Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 26: Đi làm cướp

Hôm nay, Nhạc tập hợp tất cả đầu lĩnh để nghị sự. Nơi tụ họp là một gian phòng kín, bàn hợp được thiết kế theo bát giác, các phương vị được chiếu theo hậu thiên bát quái. Lân thiết kế bàn họp như thế là có ba nguyên do, một là khi ngồi vào bàn hợp, khí sẽ vận chuyển xoay vòng, không tán đi hoặc gây khó chịu cho một ai, hai là xác định phương vị chủ khách cho bàn hợp, người chủ trì hay thống lĩnh sẽ ngồi ở vị trí chủ đạo nhận được sự kính nể của khách, khí vận hội tụ, ba là dựa theo quái số của từng người mà bố trí chỗ ngồi phù hợp. Những điều ấy nếu như ai hiểu qua về phong thủy sẽ nhận ra. Phù Ly, Bồng Sơn, Đồng Hươu, Đồng Hào

Sau khi mọi người đã an vị, Nhạc lên tiếng:

- Hôm nay ta tập hợp mọi người lại để thương nghị về việc cần làm ngay lúc này. Sở dĩ chúng ta cùng ngồi ở đây là vì triều đình bức ép không sống nổi mới nổi dậy mà tụ nghĩa. Nay chúng ta có 2 việc cần giải quyết đó là nhu cầu về lương thực cho nghĩa quân và giúp đỡ người dân nghèo khổ ngoài kia.

- Tuy rằng chúng ta có sản xuất, trồng trọt nhưng vẫn không đủ cho nghĩa quân ngày càng gia tăng về quân số. Ta có bàn với Bùi sư phụ và đệ của ta là Nguyễn Lữ về việc đặt trung tâm cung ứng lương thực ở vùng Tây Sơn hạ, và đi đến thống nhất tiến hành việc ấy trong nay mai. Còn việc thứ 2 là lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Việc thứ 2 làm có 2 mục đích đó là giúp người dân nghèo có cái ăn, cái mặc và lôi kéo những người dân bị áp bức ấy về với nghĩa quân.

Huệ lên tiếng:

- Bẩm đại ca, chúng ta sẽ đi cướp ở những vùng nào, sách lượt ra sao.

Nhạc đáp:

- Chúng ta sẽ đi vùng Phù Ly, Bồng Sơn và xa hơn là Đồng Hươu, Đồng Hào, chia mỗi đội 100 người, cứ ba đội sẽ đi một vùng, hẹn nơi hợp lại, lấy pháo làm hiệu để ứng cứu lẫn nhau khi gặp quan binh hay nhà giàu có nhiều gia nhân chống cự.

- Chúng ta lập khẩu hiệu là lấy của người giàu chia cho người nghèo nên không được hành động như thổ phỉ, cướp của gϊếŧ người, mà phải kêu gọi người giàu quyên góp ra của cải, lương thực để phân chia cho người nghèo, nếu họ hợp tác thì ta không được làm khó dễ họ. Còn đối với những địa chủ ác bá cướp ruộng đất người dân, tiếng ác đồn xa thì không được nương tay, hoặc giả đối với những người chống cự lại cũng vậy. Của cải thu được toàn bộ chia cho dân nghèo, chúng ta chỉ giữ lại một phần lương thực.

- Bây giờ ta sẽ chia ra các đội: Lân, Long, Hưng đến Phù Ly. Dũng, Tú, Bảo đến Bồng Sơn. Bưu, Tiệp, Huấn đến Đồng Hươu. Huệ, Tuyết, Diệu sẽ đến Đồng Hào

- Còn về quân số mỗi đội sẽ do tự thủ lĩnh mỗi đội chọn ra trong quân mình huấn luyện.

Trong chuyến đi cướp này chỉ các thống lĩnh huấn luyện quân còn Xuân, Lữ, thì ở lại lo việc hậu cần. Công tác tuyên truyền, ngoại giao cũng được lập ra và giao cho Võ Xuân Hoài và Trương Mỹ Ngọc đảm trách.

Lúc đi ra khỏi phòng nghị sự, Dũng chạy tới vỗ vai Lân hào hứng nói:

- Gia Cát Lân quả thật tiên đoán như thần, tại hạ bội phục. Xin tiên sinh thu kẻ này làm đồ đệ

Lân cười nói:

- Ta chỉ là may mắn đoán đúng thôi, người đừng đề cao ta quá. Nhanh trở về chuẩn bị người rồi xuất phát.

Chuyến đi khá thuận lợi, tất cả đều thu được rất nhiều lương thực, binh sĩ ai ai cũng phấn khởi, họ vui khi có thể giúp được những người cùng khổ giống mình. Đội của Lân là đội thu về lương thực ít nhất, Hưng thì khá bất ngờ, hắn ta mang về một lượng lớn lương thực gần bằng số lương thực của Lân và Long cộng lại. Nói là đi cướp nhưng Lân lại hướng dẫn cho quân mình đi "" kêu gọi quyên góp"", không hùng hổ bạo lực mà như thuyết khách, chỉ có một nhà là chống cự bị người của Lân đánh cho một trận rồi trói lại treo trước cửa làm gương cho những người khác, còn lại các nhà khác thì cho bao nhiêu, Lân nhận bấy nhiêu.

Trên đường trở về Lân có ghé qua nhà của mình báo với phụ mẫu cho gia nhân thu dọn hết của cải để lên định cư ở Tây Sơn, vì sau đợt cướp này sẽ gây nên động tĩnh, khả năng triều đình sai người đi trấn áp là rất cao. Lân cũng mang ít lương thực sang nhà Phi Yến. Lân muốn cô nàng cùng lên tụ hợp với nghĩa quân nhưng suy đi nghĩ lại vẫn không biết mở lời ra sao nên lặng lẽ mà rời đi.

