Đất Trắng

Tập 2 - Chương 3

Trước mặt là con suối nhỏ. Thị và Hùng đến ẩn trên bờ cảnh giới. Đoàn đi phía sau đặt bồng xuống nghĩ, chuẩn bị bình toong và “hăng gô” lấy nước.

Thằng Hùng toan lội xuống suối, Thị nắm vai kéo lại, chỉ xuống dòng nước nói nhỏ:

- Cậu có thấy gì không?

- Đúng rồi, có người lội trên ngọn suối, dòng nước đυ.c trôi về. Hùng chưa kịp nhận ra điều đó đã nghe một loạt súng, rồi các loạt súng nổ ran bên kia suối.

Một cuộc đυ.ng độ rất gần!

Thị bấm vào vai Hùng:

- Cậu lùi lại nói với chú Ba cho anh em tản đội hình ra, sẵn sàng.

Một lúc sau, hầu như chỉ còn một bên nổ súng. Lặng đi chừng dăm phút thì phía bên kia suối nhô ra một chiếc mũ sắt, rồi hai chiếc, ba chiếc. Rất nhiều Mỹ! Một thằng chỉ xuống dòng suối. Thị rút lựu đạn, mở chốt an toàn, nép vào bên gò môi. Một thằng Mỹ ngồi xuống bờ và thõng chân xuống nước. Nó lội ra giữa dòng đi ngược lên. Thị nhổm dậy, rẽ lá và nhận ra: Một người bị bắn nằm vắt mình trên tảng đá lớn, mặt úp xuống nước, khẩu AK rơi bên cạnh. Còn cái bình toong kia chứng tỏ là cậu ta mò ra suối múc nước! Tụi Mỹ lội ra kéo cái xác lệt bệt lên bờ bên kia rồi chỉ trở, nó cười hô hố.

- Cậu có nhận ra ai không?

Thị quay lại, ông Ba Kiên đã đứng cạnh anh lúc nào.

- Có lẽ du kích, mà còn sống anh ạ.

- Có tiếng trực thăng.

Ông Ba Kiên bấm Thị.

Đoàn lặng im lùi lại một đoạn rồi cắt doc theo bò ngược lên. Chỉ lát sau, một chiếc “cán gáo” đã ào tới kêu e e, rà sát trên đầu họ. Nó bay dọc bờ suối. Tiếng lựu đạn nổ bùng bùng.

Đoàn người rải thưa ra, vừa trông chừng máy bay, vừa chạy. Phải vượt qua khỏi khu vực nguy hiểm!

Khoảng mười phút sau, một chiếc HU.1A hạ xuống phía sau lưng họ rồi lại bay lên. Nó mang cậu du kích bị bắt đi. Cậu du kích ấy ở đâu? Sao lại đi một mình.

- Suỵt! Thị giơ tay ra hiệu. Thằng Hùng đi trước ngồi xuống. Cả đoàn dừng lại, chuẩn bị chiến đấu. Thằng Hùng bò đi rất lâu, vẫn không thấy, trở lại. Nóng ruột quá, ông Ba Kiên đi lên. Vừa lúc đó thì gặp Hùng trở về. Nó đi không một tiếng động.

- Chú Ba ạ, có một người đang ngồi ngả lưng trên gò mối.

- Người thế nào?

- Người già như chú.

- Có súng không?

- Có súng, có bồng!

Ông Ba Kiên đi theo thằng Hùng. Được vài chục bước ông sững lại. Người đang ngồi nghỉ trước mặt ông sao mà giống lão Hai bình toong vậy?

Ông Ba Kiên nhìn kỹ một lần nữa rồi lên tiếng:

- Anh Hai.

Ông Hai bình toong vừa chạy máy bay một trận mệt lả, đang ngả lưng trên gò mối định nghỉ một chút bồng giật mình quay nhìn bốn phía.

- Ai đó?

- Anh chủ quan vậy biệt kích nó lấy họng có bữa.

- A, anh Ba, trời ơi, tôi mới chạy hút chết, tưởng ra đây khỏi vòng nằm đỡ lưng chút xíu.

Phía sau, Thị cho anh em ngồi thưa ra.

Ông Hai bí thư Đảng ủy xã Đồng Lớn, quần ống thấp ống cao, mặt còn thất sắc, cười gượng đứng dậy bốt tay ông Ba Kiên:

- Tui đi với một thằng nhỏ nữa, biệt kích bắn bị thương, hót lên “trực thăng” rồi. Bọn tui đυ.ng địch, anh có nghe không?

- Tui cũng vừa ở dưới đó chạy lên đây. Còn trông thấy tụi Mỹ lôi cậu du kích lên trực thăng.

- Vậy à, đây, tui đi sau có mấy bước.

- Anh Hai đi đâu bây giò?

Hai bình toong im lặng một lúc rồi thở dài, chép miệng:

- Ngày mồng 3 mấy đứa du kích bảo tui có thằng thanh niên trong Trung Hòa ra bắt cóc, bất ếch gì quanh cứ, tui đã bảo tụi nó cảnh giác. Đúng ra bọn tôi phải chuyển cứ, riết một nỗi khắp nơi bị ủi trắng chưa biết chạy đâu. Đang rề rà thì nó đánh điểm. Vây là cha con chui hầm bí mật, nó cứ từng hầm một nó tỉa. Tui bung hầm lên. Hai thằng nhỏ chạy theo, lên đến Bà Nhã, trúng trái mất một, đến đây còn một mất nốt, vậy là bây giờ còn trơ trọi một thân một mình.

- Ngoài Đồng Lớn bây giờ còn ai không?

- Sạch bách rồi, tui tróc cứ ngày mồng 4, thầy trò ra đó đã chẳng còn ai, chạy sang cứ xã đội, Tư Quang cũng tróc luôn, tìm không thấy. Vậy là xầy quàng mãi, mới lên đây.

- Trên đường Mười bốn bây giò thế nào?

- Một dọc Thanh An, Bến Súc, Suối Dứa, Rạch Bắp, suốt... suốt chúng nó chiếm lại hết. Từ Trung Hòa ra đến lộ Sáu thành bình địa. Chó chạy cũng còn lòi lưng chớ đừng nói chi người!

- Anh có biết trung đoàn Mười sáu bây giờ đóng ở đâu không?

- Tui đã định sang sông tìm các anh, nhưng qua không nổi. Giang thuyền hôm nào cũng ém ở các bến. Qua sông các anh phải cẩn thận. Từ đây xuống, đi chỗ nào cũng biệt kích. Thằng máy bay “đầu đỏ” hễ thấy dấu chân người là bắn. Nó bắn dai như trâu đái.

- Bây giờ anh định đi đâu?

- Tôi phải vòng qua sông lên gặp quận ủy báo cáo tình hình và, xin chỉ thị mấy ảnh xem bây giờ làm sao đây.

- Quận ủy cũng sang bên này sông ư?

- Thì còn chỗ nào nữa mà không sang. Đã bảo Củ Chi coi như trắng bong mà. Anh về dưới đó có gặp thằng Tư Quang xã đội trưởng thì nhắn giùm tui đi ít hôm tui về. Nói nó ráng bám trụ đợi tui ít bữa nữa. Chà, tình hình gay go qua anh Ba! Anh có làm sao giúp tụi tui không thì sạch cơ sơ.

- Anh đi một mình lỡ có bề gì... Hay là quay về với bọn tôi rồi tính sau?

- Không được, tình hình khẩn cấp lắm, mà đây sang đó cũng chả mấy!

- Thì anh cứ về với bọn tôi rồi ta cùng qua sông, đi đường kia cũng được.

- Thôi, anh Ba khỏi lo. Chỉ nhờ anh về dưới động viên thêm tụi thằng Tư Quang giùm.

- Anh Hai còn gạo ăn đường không?

- Nếu có, anh cho tui một ít.

Ông Ba Kiên bảo anh em san cho ông Hai bình toong năm lon gạo. Ý ông muốn khuyên ông Hai quay trở lại nhưng thấy ông quyết đi thì thôi không giữ nữa.

Đồng chí bí thư Đảng ủy xã Đồng Lớn đi khỏi rồi ông Ba Kiên ngồi im lặng một lúc, sau mới quay sang nói nhỏ với Thị:

- Tụi bay ạ, sao tao nghi cái lão này quá.

