Địch chuẩn bị càn lên biên giới. Hội nghị tổng kết chiến dịch do Bộ chỉ huy Miền triệu tập bế mạc sớm hơn dự định. Các cơ quan Bộ lục tục chuyển cứ. Anh em cán bộ chiến sĩ trung đoàn Mười sáu được ông Ba Kiên nhắn về ở K.90 nằm chờ đợi đã một tuần nay. Biết về dưới đó sẽ thiếu thốn đủ mọi thứ, cho nên ba lô, bao gạo, người nào người nấy căng phồng. Đã quen sống ở vùng ven, gần địch, gần bom đạn, nên tình hình chộn rộn chung quanh chẳng ảnh hưỏng gì đến họ. Đêm đêm, mặc dầu B.52 ném bom quanh khu vực đóng quân, họ vẫn mắc võng tòng teng dưới các gốc cây, cạnh miệng hầm. Đánh tu lơ khơ chán, họ lại rủ nhau đi trèo gùi, hoặc bắt cua dưới suối. Cán bộ trạm nói khản cả cổ, họ vẫn chủ quan. Sau đâm chán, cứ thấy lính “dép rọ” và đèn “cổ ngoéo” là thôi, không ai buồn la nữa.
Hùng con họp Hội nghị Chiến sĩ thi đua xong, được đưa về tạm trú cán bộ, chuẩn bị đi học. Đang nằm chờ thì nghe tin có đoàn cán bộ Mười sáu về vùng sâu, vậy là lợi dụng lúc các cơ quan chộn rộn chuyển cứ, cu cậu dở ra tin tức và cuốn bồng chuồn về K.90. Ở đây, cậu ta gặp An và các chiến sĩ đang đợi ông Ba Kiên. Vừa trông thấy An, Hùng con đã ôm lấy anh la hét ầm lên. Đồng chí trạm trưởng quát:
- Này cậu bé, vừa vừa cái miệng chứ, chiều nay trực thăng quần sau trảng tranh. Biệt kích nó đi ngay sau hồi nhà đấy!
Chẳng để ý gì đến lời nhắc nhở, thằng Hùng vẫn bô bô:
- Trời đất ơi, ở tạm trú buồn muốn chết, mãi vừa rồi chị Ba ghé thăm mừng ơi là mừng. Có thư chị Sáu gửi lên.
- Chị Sáu có kể chuyện chi dưới đó không?
- Hỏi thăm anh đó.
- Dóc...
- Được rồi, vậy là anh không xem thư nghen?
Hùng vừa nói vừa mở bồng, liếc An cười.
- Chú Ba gặp mày hôm nào?
- Thôi, không nói chuyện chú Ba, có thích xem thư của chị Sáu thì nói?
Hừng cầm lá thư giơ lên, rõ ràng là nét chữ Sáu Trang.
- Anh là anh tệ lắm, chị Sáu đang trách anh đó.
- Thật hả?
- Lại còn không thật. Hồi anh bị thương, chị viết thư lên hỏi thăm tình hình sức khỏe anh hoài à.
An im lặng cầm lấy lá thư. Chú bé tinh ranh nhận thấy những đầu ngón tay của An run run. Chú cố nhịn cười, quay mặt đi.
Lá thư Sáu Trang kể chuyện trung đoàn rút về cứ. chuyện chúng nó bốc dân vào khu tập trung, chuyện trung đoàn phải đi đào củ về thay cơm, thôi thì đủ thứ chuyện cuối cùng có một câu: “Em cho chị gửi lời kính thăm anh An, chúc anh chóng mạnh để trở về đơn vị. Bây giờ trung đoàn ta trở về địa phương cũ hoạt động, vui lắm...
Chẳng biết câu này Sáu Trang viết cho thằng Hùng hay viết cho mình? An mân mê lá thư. Vậy là bây giờ mình lại về Mười sáu, lại trở về Hố Bò. “Nước Hố Bò vừa trong vừa mát. Đường Hố Bò lắm cát dễ đi**. Tự nhiên An nhớ câu hát của Sáu Trang Anh cười một mình.
- Đúng không nào? Chị Sáu chỉ hỏi thăm một mình anh.
- Sao mày lên đây?
Thằng Hùng chỉ chờ có thế và quên luôn câu chuyện về Sáu Trang.
- Em về dự Hội nghị mừng công phân khu...
- Ghê nhỉ?
- Em cũng là đại biểu chớ bộ, coi nè.
Hùng rút cây bút bíc có khắc chữ: "Đại hội mừng công phân khu Một" ra khoe với An.
- Nhưng sao mày lại về đây, tao nghe nói đại hội xong lâu rồi mà.
- Trên định giữ lại bắt đi học.
- Rồi mầy không đi?
- Học làm quái gì, ngồi nghe lên lớp chán chết.
Chỉ một lúc sau, anh em Mười sáu kéo đến đầy hầm. Họ treo ống cóng, đun nước pha trà. Rồi thì tám thứ chuyện. Trong cái vui trở lại vùng ven gặp cô bác, rồi vào ấp, lội xuống sông Sài Gòn bắt tôm, người ta nghĩ đến những người đi mất. Rồi đến chuyện những thằng bể bạc, những tên phản bội. Người ta lại nhắc đến Tám Hàn! An lặng thinh ngồi nhấm nháp mảnh lương khô. Trước mặt họ, một phong lương khô được bẻ ra từng mảnh nhỏ bày trên một tờ báo Quân Giải phóng cũ để thay cho đồ “cầm tay”.
Bảy giờ tối, đoàn ông Ba Kiên cùng với Thắng, Thị, bứt khỏi cuộc khai thác tranh thủ dai như đỉa của mấy ông phóng viên báo Quân Giải phóng ở H.20, về tới trạm K.90. Thấy thằng Hùng mang bồng ngồi đó, ông Ba Kiên quát hỏi ầm ầm một lúc rồi cũng đành thôi, coi như sự việc đã rồi. Đoàn đi học đã đi. Còn ai mà dẫn nó đuổi theo nữa. Tạm trú bộ cũng đã dời đi chỗ khác từ chiều hôm qua. Biết đâu mà móc ráp, mà liên lạc. Vậy là ông đành phải chịu thua thằng Hùng, cho nó trở về đơn vị. Thằng Hùng đã đoán biết trước mọi việc nên cứ mặc cho ông Ba Kiên quát, giả vờ ngồi im lặng chịu tội. Xong việc thằng Hùng, ông Ba Kiên phải vội vàng thu xếp đồ đạc và lệnh cho đoàn chuẩn bị cơm nước, lấy thêm súng đạn để ra đi ngay trong đêm. TỔ chức cho được một chuyến lấy gạo không dễ, anh em biết vậy và mỗi người đều phải gắng thêm một chút. Gạo về, ông Ba Kiên cũng chia cho mình một bồng đầy như mọi người. Mười hai giờ đêm, mọi việc thu xếp xong. Năm giò sáng, đoàn xuất phát. Càng sớm càng tốt, đoàn phải bứt ra ngoài vòng càn của bọn lính thủy quân lục chiến ngụy và “Tia chớp nhiệt đới” Mỹ.
Ba tiêng đồng hồ sau khi đoàn ra đi, máy bay đến ném bom trúng K. 90, trạm giao liên K.9, K. 10. Tiếp đó trực thăng quần rồi đổ chụp biệt kích xuống một số cứ của cục hậu cần Miền. Đoàn tăng thêm tốc độ hành quân, đi bốn giờ liền không nghỉ. Ra đến đường giao liên, họ gặp một đoàn tân binh mới từ ngoài Bắc vào. Hai đoàn đều dừng lại để thăm hỏi tình hình:
- Các đồng chí có biết chúng nó đổ quân ở đâu không?
Hai bên đều hỏi nhau, rồi cả hai bên đều cùng nhau phỏng đoán tình hình.
Đồng chí giao liên cho anh em dừng lại ngụy trang. Ông Ba Kiên cũng cho anh em tản ra nghỉ. Anh em lính cũ lập tức xông vào đoàn tân binh:
- Có ai Nghệ Tĩnh không?
- Ai Nam Hà không?
- Đồng chí nào ở Quảng Bình đấy? Đi tháng mấy? Môt cậu tân binh tên là Xưa, đến bắt quen Thị:
- Thủ trưởng quê đâu?
- Hà Tĩnh.
-Emcũng Hà Tĩnh đây, em ở cầu Nghèn đó thủ trưởng đi xuống đồng bằng à?
- Ừ xuống gần Sài Gòn.
- Ôi, thế thì thích quá!
Thị nháy mắt:
- Thích không?
- Em chi ước xuống đó?
- Thật chứ? Muốn đi không?
- Anh xin cho em đi với!
Thị ghé tai:
- Muốn theo thì có gì khó, chỉ cần chốc nữa, chờ cho đoàn đi rồi cậu “tụt tạt” lại...
- Nhưng mà còn thủ tục.
Thị hất hàm vể phía ông Ba Kiên đang ngồi nói chuyện với đồng chí giao liên:
- Cần gì thủ tục, thủ trưởng đi đây, ông gật một cái là xong tất.
- Anh nói thật đấy chứ!
Thị trợn mắt:
- Thật chớ đùa à?
- Vậy anh chờ em một chút.
Cậu tân binh luýnh quýnh, mở túi ba lô, rút cuốn sổ xé một tờ giấy viết:
“Báo cáo trung đội trưởng, tôi là Nguyễn Văn Xưa, xin đi theo đơn vị xuống vùng ven. Tôi không đào ngũ đâu”. Viết xong, cậu ta gấp lại cắm cổ chạy lên phía trước. Đoàn tân binh có lệnh tiếp tục hành quân, ông Ba Kiên cũng làm việc xong với đồng chí giao liên, khoác ba lô đứng dậy:
- Chuẩn bị đi thôi!
Thị chờ cậu tân binh chạy trở lại lấy ba lô, hỏi nhỏ:
- Đưa giấy cho trung đội trưởng à?
- Không, em đưa thằng bạn, dặn nó chặng nghỉ sau hãy báo cáo - Cậu ta cười, cũng nháy mắt với Thị.
- Được rồi, bây giờ cậu phải đi sau một quãng, khi nào xa đoàn giao liên một chút, mình báo cáo thủ trưởng. Thôi khoác ba lô vào “phới” đi. Gớm mang gì mà lỉnh kình thế này. À cậu biết bơi không?
- Bơi được nhưng không giỏi.
- Qua được sông Nghèn không?
- Được một nửa sông!
- Thôi được, có ni lông đó chứ?
- Hai cái.
- Vậy thì tốt. À, mà vừa rồi đơn vị không điểm quân số à?
- Em dặn thằng bạn nếu trung đội có biết, báo cáo là en gặp đồng hương đi sau một chút.
- Xem bộ cậu cũng láu đó, lính vùng ven phải linh hoạt mới được. Bao nhiêu tuổi rồi?
- Em mười tám. Anh hút thuốc không?
Xưa chìa ra một gói Điện Biên bao bạc.
- Cất đi, về dưới đó quý lắm. Dọc đường nhiều biệt kích đừng hút.
Đi được khoảng 40 phút, Thị ra hiệu cho Xưa:
- Lên đi, ta nói chuyện với thủ trưởng, yên trí, thủ trường là người vui tính lắm.
Ông Ba Kiên lúc đó đang vừa đi vừa kể chuyện vui. Mấy cậu chiến sĩ đều tranh nhau đi đến gần ông nghe cho rõ.
