Oan Gia Muốn Thuần Phục Tôi

Chương 36: Cho đi sẽ nhận lại

Diễm nhớ lại, lúc Bảo Ngọc được hai tháng tuổi. Lúc ấy, thời tiết đang ở giữa mùa đông, không khí lạnh bao trùm lên xứ Bắc. Những cơn rét đậm, rét hại khiến người lớn còn muốn bệnh huống chi là trẻ con. Một phần vì chủ quan, một phần vì tiết kiệm nên nàng không cho con bé đi tiêm dịch vụ, mà đưa đi tiêm phòng theo chương trình miễn phí của nhà nước. Thời điểm ấy, vắc-xin năm trong một của Ấn Độ (combe five) mới được đưa vào thử nghiệm. Các trẻ đi tiêm về đa số đều bị hành đến sốt cao. Có một vài trường hợp tử vong.

Ngay sau khi tiêm xong, Bảo Ngọc bắt đầu sốt, sốt rất cao và không có dấu hiệu suy giảm, dù nàng đã cho bé uống thuốc, rồi thức cả đêm để dùng khăn ấm lau người nhưng con bé vẫn quấy khóc và thân nhiệt tăng liên tục.

Diễm cứ phải bế con ngồi im một chỗ, chỉ cần cựa quậy người một chút là bé sẽ giật mình. Tới nỗi con bé tè, rồi ị lên đồ của nàng, vừa bẩn vừa ướt mà nàng cũng không có cách nào để thay đồ cả.

Tới nửa đêm, con bé càng khóc lớn, cơn sốt làm mặt con bé lúc đỏ, lúc tím tái cả đi. Diễm hoảng hốt thay vội bộ đồ khác, rồi bắt taxi đưa con bé đi viện. Mọi người trong dãy trọ đều ra chợ bốc hàng hết rồi. Nàng vét sạch tiền trong nhà cũng chẳng được bao nhiêu. Vì nàng gửi tiết kiệm số tiền mình có. Hàng tháng rút lãi và một phần gốc ra để chi tiêu. Nàng không nghĩ tới những tình huống cấp bách như thế này. Ngày mai lại là cuối tuần, ngân hàng không làm việc. Trên đường đưa con bé đi bệnh viện. Diễm đã nghĩ nếu viện phí không đủ lo cho con, thì nàng sẽ đi bán máu... Đúng là khi đi vào bệnh viện, Diễm mới biết đồng tiền quan trọng tới mức nào. Kể ra lúc đấy mà nhớ ra được cái hộp trang sức của mẹ để dành cho nàng thì cũng đỡ rồi. Cũng may lúc vào bệnh viện, lại gặp Mỹ cũng đưa con đi cấp cứu. Thằng bé bị viêm phổi, nên Mỹ đã ứng tiền viện phí giúp nàng.

Đang trong dòng suy nghĩ miên man, thì Cầm và Vân đi chơi về. Hai đứa háo hức chạy qua phòng của Diễm.

"Bảo Ngọc ơi, cô về rồi nè."

Bảo Ngọc thấy hai cô đến chơi thì nhoẻn miệng cười. Cái miệng lắc lém hóng chuyện, Cúc hỏi hai đứa.

"Sao hôm nay đi học về sớm thế."

Cầm cười với cô.

"Học hành gì tầm này hả chị, chúng em nghỉ tết rồi mà, nay hai mươi hai rồi. Ngày mai là ngày ông Táo lên trời rồi đó."

Diễm ngơ ngác một hồi. Rồi nhẩm tính.

"Ừ nhỉ, chị không nhớ luôn đó."

Vân chẹp miệng.

"Chán chị mà. Thôi hai mẹ con mặc đồ đẹp rồi đi trừng tâm thương mại chơi đi. Từ mai chúng em phải ra chợ phụ bán tới ba mươi tết luôn ý. Đi ra ngoài cho bớt lú nào."

Diễm hơi chần chừ một xíu, rồi nhớ đến lúc sáng, cho con bé ra ngoài chơi. Nó hớn hở cười suốt. Nàng chả mấy khi có cơ hội cho nó đi, nên cũng nghe lời Cầm và Vân, mặc đồ ấm vào rồi đưa con đi với hai cô.

Cầm và Vân lựa mấy bộ quần áo giảm giá cho mình, rồi ghé gian hàng trẻ con mua cho Bảo Ngọc một bộ quần áo vừa đẹp vừa đắt, hai đứa cũng rất chăm chỉ đi làm thêm, cứ nhận lương là sẽ mua cho Ngọc vài bộ quần áo, bình sữa hoặc một bịch bỉm thật lớn... Các cô trong chợ thì mua đồ ăn nào tốt sữa cho nàng. Vì làm ở chợ nên mọi người toàn bán cho giá rẻ mà tươi ngon không. Diễm bất giác lại chảy nước mắt. Nếu không nhờ mọi người giúp đỡ, chẳng biết mẹ con nàng có thể vượt qua những lúc khó khăn không nữa.