- Tui cũng vầy, tại sao đi lên quận ủy mà lại phải vòng đường này, chẳng lẽ lại không qua được sông Sài Gòn? Vậy rồi quận ủy làm sao sang sông mà chỉ đạo các ông ấy. - Sao đi tìm thằng Tư Quang không được lại đi lên quận ủy luôn? Tình hình ở nhà bê bết vậy mà bí thư Đảng ủy bỏ đi thì ai chèo chống cho.

Chắc ông này chịu không xiết, tính bài chuồn lên biên giới đây, dọc sông Vàm cỏ, xen với đồng bào vùng giải phóng, ông Ba Kiên đã gặp nhiều cán bộ “tụt tạt”. Họ lên đó kiếm nghề sinh sống. Gặp bạn cũ, họ xoa tay cười xòa và mời bạn một bữa nhậu.

- Ác liệt quá chịu không thấu anh Hai ạ, để êm êm ít nữa rồi tôi xuống lại.

Họ nói một cách thẳng thừng như vậy nếu có ai khuyên họ quay trở lại vùng ven.

Có người mở quán hủ tiếu hoặc đi cất hàng từ trên Miền về bán. Gặp các anh chiến sĩ cán bộ ngoài bắc mới vào, họ ngồi kể lại chiến công những thời oanh liệt của năm đồng khởi, những ngày địch đổ quân trong trận càn “Xê- đa- phôn”, “Át- ten- bo- rơ”. Họ đã từng là chiến sĩ Đồng Xoài, Bình Giã, từng tham gia chiến đấu ở Tua Hai, cùng chiến đấu sát cánh bên anh hùng Nguyễn Văn Cội.

Ông Ba Kiên chưa làm việc với đồng chí bí thư Đảng ủy Đồng Lớn nhiều, nhưng trước đây nghe đồn ông ta cũng là một tay gan lì. Suốt mấy năm trời, ông ta vẫn nằm ở cái cứ sát lộ Bảy bên cạnh bốt Trung Hòa. Nếu như có một khuyết điểm mà ông ta thành thật công nhận thì đó là tật ghiền rựợu:

- Biết là khuyết điểm nhưng tui trót đã mang. “Nhơn vô thập toàn”, mình cũng biết mình chớ.

Trong các bữa nhậu, ông Hai thường tự kiểm điểm như vậy. Chẳng ai biết tên thật ông là gì. Chỉ nghe người ta kêu ông là anh Hai bình toong.

Bên gò mối, cách ông Ba Kiên không xa, thằng Xưa thằng Hùng cũng đang cãi nhau:

- Máy bay vậy mà ông ấy cắt đường sang đây được thì giỏi nhỉ:

- Xì, đánh nhau mới khó chứ, chạy trốn thì dễ ợt.

- Mày bảo ông chạy trốn đây à?

- Tớ trông là tớ thấy ngay, lúc ông ta sang đây mặt hớt hơ hớt hải. Tớ đi với lão Tám Hàn rồi, tớ biết!

Thằng Xưa ngồi ngây như phỗng nghe Hùng kể chuyện Tám Hàn. Từ chuyện Hai bình toong sang chuyện Tám Hàn, rồi lại từ chuyện Tám Hàn sang chuyện tết Mậu Thân. Hai đứa nhỏ thật vô tư, nghĩ sao nói vậy và cũng nói đó quên đó!

Giữa lúc đoàn ông Ba Kiên đi xuống thì một mình một bồng, Hai bình toong ngắm hướng núi Bà Đen phía trước mặt cắt tới.

Đại đội Hai hành quân về đến cứ trung đoàn bộ cũ vừa đúng 3 giờ. Mới đặt bồng xuống nghỉ ngơi một lúc, chưa kịp làm gì đã nghe tiếng ông Thêm oang oang:

- Sao lại ngồi tùm hum với nhau thế này? B.52 sắp đánh đấy, cho anh em tản hết ra. Lâu đâu? Tuyên đâu? Ai ngồi đây vậy? Tải thương à? Ai? Quá à? Ai đây nữa? À anh Sáu. May quá, tôi đang định gặp anh.

Bên miệng một cái hầm cũ, ông Sáu Dần, mấy cô con gái đang kê một đầu đòn cáng thương lên nạng, một đầu lên chạc ba cây, đứng nghỉ nói chuyện.

- Tiểu đoàn thế nào anh?

- Mình chưa nắm được tình hình. Anh Dũng xuống đó rồi. Hôm qua chúng nó để quân suốt một ngày. Đánh vào đại độỉ Ba không được. Chúng vòng sang đại đội Một. Trung Một của “xê Một” tróc, vậy là nó chọc vào tiểu đoàn bộ. B.40 hết đạn, xe tăng tràn vô.

- Bây giờ tiểu đoàn về đâu?

- Rút về Cống Bông Giấy.

- Thôi giải tán đi, B.52 có thể ném bom đó.

Ông Thêm rút bao thuốc chia cho mọi người. Ông không hút. Sau những trận đơn vị đánh nhau về bao giờ ông cũng dành một món quà gì đưa xuống. Bữa nay hết sạch. Trà không, kẹo không, chỉ còn có bao Ru- bi, may mà hôm trước vào Thanh An mua được mấy bao, không hôm nay chúng nó tràn hết vào các ấp.

Hai bữa nay trung đoàn bộ như nhà có đám. Các phái viên lục tục đi xuống các đơn vị. Người đi d Chín, người đi d Tám, nhưng đặc biệt d Bảy là nơi trọng điểm, cán bộ tập trung xuống đông nhất. Đại đội Hai vừa mới đánh nhau về. Tiểu đoàn bộ hôm qua bị một trận tanh banh. Xe tăng càn vào căn cứ. Ban chỉ huy tiểu đoàn mới lên lại một lần nữa coi như xóa sổ. Cùng lúc đó trung đoàn bộ chuyển đến cứ. Ông Thêm và ông Dũng chia nhau mỗi người xuống một nơi. Ông Dũng xuống tiểu đoàn bộ, xốc lại đơn vị, củng cố lại xê Một, xê Ba chuẩn bị đi đánh một trận vào Thanh An, còn ông Thêm xuống đây để giải quyết hâu quả trân đánh, nắm tình hình bên kia sông đe sắp tới có the đưa lại đại đội Hai qua bên đó.

Nghe liên lạc báo cáo tiểu đoàn Bảy đã vượt qua sông đang nửa đêm, ông Thêm dây, gọi đồng chí công vụ đi như chạy xuống đây. Suốt ngày hôm qua, sau trận đánh của d Bảy, F. 111 cắt ngang cắt dọc, đo tọa độ. Máy bay “U- ti- ti” lượn không ngớt. Chập tối đến giờ đại bác im re. Thê nào rồi B.52 nó cũng đánh. Chúng nó ủi bên kia sông thì bên này sông nhất định phải ném bom khu vực trung đoàn đóng. Trung đoàn đã thông báo tinh hình cho các d. Suốt đêm qua, ông Thêm cứ xem đồng hồ liên tục và hỏi tin tức Xê Hai. Ông cho liên lạc đón ở cứ trung đoàn bộ để đưa họ về đây.

Sau khi hỏi thăm Quá, ông Thêm đến bên võng Lựu.

- Ai đây?

Lựu nghe tiếng nhưng anh nằm im.

Chỉ có Út Lích trả lời:

- Anh Lựu đó anh Hai!

- Lựu à, mi bị thương vào đâu?

Lựu vờ nằm im như đang ngủ. Anh không thích ông Thêm dầu biết ông là một người rất tốt, rất hăng hái trong mọi việc, lại rất thương người nữa là khác. Nhưng có một cái gì đó mà anh không gần được. Ông Thêm không như ông Ba Kiên, không thông cảm hết với mọi người, thường hay định kiến, yêu ai hay yêu quá, nhưng đã ghét ai thì khó mà thay đổi nhận xét. Lần ở dưới Tân Thới Hiệp, Lựu đã cảm thấy điều đó. Ngay như Nghĩa là người tính nóng như lửa, nhưng cái tính bỏ qua sự việc rất dễ dàng của anh cũng làm cho Lựu dề mên. Lựu nghe nói không biết có đúng không, hôm ở Tân Thới Hiệp về, Tuyên đề nghị trong danh sách khen thưởng có tên Lựu, nhưng ông Thêm bác đi.

- Đánh giặc mà bỏ chạy, không kỷ luật là may còn khen thưỏng cái gì?