Đi đánh giặc mãi về mình cũng chẳng biết mô tê chi, trên kêu lên nói đi Hà Nội họp, cho một ít tiền và cho về phép. Đi bộ đội 8, 9 năm, nỏ có chi đưa về, mình đem đổi hết tiền chẵn ra tiền lẻ, bỏ vào trong cái mũ cối, giũ tanh banhra, đưa cho ông bố. Ông cụ tính người đời xưa nhìn thấy tiền nhiều quá đâm nghi, hỏi: “Mi mần chi mà lắm tiền rứa. hay ăn cắp ăn trộm của con nhà ai? Mình nói: Tiền Chính phủ cho. ông cũng không tin. Mãi đến lúc mình đi học, ở nhà họ đến nghiên cứu lý lịch...
- Nghiên cứu làm gì hở thủ trưởng?
- Tuyên dương Anh hùng chú làm gì, cái thằng, hỏi vớ vẩn.
- Xì, im đi nghe nào.
Xưa bấm Thị:
- Thủ trưởng là anh hùng à?
- ừ! Anh hùng quân đội đấy!
Giọng ông Ba Kiên vẫn đều đều:
- Vậy là cán bộ về hỏi ủy ban, gặp Đảng ủy, ông bố mình thấy vậy buồn lắm, sang phàn nàn với hàng xóm: “Không biết con tui hắn ăn cắp ăn trộm chi của nhà ai mà bây giờ người ta về người ta hỏi hàng xóm. Người ta lại không tin tui... Đến bữa ông cụ được Bộ Tổng mời ra Hà Nội.
- Sướиɠ thật, làm anh hùng bố cũng được ra Hà Nội.
- Xì, im đi nghe nào.
Xưa quên hẳn mình là lính chưa trình diện, cũng chen lên trước nghe cho rõ câu chuyện, ông Ba Kiên vẫn kể, giọng đều đều. ông đi trước, Xưa chưa nhìn rõ mặt mũi, nhưng cứ nghe giọng nói thì anh đoán ông hóm lắm, hình như ông đang vừa nói vừa cười tủm tỉm:
Người ta dặn: Ra đến Hà Nội, bố xuống bến xe Kim Liên thì thuê xe xích lô nói về trạm 66, bố đừng tiếc tiền, tiền Chính phủ trả. Ông cụ đi xe từ Hà Tĩnh ra đến Kim Liên, ăn có một bữa cơm hợp tác 6 hào ở dọc đường, về kêu đắt mãi... Đến Kim Liên, ông cụ thuê một cái xích lô về trạm 66, ngồi lên xe, ông cụ cứ quay lại hỏi: “ông đạp có mỏi chân không. Thằng xích lô đểu, nó biết ông cụ ở nhà quê ra, từ bến Kim Liên về trạm 66 nó thiến ông cụ 6 đồng bạc, 6 bạc hồi đó còn giá trị lắm. Các cậu nhớ cho là lúc đó một đồng bốn bát phở tùm hum.
Về Hà Nội, thủ trưởng Tổng cục Chính trị ra hỏi thăm chuyện gia đình làm ăn, ông cụ chẳng nói gì, chỉ phàn nàn ra đây cái gì cũng đắt đỏ, người thì đông quá, rồi ông lại phàn nàn tiền đi xe từ trong Hà Tĩnh ra lại ít hơn tiền đi xích lô từ bến Kim Liên đến trạm 66.
- Năm ấy là năm nào thủ trưởng?
Ông Ba Kiên quay lại. Ông trông thấy Xưa, câu chuyện liền bị cắt ngang:
- Cậu nào đây?
Thị:
- Báo cáo thủ trưởng, lính mới của trung đoàn đấy.
Vừa rồi cậu ta đi trong đoàn tân binh, hỏi thăm nghe nói thủ trưởng người Hà Tĩnh, lại ở vùng ven, nên xin đi theo đơn vị, tôi chưa kịp báo cáo...
- Bậy, tân binh mình đã nhận phần mình rồi.
- Cậu đào ngũ hả?
- Cái thằng, người ta theo xuống đơn vị lại bảo đào ngũ. Xưa bước lên cạnh ông Ba Kiên:
- Xin thủ trưởng cho em về đơn vị.
- Hà Tĩnh à, ở huyện nào đó?
- Thạch Hà ạ, em cũng gần quê thủ trưởng.
Ông Ba Kiên biết ngay đây là âm mưu của thằng Thị. Vậy là hắn đặt ông trước một việc đã rồi. Bây giờ thì còn nói chi nữa. Người đâu mà dẫn thằng Xưa đưa trả đơn vị cũ. Trung đoàn thì nay đang thiếu người thật. Thêm được chiến sĩ nào hay chiến sĩ ấy. Cậu chiến sĩ này coi bộ hăng hái, nhưng sự hăng hái ban đầu ấy thì đã chắc chắn gì đâu. Biết đâu được!
Ông bỗng nhớ đến cậu Sáu Hùng, tham mưu trưởng trung đoàn: Đánh nhau đợt 1, cậu ta bị thương đi viện. Vừa rồi lên đi họp, ông ghé thăm. Cậu ta bây già béo như con cun cút, nhưng cứ kêu đau hết bệnh này đến bệnh khác. Biết là cậu chàng ớn vùng ven, ông Ba Kiên hỏi thật:
- Nếu như cậu không muốn về trung đoàn nữa thì cậu cũng cứ nói, mình đề nghị cán bộ thu xếp cho ở lại trên này.
Cậu ta đỏ mặt:
- Em bây giờ yếu quá, sợ không theo được bộ đội...
Hôm sau, ông đề nghị với Miền cho cậu ta ở lại luôn bệnh viện, làm trợ lý chính trị ở đó.
Thằng Hùng trước đây đâu phải là cán bộ yếu. Chẳng phải ông không tin Xưa, nhưng dẫu sao thì nó cũng chỉ là tân binh, hăng hái lúc đầu. ông Ba Kiên vừa nhìn Xưa vừa nghĩ đến mình thuở trẻ - Hình như hồi mới vào bộ đội, ông đã dày dặn hơn cậu ta, ông đã từng đi làm thuê, từng chống chọi với cuộc đời, còn cậu tân binh này, rõ ràng chỉ mới là một cậu học sinh ra trường, rồi đi Trường Sơn...
Trong khi ông Ba Kiên trầm ngâm suy nghĩ thì Thị mủm mỉm cười, húych vào vai Xưa, nói nhỏ:
- Cứ yên tâm, thủ trưởng tốt lắm, thế là xong rồi đó.
Bây giờ tất cả mọi người đổ xô sự chú ý vào Xưa làm cậu ta càng thêm lúng túng. Cậu ta nhìn mình, lại nhìn anh em chung quanh. Cái gì cũng khác, họ mang bồng thì mình mang ba lô cóc, họ đi dép rọ thì mình mang dép cao su. Họ đội mũ tai bèo còn mình đội mũ cối. Họ có cái đèn ngoéo đeo lủng lẳng ở thắt lưng. Thắt lưng họ toàn là thắt lưng Mỹ. Cách họ buộc ni lông ở thắt lưng cũng khác.
May mắn cho Xưa, giữa lúc cậu ta đang hết sức lúng túng thì Hùng con xông vào bát chuyện.
- Đằng ấy yên trí, mình cũng trốn đơn vị theo trung đoàn đấy. Vậy mà rồi xin riết chú Ba cũng nhận, ăn thua là có chịu chơi không?
- Chịu chơi là thế nào?
- Là oánh cho mạnh vào, đằng ấy “oánh” nhau trận chưa?
- Chưa.
- Ừ, không lo, rồi quen cả, đánh nhau đễ ợt mà ăn nhau là có chịu chơi không?
- Thôi đi ông nội, dóc vừa vừa chứ.
- Em nói thiệt, dóc cái gì, em rút kinh nghiệm cho nó mà.
- Quê cậu gần đây à?
- Cũng ở đưới đó.
Hùng chỉ tay về phía trước.
Mới một chặng đường, mới nghe một câu chuyện của trung đoàn trưởng, mới trao đổi vài câu với một chiến sĩ, vậy mà trong cái đoàn người đầy mới lạ, đầy những khuôn mặt, dáng người chưa quen biết này, Xưa cảm thấy có một cái gì thật gần gũi, thật cởi mở. Hình như số phận của anh đã định sẵn, đã được quyết định là sẽ gắn bó với cái trung đoàn mà anh chưa quen biết này.
Ông Ba Kiên vẫn im lặng, ông không nói được cũng không nói không. Ông giận thằng Thị thực sự. Hắn đặt ông trước một việc đã rồi. Ông thích sòng phẳng, nói cho người sắp đi vào chỗ gian khổ biết hết cái gian khổ đến mức nào, nhất là đến một đơn vị như đơn vị ông. Ông đã từng nói chuyện với một số tân binh ra đi từ miền Bắc vào hồi tết Mậu Thân. Phần lớn không được chuẩn bị chu đáo về mặt tư tưởng, nào là mau mau kéo vào để còn nhặt ống bơ, nào là vào đến nơi thì đã thông nhâít xong. Một số cán bộ từ trong nam ra, chẳng biết có xuống chiến trường không, nói như sắp thắng đến nơi, làm cho bọn thanh niên háo hức tranh nhau đi. Cái thứ tuyên truyển rẻ tiền ấy đã gây tác hại không ít cho đơn vị sau này.
Ông nghĩ: Dầu sao đến chỗ nghỉ, cũng phải xem lại cái cậu tân binh này và chuẩn bị thêm tư tưởng cho nó.
Trong một cụm rừng nhỏ có bóng cây che khuất, mùi cỏ cháy thơm phức, ngọt lịm. Mùa khô Nam Bộ, trời trong vắt. Những vì sao mát rượi. Họ ngả lưng nằm xuống thảm cỏ cho sương đêm thấm dịu vào tận làn da. Mọi người đang chờ đợi một trận đánh. Đốì với họ, mọi chuyện vừa qua xảy đến đều đẹp đẽ có pha chút ít màu sắc ly kỳ: Trận đánh chẳng có gì đáng ngại. Họ nghĩ ra nhiều tình huống éo le, mà giữa những mớ sự việc hỗn độn đó, họ là nhân vật trung tâm, họ nghĩ đến những hành động anh hùng mà họ sắp sửa đóng vai quan trọng. Đại đội vừa vượt qua một trận pháo. Khi qua sông chừng 500 mét, tự nhiên các cụm pháo từ Trung Hòa, Chà Rầy, Dầu Tiếng tới tấp căn xuống bến, rồi rải một dọc dài qua ấp 2, ấp 3, lên đường Mười bốn. Chớp lửa dăng hàng trên hai bờ sông. Đại đội trưởng Lâu truyền lệnh cho anh em đi gấp, vì anh nghĩ đến khả năng đại đội qua sông bị lộ. Chiến sĩ cũ hiểu ngay ý đồ của câp trên. Còn chiến sĩ mới cứ nhìn vào chiến sĩ cũ mà làm: chạy cũng chạy, đứng cũng đứng.
Khi đã chắc chắn vượt ra ngoài tầm pháo rồi, chiến sĩ cũ bắt dầu nói chuyện. Vậy là anh em lính mới thấy an tâm.
Mười một giờ đêm, đơn vị hành quân đến khu tập kết. Trong khi cậu tân binh ngồi bên cạnh đang xốn xang với bao ý nghĩ về cái đất Củ Chi mới lạ này thì tiểu đội phó Lựu nằm ngửa, duỗi chân, gối đầu lên bồng nhìn trời; một vòm trời đầy những ngôi sao xanh nhấp nháy. Cậu tân binh muốn hỏi anh nhiều điểu, muốn được biết vùng đất Củ Chi này có những gì lạ, thì Lựu lại nghĩ về xã Tân Thới Hiệp xa xôi. nơi có ánh đèn trước hầm của má Hai.
