng Nguyễn Hiếu lại vang lên:

- Tất cả chuẩn bị sẵn sàng. Có lệnh xung phong là nhanh chóng bám lên các lô cốt phía trước.

3

Trời còn nhọ nhem, nhưng gương mặt sư trưởng Lê Công Phê lại sáng bừng như chưa bao giờ có: Cái gương mặt đầy hưng phấn ở ông như đã nói lên phần nào diễn biến của thế cuộc. Ông bước thư thái về phía Sáu Nam giọng tưng tửng:

- Chúng ta chuyển hướng tấn công chủ yếu sang Tiểu đoàn 9 là rất đúng. Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 7 đều đang phát triển nhanh.

Ông đưa tay nhìn đồng hồ.

- Lúc này có thể cả hai đã ở sát trung tâm. Quân địch đang bị dồn về phía đông - nam.

- Còn Tiểu đoàn 8? - Sáu Nam đang ngồi vụt đứng dậy dướn về Lê Công Phê. Trông ông cứ như gặp người tình muốn vươn tới ôm vai bá cổ. Một nụ cười duyên dáng hiện trên môi Lê Công Phê. Ông ghé đầu sát tai Sáu Nam nhưng lại nói rất to:

- Rất báng khen. Nó đã chiếm được tuyến lô cốt thứ nhất. Đang đánh chiếm tuyến lô cốt thứ hai. Nhưng... Ông bỗng ngập ngừng mặt trở nên tư lự.

- Sao? Nó làm sao? Anh nói tiếp xem nào?

- Không sao cả. Nhưng đúng là bao nhiêu cái khổ trút lên nó. Đang phát triển thì gặp ổ đề kháng ngẩm của địch. Chúng bắn chặn quyết liệt, bộ đội thương vong nhiều.

- Liệu, liệu... có trụ được không? - Giọng Sáu Nam chợt run run.

- Trụ chứ. Có chăng chậm hơn so với thằng khác. Nghe nói nhiều người bị thương vẫn bám đội hình tiến công. Anh Sáu à. Anh chuẩn bị đi thôi. Có thể tình hình sẽ chuyển nhanh lắm đấy.

- Được, tôi hiểu.

Sáu Nam trở lại chỗ đặt máy bộ đàm. Sự chờ đợi nôn nao của ông về cái giây phút chiến thắng đang đến rồi chăng? Thằng Hùng, thằng Lầu sẽ làm gì khi giờ cáo chung của chúng đang đến. Hoặc chúng sẽ tử thủ đến cùng, hoặc sẽ bỏ chạy. Điều quan trọng là bên phía lực lượng vũ trang tỉnh phải chặn kỹ các lối bọn địch có thể rút ra. Ông đã dặn hai tiểu đoàn chủ lực tỉnh và các lực lượng huyện xã, bá trí thế trận chu báo. Khó nhất là làm sao bảo vệ được dân ở ấp Hà Tân khi trận đánh kết thúc. Chưa thể lường hết chuyện gì sẽ xảy ra với dân Hà Tân khi Thượng Đức thất thủ. Người tin cậy nhất, làm yên được dân là Thủy và Cẩm Linh, ông hối hả cầm máy gặp Thủy. Mặt ông bỗng hốt hoảng.

- Trời ơi! Như thế là nghĩa làm sao chớ?

Từ đằng kia đầu dây, huyện ủy Đại Lộc cho biết không nhìn thấy Thủy hai ngày nay.

- Anh ấy đi đâu? Đi đâu hử?... về Hà Tân? Sao lại về Hà Tân? Mà về sao được. Hừ, các anh cũng hay nghĩ bậy cho anh ấy lắm đấy...

-Sáu Nam buông máy, thờ dài nghe đến não ruột.

