Xuyên Vào Thế Giới Chết

Chương 2: Án mạng nhà ông năm Kha

Tính từ lúc A trôi dạt vào ngôi làng ven biển này cũng đã vỏn vẹn hơn sáu tháng, non nửa đã nửa năm.

Cuộc sống của anh ở làng chài này bình bình đạm đạm, sống không quá sung túc nhưng cũng dư dả để mỗi ngày mua thêm mấy gói bánh mè ngọt ở dưới làng.

Khi cơ thể anh vừa mới ổn định, đầu óc do ngủ quá nhiều trở nên đình trệ, chậm chạp, mắt không hiểu vì lý do gì mà vẩn đυ.c trong một đoạn thời gian. Cũng không còn nhớ rõ sau lúc được cứu lên đã phát sinh chuyện gì, lúc tỉnh thì đã ở căn nhà này.

Hôm nay như mọi hôm, làng chài vẫn rôm rả, người dân hai ba tụ, tụ lại buôn chuyện.

A sau khi ngồi được xuống ghế, liền kêu một chút trà, cùng tham gia với bọn họ.

Chủ đề vẫn không mấy thay đổi, có điều lần này anh vừa uống xong ngụm trà liền thích thú nhích người tới, chen vào vòng tròn tám chuyện, chồm hổm giữa mấy người đàn bà, dỏng tai nghe.

“Ôi chao, tôi nghe ông nhà bảo lần này làng mình có người tới, trông là con nhà có gia giáo, đến để dạy chữ đấy!”

“Dạy chữ? Làng mình có mấy ai giàu có để mời được thầy dạy chữ đâu? Chả nhẽ, đúng rồi!”

“Ai?”

“Nhà họ Gia, bên kia sông, nhà họ Gia giàu có nhất vùng này, cậu ấm Gia Minh Thành!”

A đột nhiên chen vào cuộc trò chuyện, anh hỏi: “Nếu đã giàu có đến vậy thì trong làng mình càng không có ai mời được anh ta, trừ khi anh ta đến đây không phải là vì tiền, nếu không thì càng không có khả năng.”

Bà cô vừa nãy nói ra thân thế của anh ta nghe thế liền nói: “Mày thì biết gì, mày có biết ai mời cậu ấm đấy đến không!? Nhà ông năm Kha đấy! Con gái ông ta xinh đẹp nhất vùng này, người ta khi trước để ý mày nhưng mày lại chối cái của từ trên trời rớt xuống, giời ạ có tiếc không cơ chứ? Giờ người ta nghe tiếng nhan sắc non nước của cô ta nên chắc tới vừa dạy vừa yêu đương đấy.”

Bà cô tuồn ra một lèo thông tin, mấy người ngồi quanh như kiến ngửi được mật liền bu tới hỏi tới tấp, A thấy không chen nổi, anh gắng người ra, uống thêm một chén trà cho nhuận họng.

Nhà ông năm Kha, vậy là nói cô con gái của ông ta - Kha Kiều Ngọc, thật sự đã bắt phải một hũ gạo to. Nhưng anh được người ta để ý cũng không nhớ nổi ruốt cuộc đã vô tình chạm mặt người này ở đâu.

Ngón trỏ anh vô thức chà nhẹ vào vành ly, ông chủ nước thấy anh “à” lên một tiếng cũng không rõ là anh “à” cái gì.

Hôm tổ chức lễ lớn, người dân quay thành một vòng, nắm tay nối liền vừa ca vừa múa, vì anh vốn không phải là người ở nơi đây nên đương nhiên không biết điệu múa lẫn ca từ của người bản địa, thế nên theo lẽ anh trở thành người thưởng thức lễ hội, không tham gia vào cuộc vui ở trước mắt.

Giữa vòng tròn có một người nhảy múa, xoay liền mấy chục vòng, A lúc này vì chung vui nên đã uống không ít, khi nhìn thấy người đó quay như vậy anh chỉ thấy làn váy bay theo, chứ tuyệt nhiên không nhìn rõ mặt.

Trong đám đông có người bỗng hô lên: “Kiều Ngọc! Kiều Ngọc! Chọn anh đi!”

Thanh niên trai tráng rầm rộ lên, A lúc này không hiểu gì, người đứng bên cạnh anh thấy vậy liền hỏi: “Này, có muốn cưới vợ không?”

“Chắc có lẽ người ta đã có ý trung nhân.” Anh nhìn sắc mặt của người nọ, vừa nghe thế người đó liền im bặt, sau lại thở dài: “Thật ra tôi cũng man mán thấy thế..”

Lễ hội này chắc chắn không chỉ tổ chức có lần một lần hai, chưa nói đến lúc A chưa xuất hiện nơi đây có khi đã làm qua mấy lần. Vừa rồi nghe nhắc đến “Cưới vợ” anh cũng chỉ đoán chừng, mỗi lần cô “Kiều Ngọc” đó lên trai tráng trong làng ai cũng tranh thủ cơ hội, nóng lòng mong được cô gái kia chú ý. Nhưng quanh đi quẩn lại, hai rồi ba, ba rồi bốn, mà cô gái này không coi được ai tốt.

Người nọ hỏi: “Nhưng Kiều Ngọc vẫn luôn xuất hiện vào đúng mấy dịp này, bình thường cũng ít đi ra ngoài, nếu không phải trong lòng vẫn muốn chọn thì sao lại tốn công múa hát chứ?”