Lựu đang nghĩ về Thận, về Thực, về ông Ba Kiên. Cái ý nghĩ đẹp đẽ về những con người đó như có một sức mạnh thần kỳ vực anh dậy, đưa anh đi qua một chặng đường, bây giờ ngoảnh lại anh cảm thấy còn rờn rợn sau xương sống. Cái đêm pháo bắn ấy anh nằm giụi mặt vào lưng thằng Tám Hàn. Nó không đẩy anh ra, nhưng nó không nói với anh một câu nào. Nếu như lúc đó anh ra đi, dọc đường gặp lại nó, thì sự thể sẽ ra sao? Không, dù thế nào đi nữa mình cũng không bao giờ là một thằng phản bội. Hôm đi xa đồng đội rồi anh bỗng cảm thấy bứt rứt. Anh đã nghĩ rằng không biết rồi có bao giờ mình trở lại quê hương nữa không?
Hồi anh đi bộ đội, ông chủ nhiệm hợp tác xã cứ chần chừ mãi. Muốn giữ anh ở lại:
- Mình biết cậu đi rồi thì khó mà kiếm được một tay kế toán thay cậu, nhưng thôi, biết làm sao. Đấy cậu thấy không? Thằng Mỹ đánh cả vào cái hợp tác xã này của chúng ta nữa đó.
Công việc đồng áng vẫn có một cái gì đó quyến rũ Lựu. Nhưng thế nào nhỉ? Anh nghĩ nhiều đêm trước khi ra đi. Nếu lúc đó anh chỉ cần tỏ một thái độ thì ông chủ nhiệm sẽ lập tức giữ anh lại. Nhưng chiến tranh là một việc gian khổ, là một việc của cả nước. Vậy thì với tư cách nào mà anh lại lẩn trốn? Anh đã thắng trong trận đấu tranh tư tưởng lần thứ nhất. Nhưng sự ác liệt của chiến tranh mà anh vẫn tưởng ràng mình sẽ cắn rặng chịu đựng được đã diễn ra quá mức tưởng tượng. Mặc dầu bây giờ không ai còn nhắc lại sự việc ở ngã ba bến thương binh nữa, nhưng cứ nhìn mọi người, anh lại nhớ đến nó. Vượt qua được sự sợ hãi quả tình là một khó khăn đối với anh. Nhưng phải vượt lên. Cái lớn nhất của khó khăn đó là cái chết. Lựu im lặng nghĩ đến nó.
Trận ấy nếu mấy cái hầm phía trước đại đội bộ trụ vững được thêm một ít nữa thì không đến nỗi.
Người ta hỏi về trận đánh Cầu sát như vậy. Cái chết!
Nếu hôm ấy anh không sợ nó!
Bỗng Lựu ngồi phắt dậy và cùng lúc đó, mấy cậu chiến sĩ kêu lên:
- B.52!
Đúng là tiếng động cơ rền đều của B.52. Sự bình tĩnh đã làm cho Lựu trở nên tỉnh táo:
- Nó đấy, nhưng nó không ném bom ở đây đâu.
- Sao vậy hả anh Lựu?
- Ở đây sát ngay bên cạnh tụi Mỹ.
Đối với các tân binh thì cử chỉ, lời nói của người lính cũ tác động đến họ rất nhiều. Thấy Lựu lại ngả lưng nằm xuống, họ không chộn rộn nữa.
Cả một vùng trời sáng rực. Tiếng bom hú. Mặt đất rung rinh. Tiếng một người nào đó nói bên cạnh Lựu:
- Không khéo nó đánh cứ tiểu đoàn mình.
- Chính đông.
- Hơi chếch sang bắc một chút.
- Thôi, cho anh em chuẩn bị đào hầm đi.
Từ đó đến sáng, B.52 đánh tiếp hai đợt nữa, cũng hướng đó nhưng hơi xa hơn một chút. Đúng là khu vực tiểu đoàn trở lên rồi. không chệch vào đâu được nữa. Người nào cũng nghĩ như vậy và một mối lo mơ hồ hiện lên trước trận đánh của họ. Trong khi họ ra đi thì hình như tiểu đoàn và trung đoàn cùng đang chuẩn bị một việc gì đó rất khẩn trương. Mấy hôm nay có tin đồn địch có thể đánh ra Thành An kiểm soát đường Mười bốn. Tụi giang thuyền từ Phú Hòa Đông đã ngược theo sông Sài Gòn lên đến Rạch Bắp. Sau khi xuất kích, đánh bọn xe ủi xong trở về, Nghĩa chạy đến hầm Lựu, vẻ mặt rạng rỡ:
- Chuẩn bị đi. xe tăng vào đấy. Cậu bắn tốt lắm.
Lựu im lặng. Thực tình, anh đã phải hết sức tự kiềm chế để vượt lên sự lo sỢ. Anh cứ bò lên mãi. lên thật gần mục tiêu, và cho đến lúc đứng dậy bắn, anh cũng phải tự bảo mình bình tĩnh, có bình tĩnh mới bắn trúng được. Nói cho công bằng, sở dĩ anh làm được vậy là có một phần vì cậu tân binh bò theo phía sau anh. Anh phải làm gương. Những phút đầu tiên trong một trận đánh rất quan trọng. Lần ra trận này, anh đã bình tĩnh và nghĩ được như thế. Đây là! những điều hết sức mới mẻ đối với Lựu.
Pháo!
Lựu quay lại, thấy cậu tân binh đang rụt đầu xuống, mặc dầu cái đầu của nó đã thấp hơn miệng hầm. Nó nhe răng ra cười. Cái cười ngụ ý nói: “Em cũng không sợ”. “Bây giờ để nó ngồi một mình thì nó sẽ hoảng”. - Nghĩ vậy, Lựu nói:
- Chừng nào tiếng pháo nghe viu víu thì không sợ, chừng nào nghe tiếng xẹt thì phải cẩn thận.
Pháo bắn xa dần về phía sau... Xe tăng vẫn chưa vào. Pháo rồi đầm già, rồi lại pháo. Những chiếc máy ủi bốc cháy, cuộn lên những cột khói đen ngùn ngụt trước trận địa.
- Xe vào đấy, chuẩn bị.
Nghĩa chạy qua các hầm ra lệnh rồi quay lại ngồi bên cạnh Lựu. Trước trận đánh, Tuyên, Lâu và Nghĩa thống nhất một nhận định: Lựu là cựu binh, tuy có những khuyết điểm trước đây, nhưng sau chuyến đi từ dưới Tân Thới Hiệp về, đã có nhiều thay đổi. Anh đã hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm bằng những trận đánh cụ thể. Vì vậy, họ quyết định mạnh dạn giao cho anh làm tiểu đội phó phụ trách một tổ Hỏa lực. Gọi là tổ, nhưng thực thì cũng chỉ có hai người. Tự nhiên để thật chắc chắn như lời ông Thêm dặn, ban chỉ huy đại đội giao cho Nghĩa, trong khi đi với trung đội ba, phải chú ý kèm cặp lựu. Dẫu sao thì trước đây cậu ta cũng đã có một lần phạm khuyết điểm nghiêm trọng.
Đạn xe tăng bắn cày đất. Tiếng súng của nó thật khó chịu, nổ không to nhưng chát chúa, đai đẳng. Những thân cây cao ngang đâu bị phạt cụt. Biết mình có hởa lực chống tăng nhất định nó không chịu vào, cứ đứng ngoài bắn. Hầm Lựu bố trí chếch về bên trái đội hình đại đội và hơi lùi về phía sau, nên từ đó họ chỉ nghe tiếng súng và tiếng hụ máy của xe. Nhưng sao hầm phía trước không bắn? Trước mặt Lựu, chếch bên phải, Nghĩa đã cho bố trí một khâu B.41 để có thể bắn tầm xa hơn. ở đó có thằng Quá là trinh sát trung đoàn mới được bổ sung cho đại đội trong trận đánh. Nghĩa đứng lên. lại ngồi xuống. Đạn xe tăng vẫn cày đất trước mặt. Tiếng xe hụ rất gần. Chẳng lẽ hầm phía trước lại bị tróc?
- Đưa tao trái thủ pháo.
Nghĩa vừa nói vừa giật lấy trái thủ pháo trong tay cậu tân binh. Lăn đi mấy vòng rồi nhảy xuống con suối cạn bên trái, bò lên. Con suối này là con đường vận động đã được nghiên cứu trước, dọc bờ suối còn một ít cây xanh, Nghĩa đang bò thì bỗng nghe có tiếng đạn chíu qua đầu. Anh nằm bẹp xuống dán mình vào bờ suối. Chỉ một thoáng sau, anh hiểu ra. Một chiếc tăng từ bên kia suối đang bắn sang hầm tiền tiêu. Một chiếc nữa ở bên này suối, nhưng đứng chéo về bên trái để tránh tầm đạn của ta, đang từ xa bắn trực diện vào cái hầm trước mặt Nghĩa để yểm hộ cho một chiếc M.41 tiến vào. Thật là nguy hiểm. Những chiến sĩ ở đây không thể ngóc đầu dậy bắn được. Nó đã phát hiện cái hầm nhô ra phía trưóc này. Trước mặt Nghĩa là một khoảng đất trống. Qủa thủ pháo thành ra vô tác dụng. Phải điều ngay khẩu B.40 của thằng Lựu lên. Lần này trở về. Nghĩa không bò nữa mà anh khom lưng chạy dưới lòng suối.
Đến trước cửa hầm Lựu, Nghĩa chỉ kịp giật lấy khẩu B.40 và chạy đi.
- Mang thêm đạn theo tao.
Lựu chạy theo Nghĩa, cậu tân binh chạy theo Lựu. Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi Lựu chưa trông thấy chiếc Xe tăng thì đã thấy bốc lên một bựng khói. Nhưng cũng ngay lúc đó, anh lại thấy lửa nhằng lên trước mặt và nghe Nghĩa kêu lên:
- Xe tăng bên trái.
Nghĩa bỏ rơi khẩu súng và cả con người khổng lồ bỗng đổ sập xuống. Lựu luống cuống. Anh chưa biết làm gì đã thấy Nghĩa ngồi nhỏm dậy. Anh với khẩu súng nhưng không được:
- Bắn chiếc bên trái, rồi chiếm lại cái hầm của thằng Quá.
Lựu nhặt súng, lắp đạn, toan đứng dậy thì lại nghe Nghĩa thét lên:
- Nép vào bờ suối.
Đạn xe tăng vυ't qua đầu, nổ sau lưng, Lựu mở to mắt nhìn vào chiếc xe nghĩ: có thể nó sắp bắn chết mình đây, và anh bóp cò. Trong lúc yên trí là mình sẽ ngã xuống, Lựu lại thấy chiếc xe bốc cháy. Khẩu súng trên vai anh vẫn còn nguyên. Anh quay lại, lúc đó Nghĩa đã gục xuống, không nói được nữa, chỉ khoát tay về phía hầm Quá. Nghĩa không còn trông thấy gì, trước mặt anh mơ hồ hiện lên một cái bóng, anh còn biết đó là Lựu. Lựu có nghe rõ lời anh không? Nó có hiểu ý anh không, nó có chiếm lại được cái công sự tiền tiêu mà chiếc M.41 đang chọc thẳng mũi súng vào đó không?...
Giữa lúc Lựu đang bắn chiếc xe bên kia suối, thì một chiếc xe đã vào đến trước hầm Quá. Tầm B.41 không còn tác dụng nữa. Nó đang chồm lên trước một ụ mối, dựng ngược những cái mắt xích dính đầy đất đỏ đè lên những cành khô kêu răng rắc.