Trước lúc nổ súng, sao Thủy lại biến mất, rất có thể Thủy về Hà Tân. Nếu không về Hà Tân thì Thủy đi mô chớ? Nhưng về Hà Tân làm gì trong lúc đang đánh nhau loạn ngầu thế kia. Một vài người ở huyện ủy nghi ngờ lòng trung thành của anh. về chuyện viết thư cho cháu, chuyện đốt nhà, hãm hại vợ con đã tạm yên lại được xốc xới lên khi ta tâm công đợt 2 gặp trở ngại. Ông biết trong huyện ủy cũng có những người gàn dở lắm. Chưa có chứng cứ rõ ràng mắc chi vô hiệu hoá vai trò cua Thủy. Thủy là người trung kiên, một lòng một dạ với cách mạng, nhưng sự thô thiển quá thể của một số người không chừng đẩy người ta về phía bên kia... Đầu óc Sáu Nam vừa bộn lên thoáng nghĩ ấy đã khiến chân tay ông bủn rủn. Nếu có chuyện ấy thì ôi thôi! Hết ngõ rồi, ông thấy lòng hoang mang thật sự. Ông lạỉ vồ lấy máy gọi về chỗ huyện ủy, ông muon gặp Cẩm Linh.

- Trời ơi. Có chuyện chi lạ lùng vậy? Lần này ông thả rơi câu nói, tay bưng lấy đầu, Cẩm Linh cũng biến mất từ hôm qua đến giờ. Cô để lại văn phòng huyện ủy một miếng giấy với dòng chữ:

“Tôi xin phép vắng mặt chừng nào chưa tìm thấy anh Hoàng Thủy. Không thể thiếu anh ấy trong cuộc chiến đấu của chúng ta”.

Ký tên

Cẩm Linh.

4

Thủy đang ngồi nói chuyện với trưởng ấp Hà Tân Nguyễn Bá. So với mười năm về trước, Nguyễn Bá có nhiều thay đổi, dẫu thế, nếu vô tình gặp Nguyễn Bá đâu đó, Thủy vẫn cứ nhận ra. Bá to cao lừng lững. Lông mày rậm, hơi xếch, cằm bạnh, mặt vuông. Chỉ vậy cũng đủ nhận dạng nhưng Nguyễn Bá còn có một đặc điểm khác thường. Mũi Bá rất to. Cứ như thể có ai đắp thêm để thành một nhân vật hề trên sân khấu. Mười năm trước, người Bá gầy, nhanh nhẹn, giọng cũng trong hơn. Môi trường đang sống làm biến đổi Bá khá nhiều. Bụng Bá xệ ra, tay chân mập, dáng đi ọc ạch. Giọng khàn, chói:

- Anh ít thay đổi. - Bá nói, nhìn Thủy với đôi mắt có vẻ thương hại.

- Gầy và khắc khổ phải không? Khốn nạn, mười năm nay thiếu ăn thiếu mặc, chạy cùng khắp, làm đủ mọi chuyện, nhục như con chó, ấy thế mà còn bị nghi ngờ, sỉ vả. Còn sống đến bây giờ cũng đã là phúc rồi. Mừng cho anh: trắng, mập. Cuộc sống chắc phồn thịnh mới được vậy...

Bá không nói gì, chỉ cười nửa miệng. Cái cười đầy bí hiểm. Chuyện giữa họ ắng lại. Mắt nhìn mắt thăm dò. Có cái gì đó vẫn làm cho họ chưa thật tin nhau. Bá gọi người nhà cho thêm đồ nhậu. Thủy kín báo theo dõi căn bếp kín ẩn phía bên trong. Anh cũng để mắt tới những cánh cửa nửa khép nửa mở của căn nhà rộng rinh nằm vuông góc với phòng tiếp khách của Bá.

- Nhà đi đâu vắng vậy anh Bá?

- Quên chưa nói anh rõ. Chị kia người giúp việc. Vợ con tôi sơ tán hết từ mấy bữa nay. Nhà chỉ còn tôi với anh. Tha hồ nói chuyện. Thằng nhỏ cháu anh chút xíu nữa sẽ đến. Vậy đó, anh có người bảo vệ, còn tôi? - Bá giơ hai bàn tay trắng trước mặt Thủy.

- Tôi không hiểu tại sao lại là như vậy? Thằng nhỏ là cháu tôi nhưng là lính các anh. Tôi là kẻ đầu thú về với quốc gia.

Nguyễn Bá lại mỉm cười:

- Thì tôi giống như anh, cũng từng là Cộng sản gộc rồi đi chiêu hồi.