Từ hôm đó Lựu càng không thích ông Thêm. Rồi ông sẽ biết, chẳng cần phải thanh minh. Lựu nằm im không nói, mặc cho ông Thêm nói chuyện với cô út:

- Thằng Lựu bị thương nặng không?

- Anh ấy bị ở bụng cả ở chân.

- Cô Út nờ, cô có thương lính tụi tui không? Đánh nhau vậy mà các cô không yêu thì còn yêu ai?

Út Lích nhìn ông Thêm, anh em vẫn đồn ông hơn bốn mươi tuổi rồi vẫn chưa lấy vợ. Có người đùa cô:

- Cô út lấy thủ trưởng tôi, tôi làm mai cho.

Cô cũng bạo miệng:

- Anh cứ về mời thử trưởng đến đây, nói được là xong luôn à.

Câu chuyện đó đã đồn đến tai ông Thêm, ông quát ầm lên:

- Tầm bậy, tụi bay hốt khôn dồn dại, đem gán con nít cho ông già là sao?

- Con nít đâu thủ trưởng, cô ấy năm nay hai lăm, hai sáu tuổi rồi đó.

Nghĩ đến chuyên mình với ông Thêm, cô út cười khúc khích. Ông Sáu Dần góp chuyên:

- Đấy, tui cũng vừa nói với tụi nó đây, tui mà là con gái tui lấy hết mấy anh Giải phóng.

- Í, chú Sáu, chú làm như vậy bọn cháu chết, lấy thì lấy một người thôi chớ.

- Đó, anh Hai nghe không anh Hai, chị Ut nói chị lấy một người thôi. Anh Hai tính sao thì tính.

Ông Thêm nghe con Tạng nói vậy, nóng mặt, ông biết mình đυ.ng phải tổ kiến, vội lảng sang chuyện khác:

- Thôi, sơ tán đi. Lâu tạm đưa thương binh xuống hầm, nấu cháo cho anh em ăn, rồi về xem lại hầm hô" đi.

Anh em đi rồi, ông Thêm theo về hầm Lựu. Ông đã nghe Lâu và Tuyên nói về trận đánh. Cán bộ vậy là không kịp đề bạt và bổ sung. Lại phải điều cho thằng xê Hai một đại đội phó. Lấy ai bây giờ? Nhắm thằng Quá, thằng Quá lại bị thương nốt. Vừa qua, ban chỉ huy tiểu đoàn coi như gần xóa sổ.

Nhắc đến Lựu trong cuộc họp, Tuyên nối với ông:

- Lần này Lựu không bị thương thì đưa lên trung đội trưởng được.

Ông Thêm im lặng. Không phải ông phản đôi nhưng nghĩ đến ý kiến của ông trước đây… và bây giờ ông muốn nói chuyện với Lựu và tìm hiểu thêm về cậu ta.

Ông Sáu phân công cho Út Lích và con gái - Tụi bay phải về lại trong ấp. Mấy bữa nay nhân chạy tứ tán, địch đang cho máy bay kêu loa. Về bây giờ còn được. ít nữa là thôi à. Bữa nay về cứ khai bậy khai bạ là các ông đánh nhau, sợ quá chạy ra rừng mấy ngày.

- Tía xin cho con vào bộ đội.

- Không được, đánh thằng Mỹ phải hai chân ba mũi. Tụi bay đi hết rồi, trong ấp còn ai? Gạo đâu nuôi bộ đội, cán bộ? Khi tụi tao đột ấp, còn biết gặp ai mà năm tình hình?

- Con không về!

- Tao không cho đi. Không có cãi.

Tính ông Sáu Dần vẫn thế, đối với con cái nói một là một, hai là hai, thằng con trai ông cho đi thoát ly, nhưng đứa con gái thì theo ông không nên ở cơ quan. Mấy đứa con gái ở quận đội, xã đội chỉ để chúng nó sai vặt. Mà tình hình này con gái đi bộ đội thì ăn ở làm sao được. Con trai người ta còn ém bờ sông bờ rạch, chui bụi rúc bờ.

- Chú Hai nè, hay là chú cho con Tạng vào trung đoàn Mười sáu đi, ở với chủ lực đỡ hơn.

- Không, vào bộ đội rồi làm phiền người ta. Út Lích quay lại phía ông Thêm:

- Chú có lấy con gái vào bộ đội không?

Ông Thêm lủng bủng:

- Để yên yên rồi mới lấy được, chứ cồn bây giờ thì khó khăn lắm.

- Khó chi mà khó, tụi cháu cõng gạo được nhá, bắn súng được nhá, bơi sông được.

- Biết rứa nhưng xưa nay trung đoàn chưa bao giờ tuyển nữ vào lính chiến đấu cả.

Nghe ông Thêm nói vậy, ông Sáu Dần nhìn bọn con gái, chế giễu:

- Tao đã bảo mà, lính chiến đấu ai lấy con gái. Tụi bay có vào bộ đội để lấy chồng thì được. Nhưng chuyện đó thì để tính sau. Cũng phải yên yên rồi mấy ảnh mới nhốn.

Út Lích lại tủm tỉm cười, tự nhiên cô cảm thấy thích đùa nghịch với ông cán bộ đứng tuổi này, ông ta có một cái gì rất trẻ con:

- Chú Hai a, không đưa vào lính chiến đấu thì chú cho tụi em vào làm liên lạc ở cơ quan cũng được. Tụi em xin đảm bảo nhắm mắt đưa thủ trưởng đi khắp hai quận Trảng Bàng. Củ Chi không bao giờ lạc. Tụi em thuộc từng cái gò mối một ở đây mà!

- Thôi cô đừng gọi tui là chú Hai, tui không có thứ, tui là thằng Thêm.

- ừ thì chú Thêm.

- Cháo được rồi đó, mày bón cho anh Lựu ăn đi. Tao đi sang hầm bên bón cho anh Quá.

Tạng nói vậy rồi cùng với ông Sáu đi sang hầm Quá.

Út Lích vén màn. Lựu mở mắt:

- Chào thủ trưởng.

Ông Thêm nâng đầu, kê lại cái gối trên võng cho Lựu.

Tự nhiên Lựu nói với ông Thêm một câu mà anh không định nói:

- Thủ trưởng Nghĩa có lẽ chết mất.

- Tau biết rồi.

- Này thôi, để anh ấy ăn thìa cháo.

Út Lích đứng bên kia võng, liếc ông Thêm một cái, xong cúi xuống, tay cầm thìa, tay cầm bát cháo, bón cho Lựu.

- Ổng Thêm cứ thấy bứt rứt trong người. Mọi lần đi xuống đơn vị sau những trận chiến đấu như thế này, bao giờ ông cũng mang theo hộp sữa, lần này cả ban chính trị sạch không.

Lựu nheo mắt nuốt một thìa cháo, nhìn sang cô út, nhìn sang ông Thêm.bộ mặt ông thêm khổ não trông thấy.

- Cố gắng ăn thìa nữa đi anh, thủ trướng đứng đó trông chừng cho anh ăn đó, anh Lựu à.

Lựu lại nhắm mắt nuốt thêm một thìa cháo nữa. Anh ăn như một cái máy, ăn là vì phải ăn, vì có những người đang săn sóc và an ủi anh đứng ở bên cạnh. Vừa nuốt cháo, nước mắt Lựu lại ứa ra, chảy giọt xuống gò má.

Giữa lúc Út Lích rút khăn lau nước mắt cho Lựu thì cô cũng thấy ông Thêm quay đi, rút mùi soa trong túi lau nước mắt, sau đó ông giả vờ xì mũi ầm ĩ.

Lựu bỗng thấy hết giận ông Thêm. Thì ra cái ông này cũng vô tâm vô tính. May mà mình cũng chưa có phản ứng gì.

- B.52.

- B.52

Tiếng truyền từ hầm này vòng sang hầm khác.

Vội vàng đặt bát cháo xuống, Út Lích nâng một đầu võng, ông Thêm một đầu, chuyển Lựu từ hầm lộ thiên vào hầm có nắp.

Họ vừa kịp đặt cáng xuống thì tiếng bom đã rơi hun hút, rồi cả trời đất rung rinh, cái hầm như chao võng đất trên nóc hầm rơi lả tả, ngọn đèn trong hầm tắt phụt.