Ngay phút đầu tiên, khi Quá vừa mới lắp quả đạn B.41 định bắn chiếc xe tăng chính diện này, thì súng hỏng, anh bị thương ở tay khi một mảnh đạn chém vào nòng súng. Viên đạn mắc vào đầu nòng không kéo ra được. Chiến sỉ ngồi cùng hầm với Quá hy sinh ngay trong loạt đạn đầu này. Sự thế trở nên gay go. Chạy đi kiếm một khẩu súng khác ư? Như thế có nghĩa là bỏ luôn cái hầm tiền tiêu này. Mà muốn chạy khỏi cái hầm không phải dễ. Chiếc xe bên kia suối bắn chéo sườn. Đạn nổ trước cửa hầm. Khi dẫn Quá đến đây giao vị trí, Lâu nói:
- Trung đội một và trung đội ba có hai rẻo đất nhô ra phía trước, ở đó đại đội bố trí hai hầm chiến đấu. Hai cái hầm này sẽ bắn chéo cánh hỗ trợ cho nhau. Các cậu phải cho một tổ thật vững lên trụ ở đây, bám công sự đến cùng. Không có lệnh không rút. Quá hiểu ý định của Lâu và quyết định lên trực tiếp nằm tổ chiến đấu này. Chiếc xe tăng nhằm chính diện công sự mà lao thẳng tới như một mũi tên. Quá rút thủ pháo nhảy lên. Một chùm đạn chụp xuống nóc hầm. Quả thủ pháo ném chệch, nổ cách chiếc xe ba mét. Quá ngả xuống, nằm vắt ngang miệng hầm trong khi chiếc xe đứng dừng lại vì quả thủ pháo nổ phía trứớc mặt nó...
Vào cái lúc vô cùng hiểm nghèo đó thì Lựu nổ súng. Chiếc tăng đang chồm lên trước ụ mối thì bị một phát đạn xuyên ngang hông, đổ nghiêng sang một bên.
Rẻo đất nhô ra trước trận địa nhỏ tí tẹo vậy mà pháo và bom đổ xuống bao nhiêu rồi vẫn trơ ra. Máy bay cố tình quẳng bom xuống đó nhưng bom lại rơi chỗ khác. Cho đến lúc một quả rơi cách hầm Lựu chừng hai mươi mét, phạt trắng tất cả rẻo cây xanh thì lại hóa hay. Từ trên trời nhìn xuống, chúng nó chẳng còn phân biệt gì nữa. Cái nóc hầm mới đắp cũng giống như những hố bom vừa mới bị đào lên. Những cành cây, lá cây bị phạt nhỏ tung lên thả xuống, rải đều trên mặt đất. Hai đợt tiến công của xe tăng tiắp theo lại bị đánh bật ra.
Cậu y tá đại đội, cái đít to như cái giành, bò lạch bạch từ dưới suối cạn lên để truyền lệnh rút lui cho Lựu. Lựu vừa kịp nhận ra cái đầu nhô lên khỏi bờ Suối thì một loạt pháo dập xuống đó. Tan khói, anh giụi mắt nhìn lại chẳng còn thấy gì nữa. Vậy là lệnh rút lui không đến nơi. Lựu vẫn cứ yên trí bám công sự.
Cũng lúc đó, cậu tân binh kêu lên:
- Xe tăng vào.
Đạn nổ tróc tróc trên hầm.
Bên phải cũng có xe. Thật là nguy hiểm, Lựu vừa định ngẩng lên lại phải thụt đầu xuống. Chờ một lúc, khẩu B.41 hầm tiền tiêu bên phải không bắn. Thế là thế nào? Chiếc tăng bên phải tiến thẳng vào hầm tiền tiêu b một. Đến lúc đó thì Lựu hiểu ra. Hầm bên kia có lẽ đã rút hoặc bị tróc.
Tự nhiên anh nhớ đến trận Cầu sát. Hôm ấy cái hầm của anh cũng bị hở sườn, bị đánh cả trước mặt, cả bên phải. Và sau đó, anh chạy khỏi hầm. Anh cũng không biết vì sao đã chạy băng qua dưới làn đạn mà không việc gì. Chính trị viên phó Thận nắm lấy hai vai anh mà lắc. Cái băng trắng quấn quanh đầu Thận còn rỉ máu. Rồi chỉ mấy phút sau Thận ngã xuống...
Chiếc xe trước mặt vẫn cứ tiến, và chiếc xe bên phải vẫn bắn cày đất bên miệng hầm. tình thế của lựu bây giờ chẳng khác gì tình thế của Quá buổi sáng. Trước khi Lựu bắn cháy chiếc xe tăng, thằng Quá ngã xuống nằm vắt ngang trên miệng hầm này đây.
- Có chết cũng phải cầm lấy súng ngắm vào đầu giặc mà chết, trở lại đi...- Hôm ấy chính trị phó Thận nói với anh như vậy.
Đạn tăng vẫn nổ trên miệng hầm. Lựu đứng bật dậy, đập vào vai cậu tân binh.
- Cậu chuẩn bị bắn chiếc xe trước mặt, đừng để nó vào gần, mình sẽ lên đánh chiếc xe bên phải.
Lựu rút thủ pháo nhảy ra khỏi hầm. Anh ngã xuống, chạy lên, lại ngã xuống. Nghe một tiếng nổ rất lớn ở phía sau lưng anh biết là tổ viên của mình đã tranh thủ nổ súng. Anh lấy hết sức tung quả thủ pháo vể phía trước và anh nằm xuống đúng như tư thế của người chiến sĩ trong một buổi huân luyện.
Chiếc xe nhà binh rồ máy chạy thẳng vào ấp chiến lược, vòng sang phải một quãng rồi dừng lại trước ngôi nhà gạch, nơi vẫn dành làm trụ sở canh gác cho bọn lính dân vệ trong ấp. Hai tên lính biệt động nhảy từ trên xe xuống, kéo tấm vải bạt che kín phía sau, và xốc nách một anh bộ đội vứt xuống đất. Anh bộ đội bị ném xuống như một cái bao tải, nằm úp mặt bất tỉnh. Một tên lính thứ ba từ trong buồng lái bước ra, cầm một khẩu B.40 bẹp dúm, đi đến bên anh chiến sĩ, lấy giày đá vào hông:
- Dậy đi con, nằm ăn vạ đây à?
Anh chiến sĩ vẫn bất động.
- Thôi lại cho ông đi bình bịch vậy, một tay vào mày. Hai tên lính vừa xốc nách anh vứt xuống, mỗi thằng môt bên, nắm lấy hai cánh tay của anh kéo sền sệt trên mặt đất. Chúng nó đặt anh nằm sấp, dang hai tay hai chân như một cái xác chết giữa sân gạch. Cái tin bắt được một “ông Việt cộng” chẳng mấy chốc lan đi khắp cả ấp chiến lược. Trước trụ sở dân vệ đông nghẹt người, người ra xem vì tò mò có, người ra xem vì lo lắng có. Biết đâu lại là một thằng nào đó mà họ từng gặp, từng gọi họ bằng má, bằng tía, từng đào hầm lợp nhà cho họ, và từng được họ để dành cho từng điếu thuốc, từng trái sầu riêng? Từ những người đàng mình như ông Hai Trụ, bà Tám Kim cho đến những tên lính dân vệ mặt non choẹt, chưa một lần nào chạm súng với Việt cộng và những mụ vợ lính xưa nay vẫn nơm nớp sợ đạn B.40 đều gọi nhau, kéo nhau đi xem.
Thằng đại úy Trung trong đồn Trung Hòa khi nhận được tin quân đội đồng minh phối hợp với lực lượng biệt động đã chọc thủng phòng tuyến phòng ngự của Việt cộng ở khu vực Rừng Làng và đã bắt được một tù binh, có cả vũ khí, lập tức ra lệnh đưa người này về ấp chiến lược Trung Hòa và đợi hắn ở đó.
Ngồi khoanh tay trên chiếc xe “Jeep” mui trần, miệng ngậm xì gà. Thằng Trung đưa một con mắt đâm đắm nhìn về phía trước. Cuộc gặp gỡ sắp tới rất quan trọng vì tên Việt cộng bắt được là một sĩ quan. Trong cuộc gặp gỡ, này hắn phải làm hai việc: một là hạ uy thế Việt cộng trước mặt bàn dân thiên hạ và cũng để tỏ cái uy lực của chính hắn. Hai là hắn sẽ làm đúng lời thề của hắn. Trong trận càn cách đây hai năm vào địa hình của du kích, thằng Trung bị thương hỏng một mắt. Đáng lẽ trong trận đó, hắn phải tóm được xã đội trưởng du kích Tư Quang. Vậy mà Việt cộng rút an toàn, còn hắn bị thương! Sau khi ở bệnh viện ra, hắn thề sẽ phải khoét cho đầy một trăm con mắt Việt cộng để trả hờn cho trận thất bại đó.
Thằng Tư Quang, tên du kích bắn hụt hắn bây giờ vẫn nằm quanh quẩn đâu đây. Hắn sẽ tát cạn bắt lấy. Cứ sau mỗi ngày, hắn lại mở tấm bản đồ khu vực Trảng Bàng. Củ Chi, xóa bớt đi một vùng xanh, những vùng theo như báo cáo thì đã hoàn thành việc ủi phá địa hình. Hắn nóng nảy vì thấy công việc tiến hành quá chậm chạp. Hắn chửi quân đội đồng minh là đồ ăn hại. Đánh một cái cứ du kích mà mất cả hàng tuần lễ! Bom ở đâu? Đạn ở đâu? Sao khổng đổ xuống mà san bằng hết.
Trận đánh diễn ra suốt ngày hôm nay ở Rừng Làng cũng làm hắn tức đến hộc máu, gần hai chục cái xe ủi bị phá hủy, hơn nửa ngày trời mới chọc thủng được một góc phòng tuyến Việt cộng. Vì hắn mà có trong tay bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu phản lực như thằng Mỹ, thì hắn đã cho pháo đài bay B.52 bừa cả cái đất củ Chi này. Sao lại không làm như thế được...
Cơn tức giận càng bốc lên khi hắn bước xuống xe:
- Đồ con khỉ, lật nó dậy, dựng nó vào góc tường, sao để nó nằm sóng soài như thế?
Trong khi chờ đợi bọn đàn em thi hành mệnh lệnh, thằng Trung chắp tay sau lưng đi đi lại lại, thỉnh thoảng liếc nhìn anh bộ đội rồi lại nhìn ra phía ngoài đường, nơi có những cái đầu đang lố nhố nhìn vào.
Anh bộ đội được đỡ dậy, kéo lê đến bên cạnh bức tường. Anh từ từ mở mắt, khẽ rên lên một tiếng, rồi bỗng như nhận biết mình đang ở đâu, anh cắn răng nuốt tiếng rên vào trong ngực, chống tay áp sát lưng vào tường, ngồi thẳng người lên. Anh nhìn những tên lính chung quanh rồi nhìn ra phía ngoài hàng rào, đến đó, đôi mắt anh dừng lại. Anh khẽ nhếch lên một nửa miệng, mỉm cười.
Hàng cúc trước ngực anh bộ đội bị đứt gần hết, để lộ ra những làn xước rớm máu. Hai chân quân băng lên đến bắp vế. Hai ống quần bị xé rách. Mặt mũi sây sát. Máu và đất đọng lại trên trán, trên môi, làm cho người ta không nhận ra anh là ai nữa.
- Tốt lắm!
Thằng Trung thấy anh bộ đội mở mắt liền quay lại đi thẳng đến trước mặt anh, hai tay vẫn chắp sau lưng. Hắn đưa một con mắt vằn những tia đỏ nhìn chằm chặp vào anh bộ đội. Anh bộ đội hơi cau mày lại một chút như có vẻ nghĩ ngợi rồi hất hàm có vẻ sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách. Không nhịn được nữa, thằng Trung gầm lên:
- Tao là Trung đây, đại úy một mắt đây, mày nhìn cho kỹ đi, ngắm cho kỹ thằng Trung đi rồi mà khai cung cho tử tế vào. Tính tao ưa hỏi một lần thôi, không đợi đến câu thứ hai, thứ ba.