Họ lại yên lặng nhìn nhau. Mỗi người đều đang nhớ lại kỷ niệm của một thời... Hồi đó, ở Hà Tân, cán bộ cách mạng được cài cắm lại khá đông. Thủy và Bá là bạn học, bạn chiến đấu, không những thế còn giữ trọng trách khá đặc biệt. Bá là chủ tịch xã, còn Thủy là bí thư chi bộ, cả hai hoạt động bất hợp pháp. Bữa đó, Bá bị khui hầm. Trường hợp này, người cách mạng chỉ có một cách duy nhất, tung lựu đạn nhảy lên, phó thác tính mạng cho may rủi. Chuyện bị địch phát hiện hầm bí mật không còn là hiếm. Cách giải quyết như trên là lẽ sống không thể nào khác được. Bá không làm như thế. Khi biết không thể nào thoát Bá xin đầu hàng. Tất cả những cán bộ nằm vùng ở xã Hà Tân ngay lập tức phải nhảy núi. Phong trào bị đổ vỡ. Địch dồn dân về sát chân đồn Thượng Đức lập ấp. Có điều lạ, chúng chưa diệt nốt những người có thân nhân đi theo cách mạng.

- Anh Thủy à! Tôi nghe nói ngoài vùng giải phóng anh làm tới bí thư huyện ủy chi đó. Có thật vậy không?

- Ấy là trước khi Cộng sản khởi sự đánh Thượng Đức. Còn bây giờ tôi bị cách chức rồi. Đến cái danh hiệu đảng viên cũng không còn. Anh Bá, tôi chẳng là gì đâu. Tôi chỉ còn một mong muốn được đoàn tụ gia đình, được gặp lại vợ con. Đời người ngắn mà anh Bá. Tôi trót dại. Đáng lẽ chọn con đường anh Bá đi từ lâu...

Bá nghe có vẻ lơ đễnh, mặt cúi gầm xuống buồn rượi. Thủy bỗng trở nên dè chừng trước những lời lẽ đã được nghiền ngẫm kỹ của mình.

- Tôi biết mình có tội với các anh. - Bá rầu rĩ - Nhưng là bạn bè, từng một thủa hoạt động cách mạng với nhau anh có tin tôi không?

Bá nhìn chòng chọc vào mặt Thủy, không hiểu sao, Thủy phải hướng con mắt đi chỗ khác.

- Tôi không phải là người cạn tàu ráo máng với bạn bè.

Nhận thấy Thủy nhìn mình như khó hiểu, Bá tiếp:

- Bằng chứng là hồi tôi đi chiêu hồi, nếu muốn đồng đội bị gϊếŧ, thì kể cả anh cũng không thoát khỏi tay địch.

- Có thể như vậy lắm.

Thủy nói chỉ để xoá đi một một vết nhơ giữa hai người. Anh nhớ lại: chỉ ít bữa sau khi theo địch, Bá đã dẫn một tốp lính đi lùng sục khắp nơi. Trong danh sách những cán bộ nằm vùng mà Bá liệt kê có tên Thủy đứng đầu bảng.

- Nên thành thật với nhau anh Thủy à! Hình như anh không tin điều tôi vừa nói. Anh nhớ lại đi. Bữa đó, tôi bị khui hầm vào giữa trưa đúng không? Nếu tôi khai ngay các anh chạy sao kịp. Tôi thừa biết có người ở Hà Tân báo cho các anh biết tôi bị khui hầm và các anh đã chạy tuốt lên núi ngay tối hôm đó. Tôi phải dùng mọi kế hoãn binh để bọn chúng không làm gì được các anh. Còn chuyện lừng sục khai báo thì làm chi khác được. Nếu không khai, không báo, sao chúng tin là mình thành thật đi theo quốc gia...