Từng làn bụi đỏ như khói bay trong ánh lửa chớp lóe. Tiếp đó là một trận mưa cát bụi rào rào đè xuống. Mùi khói bom bay vào khét lẹt.

Tiếng Lựu rất bình thản.

- Chị út bước qua người tôi mà vào trong đi, đừng đứng trước cửa hầm.

Ông Thêm soi đèn pin quanh hầm, nói với Út Lích:

- Cô đưa cho tôi cái xẻng.

Cô út bỗng kêu lên:

- Thôi rồi, bát cháo em để ngoài kia...

- Đừng ra nữa.

Chiếc thứ hai cắt bom, nghe tiếng bom ông Thêm kêu lên.

- Rồi?

Vừa lúc thì cái hầm hực lên một tiếng như người nấc cụt, rồi xoay nghiêng đi. Mọi người cảm thấy trời đất đảo lộn. Tiếp đến một tiếng rắc. Út Lích ngã lên người ông Thêm, còn ông Thêm choàng hai tay qua người Lựu.

Đất rào rào đổ xuống, có lẽ từ miệng hầm, như thác nước. Bụi vào đầy mũi, đầy miệng mọi người. Một thanh đà sập xuống, ép vào lưng ông Thêm, ông quài tay sang một bên Út Lích cũng đang bị ép xuống như vậy.

Tiếng thở dồn dập.

- Anh thử moi phía trên xem.

Ông Thêm lách lưỡi xẻng qua cây đà dọc, đất càng đổ xuống mạnh hơn. Ông bỗng nhớ ra rằng bên cạnh cái hầm âm là hầm lộ thiên, mà đất thì từ cửa hầm ào ào, như vậy phải là một quả bom rất lớn đã bốc đất lấp cả hai hầm rồi.

Út Lích dịch lại bên ông Thêm:

- anh Hai, tính sao bây giờ?

- Đàng nói nữa ngồi im!

- Em khó chịu quá!

Đã từng nhiều lần bị sập hầm, ông Thêm có kinh nghiệm. Nếu đã moi được thì moi, nếu không, chỉ có ngồi yên không nói, càng hoạt động, càng khó chịu.

Ông bấm vào vai Út Lích:

- Chịu khó ngồi im, đừng cựa quậy. Chờ anh em cứu.

Có thể họ đến kịp... có thể họ không đến kịp...

Đừng vùng vâyy, trời ơi nghẹt thở quá... Út Lích gục đầu lên vai ông Thêm quằn quại. Họ vẫn nghe thấy tiếng Lựu thở dốc.

Rồi tất cả xỉu dần. Quả bom mồ côi vừa nổ dứt, đất cát hãy còn đổ rào rào xuống như một trận mưa, các chiến sĩ đã nhảy lên miệng hầm gọi nhau.

Hầm nào không có tiếng đáp, họ chạy đến.

- Thủ trưởng Thêm đâu?

- Cô út? Út Lích đâu?

Ông Sáu Dần chạy ra khỏi hầm:

- Con Út nó ở hầm bên.

Tất cả chạy xô đến miệng một hố bom sâu hoắm và một đống đất.

- Đưa xẻng cuốc đến đây, nhanh lên!

- Miệng hầm phía nào?

Lâu rẽ mọi người ra:

- Lấy xẻng moi đất từ cái hầm âm này ra, mau lên, lấy cây bằng lăng làm chuẩn, còn các cậu kia, cuốc đất trên trốc hầm.

- Những ai ở dưới này?

- Thủ trưởng Thêm, cô út, và anh Lựu.

- Ai không làm thì tản ra, Tuyên xuống đơn vị xem tình hình ra sao, cẩn thận nó cồn đánh nữa đấy.

- Thủ trưởng Thêm đang ở trên hầm đại đội. Không biết ai xui khiến thủ trưởng đến đây?

- Nhanh lên, đừng nói dóc nữa.

Lâu giật lây cái xẻng trong tay đổng chí liên lạc, hất đất rào rào sang hai bên. Một lúc anh lại liếc đồng hổ, 10 phút, 15 phút, sắp rổi… Rồi đây.

Lâu liếc sang hố bom bên cạnh:

- Cậu nào không có việc về hầm đi. Ai đào cứ đào, nó cắt bom thì lăn xuống hố.

Ánh trăng nhờ nhờ. Bầu trời trong vắt không một gợn mây. Vệt khói B.52 kéo dài và tiến dần đến phía họ. Tiếp đó là những tia chớp lửa nháng lên trời. Lâu ngẩng nhìn lên và thấy rõ đường rẽ ngoặt của chiếc máy bay.

Tiếng bom lại hút hút rơi xuống. Lâu ngừng tay một lát.

- Ngoài vòng rồi.

Như vậy là nó cắt dọc theo đường Mười bôn. Cứ trung đoàn lại bị đánh lần nữa. Không biết trên dó đã kịp chuyển đi chưa?

- Chạm gỗ rồi thủ trưởng ơi!

- Khẽ tay, dùng xẻng mà đào, lần theo cây gỗ mà moi, nhanh lên.

Lâu lại nhìn đồng hồ: gần 20 phút!

Bom vẫn rơi ầm ầm, ở hướng nam, một cột khói đen và bụi đất dựng lên rồi tỏa xuống như hình cái nấm. Phía đó, trời tối sầm lại.

Đồng chí liên lạc nhấc cây dà dọc lên họ chạm phải lưỡi xẻng của ông Thêm.

- Nhẹ tay thôi, đến nơi rồi đấy.

Những người dưới hầm được moi lên đã ngất xỉu.

Đưa lên mặt đất, ông Thêm là người đầu tiên cựa quậy tay chân, há miệng ra ngáp ngáp như một con cá mắc cạn.

- Khéo chết.

Lâu bấm đèn pin, lật vành tai và nhìn vào hốc mũi từng người. Không việc gì đâu, cậu nào biết làm hô hấp nhân tạo thì cấp cứu đi.

- Đồng chí y tá ngồi xuống bên Lựu. Cậu liên lạc cởϊ áσ ông Thêm. Đến lượt Út Lích, mọi người còn chần chừ thì Lâu ngồi xuống. Chỉ một lúc cậu liên lạc đã bô bô;

- May mà có cây đà dọc. Tim cụ Thêm còn đập dữ lắm. Số cụ là chưa chết được, cụ còn phải ở lại xây dựng truyền thông cho trung đoàn mà.

- Kỳ này cụ sống lại, phải đề nghị cụ cưới vợ.

- Dóc. Im đi!

Ông Thêm cảm thấy như có một làn gió mát rượi tràn tới và từ trong cơn mê, ông trở mình, một khối nặng vẫn đè lên ngực ông, ông lấy hết sức quay sang phải, không được, lại quay sang trái. Nếu không gượng được thì sẽ chết. Ông cố hết sức kêu lền một tiếng. Tiếng kêu phát ra... u... ơ cửa miệng, không ai hiểu, nhưng tất cả mọi người đều thốt lên:

- Cụ tỉnh rồi.

Ông từ từ mở mắt. Cái gì thế này? Trước mặt ông là một khuôn mặt. Phải rồi, cậu liên lạc! Ông liếc sang bên cạnh: một cô con gái. Họ đang cấp cứu. Ông bắt đầu nhớ lại trận B.52, rồi đến lúc sập hầm. Vậy là ông định vùng dậy, nhưng cái đầu nặng trình trịch đè ông xuống. Họng khô đắng. Miệng ông bị cái gì chặn lại, ông khạc một cái và nhè ra: đất.

Ông thấy trong người nhẹ hơn. Vậy là lại một lẩn nữa mình súyt chết. Ông ngước nhìn lên trời, dần dần thấy rõ những vì sao. Trời không gợn mây. Da trời trong vắt. Bên tai còn tiếng kêu o... o... Nhưng tất cả im lặng. Uớc chi có những đêm thế này, ông được sống thật yên tĩnh, nằm ngửa mặt lên nhìn trời. Cái chết có lúc xa vời, mà có lúc gần gũi thế. Vậy là ông mới ở cõi chết trỏ về.

Ông liếc nhìn sang bên cạnh.

- Cô Út đâu?

- Cô út cũng sống rồi.

Ông nói theo như một cối máy:

- Sống rồi à?

Ông lại mệt quá, nhắm mắt lại.

Trước lúc cái hầm tiếp tục sập, ông còn nghe một tiếng ục.