Hắn đưa mắt ra hiệu cho tên thư ký bên cạnh. Tên này rút trong túi ra một cuốn sổ nhỏ và một cây viết bíc, đứng đợi.
Anh bộ đội sau một phút nhìn thẳng vào mặt thằng Trung lại quay mặt ra ngoài đường. Anh nhìn trong đám đông và cố nhận ra một nét mặt quen thuộc. Anh đã trông thấy ông Hai Trụ. Và kia nữa, bà Tám Kim. Phía sau bà Tám Kim là cô Tư Tầm, con gái bà. Thấy anh bộ đội nhìn về phía mình, cô gái ghé sát tai bà mẹ nói một câu gì đó. Anh bộ đội hiểu ra, không phải là cô gái noi với mẹ, mà cô đang làm một động tác để nói với anh:
- Anh là ai, em biết rồi!
Nhưng rồi anh bộ đội lại lướt nhìn đi chỗ khác, anh biết thằng Trung đang theo dõi phản ứng của anh.
-Tên gì!
Thằng Trung đột nhiên hỏi.
Anh bộ đội im lặng, quay mặt đi phía khác. Thằng Trung tức giận tiến lên một bước, rút bàn tay chắp sau lưng ra, để xuống dưới cằm anh và xoay mặt của anh về phía hắn. Anh bộ đội đẩy bàn tay hắn ra. Thằng Trung giật mình lùi lại.
- Cút đi!
Thằng Trung giận tím mặt, cười gằn.
- Được lắm, rồi mày sẽ biết.
Anh bộ đội biết cô Tư Tầm đang cười sau vai mẹ, cô cười về sự tức giận của thằng đại úy. Phía đó là bà con cô bác, những người đang nói thầm với mình qua ánh mắt. Anh bộ đội nghĩ thế và không hề để ý đến những lời quát tháo la hét bên tai nữa. Anh coi như không có thằng đại úy Trung đứng trước mặt.
Sau khi bị thương ở suối cạn, Nghĩa tỉnh lại và anh thấy rằng, cẩn phải có một mũi yểm trợ cho tổ tiền tiêu ở phía suối cạn này, anh quyết định nằm lại đó để chỉ huy chiến đấu. Khi đồng chí y tá đại đội bò lên lần thứ hai thì cũng vừa lúc anh bị thương vào cả hai chân, hầm tiền tiêu bị tróc xe tăng cắt chéo đội hình đại đội và tụi bộ binh bên suối cạn tràn qua. Chúng nó bắt được anh trong tình trạng bất tỉnh với khẩu B.40 bẹp gí. Nó lôi anh qua bên kia suối và lập tức mang lên “trực thăng” đưa về Trung Hòa.
Đáng lẽ hỏi cung anh trong đồn, nhưng thằng Trung bổng thay đổi ý định và cho mang anh ra đây.
Vậy là trước khi chết, mình lại được gặp mặt bà con, mình sẽ phải làm một hành động nào đây, nói một câu nào đây? Có một cách nào để nói với mọi người một vài lời trước khi vĩnh biệt? Dầu không nói ra nhưng người ta sẽ hiểu, vậy là được. Rồi thế nào mai đây cô bác cũng sẽ gặp anh em mình, kể lại cho thằng Lâu, cho thằng Thị, cho ông Ba Kiên, cho Ông Thêm nghe, cho tất cả những anh em trong trung đoàn này cùng nghe về cái chết của minh.
Thằng Lựu thế mà khá, nếu như anh còn sống trở về nhất định anh sẽ phải đề nghị khen thưởng nó. Nó không phải là người hèn. Lúc ở bên Suối cạn, nó hơi lúng túng một chút, chỉ vì chưa quen. Vậy là thôi, chắc mình chẳng còn bao giờ được gặp lại má Hai ở Tân Thới Hiệp nữa. Vừa rồi anh đã cùng với Lâu lợp cái mái nhà trước cho Bà Tám Kim, chắc mái nhà đó bây giờ chẳng còn nữa.
Cô Tư Tầm nhìn anh. Bây giờ cô không cười nữa. Cô đang cắn một món tóc trong miệng. Nghĩa mỉm cười. Anh muốn cô cũng cười lên. Nhưng không. Cô không cười mà cũng chẳng ai cười cả. Mà tại sao từ trước đến giờ, Nghĩa chưa từng được một cô gái nào tỏ tình? Tại sao chưa có một cô gái nào nói với anh một lời âu yếm? Hay tại mình vụng về quá! Người ta hiểu lầm mình? Mình đâu phải chỉ biết quát tháo, chỉ biết đánh nhau? Người ta bảo anh là thằng Nghĩa tồ. Anh nghĩ: ừ thì Nghĩa tồ cũng được, có làm sao?
Rồi các cô gái cũng gọi anh như vậy: anh Nghĩa tồ. Anh nghĩ: kệ các cô. Ở cái tuổi của anh, già chưa già nhưng trẻ thì không trẻ nữa, mười năm ở bộ đội, cuộc chiến đấu luôn luôn cuốn hút, cuộc sống quân ngũ luôn luôn căng thẳng, nhiều khi anh quên đi tất cả. Anh chỉ nghĩ có một điều: có lẽ không bao giờ anh có thể rời bỏ đơn vị được.
Nhưng có phải vì thế mà anh chưa một lần nào nghĩ đến chuyện yêu đương đâu? Tại sao bây giờ anh lại như vậy? Bây giờ anh cũng cảm thấy mình hơi khó hiểu về mình!
Mà kìa, sao có việc gì mà mọi người xôn xao như vậy? cô Tư Tầm áp mặt vào sau vai mẹ, bà Tám Kim quay mặt đi và có người nào đó kêu lên.
Vì mải nhìn ra ngoài đường, anh không để ý thấy thằng Trung rút con dao găm trên thắt lưng.
Trong khi Nghĩa vẫn chưa hay biết gì thì mọi người bỗng lo thay cho anh. Họ biết thằng Trung vốn chỉ sử dụng con dao găm của hắn vào một việc duy nhất. Trông thấy quan thầy hắn rút dao, hai tên lính đứng bên cạnh không cần Chờ lệnh, lập tức đè ngửa Nghĩa xuống và trói chặt hai tay của anh lại.
Thằng Trung ngồi xuống bên cạnh Nghĩa:
- Mày hiểu tao sắp làm gì mày chưa?
Im lặng.
- Tao cần một con mắt của mày thay cho những lời cung của mày không khai.
- Khoét đi!
Nghĩa vừa nói như vậy thì mũi dao găm của thằng Trung đã gí sẵn trên mi mắt bỗng ấn sật một cái và anh thét lên, ngất lịm.
Thằng Trung nhặt cái tròng mắt của Nghĩa, gói vào trong một miếng giấy, bỏ vào cái túi và lên xe đi.
Ông Hai Trụ mặc cái áo trắng đứng giữa cánh đồng. Chiếc máy bay đầu đỏ lượn vòng trên đầu, ông cất nón. Nó ngoăn ngoắt cái đuôi, chúc chúc đầu như muốn lao xuống bắn. Một lúc sau nó bay đi. Đại bác câu dọc bờ sông, rồi bắn vào trong ấp Đồng Lớn. Giữa cánh đồng chỉ có một mình ông Hai. Ông ngẩng lên rồi lại cúi xuống cuốc đất. Vạt đất này ông định trồng đậu phộng, để lấy cái cớ mà đi lại.
Gặp lính nống ra, ông không ngại, chỉ ngại giữa đồng không mông quạnh này, bọn “trực thăng"’ bay qua bắn bậy và đại bác từ xa câu đến. Ông muốn đi về phía Rừng Làng, nơi xảy ra trận đánh hôm qua, nhưng ở đó bây giờ chỉ có bom và đạn. Xe ủi đã rút hết, còn lại một rẻo cây xanh bằng vài sào đất, chúng nó cũng phải tạm dừng việc ủi phá lại để dùng bom đạn phát quang địa hình thêm nữa.
Từ hôm gặp Tư Quang lần cuối cùng cho đến hôm nay, ông Hai không còn gặp một anh cán bộ, bộ đội nào nữa. Hôm qua, đánh nhau ỏ Rừng Làng, chúng nó bắt một anh bộ đội đưa về ấp móc một con mắt rồi đưa đi mất tích. Làm sao mà gặp ban chỉ huy trung đoàn Mưòi sáu để nói lại chuyện này. Tình hình trong ấp thay đổi ngày một. Hôm nay chúng đã đóng cọc chăng dây kẽm gai bao kín bốn phía, chỉ trừ một lối ra, có lính gác. Người đi làm bị xét hỏi. Tụi dân vệ lục soát vào cả những chỗ kín của mấy đứa con gái. Tụi cán bộ bình định đi sơn lại các bảng số trước cửa gia đình và viết lên tường nhà ông một khẩu hiệu to tướng: “Hợp tác với Việt cộng là tự sát”.
Ông Hai đi tìm cán bộ, nhưng không biết nơi nào mà tìm. Ông đi vòng quanh những con đường xưa nay tụi nó hay qua lại, đi lại trong ấp Đồng Lớn, nhìn trên mặt đất và để ý xem có vết dép lốp cao su không? Tìm mãi không thấy, ông sực nhớ ra rằng, nêu tụi nó có về thì cũng không đời nào để những dấu vết này lai cho tụi địch theo dõi. ông muốn đi ra phía Rừng Làng, nơi vừa xảy ra chiến sự nhưng cả một cánh đồng trắng mông mênh như thế làm thế nào mà lọt khỏi con mắt kiểm soát của chúng.
Cuốc đất chán, ông Hai lên bờ ngồi quấn thuốc hút. Vẫn không có một bóng người nào. Lúc đầu, ông còn hơi ngại chiếc máy bay “đầu đỏ’, nhưng sau khi cất nón cho nó liệng trên đầu mấy vòng, ông thây yên tâm. Như thế là ngày mai, ngày mốt, ông vẫn có lý do để ra đây. Rồi mình sẽ thử xem. Mình cũng sẽ nống dần ra phía miếng đất ở mí rừng, trỉa xong đậu rồi sẽ phải trông chim. Đậu mọc, mình sẽ mượn cớ đi làm cỏ. Rồi sẽ dựng lên một cái chòi. Nhưng dầu sao thì cái chòi vẫn chỉ có tác dụng ban ngày, mà ban ngày thì có thằng cán bộ nào dám mò ra đây giữa cánh đồng trắng mênh mông này.
Ông Hai lại nghĩ đến ngôi nhà của ông trong ấp Đồng Lớn, ông đứng dậy vác cuốc đi về hướng đó. Ông vẫn giữ cái thế hợp pháp chân trong chân ngoài. Nhưng hồi trước khác.
Những lần càn gom trước đây, chúng nó bắt dân cứ như bắt cóc bỏ đĩa, được người này thì người khác lại chạy, vì vậy khi ít lắm thì ngoài này cũng còn dăm bảy gia đình. Lần này nó làm sạch bách. Không biết thế này mãi thì sẽ đi đến đâu? Một số gia đình bị càn đi ủi lại nhiều lần ngán quá, vào trong ấp chiến lược nằm im. Họ nói với cán bộ: Thôi, tụi bay làm sao làm chúng tao bết lắm, phải nghĩ sức ít lâu đã.
