Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 27: Củng cố hậu cần

Từ trước khi phất cờ khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đã nhiều lần đến các vùng đất của Tây Nguyên, danh nghĩa để buôn trầu, mua gỗ, mua ngựa… nhưng thực ra là tìm cách kết thân với nhiều cộng đồng dân tộc ở đây trong đó có người Bana, vận động họ tham gia ủng hộ mình.

Với sự khôn khéo và chính sách thân thiện, Nguyễn Nhạc và những người em của mình đã chiếm được tình cảm quý mến của người dân Tây Nguyên. Sau khi thành công gây dựng nên hình tượng người nhà trời, thì các dân tộc ở đây họ gọi ông là Tơ Mo Bok (có nghĩa là người Trời, vua Trời). Lần này Nguyễn Nhạc lên vùng rừng núi Mộ Điểu là để lôi kéo các các dân tộc nơi đây theo mình khởi nghĩa.

Một vị tù trưởng người dân tộc Bana ở plây (làng) Đê H’Mâu thuộc khu vực rừng núi Mộ Điểu (nay thuộc xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có ý muốn gả con gái cho Nguyễn Nhạc, người con gái ấy tên là Ya Dố.

Ya Dố thường ở trên rẫy làm việc nên dù Nhạc thỉnh thoảng vẫn tới nhà tù trưởng nhưng vẫn chưa lần nào gặp mặt cô ấy.

Theo lời chỉ dẫn của tù trưởng, Nhạc tìm đến nơi mà Ya Dố đang làm việc. Lần đi này Nhạc có dẫn Huệ theo cùng nhưng khi đi sang rẫy thì Nhạc bảo Huệ ở lại không đi cùng mình. Nơi Nhạc đến là một cánh đồng bát ngát, ở đây canh tác khá đa dạng, có lúa, khoai, bắp, mía. Còn những khu vườn thì trồng cam, mít với số lượng rất lớn. Nhạc thầm nghĩ "" lương thực nơi đây đủ để cung cấp cho cả một đội quân trong nửa năm mà không bị đói, người con gái này thật tài giỏi"".

Nhạc quan sát thấy có một thiếu nữ đang đi kiểm tra các loại cây trồng rồi chỉ đạo những nông phu đi cắt tỉa hoặc cuốc đất tưới phân, đi sau nàng là 2 người trẻ tuổi khác, khả năng cô gái này chính là Ya Dố, con gái của tù trưởng.

Nhạc tiến lên chào:

- Tại hạ là Nguyễn Nhạc, thống lĩnh của quân Tây Sơn, xin chào Ya Dố cô nương

Da Dố nhìn Nhạc từ trên xuống dưới, rồi nàng kinh ngạc lên tiếng:

- Ông là Tơ Mo Bok

Nhạc nhẹ mỉm cười đáp:

- Mọi người thương nên đặt cho ta danh xưng ấy thôi.

Ya Dố nói tiếp:

- Ta vẫn thường nghe phụ thân và các vị tù trưởng trong vùng nhắc đến ông, họ kể ta nghe những việc phi thường mà ông làm. Nhiều người lúc đầu còn nghi ngờ ông lừa dối, nhưng sau khi thử thách thì ai cũng tin chắc rằng ông là Tơ Mo Bok, việc này không sai được.

- À ta quên mất, gặp ông ta phải quỳ phải không

Nói rồi nàng định quỳ xuống vái lạy. Nhạc vội vàng ngăn lại ngay

- Nàng đừng làm vậy, cứ xem ta như một người bình thường thôi, nếu vái lạy e làm ta tổn thọ.

Nàng nghe Nhạc nói thế thì không hành lễ nữa, nàng hỏi:

- Ta nghe các vị tù trưởng nói ông rất tài giỏi, dân làng trong các buôn, trong các núi theo ông rất đông, ông là người nhà trời xuống đây để cứu dân độ thế, ta cũng rất muốn nghe những chuyện ông làm. Từ lâu, ta đã rất ngưỡng mộ ông.

Rồi nàng mời ông sang một căn nhà sàn gần đó, sai người lấy nước mời Nhạc.

Nhạc hỏi: Tất cả ruộng đất vùng này là của nàng à, ta thấy cây trái, lương thực được gieo trồng rất nhiều (ruộng vườn hơn 20 mẫu đất).

Nàng đáp:

- Đất mà ông thấy là của nhà ta khai hoang, người ta làm cũng hơn 200 người, đất tốt, trời thương nên ta gieo trồng đều được mùa. Phụ thân ta cho ta đi học từ nhỏ để biết cái chữ sau này quản lý, nên nhiều lúc ta nói chuyện cũng có phần giống các ông.