Giữa cô Út và ông có một khoảng trống. Đất áp vào đầu ông, người ông, tay chân ông. Ông vẫn nhớ: ở dưới ông là thằng Lựu. Ông và cô út chụm vào nhau để dành cho Lựu một khoảng trống. Lúc đó cô Út nói gì mà ông không nghe. Vậy rồi ông không thở nổi nữa, dần dần xỉu đi.

Người tỉnh dậy sau cùng không phải là Lựu mà là cô Út. Khi thấy môi cô mấp máy thì Lâu đặt tay lên vai cô lắc.

- Cô út, cô Út!

Út Lích từ từ mở mắt. Cô gái nhìn ngây đi một lúc, rồi hơi đảo mắt sang hai bên, hắt hơi liên tiếp mấy cái. Sau đó lại nhắm mắt lại và trên môi khẽ nở một nụ cười.

- Sống rồi đó.

Lâu nói như vậy rồi đứng lên. Anh còn cả một đơn vị phải lo.

Nhảy lên miệng hầm, anh mới thấy lạnh buốt. Sương mai đã thấm xuống, đẫm trên vạt áo. Anh về hầm mình lấy áo ngoài mặc, tìm hộp dầu “Song thập” trong bồng và trở lại vứt cho cậu liên lạc.

- Xoa vào ngực và hai bên thái dương từng người rồi nhờ cô Tạng nấu giùm xoong cháo.

Lâu chạy một vòng quanh đơn vị. Đâu cũng chỉ những hố bom sâu hoắm và đỏ như miệng quả núi lửa. Sập ba cái hầm!

Bị thương thêm một. Lâu đi từng trung đội, lệnh cho anh em lấy chà che miệng hầm và rắc lá trên nóc để đề Phòng sáng dậy “cá rô” đi soi rồi gọi Tuyên và cán bộ lên hội ý.

Vừa sắp xếp chuyển thương binh đi, bàn kế hoạch tác chiến, công việc ngày hôm sau xong thì trời vừa sáng.

Khi mọi người đi vợi rồi, ông Sáu Dần lại gọi Con gái đến.

- Tạng à, như tối qua tao nói bây giờ mày phải về trỏng nói với má mày là bây giờ tao đặt văn phòng ngoài này. Thỉnh thoảng tao về. Tụi nó có rầy rà chi thì cứ nói là ông Sáu ông chạy đâu từ ngày ấy, mẹ con tui không biết.

- Rồi đến hồi nào tía cho con đi?

- Không có hồi nào trọi, ở trỏng rồi mẹ con đấu tranh chính trị với tụi nó. Ngoài này tao lo cái mũi võ trang.

- Đấu tranh! Tía nói vậy chứ lên quận nó dang nắng cho muốn chết! Con về rồi đi tù cho tía coi.

- Tù thì tù, không đi đâu ráo trọi.

Tạng muốn khóc, cô quay lại nhìn Út Lích lúc đó đang nằm trong võng. Chị út tự do quá. Chị ấy ở lại trung đoàn Mười sáu cũng được. Bố chẳng có quyền gì với chị Út. Chỉ tại Tạng là con của tía!

- Chị út ở lại à?

Út Lích quay sang nhìn ông Thêm, ông cũng đang nằm trên võng. Ồng nghĩ: giá mà trung đoàn có tụi nhỏ như con Tạng, con Út Lích ở ban quân y nuôi thương binh thì hay biết bao nhiêu? Có lẽ Út Lích định ở lại chăng? Thấy ông Thêm im lặng, Út Lích nói nhỏ:

- Anh Hai xin cho con Tạng ở lại đi.

- Còn cô thì sao?

Út Lích nhắm mắt thở dài:

- Em về trỏng.

Tạng trố mắt.

- Chị cũng về à?

- Chị còn con Miền.

- Thì chị gửi nó cho má em.

Không, cơm gạo mô nuôi mãi được!

- ừ, hay là chị em cùng vể cho vui.

- Vui, nói vậy mà nói được à Tạng. Ôi thôi tao mệt quá.

Út Lích nói rồi nhắm mắt nằm im. Ông Thêm đang nhìn cô. Ông đang muốn nói với cô một điều gì đó. Nhưng cái số cô là vậy. Người ta đã bảo: cô chẳng bao giờ được ở chỗ vui vẻ. Tự nó phải như vậy, cô chẳng bị ông già cản trở như con Tạng, cô cũng chẳng bị đoàn thể nào ràng buộc. Ông Sáu là bí thư Đảng ủy xã, nhưng cô thì chưa phải là đảng viên, chưa phải là cán bộ. Những năm vừa qua, ông Sáu nhiều lần bảo cô ra làm việc, nhưng rồi cô chẳng đi công tác được vì cô bận nuôi em. Có lần cô phải vào Dầu Tiếng rồi sang Trảng Bàng đi cất hàng về bán lấy tiền lãi lo cái ăn, cái mặc cho con Miền. Nếu mình thoát ly, nay mai về, tía hỏi sao bỏ em cầu bơ cầu bất vậy rồi làm sao? Nhiều lúc nằm một mình nghĩ muốn khóc. Chị em người ta đi hoạt động cả. Các anh bộ đội có đi qua thì cô giúp cái này cái khác. Cũng có lần cô đi theo đoàn nhân dân địa phương đưa quà đến các bệnh viện thăm anh em thương binh. Vậy rồi cô quen biết các anh. Thấy nhà cửa neo đơn, các anh cũng đến giúp làm nhà làm cửa cho cô. Nhiều anh biết hoàn cảnh gia đình, đã ngỏ lời với cô. Trên quận đội cùng có, quận ủy cung có, nhưng nơi nào cô cũng từ chối.

Đêm nằm chẳng biết ai bày cho con Miền mà nó thỏ thẻ trong lòng cô:

- Má út (nó gọi cô là má) đừng đi lấy chồng nghe má má đi lấy chồng rồi má bỏ con một mình, con buồn lắm ạ.

Lúc đó Út Lích lại ghì chặt em vào lòng:

- Không, má ở vậy, má cưới con làm chồng, con nghe không?

- Í, ai lại vậy, má con gái mà con cũng con gái mà...

Ừ, số phận cô là vậy. Đáng lẽ ngày xưa, cô là con út.

Ngày tía cô đi tập kết, cô chưa được mười tuổi. Má tưởng vậy rồi thôi, má không sanh nữa. Vì vậy bây giờ người ta vẫn gọi cô là Út Lích.

Út Lích mà lại phải nuôi em.

- Cô Út à.

- Dạ.

- Ông cụ công tác ở đâu cô biết không?

- Em không biết, bây giờ em coi như mồ côi. Vậy gia đình anh Hai?

- Đừng gọi tui là anh Hai. Tui là thằng Thêm. Trong ta là út đó, ông cụ bà cụ tôi rốn thêm một đứa nữa, cho nên mới có tôi.

- Ông cụ bà cụ còn mạnh cả hả anh?

- Bây giờ thì cũng chẳng biết mạnh hay, yếu.

- Tui đi hơn hai mươi năm nay rồi, khi ra đi, cả nhà chạy giặc mỗi ngưòi một nơi. Nhà tui ở Huế.

- Anh Hai có gia đình chưa?

- Gia đình tui là trung đoàn Mười sáu đó, gia đình đi đâu tui theo đó...

Ồng Thêm nói đùa, nhưng Út Lích không cười.

- Vậy là anh Hai còn có trung đoàn, còn em thì chẳng có ai cả!

Tạng đã đi chào anh em để về, ông Sáu Dần thì nói là lên gặp Lâu để hội ý tình hình. Lựu và các thương binh sáng ra được lệnh chuyển đi viện. Người ta để ông Thêm và Út Lích nằm nghỉ cho lại sức.

Buổi sáng đó cô Út kể cho ông Thêm nghe về cuộc đời của mình. Đáng ra năm năm tư cô đã được đi tập kết. Rồi cũng đáng ra năm sáu tư, khi má lên thăm ba, cô đã được ở lại trên Miền. Chỉ vì thương má, cô trở về Thanh An. Bây giờ cô còn đứa em gái.

Ông Thêm bảo cô: Hay là gửi em mà đi thoát ly. Cô nói: Em thương nó quá, bây giờ em chỉ còn có mình nó!