Nghĩ cho cùng thì nhân dân vừng này cùng cực thật. Nhưng ông Hai vẫn trách họ nghĩ không đến nơi. Họ nói là trước sau họ vẫn đi theo cảch mạng, nhưng kỳ này thì họ mắc mưu tụi nó rồi. Mình lùi một bước thì tụỉ nó lấn một bước. Trước đây, mình còn bám lấy đất, thì còn chỗ đứng chân hợp pháp. Bây giờ mình vào ấp chiến lược rồi thì mảnh đất ở đây tự nhiên hóa ra bất hợp pháp đôì với mình.
Đến gần khu vực nhà cũ. ông Hai thấy rờn rỢn. Mùi thuốc pháo hãy còn khét lẹt. Những bụi tầm vông bị đại bác phạt cụt đến tận gốc. Nếu như mình không về thì liệu phỏng còn ai về ở giữa cái đất khói đạn này? Hôm về cúng cơm cho tụi nó, ông trông thấy cái hầm sau nhà vẫn còn có thể nấp tạm được. Phải có một cái chiếu để che sương, ông sẽ ra ngủ thử ở đây một đêm. Chúng nó có hỏi, mình bảo là ra đây để trông vườn đậu phộng.
Ấp bỏ hoang buổi chiều vắng tanh vắng ngắt, ông Hai giỏng tai theo dõi tiếng nổ đầu nòng đại bác rồi đưa mắt nhìn quanh. Trước mặt ông, chỉ có cái “l*иg cu” từ trên bốt Trung Hòa đen trùi trũi nhìn xuống. Thằng lính gác ngồi trên đó nhất định trông thấy ông. Kệ nó. Cái im lặng lúc này còn làm cho người ta lo sợ hơn cả tiếng nổ của một viên đạn pháo.
Đi đến đầu nhà bà Tám Kim, ông Hai Trụ bỗng đứng dừng lại. Con đường đất cát dưới chân ông hiện lên một lốt dép cao su. Ông lần theo dấu dép và đến trước bụi chuối. Vậy là có một thằng cán bộ về đây. Nhưng nó về đây làm gì nó liên lạc với ai? Chẳng lẽ nó đến tìm bà Tám? Mà mình không nên đứng lâu nơi này, biết đâu trên “l*иg cu" kia lại đang có thằng theo dõi. Ông Hai nghĩ vậy và tiếp tục đi, mắt vẫn liếc theo lối dép. Ông Hai bỗng nhớ ra nắm cơm mình mang đi từ trưa nhưng không ăn. Ông xé một mảnh lá chuối khô, gói nắm cơm lại và lấy dây chuối cột treo lên trên bẹ chuối. Làm xong công việc này, ông nhìn cái “l*иg cu” rồi rảo bước đi về phía nhà cũ. Ông tạt qua xem cái hầm, sửa lại chút ít vẫn tránh đại bác được. Ông nghĩ: đêm mai mình phải mang theo cơm nắm ra nằm lại trong ấp này một đêm.
Mặt trời sắp lặn. Bắt đầu đến giờ hoạt động của pháo. Cái “l*иg cu” trên bốt Trung Hòa đã mờ đi.
Khi biết chắc chắn là mình đã ở ngoài tầm pháo, ông quay đầu nhìn lại: cả một khu dân cư trước đây, vào tầm này, khói cơm chiểu bay lên trên những mái nhà, tiếng cười tiếng nói, sau một ngày đi làm về râm ran. Các anh bộ đội bắt đầu mang bồng vào ấp, mua rau, mua thuốc. Vậy mà bây giờ vắng tanh vắng ngắt, biết đến bao giờ cho có người về đó mà đốt lên một ngọn đèn, thắp lên một ngọn lửa? Vậy là từ hôm nó gom sạch cái ấp này đi, ông Hai đã ra lại hai lần. Hai lần ông chẳng gặp lấy một ai. Chỉ có một lốt dép. Mai mốt rồi khu vực này cũng sẽ mọc đầy cỏ Mỹ, và chuột đồng sẽ về chạy từng đàn mà không ai bắt.
Trong lúc ông Hai Trụ nghĩ như vậy thì từ trên búi tre gần sát bót Trung Hòa, Bảy Rỹ cũng đang ngồi vắt vẻo trông ra bốn phía. Anh cũng chẳng thấy gì ngoài một cánh đồng trắng mênh mông. Anh đã cùng với Tư Quang đào xong hai cái hầm bí mật gần dưới bụi tre đó. Đã mấy ngày hôm nay, hai người sống trong một thế giới gần như biệt lập. Họ không hay biết gì tin tức bên ngoài. Họ chỉ nghe tiếng bom đạn mà phỏng đoán ra tình huống. Cho đến hôm qua, họ biết có một trận đánh nhau lớn ở Rừng Làng, nhưng đến đêm, tìm ra đó, thì gặp toàn lính mỹ, và trên đường về, hai lần họ suýt sa vào tổ phục kích.
Lệnh từ trên hàng quân truyền xuống;
- Tất cả dừng lại.
Lệnh từ dưới hàng quân truyền lên, hỏi:
- Lệnh của ai?
Bộ đội đứng lại giữa bãi sình. Những người cáng thương để nguyên đòn cáng trên vai, tay cầm một cành lá đập lia lịa vào hai bắp chân để xua muỗi. Những người bị thương còn đi được thì bỏ nạng, ngồi bệt xuống giữa con đường bờ ruộng nhớp nháp sình lầy. Mặc dầu đã có lệnh là tuyệt đối im lặng, mọi người vẫn cứ thì thào to nhỏ: Số anh em bên kia sông sang hỏi chuyện đánh nhau ra sao. Còn số anh em bên này lại hỏi chuyện B.52 ném bom ở dâu? Trước mặt họ là bến đò Thanh An. Những lần trước đi đánh nhau về đến đây, nhìn thấy ngọn đèn bên kia sông, anh em coi như về đến nhà. ở bên sông, thế nào cũng có các cô gái, các bà má đợi mang quà mang sữa cho thương binh. Đến đó là câu chuyện chiến đấu nổ giòn như ngô rang. Những anh lính bị thương cảm thấy mình khỏe lại, những anh lính có tí chút máu ba hoa trong người thì thôi, khỏi nói.
Hôm nay, khi liên lạc trung đoàn vừa báo tin địch chiếm Thanh An thì tất cả bỗng như quả bóng xì hơi, không ai muốn nói năng chuyện trò gì nữa. Cùng trong một ngày, khi ta đang đánh ủi ở phía tây sông, thì bên kia, địch đổ quân suốt dọc đường Mười bốn. Ba tiểu đoàn Mỹ có xe tăng yểm bộ càn vào tiểu đoàn Bảy. Mũi chủ yếu của địch đánh thẳng vào tiểu đoàn bộ. Cho đến lúc này, trung đoàn cũng chưa biết tin tức ra sao. Nghe nói tiểu đoàn trưởng Canh hy sinh.
Trung đoàn lệnh trực tiếp cho “xê” Hai:
- Rút về cứ trung đoàn bộ ngay trong đêm!
Khi gần đến bên sông, trinh sát phát hiện ra những chiếc xuồng tắt máy nằm phục gần bến đò.
Lâu bước qua những thương binh, lách dưới những chiếc cáng, có khi bò nghiêng một bên mép đưòng, lần từ dưới hàng quân đi lên. Đang đi, anh gặp một người cũng len lỏi như anh đi ngược lại. Lâu nám lấy hai vai người đang đi xuống đó, ẩy vào giữa hàng quân quát lên:
- Đồng chí nào đây, đi đâu?
Đó là một người con gái. Nhận ra người mình đang tìm, cô gái nắm lấy tay Lâu lôi đi:
- Anh Lâu đi lên trên nhanh, ông Sáu ổng đang chờ.
Lâu đi theo cô gái:
- Bên ấy thế nào?
- Dân chạy ra đồng, tưởng nó càn xong lại rút như mọi lần, bây giờ mắc kẹt không về được. Mấy đứa du kích đánh xong xuống hầm bí mật, bị đánh điểm, đứa chạy, đứa hy sinh, bây giờ cũng chưa biết thiệt hại ra sao, mà lần này lính Mỹ đâu về đông quá thể, còn đông hơn cả hồi trận càn “Xê-đa-phôn”.
- Chúng nó “xuống thang” ở đây mà lại.
Cô gái đó là Út Lích - Cô đưa Lâu đến bên một mô đất, ở đó đứng lố nhố ba bốn người. Lâu nhận ra Tuyên, chính trị viên, vì cái đầu quấn băng trắng và tiếng nói của ông Sáu:
- Ngồi thấp xuống, đầu cậu quân băng trắng toát như thế, dưới sông nó trông thấy bây giò, thiếu một chút nữa thì qua đã đâm đầu vào cái xuồng của tụi nó.
- Lâu đâu rồi, ngồi xuống.
Họ ngồi áp vai vào nhau vì mô đất quá hẹp. Lâu ngó sát mặt từng người một:
- Ai đây nữa, Bảy Hường hả? Cứ y như rằng khi nào có mặt cô là đại dội chúng tôi bê bết, có miếng chi ăn không đói quá.
- Tao chịu tệ tụi, bay làn này, tụi tao cũng nhịn suốt ngày. Bữa qua ông Thêm dặn tao chuẩn bị thuyền cho tụi bay về. Sáng dậy con Út Lích đang định sang sông đi mua sữa thì “trực thăng” nó chụp liền trở không kịp. Nhưng mà thôi, bây giờ tính liệu chuyện sang sông đi. Bay có mấy cáng?
- Năm.
- Mấy thằng bị thương nhẹ?
- Ba
- Rứa còn tử sĩ?
- Chôn hết bên đó.
- Rồi phải đưa về, để bên đó nó ủi trắng.
Ông Sáu Dần nói vậy nhưng ông biết rằng chuyện đưa tử sĩ về bên này sẽ không dễ dàng gì. Ông thở dài rút bao thuốc rê đã ướt nhẹp trong túi ra và nhớ rằng nếu thuốc có khô nữa thì cũng không hút được, ông đành đút nó vào túi. Bắt đầu bằng cách nào nhỉ? ông Sáu nghĩ đến một cuộc họp mà ông là chủ tọa. Coi như ở đây nói về cấp bộ thì ông là cao nhất, ông là bí thư Đảng ủy, đại diện cho Đảng bộ và chính quyền địa phương, còn Lâu là thủ trưởng đại đội, đơn vị quản đội đến địa phương ông hoạt động. Họ sẽ bàn cách đưa thương binh qua sông. Đốỉ với ông Ba Kiên, ông Dũng, ông Thêm, thì ông Sáu coi như băng vai phải lứa, còn tụi thằng Lâu dù là cán bộ gì đi nữa củng vẫn là bậc đàn em, hàng con hàng cháu ông. Út Lích ngồi cạnh, ông coi như quần chúng cảm tình Đảng, vậy là cuộc họp này có tính chất nội bộ- ông lên tiếng trước:
- Bây giờ tụi mình kiểm lại xem tất cả có bao nhiêu người bơi giỏi?
Đoàn vận tải mới bên kia sông sang: ba Hai: người. Đại độị hai năm người.
- Em cũng bơi được - Út Lích nói.
- Tui nữa chứ - Bảy Hường nói.
- Vậy chi là mười, hai tía con tau nữa là mười hai. Thừa sức.
- Tôi buộc bồng tự bơi sang được, vết thương chẳng ảnh hưởng gì lắm.
- Tui cũng vậy.
Một chiến sĩ đứng đầu hàng quân nghe Tuyên nói vậy cũng tiến lên tham gia vào cuộc họp.
- Có bao nhiêu cái ni lông?
Cuộc họp kéo dài khoảng mười phút, sau đó có lệnh quay trở lại.