Hoàng Thủy đã bắt đầu sốt ruột. Khu vực anh và Bá ngồi đây như trên chảo lửa. Hôm nay, hoặc ngày mai sẽ ngã ngũ chính thể của chế độ Thiệu còn lại đây hay sẽ là vùng đất của quân giải phóng. Thời gian quá ngặt nghèo, bụng dạ nào yên ngồi nghe Bá kể lể về những chuyện đã thuộc về quá vãng. Nhưng Thủy chưa thể nói thẳng nói thật ý định của anh. Bá nói chuyện vòng vo và tỏ ra cảnh giác. Tại sao Bá lại phải thanh minh chuyện Bá ra đầu thú quốc gia. Chính anh đang nói với Bá về việc anh cũng xin ra đầu thú đó thôi. Và không hiểu vì sao biết anh đến nhưng Bá không bố trí lính bảo vệ. Người trong gia đình cũng vắng ngắt. Có phải thật lòng Bá không có chút nghi ngờ gì về việc anh xin đầu thú với quốc gia. Có phải thật lòng đối với anh, Bá không cần phải đề phòng gì về tính mạng của y. Thái bộ của Bá làm Thủy hết sức khó xử. Nếu Bá có chút nghi kỵ và nếu anh đọc được trong suy nghĩ của Bá một điều gì rõ ràng anh đã hành động rồi. Mục đích trước mắt của anh vẫn là phải khui bằng được những tin tức cơ mật ở Thượng Đức, thứ nữa phải điều tra ra kẻ nào đã đốt nhà anh, ám hại vợ con anh. Và sau chót, kẻ nào đã tung tin thất thiệt làm hại thanh danh anh. Nếu không phải do bàn tay của ông ấp trưởng, không phải từ miệng ông ấp trưởng thì từ đâu? Bá không thể không biết. Nhưng để Bá có thể nói ra phải chọn một cách thích hợp. Nếu không, khi về chầu trời, bí mật vẫn nằm trong lòng Bá và mãi mãi anh vẫn mang tiếng là người ác, một kẻ phản trắc.

Ý nghĩ trở về Hà Tân nảy ra hôm Thủy đưa Cẩm Linh từ vụng xoáy sông Vu Gia lên bờ. Đầu tiên, không phải nơi anh mà ở cẩm Lỉnh. Anh nghĩ rằng vào ấp Hà Tân cũng là một cách tự tử. Anh đã nhảy được xuống sông kết liễu đời mình, còn ngại gì việc nhận lấy một viên đạn của kẻ địch. Khả dĩ, anh không dám hành động vì sợ liên luỵ đến tổ chức, đến trận đánh, đến danh dự người bí thư đảng ủy. Dẫu sao, chuyện kỷ luật anh lúc đó chưa thành văn bản, mà vẫn chỉ là những lời đồn đại của ai đó, đâu đó. Còn bây giờ, thực tế anh đã nhận được chỉ thị tạm ngừng công việc của một bí thư. Tôn trọng tổ chức Đảng, anh chấp hành. Nhưng rồi anh lại nghĩ, tạm thôi chức trách của một bí thư thì làm chức đảng viên thường vậy. Nhưng ngay cả khi anh lao vào làm việc vẫn có những cặp mắt ái ngại. Anh đọc được sự áy náy không yên ở họ. Hiệu quả công việc không tốt đã đành và cũng không hay ho gì khi để người khác vướng bận về mình. Thôi trót. Anh nghĩ và bỗng dưng anh thấy mình là người lẻ loi. Lẻ loi nhưng tự do, tự do hoàn toàn. Anh có thể hành động theo ý muốn. Đã thế, tại sao không về Hà Tân. Trước khi đi, anh đã hình dung ra bao nhiêu khó khăn nguy hiểm, bao nhiêu tình huống anh phải đối phó. Nhưng đi rồi, mặc vào người bộ quần áo hợp pháp rồi, anh mới thấy việc đi vô ấp Hà Tân là dễ dàng hơn bất cứ lúc nào. Bọn lính gác ư? Đang lo giành giật, cướp bóc, đang lo lủi chạy hoặc hùng hục đào hầm, bảo mạng. Bọn tự vệ thì nhấp nhỏm không còn nhìn nhân ra ai với ai. Dân tình ư? Chỗ thưa vắng như bãi tha ma, chỗ xúm xít túm tụm bàn tán, chỗ hốt hoảng chạy loạn. Lọt vào ấp, anh hoàn toàn yên lòng. Hình như không một ai để ý đến anh.

Trời ơi! Giá như vợ con anh còn, anh sẽ đưa vợ con ra, tốt biết chừng nào. Có một vài cơ sở của ta trong ấp nhưng anh không biết họ ở chỗ nào. Anh đã bao giờ trực tiếp liên hệ với họ đâu. Và đột nhiên, anh nghĩ đến ấp trưởng Nguyễn Bá - người một thời từng là bạn học của anh, đồng chí của anh. Vào nhà ấp trưởng còn gì nguy hiểm cho bằng. Để bọn lính gác không ngáng lại phải nghĩ ra một mẹo gì đó. Nhưng trời ạ! Anh đã lo vô ích. Ngay cả việc vào nhà ấp trưởng cũng quá dễ dàng. Không ai hỏi, ai đυ.ng. Khi đã ngồi đối diện với Bá, Thủy vẫn chưa hết ngạc nhiên. Anh chưa bao giờ hình dung một ông ấp trưởng lại rỉ rả kể những chuyện đâu đâu trong lúc nước sôi lửa bỏng.