Gần trưa, ông Thêm ngồi dậy, mặc dầu trong đầu vẫn còn tiếng vo vo, ông gọi liên lạc bảo đi tìm cho ông một cái gậy. Ông phải đi làm việc, phải trốn khỏi cái hầm này. Câu chyện với cô Út có một cái gì đó làm ông buồn xỉu. Những lúc như thế này, chỉ có tìm đến tập thể mới khuây khỏa bớt đi được nỗi buồn.

Ông phải gặp lại những chiến sĩ, cán bộ luôn luôn ồn ào, nghịch ngợm. Gia đình ông là trung đoàn Mười sáu mà. Nói vậy nhưng rồi những lúc nằm một mình, ông lại nghĩ đến Huế, đến cái ngày ông bỏ nhà ra đi, rồi khói, rồi lửa, rồi bà mẹ ông bây giờ đầu chắc đã bạc phơ, đang sơ tán về một cái làng nào xa xôi trên miền tây tỉnh Thừa Thiên hay Quảng Trị. Hơn hai mươi năm nay rồi, ông chẳng có một lá thư. Vậy mà cuộc chiến tranh này thế nào cũng phải kết thúc. Lúc đầu ông nghĩ là hai năm, ba năm, rồi cho đến ngày tập kết.

- Em cũng xin phép anh Hai em về thôi.

Cô út ngồi dậy lấy tay bới mớ tóc dài xõa xuống trên võng. Câu nói đó có một cái ý ngoài cái nghĩa đen của nó. Ông thêm hiểu: từ khi đi bộ đội, ông Thêm chưa nghĩ đến một con gái nào. Chẳng lẽ bây giờ ông lại nghĩ về nghĩ về một cô gái kém ông gần 20 tuổi này? Mà sao từ sáng cô lại xưng em với ông.

- Thôi cô không ở thì về, chắc rồi ta còn gặp lại nhau thế nào tôi cũng phải vào trong ấp.

- Anh Hai à, em tuy không làm cán bộ, nhưng em ở trỏng chắc cũng nắm được tình hình giúp các anh.

- Tôi hiểu (đáng lẽ ông còn nói: tôi hiểu nỗi khổ tâm cô, nhưng ông chỉ nói vậy).

- Hôm nào bộ đội có đột ấp, anh vô thăm em cho biết, nhà ở gần lối bến đò.

- Trước sau chi rồi cô cũng phải đi hoạt động, cô út à.

- Dạ...

Thấy Út Lích muốn khóc, ông Thêm nhảy lên hầm đi như chạy vế phía đại đội.

Từ bên này bờ sông, ông Ba Kiên trông rất rõ những cụm cụm lửa, và những nấm khói bụi bốc lên sau trận bom của B.52. Ông cũng nhìn thấy rõ từng chiếc máy bay cắt bom ra vòng trở lại. Ông biết nó vẫn còn đánh tiếp. Nhìn hướng bom rơi, nghe tiếng bom nổ, ông biết là nó đánh khu vực đóng quân của trung đoàn.

Trong chặng đường cuối cùng này có nhiều dấu hiệu không bình thường, đường không có dấu biệt kích, đại bác không bắn, máy bay không bay. Đi có thể vừa nguy hiểm nhưng lại vừa an toàn. Ông Ba Kiên quyết định tranh thủ thời gian vượt sông.

Cho đến lúc đợt bom nổ ở phía cứ trung đoàn bộ, thì ông càng giục đoàn đi nhanh hơn. Có thể là trung đoàn còn ở chỗ cũ.

Để thật cẩn thận, khi vượt sông ông cho đoàn tránh xa các bến ấp 3, ấp 4, lội qua bãi sình, ngược lên trên dòng sông chừng 300 mét, lấy cây đa mồ côi làm chuẩn, và từng người một thả trôi xuôi theo dòng sông. Toàn lính vùng ven cả, họ “thao tác” rất nhanh. Đến bờ sông, vừa ngồi xuống thì động tác đầu tiên của họ là mở tấm ni lông ở thắt lưng, trải ra, cho tất cả đồ đạc vào và thắt nút cổ bồng lại.

Sau đó, từng ngưòi một từ từ đẩy bồng ra, thay cho cái phao. Thằng Hùng được giao nhiệm vụ giúp Xưa. Nó vừa làm vừa nói. Xưa nhìn theo và bắt chước từng động tác.

- Để cái dây võng ra ngoài.

Buộc xong bồng, thằng Hùng lấy dây võng buộc vào cổ bồng của Xưa.

- Vậy nhé, câu cứ ôm bồng mà đạp, đừng đạp tung tóe nước lên, mệt thì nằm im, mình kéo đi.

- Mình bơi được.

- ừ chú ý nhé, bên này, chỗ đen đen và có ngọn đèn là địch đấy, bên kia, chỗ B.52 đánh đàng sau đó, cũng là địch đấy, bữa mình đi còn là vùng tự do.

- Nó mới chiếm à?

- Thì hôm nọ chú Hai bình toong chẳng nói với chú Ba Kiên chi? Ra giữa sông mà gặp “trực thăng” soi thì đừng nhìn lên, úp mặt thả nổi, mắt mình “bắt đèn” trực thăng à.

Xưa làm đúng như lời Hùng bảo. Từ bữa gặp nhau, hai đứa bắt thân ngay. Dưới mắt Xưa, thằng Hùng cái gì cũng giỏi. Pháo nổ trên ngọn cây thì nó biết là pháo chỉ điểm. Dấu bẻ cỏ trong rừng nó nhìn một cái biết ngay là dấu biệt kích. Ra đường cái, gặp lưói mạng nhện chống ngang, nó bảo cứ yên trí đi vì biết như vây là chưa có ai qua. Gặp cái gì nó củng để ý, cũng nhận xét: dấu chân mới hay cũ, tại sao lại có nước lên bờ suối, v.v...

Còn thằng Hùng mỗi lần nghe thằng Xưa nói chuyện ỏ miền Bắc thì lại thở dài. Nó nghĩ nếu nó được đi học thì chắc cùng chẳng khó.

Thị bơi qua trước không thấy gì, ông Ba Kiên cho ba người bơi tiếp. Tốp một ra đến nửa sông thì tốp sau đến. Ông giao cho một cán bộ tác chiến cùng đi ở dưới cùng để xử lý bất trắc và kiểm tra, xóa dấu vết trên bờ.

Bên kia bờ, Thị bấm một ánh đèn pin, đã được che kín chỉ trừ một lỗ nhỏ như con đom đốm xuống đất làm chuẩn.

Hùng và Xưa đến giữa sông thì có B.52. Thằng Hùng trông thấy vệt khói trắng:

- Cứ bình tĩnh mà bơi, nó không đánh đây đâu.

Xưa vừa gật đầu thì tiếng bom đã kêu hun hút rơi xuống. Mặt nước, dội lên phản chiếu ánh lửa nhấp nhánh. Đất cát đổ rào rào xuống đầu họ. Xưa nhìn chừng Hùng. Nó vẫn đạp chân nhưng nước bị những làn sóng chắn lại.

Thằng Hùng khoát tay. Xưa hiểu là cứ đạp. Một lúc sau yên tĩnh trở lại, thằng Hùng nói trong tiếng thở:

- Nó đánh gần đó.

Hai đứa dìu nhau vào bờ.

- Mình cứ tưởng bom rơi xuống sông.

- Còn xa! ít nhất phải ngót cây số. Nó không dám đánh đâu mà, đánh đây bom rơi vào bốt.

Ông Ba Kiên đã mặc xong quần áo, giục:

- Nhanh lên, tranh thủ lúc này mà đi, sắp về đến nơi rồi đó.

Đoàn sang sông an toàn. Ông Ba Kiên bảo Thị:

- Đợt trước nó đánh trung đoàn bộ. Bây giờ tranh thủ vượt đường Mười bốn rồi tạt vào d Bảy nghỉ, cậu tính sao?

Tuy là hoạt động vùng ven đã nhiều, địa hình rất thuộc, nhưng vì lâu ngày xa đơn vị nên Thị không khỏi bỡ ngỡ.

- Trước khi anh đi, d Bảy vẫn ở khu vực này à?

- Vẫn ở đó.

- Trung đoàn bộ vẫn ở Đắc Un?

- Vẫn ở đó.

Mình ở một chỗ lâu quá!

- Nhưng mi nghĩ còn nơi nào, chẳng lẽ rút lên Long Nguyên, Ván Tám - Rút trung đoàn bộ lên, rải đội hình d Bảy ra.