Ông Sáu Dần đứng dậy, cao lêu đêu, vượt hẳn lên tất cả mọi người một cái đầu, in bóng lên nền trời trong đêm tối. Ông đi một bên Lâu, lúc đó đang cáng một đầu võng. Một tay nám lấy đòn cáng, một tay ây Lâu ra, ông nói:
- Thôi, tất cả mây thằng chiến đấu suốt ngày hôm nay cho đi không, còn thằng Lâu đi lên trước lo việc chỉ huy.
Út Lích, cũng từ phía sau chen lên giữa hàng quân đẩy mấy chiến sĩ cáng thương ra, giành lấy đòn cáng.
Họ ra khỏi bãi sinh, vòng lên đưòng Mười lăm, đi xuống phía Bến Súc. Tuyên dẫn một chiến sĩ trinh sát lên trưóc bám địch. Tiếp sau đó là những chiến sĩ bị thương còn có thể cầm súng. Đoàn cáng đi sau cùng. Phía sau đoàn hành quân là đoạn vui vẻ nhất.
Trong câu chuyện thì thầm, thỉnh thoảng người ta lại nghe tiếng cười rúc rích của hai cô con gái. Ông Sáu Dần đang nói:
- Tụi bay không biết, chứ dân Thanh An tụi tao ngày xưa cũng “tinh thần” lắm chứ. Hồi chúng nó bắt mấy đứa con gái lên đồn, bà Sáu cởϊ qυầи, úp một cái đĩa vào chỗ kín, tay cứ ấp cái dĩa như vậy mà đi vào đồn, gọi tên thằng đồn trưởng từ ngoài cửa đồn gọi vào, làm vậy mà riết sau đó chúng nó phải thả con bả ra.
- Í, tía nói dóc.
- Dóc cái gì, hồi đó tụi bay nằm trong bốt, biết chi. Vậy đấy, ngày xưa tinh thần vậy mà bây giờ đội quân tóc dài tụi bay coi như liệt nhược. Chẳng là chúng nó biết hết kế hoạch mình rồi mà. Người nào già tay thì chúng nó bắt giữ, người nào non non một chút thì chúng nó dang nắng và cho nhịn đói vài ngày là bỏ cuộc. Bữa qua, tao chạy ra ngoài này, bà Sáu nhà tao bà còn nói cứng, ổng cứ đưa con trai ông ra ngoài đặt văn phòng đâu đó mà hoạt động. Mẹ con tui phen này quyết ở lại sống chết với nó. Bà nói tụi bay nghe có ghê không? Nhưng để rồi coi được mấy ngày. Tao nói với bả: Được rồi, gia đình mình cũng hai chân ba mũi, tui với bà thi đua nhau coi... Nhưng nói cho cùng thì với thằng Mỹ vẫn phải có súng mới được.
Ông Sáu Dần cố kiếm chuyện để nói cho vui. Ông nghĩ trong tình hình này trước hết phải giữ vững tinh thần cho nhau. Nhưng trong khi ông nghĩ đến chuyện giữ vững tinh thẩn cho những người khác thì chính ruột gan ông cũng đang như mớ bồng bong. Chuyến này rõ ràng là chúng nó có ý định ở lại Thanh An lâu dài rồi. Lần trước chúng nó đổ quân cùng lắm một ngày rồi rút lui. Nhưng lần này quân đổ xuống buổi sáng là buổi chiều máy bay vứt dây kẽm gai xuống theo, ở Suối Dứa, nghe nói chỉ sau một ngày dây kẽm gai đã bao kín quanh ấp. Hai ngày nó xây xong bốt dân vệ. Bây giờ ở đó, thanh niên nam nữ bị tập trung ráo trọi, “sắp” thì phát súng, “sắp” thì bắt đi gác có lính kèm. Hôm qua, khi chúng nó càn, đổ quân vào làng, ông chạy ra cánh đồng, đến chập choạng tối, ông trà trộn trong đám nhân dân trở về thăm nhà. Bà Sáu trông thây ông về hết hồn hết vía, gói cho ông vài bộ quần áo và vội vàng đuổi ông đi. Hai tía Con ra đến cửa thì bà kêu lại:
- Vậy chớ con Tạng thì ông tính sao?
- Cứ để cho nó ở nhà, tui bây giờ cũng đã biết ở đâu?
- Mấy bữa thì chưa lo, nhưng lâu dài thì ông phải tính chứ mấy thằng lính ngụy không để yên cho con gái ông đâu.
Bà Sáu cũng muốn cho con Tạng thoát ly với ông Sáu luôn. Một mình bà trụ lại trong ấp chiến lược. Dầu sao thì bà cũng già rồi. Cùng lắm thì chúng nó bắt lên đồn mấy ngày rồi lại thả. Ông Sáu Dần là bí thư Đảng ủy xã, điều đó ai mà chẳng biết. Thế nào rồi phen này chúng nó cũng kiếm chuyện với gia đình.
- Út à? Hay là nhân tiện dịp này, mày thoát ly luôn, xin vô trung đoàn Mười sáu, ông Ba Kiên nuôi một thể.
- Vậy chớ con Tạng nhà bác?
- Con Tạng thì phải ở lại bám trụ rồi.
- Tui cũng vậy.
- Con Tạng mới lớn chưa việc gì, chớ mi về chúng nó bắt tù. Chúng nó biết mi đã có hoạt động ít nhiều.
- Dễ dầu gì bác. Tui có cách nói. Tui nói là hồi trước ông Sáu Dần bắt tui đi vận tải gạo cho Việt cộng...
Có tiếng cười trên võng. Ông Sáu Dần nói với đồng chí chiến thương đang nằm trên vai mình:
- Em cũng đang nghe chuyện của qua đấy à? Qua tưởng em nằm bất tỉnh, nãy giờ im khe. Bị thương ở đâu?
- Nhiều chỗ lắm.
- Trời đất, bữa qua ngồi ngoài cánh đồng bên ấp Ba nhìn sang qua thấy bom pháo ngút tròi. Qua nói với con út: Bọn đó chắc tiêu hết. Thật chưa lần nào...
Ông Sáu nói đến đó chợt ngừng lại. Ông định nói là chưa Lần nào nó làm dữ dằn vậy. Hôm qua ngồi ở cánh đồng, ông trông thấy phía nào cùng ngút trời khói đạn. ông cứ nghĩ không biết rồi ông Ba Kiên. ổng chống chèo như thế nào. Rồi đồng bào mình chống chèo như thế nào? Đến như ông, một cán bộ hoạt động từ thời kháng Pháp, trải qua bao đận gian nan, vậy mà ngày hôm qua, nó làm cho thất điên bát đảo. có lúc muốn dao động. Ngồi bên con Út Lích ngoài cánh đồng chốc chốc nó lại hỏi ông: thế nầy rồi làm sao chú Sáu? Bây giờ gặp lại những người lính chiến đấu của trung đoàn, ông bỗng cảm thấy yên tâm. Những người lính, cuốn băng trắng đầy chân đầy đầu, nằm liệt trên cáng, sau một trận đánh, rút qua sông, lại về một cái cứ vừa mới bị đánh phá, vậy mà họ cứ bình tĩnh như không.
Thằng Lâu hình như người nó bằng thép. Không có cái gì làm nó nao núng cả. Nhận được lệnh, nghe được tin bên kia sông, nó cứ như không. Nó ngồi im lặng một lúc rồi lại phác ra kế hoạch hành quân. Đúng là mấy thằng bộ đội đạn dày chiến trận có khác:
- Chớ chú em bị thương buổi sáng hay buổi chiều? Khi xe tăng tràn vô chú còn hay biết gì không?
- Dạ cháu bị thương buổi trưa, lúc đó xe tăng bắt đầu tràn ri.
- Nó tràn qua hầm chú à?
- Cháu cũng không biết nữa, lúc cháu nhảy ra khỏi hầm dùng thủ pháo ném xe thì bị thương.
- Chiếc xe có cháy không?
- Cháu cũng không biết nữa...
Lựu định nói là trước đó anh đã bắn cháy hai cái xe tăng và nhiều xe ủi khác nhưng lại im lặng.
- Tao khen cho tụi bay gan đầy người, có vậy hôm qua Mới trụ được đến tối ngày.
Anh đang nằm trển bị thương cả ở chân, cả ở ngực.
- Đứa nào?
- Anh đang nói chuyện với chú đó.
- Đó, qua đã nói bao nhiêu lần, với mấy thằng bộ đội thì có cái gì quý đến mấy đi nữa, qua cũng cho nó, qua cũng không tiếc. Út Lích này, tao mà như con gái tụi bay, thì tao lấy hết mấy thằng Giải phóng lâu rồi.
- Tạng có nghe tía mày nói không, Tạng?
Lựu nằm trên cáng không cười. Anh hình dung ra một câu chuyện thật là nghiêm trang mà ông già cáng anh đang nói với người con gái đi bên cạnh. Anh đưa tay sờ lên mí mắt mình. Nước mắt của anh ứa ra. Anh nhớ đến cái lần anh nằm trên võng ở nhà má Hai Tân Thới Hiệp. Anh bỗng nghĩ đến Nghĩa. Nghe nói Nghĩa có thể bị bắt, vì lúc xe tăng tràn vào anh đang nằm dưới suôi cạn. Đáng lẽ vào lúc này, người đáng được hưởng nhiều sự săn sóc, đùm bọc hơn anh phải lả Nghĩa.
- Chú Sáu có biết thủ trưởng Nghĩa không?
- Phải mày nói cái thằng cao to có râu quai nón ấy không?
- Anh ấy đó?
- Mà sao?
- Có lẽ thủ trưởng chết mất.
Trong khi ông Sáu Dần hỏi chuyện về Nghĩa, thì Út Lích lại nghĩ: bộ đội ai cũng vậy cả. Một người bị thương cùng người như thế mà lại nói chuyện về một người khác. Vừa rồi ông Sáu Dần nói đùa là Út Lích nên vào trung đoàn Mười sáu. Cô không nói gì, nhưng cô lại nghĩ đến điều đó một cách nghiêm chỉnh. Tại sao ta lại không thể vào bộ đội. Một cuộc sống đẹp như thế. Những con người đẹp như thế. Cũng là nữ mà Bảy Hường nó lại đội nón Giải phóng, mang súng đi đánh giặc cùng với trung đoàn, còn mình…
Má Út Lích chết trong tù. Bố Út Lích ở bộ đội nhưng ông đi tập kết từ lúc Út Lích còn bé tí tẹo - Năm 64 ông về trên Mĩền, nhắn mẹ con cô lên thăm, sau đó ở đâu, cô cũng không biết nữa. Bâỵ giờ cô chỉ còn một đứa em. Đứa em gái mà má đặt tên là Miền, vì hồi đó má lên thăm bố về thì sanh nó. Con Miền nằm nay năm tuổi. Đêm nó còn nằm trong lòng cô. Nó gọi cô là má út. ở nhà nó không rời cô một bước. Vì nó cho nên cô không thể thoát ly để đi hoạt động được. Con gái hai lăm hai sáu tuổi đầu rồi, ở vậy một mình sao đặng. Bà con cô bác ai cũng khuyên cô nên lấy chồng.
- Tui mà lấy chồng được thì tui đi bộ đội lâu rồi.
Sau cái ngày biến động dữ dội này, út cảm thấy có một cài gì nao nao trong lòng. Hôm qua sợ đưa con Miền ra ngoài rừng bom đạn, cô gửi nó cho bà Sáu. Miền cứ nằng nặc đòi theo, hắn bảo cô:
- Má Út ở nhà với Miền, má đừng đi hoạt động, Mỹ bắn chết má.
Ngày xưa, má cô út cũng đã từng cõng cô đi hoạt động, nghe nói hồi ấy bà đưa cô lên phía Long Nguyên, Ván Tám, nơi có các đơn vị bí mật hoạt động.
- Tui tính tui sẽ gửi con Miền rồi thoát ly đó chú Sáu ạ.