A “á” một tiếng, người nọ ngơ mặt, anh cười gượng: “Cậu nói cũng đúng, cái này thì quả thực tôi không biết.”

Mắt thấy người nọ muốn hỏi tới cùng, A thở dài đành đánh sang một chuyện khác: “Cậu nhìn xem, trời trong như vậy không chừng lát sẽ đột ngột có mưa đấy, dù sao thời tiết cũng thất thường mà, đồ nhà tôi còn chưa lấy vào, tôi xin phép về trước nhé.”

Người nọ nghẹn họng nhìn trân trân bóng lưng dần khuất của anh.

Từ hôm đó đến nay đã được mười mấy ngày, lúc đó cứ ngỡ cô gái kia ưng được ai, hoàn toàn không nghĩ đến người mà người nọ nói sẽ là mình.

...

Vào mỗi dịp có nhiều tôm cá, thanh niên trai tráng hừng hực khí thế bước lên thuyền, hồ hởi khi ra khơi xa. Mỗi lần như vậy, họ đều sẽ đem cá tôm đi hai ngày đường đến bên kia sông, nơi biệt phủ nhà họ Gia sinh sống. Bán lại với giá cao, nhà họ Gia cũng không tiếc tiền, mỗi lần buôn bán đều vô cùng hào phóng, trả một khoản gấp ba cho toàn bộ số hàng mà họ đem đến.

Lúc quay lại đã là hai ngày sau, thuyền đến nơi, tiếng cười nói hào sảng vang văng vẳng khắp khu làng.

A đang ngồi uống trà, ông chủ quầy nước tiến tới nói: “Món canh đậu phụ cậu đem đến hôm nay ngon lắm, như đã nói hôm trước tôi sẽ trả một nửa số tiền mà số này bán ra. À mà, cậu không đi xem người mới tới kia à?”

Chuyện cậu ấm kia tới đây không phải được nói một hai ngày, lúc chuyến thuyền kia đi anh đã đoán được mấy phần hai ngày sau cậu ấm này sẽ tới đây.

“Chú muốn đi thì cháu sẽ giữ quán cho, một hạt gạo cũng không thể mất, đảm bảo uy tín luôn.” Đã đến thì chắc là phải ở lại hai ba ngày, cơ hội để thấy mặt không hiếm.

A vừa phủi phủi ống quần định đứng dậy thì một bàn tay đã đặt lên vai anh, vừa ấn xuống vừa cười khanh khách: “Vừa nhắc tào tháo là tào tháo tới, cậu coi mà tiếp đãi người ta, tôi xuống dưới chuẩn bị mấy món, nếu cậu mà khiến cậu ta ăn quen ở đây thì tôi tăng tiền chia cho!”

Thì ra cậu ấm kia đã đến sau lưng anh lúc nào không hay, ông chú này vừa thấy thần tài đến thì liền đẩy anh đi tiếp người ta.

A lúc này măt mày lắm lem do mới tiếp xúc với than củi, nấu món đậu hủ kia, vẫn còn chưa kịp lau mặt chỉ có thể vừa cười gượng vừa mời ngồi: “À, haha thật ngại quá, ông chủ có phần hơi phấn khích, anh đừng để bụng nhé.”

Người này không nói gì, chỉ gật đầu rồi ngồi xuống. A rót một chén trà đưa qua cho anh ta, hai người phút chốc trở nên vô cùng ngượng ngùng.

Người này vừa đưa ánh mắt lên khỏi mặt nước trà, ánh mắt của A cũng bối rối dời đi, không khỏi lúng túng: “Anh đừng trách tôi quê mùa, tại nơi đây hiếm khi có người tới, anh lại trông bắt mắt nên tôi không nhịn được, chỉ muốn nhìn kỹ hơn chứ không có ác ý.”

“Không sao. Tôi muốn hỏi anh nhà của cô Kha Kiều Ngọc, có thể phiền anh dẫn tôi tới đó được không.”

A mắt đối mắt với cậu ấm Gia Minh Thành, khí chất ăn chơi của công tử bột hiện mồn một trên người anh ta.

Anh chỉ tay: “À, nhà cô Kiều Ngọc hả, phía đó, căn nhà khang trang nhất ấy, cũng gần đây thôi anh đi một chút là thấy. Thật ngại, tôi còn chút việc ở đây nên không đi cùng anh được.”

Nếu anh ta đã đến đây bàn chuyện yêu đương thì anh cũng không biến mình thành kỳ đà cản mũi chuyện tốt của họ.

Gia Minh Thành cũng không dây dưa thêm, để lại chút tiền trà nước lên bàn rồi cước bộ đến nhà ông năm Kha.

Cho đến ban tối.

A có thói quen thường ngủ rất trễ, không phải là vì anh mất ngủ mà là do thói quen, hay nói đúng hơn là một tật xấu thích nghe ngóng này nọ.

Anh đứng ở trên chỗ dốc đèo, người bận một bộ quần áo bám đầy bụi, nhìn vào ngôi nhà duy nhất đang sáng đèn, hôm nào cũng thế, nhà ông năm Kha đều đúng vào lúc giữa đêm thắp đèn khắp quanh nhà, người ở đây thường nói ông ta phung phí, chẳng mấy khá giả mà làm như là nhà có núi vàng núi bạc.

Lúc này từ bên dưới có một cô gái hát vọng, rồi đột ngột âm thanh đó im bặt, im lặng mấy giây, ngay sau đó liền có tiếng hét.

Đêm canh ba, nhà ông năm Kha xảy ra tang sự!