Đúng là thằng Thị có đầu óc tham mưu. Hôm đi ông Ba Kiên cũng đã nói với ông Dũng giãn đội hình ra. Chẳng biết ở nhà thế nào.

- Tao cũng không biết chắc bây giờ trung đoàn bộ ở đâu, d Bảy ở đâu? Cứ theo như lão Hai bình toong nói hôm trước thì trung đoàn phải rút rồi, không ở bên này sông nữa.

- Lão ta nói phét.

- Tao cũng nghĩ như vây.

- Ông Dũng không đời nào rút lên Long Nguyên, Ván Tám đâu. Tôi thì tôi chỉ sợ cụ Thêm và cụ Dũng ở nhà cứ cụm nhau lại. Các cụ ấy thích ở gần tiểu đoàn để đi lại cho dễ dàng mà.

Thằng Thị đoán đúng. Ông Dũng hay bám đơn vị những lúc không cần thiết. Người ta bảo ông Dũng từ khi vào chiến trường đến giờ tính nết thay đổi hẳn đi. Hồi còn ở ngoài bắc, ông là chủ nhiệm chính trị trung đoàn. Vợ ông từ quê lên, ở lại trạm đón tiếp. Có một lần ông Ba Kiên đến thăm, thấy bà ta đang ngồi một mình buồn xỉu.

- Chị còn ở chơi được mấy bữa?

- Chán lắm anh ạ, lên đây ở mấy ngày chỉ nhìn ra đường cái chứ làm gì, ông ấy thì khi nào cũng bận công việc.

Ông Ba Kiên nói đỡ cho bạn:

- Dạo này công việc nhiều quá, anh ấy cũng bận đó chị ạ.

- Bận thì bận cả năm cả đời, ông ấy đánh giặc suốt đời tui có giữ mô, anh tính tui lên đây mấy ngày, tui cũng muốn nấu cho chồng tui bữa cơm...

Thế rồi chị òa lên khóc.

Hôm sau chị ấy xin về.

Ông Ba Kiên gặp ông Dũng phê bình một trận kịch liệt ông Dũng cứ ngồi lặng thinh.

- Người ta sống phải có tình cảm chớ, ông cứ khô như ngói vậy thì ai chịu được. Ông cứ nghĩ mỗi tháng ông gửi về cho bà ấy ít tiền là làm tròn bổn phận với vợ à? Bà ấy thèm vào tiền của ông. Mấy năm đi chiến đấu có tiền ông gửi về đâu mà bà ấy vẫn nuôi con.

Lần ấy, theo lời khuyên của ông Ba Kiên, ông Dũng nghỉ phép về thăm nhà. Cũng vừa đến lúc trả phép, thì đơn vị cấm trại và sau đó có lệnh đi B. Hồi ấy, các đơn vị đi B còn tuyệt đối giữ bí mật, cấm viết thư về nhà. Ra đi, xe bưng bạt kín mít chở bộ đội đến bờ sông Bến Hải.

May mà ông Dũng về thăm nhà được một lần. ông cảm ơn Ba Kiên mãi. Đêm đi Trường Sơn, mắc vong bên cạnh nhau, ông Dũng nói:

- Đi rồi mới thấy thương vợ, nhưng khỉ một cái, tính mình nó như vậy, hôm mình về nhà, mình cũng muốn động viên an ủi vợ, nhưng chả biết làm gì, đêm nằm nói chuyện, vợ chồng lại cãi nhau.

- Cãi nhau cái gì?

- Thì đại loại bà ta phàn nàn nhà cửa, mình nói là tình hình chung như vậy, rồi mình động viên, bà ta ngoảnh mặt vào vách: “Anh thì khi nào cũng nhiệm vụ, nhiệm vụ...”.

Ông Ba Kiên cười:

- Khỉ ơi là khỉ, vậy mà ông cũng đòi làm chính ủy. Đàn bà người ta cần tình cảm, ông phải hiểu cho người ta, ông phải biết công lao của người ta, ông không cần động viên, thì người ta cũng khắc làm. Như thế mới gọi là vợ chồng. Đến như đối với chiến sĩ, ông cũng vậy nữa là.

Vậy mà từ khi vào Nam đến nay, tính tình ông Dũng khác hẳn. Thậm chí nhiều lúc ông Ba Kiên đâm lo. Ông nghe những người đột ngột thay đổi tính nết như vậy là sắp chết. Nghĩ vậy, rồi ông Ba Kiên lại tự cười mình.

Ấy, con người bề ngoài có vẻ khô như ngói, lạnh như tiền vậy mà đi đâu ông cũng nhớ. Khi thấy B.52 đánh vào cứ là trước hết ông nhớ đến ông Dũng. Con người chịu đựng như thế chẳng giữ cho mình một cái gì riêng tư mà lại nói là thiếu tình cảm thì vô lý. Có chăng là ông quá tự kìm chế mình? Điều đó thì ông Ba Kiên chưa bắt chước được.

Vượt qua lộ Mười bốn, Thị quay lại:

- Vào d Bảy chứ thủ trưởng?

Ông Ba Kiên nhìn đồng hồ.

- Chờ mấy phút nữa, xem B.52 đánh ở đâu.

Đợt B.52 thứ hai đánh vào cứ trung đoàn bộ cũ.

Bom vừa cắt xuống thì ông Ba Kiên ra lệnh cho anh em tiếp tục đi.

- Chạy nhanh lên, vào trong đó còn bám công sự. Cứ d Bảy vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy những hốbom sâu hoắm, những cành cây, lá cây rải đầy trên mặt đất. Họ trèo qua miệng những hố bom này rồi qua miệng hố bom khác. Chẳng còn con đường mòn nào nữa cả.

- Xe tăng

Tất cả dừng lại do một phản ứng tự nhiên.

Ông Ba Kiên quát:

- Xe tăng nào mà xe tăng, đi lên đi!

Những ông vừa bước mấy bước, thì trông thây chiếc xe ông chợt nghĩ ra ngay:

- Trước đây là một trận càn. Vậy là nó vừa mới đánh vào tiểu đoàn bộ.

Ông đứng lặng đi trên miệng hố bom một lát, rồi định thần lại, nhìn bao quát địa hình để định hướng. Kia phía cây cầu là xê Ba. Phía kia là xê một đường này là hướng từ xê Một vào.

Bóng trăng nhờ nhờ... Bây giờ thì họ nhận ra đường nhận ra căn hầm của ban chỉ huy tiểu đoàn kia rồi. Trước miệng hầm, còn những cuộn băng trắng.

Cái hầm của thông tin không biết là một quả bom mới hay cũ đã đánh sập. Dấu bom, vết đạn, mùi khét của thuốc súng: tất cả chứng tỏ là cuộc chiến đấu mới xảy ra ở đây chưa lâu. Bộ đội hành quân đi chưa lâu.

Cái xe tăng đứt xích nằm đó cũng chứng tỏ là trận đánh đã diễn ra ác liệt. Cuối cùng chúng nó vẫn chưa cẩu được chiếc xe này đi... Chắc chắn đây là một mũi đánh vào tiểu đoàn bộ. Một quả thủ pháo đã ném trúng xích xe tăng. Ai đánh quả thủ pháo này? Có phải những cuộn băng thấm máu đó là cuộn băng của người chiến sĩ đánh xe tăng?

Anh em không ai bảo ai, đặt bồng ngồi xuống. Tất cả chung quanh họ lặng ngắt. Một trận địa vừa mới sôi sục bom pháo, bây giờ chỉ còn lại tàn hoang. Tự nhiên những khuôn mặt quen thuộc của tiểu đoàn hiện lên. Mới hôm nào đó, còn là tiếng cười, tiếng nói, là những con người băng xương bằng thịt. Bây giờ biết còn ai sống ai chết? Họ về đâu bây giờ?

Thằng Canh, thằng Lâu, thằng Nghĩa, thằng Quá, thế nào cũng có thằng ngã xuống ở đây.

Thị nói nhỏ chỉ vừa ông Ba Kiên nghe:

- Nó chọc được vào tiểu đoàn bộ chắc phải thiệt hại nặng!

Trước mặt họ, chiếc xe tăng đứt xích vẫn đè lên một nửa cái miệng hầm. Chính cái hầm đó là hầm ban chỉ huy tiểu đoàn. Trước khi lên Miền họp. Ông Ba Kiên ngồi nói chuyện với thằng Canh trong đó. Ông biết điều này. Thằng Thị cũng biết điều này nhưng không ai muốn nhắc đến.