Ông Sáu hừm một tiếng trong cổ:
- Lúc nãy tao nói chơi vậy thôi, chứ mày mà đi, thì ai ở lại làm Cơ Sở ở Thanh An? Mấy đứa lớn tuổi và tụi tao thì lộ cả rồi, còn mày, mày cũng đi nốt thì làm sao?
Tuyên đi một bên Lâu, chống cây gậy bước tập tễnh. Hôm qua, cậu ta hứa với ông Thêm là sau trận đánh sẽ làm ngay báo cáo gửi lên trung đoàn, ông Thêm đang nóng lòng chờ kết quả trận đánh quan trọng này của đại đội Hai.
- Cậu nhớ lại đó, hồi cậu đi làm phóng viên cho trung đoàn xuong đại đội, cậu cứ kêu người ta, bây giờ cậu là chính trị viên đại đội, cậu mà không viết báo cáo lên, không viết thành tích lên trên thì trên không còn ai đi mà viết đâu.
Bây giờ rõ ràng bao nhiêu thứ việc, bao nhiêu mối lo. Cán bộ trần sì lại còn một Lâu.
Sau trận chiến đâu cấp ủy chỉ còn có hai người. Tuyên bàn với Lâu công tác sau trận đánh, Lâu nói:
- Mọi việc xếp lại đã, bây giờ việc trước mắt là làm Sao đưa bộ đội về đến nơi. Nhờ có số anh em vận tải sang, việc chôn cất tử sĩ làm xong. Số súng đạn còn lại phải chia nhau mang về cho hết. Lúc đầu vì quá khó khăn, họ định chôn súng lại. Nhưng chôn là mất, vì địa hình rồi sẽ bị ủi tráng. Vậy là thương binh còn đi được phải mang súng. Các chiến sĩ khỏe thì thay nhau cáng thương, bỏ đòn cáng ra, trên vai họ lại được thay vào một bó súng.
Dẫu sao những việc trên đây chỉ là việc nặng nhọc, chỉ cần động viên sức lực là sự cố gắng sẽ giải quyết xong hết. Công việc khó khăn là công việc tổ chức. Trước trận đánh, công việc tổ chức tuy có khó khăn, nhưng đã có cấp trên giúp đỡ. Cũng còn có thì giờ dềnh dàng cho mình chuẩn bị. Còn sau trận đánh thì trăm thứ đổ dồn đến một lúc. Chỉ qua sông là anh em thương binh sẽ phải đi viện. Vậy làm thế nào tổng kết được trận đánh. Làm thế nào bình bầu khen thưởng. Rồi trong tình hình chiến đấu khẩn trương như thế này, làm sao sắp xếp lại cán bộ. Lâu thì cứ như không, chiến đấu quen rồi. Nó lại là cán bộ quân sự. Đến đâu hay đến đó. Nó chủ trương như vậy. Tuyên thì khác. Anh nghĩ rằng, mọi việc trong đơn vị, người chính trị viên phải để tai để mắt tới.
Hồi còn ở trên trung đoàn, Tuyên thường nghe anh em đọc câu ca dao mà họ đặt cho chính ủy: Ông Dũng có tính hay lo, đêm nằm nghĩ việc ra cho lính làm. Câu ca dao ấy anh nghĩ có hai mặt, một mặt người ta muốn nói đến tinh thần tận tụy phục vụ của chính ủy, nhưng một mặt khác, phải chăng họ cũng muốn nhắc ông về khía cạnh hay ôm đồm công việc. Bây giờ thi rõ ràng Tuyên thấy mình cũng đang làm giống hệt như trong câu ca dao mà anh em đã đặt cho ông Dũng. Biết vậy đó, nhưng anh không biết cách khắc phục. Hôm xuống đơn vị nhận nhiệm vụ chính trị viên, Tuyên được ông Dũng dặn dò: - ớ đó trăm công nghìn việc, cậu phải biết nắm lấy công việc chính mà làm. Công việc chính của anh theo ông Dũng nói là công tác chi bộ. Nhưng nội công tác chi bộ cùng đã trăm thứ. ông Dũng là người biết như vậy đó, là người tài giỏi như vậy đó, mà cũng còn búi lên, huống chi anh, một chiến sĩ mới toanh ở trên cơ quan xuống. Có lần anh đã phàn nàn với ông Dũng về những khó khăn này, nhưng ông Dũng chỉ cười: Nắm lấy khâu chính cứ làm tới đi, vừa làm vừa học kinh nghiệm, chứ biết lấy ai thay cho cậu bây giờ!
Tuyên cảm thấy hình như công việc này quá sức của mình, Nhưng theo như ông Dũng nói thì ở đây ai cũng làm việc quá sức cả. Rồi các cậu phải chuẩn bị lên phụ trách tiểu đoàn trung đoàn. Trong tình hình này không còn cách nào khác phải lấy quỵết tâm thắng Mỹ ra mà nhận công tác. Rồi vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm để tự nâng cao trình độ năng lực cho mình. Chính đó là lập trường của người đảng viên cộng sản. Chính chỗ đó cũng là bản lĩnh của người đảng viên cộng sản. Chà, ông nói thì hay thật. Nói xong, mình cảm thấy dễ như không. Nhưng rồi về làm, thì bết. Mà cứ mỗi lần lên báo cáo công tác với trên, mặc dầu mình đã cố gắng rất nhiều, lần nào cũng như lần nào, anh đều bị phê bình về những khuyết điểm. Sau khi phê bình xong lại thấy trên biểu dương. Sự biểu dương và sự phê bình nhiều khi cứ như mâu thuẫn nhau vậy.
Là một chính trị viên mới, lần đầu tiên tham gia công tác Chỉ huy lãnh đạo một trận đánh ác liệt, hầu như anh hoàn toàn không lo về tinh thần chịu đựng và những thử thác bom đạn, mà anh lo mình sẽ không biết làm gì đây trong một trận đánh. Ngoài công việc đi từng hầm động viên chiến sĩ ra, anh cũng không biết chính trị viên còn phải làm những cái gì nữa. Có lúc anh cầm súng bắn. Nhưng rồi anh nghĩ có lẽ như thế không phải, cầm súng bắn cháy một cái xe, đó là công việc của một chiến sĩ. Còn như chỉ huy chiến đấu, thì có Lâu, có Nghĩa, có các cán bộ trung đội, tiểu đội.
Cho đến khoảng bốn giờ chiều hôm qua, khi xe tăng địch tràn vào cắt chéo một góc trận địa bên phải, thì hầu như anh quên mất việc làm công tác chính trị. Lúc đó anh chỉ có một ý nghĩ duy nhất là làm sao giữ vững được trận địa. Thấy một đồng chí cầm B.40 chạy trở lại phía sau, anh hét lên:
- Sao lại chạy, quay lại!
- Em hết đạn.
- Hết đạn thì lấy thủ pháo.
Bình thường, Tuyên vốn trầm tĩnh, vậy mà lúc đó anh cũng quát tháo y như nhiều ông cán bộ quân sự khác. Anh rút thủ pháo nhảy lên miệng hầm. Sau đó anh bị thương. Chính giữa lúc đó, người chiến sĩ chạy lùi kia quay lại ném trái thủ pháo thứ hai vào xích xe tăng.
Bây giờ nghĩ lại sự việc đó, anh thấy hình như nó cũng là một phần của công tác chính trị, nhưng lại không phaỉ hoàn toàn như thế. Hôm anh rời cơ quan để xuống đơn vị nhận công tác, anh em nói đùa:
- Khi nào ra trận, ông cứ chạy đằng sau mà hô thật to “Anh em đảng viên, đoàn viên, tiến lên”! Vậy là họ biết ông là chính trị viên rồi, chẳng cần phải giới thiệu.
Câu nói đùa đó làm cho anh suy nghĩ rất nhiều về cương vị công tác của mình. Trước đây anh ở tuyên huấn, thường được nghe các chính trị viên báo cáo công tác cổ động chiến trường. Họ nêu ra nhiều hình thức phong phú, như viết khẩu hiệu lên mũ, hô khẩu hiệu lúc xung phong kết nạp đảng viên tại trận địa v.v... Anh mang những kinh nghiệm ấy xuống định áp dụng, nhưng cho đến bấy giờ anh thấy những việc làm ấy thật khó, thậm chí không thiết thực nữa. Trong chiến đấu, thường thì mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chiến sĩ hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể của minh. Vì vậy, phải làm sao chuẩn bị cho từng người ở từng vị trí có thể hoàn thành được nhiệm vụ của họ...
Trưòng hợp của Lựu, do một sự ngẫu nhiên xảy ra ngay ở công sự tiển tiêu làm anh chú ý. Hình như ở đó có một cái gì có thể khai thác về mặt công tác chính trị. Từ sau trận đánh, mãi cho đến lúc bắt đầu hành quân, anh mới có thời giờ rảnh rang để nghĩ đến công việc cần phải làm, những điều mà anh cho là có thể từ đó rút ra những kinh nghiệm. Anh đi đến bên Lâu:
- Mình định về đơn vị vài ngày, giải quyết xong các công việc rồi đi viện sau. Thôi đi ông. Đơn vị chiến đấu không phải như cơ quan đâu, cứ ở nhà thì không bao giờ hết việc.
- Nhưng mà bây giờ ở nhà không còn ai?
Cậu bảo tớ không làm công tác chính trị được à? Làm mạnh đi chớ. Thế ngộ nhỡ ông Ba Kiên mà có thế nào thì có lẽ cả trung đoàn này không còn ai chỉ huy nữa chắc. Cậu nhất định không quan trọng bằng ông Ba Kiên rồi.
Trong khi Tuyên đang nghĩ về những công việc của đại đội mình, Lâu lại nghĩ: sao ông Ba Kiên đi họp lâu về vậy? Là một người lính cũ, cho nên Lâu có vẻ bắt nhạy tình hình hơn Tuyên. Công việc sáp tới của đại đội anh coi nhẹ như không, mặc dầu anh biết, để củng cố đơn vị, bắt đầu ngày anh phải triển khai một lúc bao nhiêu là công việc.
Nhưng, những điều đó anh không bận tâm lắm. Cùng lúc, tụi chúng nó đổ quân chiếm lại Thanh An, càn vào khu vực tiểu đoàn Bảy, đưa giang thuyền về trên sông Sài Gòn. Sự việc này diễn ra sau những ngày càn ủi ác liệt ở bên này sông. Tất cả những diễn biến đó chứng tỏ tình thế sẽ có những thay đổi lớn. Chưa chắc gì đã có thời giờ ngồi tổng kết như Tuyên dự định. Chưa chắc ông Thêm đã có thì giờ xuống đơn vị để lấy thành tích chiến đấu như đã hẹn. Chưa chắc đêm hôm nay mình có hành quân về cứ trung đoàn bộ nữa hay không? Hay là lại có lệnh hành quân tới địa điểm khác. Việc đến đâu lo đến đó. Trong khi Tuyên chuẩn bị những công việc cụ thể của một chính trị viên, thi Lâu, nhờ có kinh nghiệm chiến đấu, đang chuẩn bị trước cho mình một tinh thần chịu đựng những thử thách mới.
- Dầu sao thì mình cũng phải về đơn vị đã.
- Tùy cậu.
Nhờ có ông Sáu, đến Bến Súc, đại đội Hai lấy được cái xuồng của xã đội đánh chìm dưới bến. Chiếc xuồng dành cho thương binh, vũ khí, còn anh em khỏe thì bơi sang sông. Đến cứ trung đoàn đoàn bộ đã 3 giờ sáng, họ lại được lệnh tiếp tục hành quân về suối Tre, dọc đường chỉ gặp những đám lửa và ngửi thấy mùi khét của thuốc đạn.