Từ lúc mới nói chuyện Nhạc cũng có nhận ra điều đó, nàng có đôi mắt to tròn, trong sáng, gương mặt rất hài hòa xinh xắn. Những lời nàng nói ra đều rất thật thà, không hề giấu giếm hay e ngại gì.

Nhạc trầm ngâm một lúc rồi nhẹ nhàng nói:

- Chuyện phụ thân nàng muốn gả nàng cho ta, nàng có biết không.

Vừa mới gặp Nhạc đã đề cập đến việc này nên trong lòng có hơi ngại

Ya Dố đáp ngay:

- Nếu phụ thân muốn gả ta cho ông thì ta về làm vợ ông

Nhạc cũng hơi bất ngờ, chỉ đơn giản vậy thôi sao.

Trong những ngày tiếp theo, Nhạc vẫn ở lại căn nhà của Ya Dố. Sáng sớm thì cùng nàng ra ruộng rẫy xem người làm chăm sóc hoa màu, cây trái. Tuy nàng còn nhỏ tuổi nhưng lại rất thạo những việc này và nàng rất có uy trong việc quản lý người. Mỗi việc nàng giao phó dù có khó khăn mấy những người làm đều tuân theo theo răm rắp, không có một lời cãi lại hay oán thán.

Đi tới đâu nàng cũng giới thiệu Nhạc là người trời với mọi người, ai cũng nhìn Nhạc với ánh mắt sùng kính. Lúc này tại vùng đất xuất hiện đàn ngựa hoang ngày trước có con bạch mã rất dũng mãnh, những con ngựa hoang khác đều sợ nó, dân làng ở đây không ai dám bắt, vì nghĩ nó là ngựa thiên nhà trời. Nhạc quyết định đi một chuyến lên đó, dựa vào tài nghệ của mình, Nhạc đã thành công thu phục được con ngựa. Giống ngựa ấy tính khí ngang tàng kiêu ngạo, nhưng khi đã thuần phục chủ thì trung thành tới chết. Dân các buôn làng nghe tin ngựa thiên đi theo người trời thì càng thêm tin tưởng vào anh em Nguyễn Nhạc.

Sau đó Nhạc trở về Tây Sơn mang lễ vật lên nhà Tù Trưởng để hỏi cưới Ya Dố, đám cưới diễn ra rất náo nhiệt, tất cả các tù trưởng trong vùng đều tham gia, ai cũng chúc mừng Ya Dố được làm vợ người nhà trời.

Sau đám cưới Ya Dố không về Tây Sơn cùng Nhạc mà ở lại canh tác gieo trồng, khai khẩn đất hoang để cung cấp lương thực cho nghĩa quân, người ta gọi Ya Dố là Cô Hầu đốc tướng. Với uy tín của mình Ya Dố đưa anh em Nguyễn Nhạc đi kết giao với các tù trưởng người Xê đăng, Gia Rai, H’rê giúp chiêu mộ quân lính thuộc các dân tộc Tây Nguyên gây dựng lực lượng cho Tây Sơn.

Còn về Nguyễn Lữ theo Minh giáo nên có mối liên hệ mật thiết với người Chăm ở Thạch Thành (nay thuộc Phú Yên). Lữ nhận bà chúa Hỏa (Thị Hỏa) làm thầy nên các dân tộc quanh vùng rất kính trọng. Những người dân ở vùng này cũng bị triều đình và Trương Phúc Loan đè đầu cưỡi cổ, áp bức nặng nề nên khi Lữ muốn bà Chúa Hỏa gia nhập nghĩa quân chống lại triều đình bà liền hăng hái hưởng ứng, lập đồn trại, luyện binh mã, sẵn sàng ứng viện cho nghĩa quân Tây Sơn.

Nguyễn Thung và Huyền Khê cũng đem tất cả của cải của mình đưa lên cho nghĩa quân, làm cho hậu cần càng thêm vững chắc. Vùng sản xuất lương thực mở rộng xuống vùng Tây Sơn hạ

Có tiền, vàng Nhạc cho người mua sắm thêm vũ khí cung cấp cho nghĩa quân thao luyện. Đồng thời giao cho Lân, Long và Huệ tổ chức các thợ thủ công, thợ rèn chế tạo ra các loại hỏa dược như đạn nổ, đạn khói, pháo phi thiên, đạn độc, súng thần công, súng hỏa mai…

Trong quá trình chế tạo ra các loại vũ khí, Nguyễn Huệ đã vô tình tạo ra một vũ khí vô cùng kinh khủng, mang tính hủy diệt.