Họ không nghĩ hoặc không nỡ nghĩ là Canh đã chết.

Khi chiếc xe tăng vào đến đây thì đạn chống tăng hết. Canh đã bị thương. Khó mà hình dung ra tình cảnh của anh lúc này: một cán bộ tiểu đoàn khi bị chiếc xe tăng đè lên hầm! Có thể anh nghĩ: Dầu sao thì cũng phải đánh chiếc xe. Cùng có thể anh nghĩ: đánh cháy chiếc xe này có thể bẻ gãy một mũi tiến công của địch.

Canh ném xong quả thủ pháo thì cũng hy sinh luôn bên xích xe tăng.

Ông Ba Kiên mơ hồ cảm thấy có một cái gì thật nghiêm trọng, nhưng ông cũng chẳng nghĩ rằng cách chỗ ông ngồi chỉ dăm mét, chiều hôm qua tiểu đoàn trưỏng Canh đã ngã xuống…

Mọi người đều có cảm giác của một người đi xa trở về giữa quê hương tàn phá, họ ngồi lặng thinh, cơ hồ như sau khi đến đây rồi, họ mất tăm dấu tích của trung đoàn...

Ông Ba Kiên bảo Thị đi bố trí chỗ nghỉ rồi đặt bồng ngồi xuống, ông mang đi mười cân gạo, vậy mà hôm nay chỉ có mấy lon dưới đáy bồng. Họp ở trên Miền, ông nghe nói ở dưới này có nơi đã phải đi đào củ để thay cơm. Các đoàn hậu cần không móc được gạo, ông đã tính phòng xa mang về thật nhiều. Vậy rồi gặp biệt kích phải đi vòng vèo, cho đến hôm nay ông tính ra đã hết hơn nửa tháng. May mà mấy lần gặp biệt kích, đoàn đều tạt tránh được.

Bây giờ trung đoàn ở đâu? Chẳng lẽ lại rút lên suối Tre, lên làng 13, 12 sau Dầu Tiếng. Mấy cái cứ chung quanh đây vậy là bị đánh bom đồng loạt. Hôm qua nó đánh vào tiểu đoàn bộ. Dứt khoát là có chuyện rồi! Ông lấy giấy cuộn một điếu thuốc... Dầu sao thì vẫn phải ở đây một tối, mai sẽ tính.

Bên cạnh ông, thằng Xưa nói chuyện rì rầm với thằng Hùng:

- Sao cái xe tăng cháy mà không thấy đầu đạn

- Các Ổng chọi thủ pháo. Nó vào gần vậy B 40 bắn gì xiết, không thấy xích xe đứt đây à?

- Kia kìa, xích xe nó chèn lên miệng hầm rồi còn đâu. Chắc hôm qua xe vào phải nhiều lắm. Trung đoàn mình toàn gặp những trận ác.

- Đơn vị ở xa đây không?

- Làm sao mà biết được, còn phải tìm chán mới ra chớ bộ.

- Đây là Củ Chi à?

- Củ Chi bên kia sông. Hôm qua mình từ bên Củ Chi sang. Vì phải tránh biệt kích cho nên chú Ba dẫn ta đi một đường vòng thúng.

Điều bất ngờ đầu tiên đến với một cậu tân binh. Cậu ta nghe nói về củ Chi từ lâu. Qua những câu chuyện của cựu binh có, của những cán bộ trên đường ra Bắc có, trên báo, trên thơ, trên bài hát, thì Xưa hình dung ra một mảnh đất Củ Chi đầy những bom pháo, nhưng vẫn có những vườn sầu riêng, măng cụt. Những thứ gì mà ở miền nam có thì Xưa gán hết cho đất Củ Chi. Ví dụ khi hát bài hát “Mùa hoa lê- ki- ma nở” thì Xưa nghĩ ở Củ Chi cũng có hoa lê- ki- ma như trong bài hát vậy. Trong một bài văn, cô giáo cho đầu đề: “Em nghĩ gì về dáng đứng Việt Nam trong hình ảnh anh Giải phóng quân?” thì Xưa đã viết thật sôi nổi. Anh nói về cái dáng đứng của anh Giải phóng quân ở Trường Sơn, ở Ấp Bắc, ở núi Thành, ở địa đạo Củ Chi... Cái hình dáng của những anh bộ đội, AK cắp trước ngực, mũ tai bèo hất sau lưng, gió lộng bay mái tóc, mặt đen khói đạn.

Còn bây giờ trước mặt anh là ông Ba Kiên đó. Một ông già tóc đã có sợi bạc, đang ngồi hút thuốc lào, nhả khói bạc trắng... Và cũng bây giờ trước mặt anh đó là một bãi bom. Rồi bên tay phải, tay trái anh, bốt địch bắn lên những chùm lên những chùm pháo sáng... Thằng Hùng chỉ hướng đó là Dầu Tiếng. Hướng đó là Trung Hòa...

Cũng cho đến bây giờ, Xưa mới biết là bộ đội không ở trong nhà dân. Địa đạo Củ Chi cũng là chuyện thời xưa, bây giờ thì chẳng còn địa đạo nữa!

Cái ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với anh bây giờ về đất Củ Chi là con sông Sài Gòn trần trụi, với những bờ sình dài, với những ánh nước, lấp lóe phản chiếu lửa bom B.52, là con lộ Mười bốn bạc trắng nhờ nhờ trong ánh trăng mà anh phải hổn hển mang bồng vượt qua, và bây giờ đây anh đang ngồi trên miệng một hố bom, trước mặt là một chiếc xe tăng cháy.

Đưới chân Xưa, còn đó những cuốn băng, những tấm giẻ rách, những cành lá tả tơi sau những trận bom pháo. Anh bỗng thấy có cái gì hơi khôi hài về những câu thơ, những bài giảng văn, những bài tạp làm văn mà anh được nghe, được giảng và đã làm ở nhà. trường...

Có một ông nhà báo đi B ra, được nhà trường mời đến nói chuyện, bọn Xưa cũng ngồi há hốc mồm ra mà nghe.

Khi lên đường ra trận, bạn bè tiễn đưa, ai cũng có vẻ ghen tị với số phận may mắn của Xưa. Một phần, họ nhìn thấy trách nhiệm vinh quang của lớp tuổi trẻ đánh Mỹ, nhưng một phần nữa họ cũng bị kí©ɧ ŧɧí©ɧ bởi cái “vẻ đẹp thơ mộng” của những cuộc ra đi trong trí tưởng tượng của họ.

Ngắm trời ngắm đất, nhìn chung quanh chán, Xưa quay lại phía ông Ba Kiên và bất giác anh bỗng cười thầm về cái bài văn “Dáng đứng Việt Nam” của anh.

Ông Ba Kiên vẫn ngồi xổm, lưng khom như lưng tôm đang soi cái đèn pin cổ ngoéo đã được bịt kín, trừ một lỗ ánh sáng bằng hạt đậu lên trên tấm bản đồ. Ông đặt một cái địa bàn trên bản đồ xoay xoay rồi nhìn quanh về các hướng có pháo sáng. Lúc đó Thị đến bên cạnh, ông bỏ bản đồ đứng đậy, chỉ bốn phía:

- Đấy là Thị Tính, đây là Rạch Bắp. Kia là Cây Son kia là Trảng Tròn, còn kia có phải là ngã ba cây Điệp không hả Thị?

- Có lẽ chếch về phía Dầu Tiếng một chút, bọn ấy là bọn Minh Hòa nống ra. Những cụm pháo sáng vây tròn chung quanh họ từ Xa đến gần.

Ông Ba Kiên đứng đó, mặc cái qυầи ɭóŧ, chốc chốc lại co cẳng lên đập muỗi đen đét:

- Thị ạ, tao chắc tình hình này thì trung đoàn chỉ quanh quẩn đâu đây. Bây giờ tạm để anh em nghỉ. Cậu và thằng Hùng đi về cứ Đắc Un xem, nếu e bộ ở đó thì ta về luôn đêm nay, nếu không có thì ngày mai ta cứ tạm trú đây một ngày.

Xưa đứng dậy:

- Anh Thị cho em đi với.

Thị nhìn ông Ba Kiên cười.

Ông gật đầu:

- Cũng được, tập cho nó quen dần.