- Ông ấp trưởng à! Chuyện nớ để sau hẵng hay. Chừ tôi nhờ ông đưa tôi tới gặp quận trưởng Hùng được không? Tôi muốn cung cấp cho quận trường một vài tin tức quan trọng từ phía Cộng quân.

- Đừng giỡn ông bí thư, tài thánh gì bây giờ cũng không gặp được ông Hùng.

- Sao nghe nói ấp trưởng và bà con vẫn chở thịt gạo lên chỗ ông Hùng.

- Lâu rồi, ông bí thư à. Chớ bây giờ lấy đâu mà tiếp tế. Mà có cũng chịu, đạn bom kinh hoàng.

- Ấp trưởng đừng gọi tôi là ông bí thư. Tôi bị cách chức, đang xin chiêu hồi về với quốc gia, mắc chi ông cứ gọi vậy?

- Đừng, đừng giỡn ông bí thư. Tôi biết chớ. Tôi biết ông vô đây làm gì rồi. Thật tình, tôi theo quốc gia vì hoàn cảnh quá kẹt. Tôi sợ chết. Lo bảo mạng. Tôi không kiên gan được như anh em, chớ tôi không ác.

“Không ác mà leo lên đến chức ấp trưởng Hà Tân?” Thủy đã định nói thế nhưng rồi nén lại được. Nhưng Bá cũng đã đọc được ý nghĩ đó trong đôi mắt của Thủy.

- Không tin ông cử hỏi người già người trẻ ở đây.

- Không cần phải hỏi. Cũng không còn thời gian để đôi co với ông. Ông đã biết ý định của tôi thì tôi cũng nói thật. Tôi vào đây gặp ông có mấy việc. Ông khai thật đúng, thật thành khẩn, cách mạng sẽ khoan hổng. Bằng không tôi sẽ thay mặt cách mạng...

Thủy rút súng ngàn giắt bên trong vạt áo, đặt mạnh lên bàn. Chiếc ghế Bá đang ngồi chợt rung lọc cọc. Mặt y biến sắc. Hai tay y xua xua về phía khẩu súng:

- Ông cứ hỏi. Tôi biết ông thế nào cũng đến đây. Từ khi đi với quốc gia tôi vẫn nghĩ thế nào cũng có cái ngày hôm nay mà... ông làm ơn cất giùm khẩu súng. Chúng ta còn nói chuyện dài dài. Ông sẽ thấy rằng trước đây nếu cách mạng có trừng phạt tôi cũng là đích đáng. Còn bây giờ nếu tôi phải ăn đạn của ông thì thật oan uổng.

Thủy làm theo lời hắn, cất súng vào chỗ cũ. Mặt anh đỡ căng thẳng hơn. Anh đã không đến nỗi quá thất vọng về tư cách của thằng bạn mình trước đây. Anh nghĩ: “Chắc mình rút súng hắn sẽ lại té đái ra quần. Hắn có hơi sợ, nhưng như thế là không đến nỗi nào. Vả chăng, đúng là hắn đang giữ cái gì đó như một chìa khóa của bí mật.

- Trước hết, ông biết gì về bọn địch ở Thượng Đức khi bị tấn công. Nói vắn tắt thôi, những âm mưu thủ đoạn.

- Dạ, Bọn địch sẽ nã pháo vào đây. Có người báo ra như vậy. Nhiều nhà đã đi sơ tán. Vợ con tôi cũng đã đi rồi. Tôi không thể đi nên có đào cái hầm. Khi có pháo, ông tụt ngay xuống đây với tôi. – Hắn chỉ vào gầm giường.

- Gì nữa? Khẩn trương, giờ định mệnh của chúng nó sắp điểm rồi đó.

- Dạ, thưa ông bí thư tôi chi biết có vậy!

- Nói tiếp đi.- Thủy giục khi thấy Bá lưỡng lự.

- Chuyện lien quan đến tôi và ông... Hẳn ông nghĩ tôi đã đốt nhà ông, sát hại vợ con ông?

- ừ... À... Sao?