Đi vòng vòng quanh trung tâm thương mại một hồi. Rồi dừng lại trước cửa hàng trang sức PNJ Cầm hỏi Vân.

"Ê mày, đi vào khu trang sức xem không?"

Vân sờ lên chán Cầm bĩu môi.

"Mày có bị ngáo không vậy, tiền đâu mà mua. Vào đấy cho quê một cục à. Hơn hai mươi năm có mặt trên cuộc đời này, thứ trang sức mắc nhất tao đeo là cái dây chuyền bạc trị giá 300k này đấy."

Vân vừa nói vừa kéo cái dây chuyền bạc mỏng dính có cái mặt đá hình trái tim rất phổ thông của mình ra. Cầm xị mặt nói.

"Thì vào ngắm thôi, chứ tao còn không có cái đồ trang sức nào ý chứ."

"Ngắm làm gì cho thèm. Thôi về đi, Bảo Ngọc ngủ kìa."

Diễm đang bế Bảo Ngọc liu riu ngủ, thấy hai đứa nói chuyện thì gượng gào cười với những dòng suy nghĩ rối bời.

Lúc thanh toán tiền, hai đứa không chịu để nàng trả một đồng nào hết. Về tới nhà còn tranh trả tiền taxi, khi đưa cho Diễm bộ đồ mua cho Bảo Ngọc, chúng nó còn đưa cho nàng một bộ quần áo dài cách tân để mặc tết. Hai đứa lén lút mua lúc nào, Diễm cũng không biết nữa.

Nàng xúc động nhận bộ quần áo của hai đứa. Nó không đơn giản chỉ là một bộ quần áo, nó là mồ hôi, nước mắt, là tình yêu thương của chúng dành cho nàng.

Đợi hai đứa ra về rồi, Diễm đặt bé con nằm ngủ, sau đó mới mở cái vali, lấy ra cái hộp đồ của mẹ.

Trong đó, ngoài một cây vàng chói mắt ra, thì toàn bộ đều là những món đồ trang sức màu trắng có gắn đá quý, long lanh, chói mắt. Vào những năm trước, chỉ giới thượng lưu mới có thể mua được. Còn bây giờ đã trở nên lỗi thời rồi. Nhưng so với dân lao động, thì vẫn là những thứ mà họ khó có thể chạm vào được. Vì những người nhà giàu, mua sài một lần xong họ cũng cất đi, chứ không đem bán lại, trừ khi là tán gia bại sản như nhà nàng mới phải bán ra. Với số lượng hàng cũ ít ỏi vậy, thì chỉ có những người săn lùng đồ trang sức cũ mới có thể mua được với giá hời. Mà những người lao động đơn thuần như người trong dãy trọ của nàng thì chắc là sẽ không bỏ tâm sức ra để săn lùng đâu.

Nàng suy nghĩ một hồi, nhớ lại đôi mắt thất vọng của Cầm và Vân khi không thể sở hữu một món trang sức giá trị, thì quyết định cất lại cây vàng và hai bộ trang sức mà mình thích nhất. Còn lại thì sẽ dùng để chia sẻ với mọi người.

Tối hôm đó, vẫn như thường ngày, Diễm nấu ăn xong thì trải chiếu ra giữa khu trọ, gọi mọi người ăn cơm. Dãy trọ của nàng toàn là phụ nữ. Có tất cả bảy cô, chỉ có cô Thanh và cô Loan là có con, còn lại mấy cô đều là trung niên bị chồng bỏ, hoặc là không có chồng. Có cô thì có con nhưng cũng bị đi tù... Nói chung là toàn là những người có hoàn cảnh đặc biệt.

Cô Loan và cô Thanh thì có con nên thuê phòng riêng để ở cùng con, năm cô còn lại thì ở ghép, hai người, ba người một phòng.

Mọi người ăn uống vui vẻ với nhau xong, thì Diễm nói.

"Hôm nay con mới vào trại giam thăm bố mẹ con. Con mới nhớ ra mình có ít đồ trang sức bố mẹ mua cho lúc còn của ăn của để. Giờ cũng ít dùng tới, nên muốn chia sẻ cho các cô với các em đeo để chơi tết. Mọi người đừng chê nha."

Các cô cứ nghĩ là món đồ trang sức bằng bạc bình thường, nên háo hức xua tay.

"Ui, có là mừng rồi, đâu đưa cô coi với nào, để mùng một tết đeo đi chùa."

Cả Cầm và Vân cũng hăng hái chờ Diễm mở hộp đồ ra. Nhưng khi nàng mở ra thì mọi người đều mắt tròn, mắt dẹt nhìn nhau... Cô Loan nói.

"Diễm ơi, con có phải đại gia ngầm không vậy, toàn là vàng trắng không á. Cái này tầm hơn trục năm về trước chỉ dân nhà giàu mới mua thôi. Mà những thứ này toàn là hàng thịnh hành thời đấy không, mua được cũng khó."