Bá đã nói đúng cái điều lâu nay Thủy cất giấu trong lòng. Cái điều nóng như lửa nhưng anh vẫn kìm giữ chưa muốn đυ.ng tới. Bá đã chủ động nói trước. Anh đã không ngờ tới. Chính vì thế mà anh lúng túng. Anh vẫn nghĩ không cách gì Bá không là thủ phạm trong chuyện gϊếŧ hại vợ con anh. Nếu y không đồng mưu, không là thủ phạm thì y cũng biết rất rõ. Gặp và hỏi tội Bá là một trong những mục đích của chuyến đi này.

- Tôi xin nói, mong ông hiểu cho, âm mưu là của quận trưởng và bọn tâm lý chiến. Tôi chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền cho dân trong ấp biết những điều đã được ghi sẵn, làm sao để dân tin Cộng sản là những kẻ đê tiện, gϊếŧ đến cả vợ con vì một chút tình riêng. Vậy nên Cộng sản chả tha mạng cho những ai không cùng phía với họ.

- Ông đi tuyên truyền và ông tin như vậy sao?

- Không có, tôi đã từng cùng chiến tuyến với các ông mà. Tôi biết chớ.

- Vậy sao ông còn đi tuyên truyền?

Mắt Thủy long lên, nước mắt ứa ra, hình ảnh vợ con anh vừa chợt hiện.

- Dạ thưa ông bí thư. Ông cứ bình tĩnh. Tôi vốn nhát gan, sợ chết. Bởi thế mới phải ra đầu thú. Đã ra đầu thú, nó bảo gì làm nấy. Nó nói sai làm bậy cũng phải làm ngơ. Không thế nó đâu có tha.

- Vậy mà ông bảo ông không ác. Nó bảo ông đốt nhà, gϊếŧ người, chắc ông không dám chối. Và ông coi đó là chuyện bình thường chớ? Đúng không?

- Tội quá, ông đừng suy ra thế, ấp trưởng cũng có nhiều loại. Không phải ai cũng làm những việc thất đức. Tôi biết ra đầu thú là có tội với cách mạng. Lo sao sống được bên này lại chết ở bên kia. Tôi biết chớ, lâu mau chi cách mạng cũng thành công. Mỹ đằng mô cũng cút, nguỵ đằng mô cũng nhào. Tôi có đọc thơ Cụ Hồ mà. Tôi đã nghĩ tới cái ngày hôm nay. Thượng Đức sụp đổ. Cách mạng về.

Tôi sẽ phải đối mặt với cách mạng. Tôi sẽ phải gặp lại các anh. Thôi thì mình có tội. Đồng chí bạn bè hoạt động khổ cực, tính mạng cheo leo, mình được yên ấm, giờ có phải đền tội cũng đành chớ biết làm sao?.

- Ông Bá, - Giọng Thủy bỗng chốc nặng trịch và không còn giấu nổi sự phẫn khích.

- Cách mạng bao giờ cũng sòng phẳng.

- Bỗng mặt Thủy hơi đỏ lên và lúng túng vì câu nói của mình. - Tất nhiên, lầm lối thì ai cũng có thể vướng phải, nhưng tội ra đầu thú là tội ra đầu thú, chớ không thể lẫn lộn với việc bấy lâu ông sống yên ấm, bấy lâu chúng tôi khổ cực nên bây giờ chúng tôi ghen tức mà trừng phạt ông. Trừng phạt ông nặng nhẹ sẽ là ở chỗ khác. Từ ngày ông đi đầu thú, ông đã làm những gì tổn hại đến cách mạng, tổn hại đến những đồng chí đã từng chung lưng đấu cật với mình. Và nữa: đối với dân, đối với thân nhân những người cách mạng còn kẹt lại ở vùng địch, ông đã gây ra bao tội ác.

Trong đôi mắt của Thủy có lửa đang bừng cháy. Anh ôm lấy mặt, cúi xuống bàn, khóc nức nở. Rồi bỗng anh ngẩng lên, tay đập mạnh xuống bàn.

- Bá! Thôi đừng loanh quanh lấn cấn tội ác nữa. Tao từng là bạn của mày. Mày từng là đồng chí của tao. Nhưng bây giờ là kẻ thù không đội trời chung của nhau rồi. Hãy nói đi. Thằng Hùng đã lệnh cho mày gϊếŧ vợ con tao như thế nào? Không còn nhiều thời gian nữa đâu.

- ủa! ủa! ông bí thư. Xin ông bình tĩnh. Tôi chưa kể tới đoạn đó mà. Làm sao tôi gϊếŧ vợ con ông mà còn dám ngồi đối mặt với ông đây? Nhà của ông thì không còn. Quả là bàn tay của tôi đã đốt. Nhưng vợ con ông thì tôi đã dắt ra khỏi nhà trước khi lửa bốc cháy.

- Dắt đi đâu? Mày gϊếŧ vợ con tao ở chỗ nào hả? - Tay Thủy lại đập xuống bàn. Cốc chén nảy lên rơi loảng xoảng.

-Hắn nhoài người về phía Thủy giọng se nhỏ:

- Ông chỉ độc mồm độc miệng. Vợ con ông còn sống rành rành. Tôi đã đưa đi Hòa Vang, sát kề thành phố Đà Nẵng, ở đấy có người quen của tôi. Vẫn sống yên ổn...

- Có thật vậy không hả? ủa trời! Tôi đang mơ chăng? Thuỷ không biết bằng cách nào đã ở bên này bàn, ôm lấy Bá. Nhưng chợt nhận ra điều gì, anh lùi lại nhìn Bá với cập mắt đề phòng.

- Ông vừa nói gì? Cứu vợ con tôi phải không? Tại sao? Tại sao ông làm việc đó chớ?

- Phải. Ông không tin là đúng. Đã là ấp trưởng đối với các ông chỉ có thể làm điều ác. Gϊếŧ người như ngoé, không có chút lương tâm. Thằng đi chiêu hồi càng ác hơn, càng nguy hiểm hơn. Tại sao cứụ vợ con ông ư? Đó là chút tình xưa nghĩa cũ, tôi dành cho ông, cũng là dành cho lương tâm mình. Bây chừ, gặp ông tôi đã hối hận. Ít bữa nữa yên hàn, tôi sẽ dẫn ông đi gặp vợ con. Tiếc là với cách mạng, tôi chưa làm được chi.

- Anh làm việc đó, thằng Hùng, thằng Lầu có biết không? - Bất giác, Thủy hỏi.

- Biết răng được. Không ai biết ngoài tôi và anh. Biết, tôi đâu có thể ngồi đây với anh.

- Nguyễn Bá. Anh Nguyễn Bá. Xin anh bỏ qua. Nghĩa cử của anh đâu chỉ phải riêng với tôi.

Tiếng súng con bỗng nổ loạn phía trong Thượng Đức, cắt đứt câu chuyện giữa hai người. Linh tính cho Thủy hay, bộ đội đang tấn công. Anh chưa biết nên xử trí thế nào với ấp trưởng Hà Tân thì mấy quả pháo ùn ụt lao tới. Tiếng nổ lộng lên ở trung tâm ấp Hà Tân. Đất rung chuyển, tung hê cả bộ bàn ghế anh và ấp trưởng đang ngồi. Bá ngã ngửa trên sàn gạch. Ngói trên mái nhà trút rào rào. Anh cúi xuống kéo Bá dậy:

- Anh xuống hầm đi.

Bá lóp ngóp bò dậy, chỉ chỉ tay ra ý bảo Thủy cùng xuống. Y hoảng quá không nói được thành lời. Thủy nhìn y. Niềm vui đang dào dạt kéo đến trong anh. Mấy quả pháo coi chùng không phá tan được hình ảnh đoàn tụ với vợ con đang hiện ra lung linh.

Bỗng phía ngoài ngõ, trong quầng khói bụi vừa ngùn ngụt bốc lên lan ra, che kín một vùng, loáng thoáng có bóng người đi vào nhà. Ai? Thủy giật thót, tay nắm chặt khẩu súng ngắn. Nòng súng đã chĩa vào một tên lính xách AR15 mặc áo quần rằn ri. Ngón tay ghì chặt cò súng của anh nới ra. Ngay sau tên lính là Cẩm Linh. Kỳ quá, sao Cẩm Linh lại vào đây? Gương mặt của những người mới đến ngày một hiện rõ hơn. Thủy nhận ra người lính chính là Thông, đứa cháu ruột của mình.

- Chú, cháu đây mà. Tiếng Thông nghẹn ngào - Cháu đoán chắc là chú ở đây.