Diễm rất bất ngờ khi thấy cô Loan am hiểu như vậy. Vậy mà, nàng còn nghĩ là mọi người sẽ nghĩ nó là bạc cơ. Nàng hỏi cô.

"Sao cô lại nghĩ đây là vàng trắng chứ?"

Mọi người đều cười với câu hỏi của nàng. Các cô tuy nghèo, nhưng ở khu chợ này cũng hay có giới thượng lưu ghé tới. Rồi chủ quầy mà họ làm thuê cho cũng toàn chơi trang sức, nó là chủ đề mà mấy bà nhà giàu hay bàn tán, khoe khoang suốt ngày, nên mọi người ít nhiều cũng biết phân biệt bạc và vàng trắng, lại còn gắn cả đá quý nữa chứ.

Diễm thấy mọi người bàn tán thì cũng chẳng giấu diếm về hoàn cảnh của mình nữa. Mà kể cho các cô nghe hết toàn bộ câu chuyện của nhà mình. Các cô mới đầu đều nói, trang sức này thật sự rất đắt, họ không dám nhận. Diễm liền nói.

"Thật ra, cái thời điểm mẹ con mua những thứ này cho con thì có giá thật, chứ bây giờ cũng không có giá lắm đâu. So với những gì các cô giúp đỡ mẹ con con trong suốt hơn một năm qua, thì nhiêu đây có nhằm nhò gì. Đồ của mọi người rách thì khâu lại để dùng, chả dám mua đồ mới. Nhưng lại chẳng tiếc gì mua quần áo cho Bảo Ngọc nhà con. Thời gian ngủ của các cô còn thiếu, nhưng lại có thời gian trông bé cho con nghỉ ngơi, có khi con mệt, mọi người còn giặt đồ giúp con nữa. Lúc bé ốm, bé sốt, các cô lo lắng chăm sóc. Rồi đầy tháng còn góp tiền lại mua cho nó một cái nôi thật đẹp. Bảo Ngọc lúc nào cũng sống trong tình yêu của mọi người. Từ khi tới đây ở, con còn không tốn một đồng mua đồ ăn. Toàn là thực phẩm các cô đem về cho con nấu... Còn rất nhiều những việc làm khác mà con luôn ghi nhớ trong lòng. Trước đây, con rất biết ơn các cô và hai em. Nhưng cũng chỉ biết để đấy chứ không biết làm gì để trả ơn cả. Giờ mới nhớ đến những món đồ này, nên con liền đem tặng các cô. Mọi người nhận cho con vui lòng."

Mọi người đều rơm rớm nước mắt xúc động. Trong lòng Diễm luôn nghĩ mình nhận rất nhiều từ mọi người nhưng lại chưa nghĩ đến, vì sao mọi người lại yêu quý mình như vậy. Cô Thanh nắm tay nàng và nói.

"Con bé ngốc này, chỉ biết nghĩ đến những gì mình nhận được, vậy con có nghĩ tại sao các cô lại làm vậy với con không? Trước khi còn tới đây, các cô toàn mặc quần thủng đít, vậy mà con tới, tỉ mỉ may lại từng đường kim mũi chỉ cho mọi người. Đồ các cô phơi ở ngoài, trời mưa cũng mải ngủ chẳng dạy cất đi, nên quần áo hay bị ẩm ướt. Con tới đây lúc nào cũng lo cất đồ đi cho mọi người. Đồ ăn ở chợ, mọi người quen biết lẫn nhau nên mua cũng chẳng tốn bao nhiêu, nhưng các cô chẳng có thời gian nấu nướng. Thông thường, mọi người cứ ngủ ngày, cày đêm, gặp gì ăn nấy. Con đến đây lọ mọ nấu ăn cho cả dãy trọ, nhờ có con, mà cả dãy trọ mới có thời gian ngồi xum họp, quây quần như thế này. Cái Cầm, cái Vân tuy là sinh viên nhưng lại ở cái nơi xập xệ, mọi người chẳng có kiến thức mấy. Tụi nó suốt ngày chỉ biết đi học, rồi làm thêm, chẳng có ai chơi với. Con đến chỉ dạy cho chúng nhiệt tình. Là động lực để cho chúng thấy, ở nơi nào cũng đều có tri thức, kể cả là cái ổ chuột như thế này, nên chúng mới tôn trọng con như vậy. Chúng ta gặp được nhau cũng là do nhân duyên, những mảnh đời bất hạnh cùng giúp đỡ lẫn nhau. Cho đi và nhận lại, để thấy cuộc đời này, vẫn còn rất tươi đẹp."

P/s. Đoạn này cảm xúc đang cao trào mà tui buồn ngủ quá. Chắc tại uống thuốc tây nên hẹn mai viết tiếp nha mấy bà.