Ngỡ ngàng, chưa biết phải làm gì, Thủy đã bị Cẩm Linh túm lấy tay:

- Đi thôi anh Thủy. Tìm miết mới thấy anh, địch đang bắn pháo vào đây.

Đứng phía sau Linh là một ông già râu tóc trắng xóa. Hoàng Thủy nhận ra đó là ba của Cẩm Linh. Trời ơi! sao có cuộc hội ngộ kỳ lạ như thế này...

Lại một quả pháo nữa nổ ngay má ngoài hàng rào Mấy bụi chuối bị miểng xiến đổ ngổn ngang.

- Sao nó lại bắn pháo vào dân mới được chớ? - Thủy hỏi và đưa mắt nhìn cháu mình.

- Trong Thượng Đức, quân ông Hùng, ông Lầu đang bị dồn tới cùng đường. Các ông lệnh nã pháo vào Hà Tân để dân nhốn nháo bỏ chạy, nhân đó quân lính trà trộn vào dân trốn ra đường sông.

- Làm sao báo kịp cho các anh ngoài đó hỉ? - ông già tiếp lời.

- Không cần bác à. Tất cả đều đã có trong phương án. Các đơn vị đã chờ sẵn ngoài đó.

Thủy quay qua nói với Bá đang ngấp nghé ở miệng hầm.

- Ông ấp trưởng, ông đã biết tình hình rồi đấy. Bây giờ ông làm nhiệm vụ của ông đi thôi. Báo cho dân chúng xuống hầm tránh đạn. Không lộn xộn, không đi theo bọn địch. Diệt xong Thượng Đức, ủy ban quân quản sẽ đưa dân về nơi an toàn.

Không biết Bá có nghe được những lời ấy không. Tiếng pháo vừa rồi đang làm y tan hồn nát vía. Y đang xẹp người lại như con gián. Của đáng tội, mười năm nay, y lại mới phải nếm chịu trận oanh tạc của pháo.

- ủa! Thế này là thế nào? - Cẩm Linh nói, cả tốp nhìn Thủy rồi lại nhìn ấp trưởng khó hiểu.

- Anh ấy là người có ích cho chúng ta. Khi nào tôi sẽ nói kỹ.

- Thôi bác và Cẩm Linh ra ngoài trước đi. Anh ngước nhìn mấy người quanh đó.

- Người của ta cả đó anh. Cẩm Linh giải thích, cô quay sang nhìn ba giọng nũng nịu - Ba giúp con đưa mấy ảnh ra ngoài hí. Con ở lại với anh Thủy.

- Được thôi! - Ông già nói quả quyết, đưa tay vuốt tóc Cẩm Linh - cẩn thận nghe con. Ông nói thêm rồi xăm xăm bước ra ngoài.

- Với... với... cho tôi theo với... Tôi sẽ...

Ở một góc hầm. Bá lảo đảo bò ra, tay chới với. Mặt y xanh lét, giọng run rẩy.

Có lẽ chỉ nhìn thấy máu đã đủ để Bá hoa mắt. - Ký quặc quá, tại sao thằng Hùng lại sử dụng y làm ấp trưởng ấp Hà Tân? Dù sao y vẫn là người có ích, cần sử dụng cho công việc.

- Nên sao anh?

Cẩm Linh cũng đang nhìn Bá với vẻ mặt ngơ ngác. Lẽ nào con người này lại từng một thời là đồng chí của Thủy. Mà lạ. Họ vừa nói gì với nhau?

- Tốt nhất là đưa về sở chỉ huy. Có thể mấy anh đang cần. – Cẩm Linh nói thêm.

- Không! Anh ấy sẽ ở lại với anh, cả cháu Thông nữa. Cẩm Linh đưa ba và mọi người về chỗ chú Sáu Nam hỉ? Nói lại tình hình cho chú Sáu rõ. Ở đây còn nhiều việc phải làm lắm. Đừng chần chừ gì nữa. Pháo lại bắn đó. Khẩn trương. Mà này...

Thủy vẫy tay bảo Cẩm Linh dừng lại. Anh thấy cần nói thêm một đôi điều về công việc trước khi Cẩm Linh đi. Riêng về chuyện vợ con, anh đắn đo chưa muốn nói. Anh không hiểu khi biết sự thật, Cẩm Linh sẽ buồn hay vui.