Về đến trại thì thấy Hưng và Long đang ngồi chờ hắn về.

Thấy Lân về tới Long lên tiếng hỏi:

- Lần này đi cướp ngươi có gặp trở ngại gì không

Lân từ từ ngồi xuống rồi đáp:

- Cũng không gặp trở ngại gì, có một nhà là chống cự lại thôi. Còn hai ngươi thì sao, có gặp chuyện gì không. À mà cái tên tiểu tử Hưng, sao ngươi lại cướp được nhiều vậy.

Long đáp trước:

- Bên chỗ ta thì không có ai chống cự lại, mọi việc rất thuận lợi.

Lúc này Hưng tỏ ra hơi xấu hổ, gãy gãy đầu:

- Thực ra thì ngày trước đệ có đi…cướp nhiều rồi

Lân tròn mắt nhìn Hưng:

- Á đù, à nhầm quen miệng. Trước giờ không nghe ngươi nói tới việc này.

Hưng lại gãy đầu nói:

- Lúc mới gia nhập đệ đang bị triều đình truy nã ráo riết nên không có nhắc đến

Rồi Hưng bắt đầu kể:

- Nhà đệ rất nghèo, song thân lại thường đau yếu luôn, nên đệ từ nhỏ đã phải làm việc cật lực để kiếm sống. Quan lại trong vùng ai cũng ra sức vơ vét của dân nên cuộc sống ngày càng khó khăn. Sau đó đệ thường tập hợp bạn bè để đi đánh cướp Phú Yên và các huyện xa. Tuy sống bằng nghề cướp bóc, nhưng đệ vẫn được nhân dân địa phương quý mến, bởi vì đệ và thuộc hạ không bao giờ khuấy phá đồng bào trong vùng. Thuộc hạ có đến vài mươi người.

- Trước khi cướp đệ thường nghiên cứu thăm dò hiện trường khi đã hoàn toàn vừa ý, đệ mới khởi xướng "xuất hành". Trong nhóm, đệ luôn luôn là tay côn cản hậu... Một hôm, đệ tổ chức một vụ cướp lớn ở Phú Yên, gia chủ giàu có lại biết võ nghệ, trong nhà gia nhân và lực điền đều có rèn luyện võ nghệ. Việc cướp diễn ra như ý muốn. Sau khi rút lui, gia chủ, gia nhân cùng trai tráng đuổi theo bọn đệ. Gặp nhau ở giữa đồng, đệ ở lại sau, bị 30 người bao vây tạo thành một vòng tròn, càng lúc càng rộng ra. Đệ sử dụng thế côn "toàn phong tảo diệp" đánh văng binh khí một số đông trai tráng. Ỷ mình có võ nghệ, nên gia chủ vừa lăn vào đánh vừa đôn đốc một số còn lại nhào vô. Đệ đã nhiều lần nương tay, nhưng đối phương vẫn liều mạng bám sát. Trời gần sáng mà trận chiến vẫn chưa giải quyết xong, đệ đành phải dùng tận lực đánh dữ dội để rút theo đồng bọn. Cuối cùng, khổ chủ trúng một côn, hộc máu chết tươi. Sau đó đệ bị Tuần phủ Phú Yên hợp lực cùng Tuần Phủ Quy Nhơn cho truy nã gắt gao. Đệ đành bỏ nhà trốn lên tới tận An Khê, rồi lên Tây Sơn thì gặp được Phan đại ca đây.

Cả Lân và Long đều ồ lên:

- Thì ra là vậy

Lân tiếp lời:

- Chẳng trách chuyến đi lần này người lại lấy nhiều lương thực đến vậy, thì ra là đã từng làm qua việc này.

Về phía hậu cần, lương thực sau khi cướp về do Nguyễn Lữ và Bùi Thị Xuân thu xếp kiểm kê, cất trữ.

Hôm ấy có một vị tráng hán tìm đến gia nhập nghĩa quân xưng họ tên là Ngô Văn Sở xin được gặp Bùi Thị Xuân.

Xuân nghe nói có Sở đến thì vui mừng khôn siết vội vàng đến gặp ngay.

Xuân hỏi:

- Sư huynh đi đâu mà ta tìm mãi không rõ tung tích.

Sở bùi ngùi nói:

- Ngày đó gia gia mất, ta vì đau buồn, chán nản mà rời đi đến hạt Quy Nhơn rồi định cư ở Bình Thạnh. Nay ta nghe tin Nhạc thống lĩnh chuẩn bị khởi nghĩa chống lại triều đình nên vội đến đây gia nhập, tên quyền thần Trương Phúc Loan hại ta cửa nát nhà tan, ta thề phải báo được thù này.

(Ông nội Sở là Ngô Mãnh đã từng làm quan đến chức Đô thống thời Trương Phúc Loan, trấn đóng nơi địa đầu Linh Giang và Trường Dục. Cha ông là Ngô Văn Diễn, giữ chức Khinh xạ Vệ úy triều Lê – Trịnh, trấn giữ đất Quảng Nam

Ngô Văn Diễn có bốn con trai là Ngô Văn Sở, Ngô Văn Trị, Ngô Văn Ngữ và Ngô Văn Dần. Do tính cương trực, Ngô Mãnh không chịu luồn cúi nên bị Trương Phúc Loan tìm cách hãm hại, vu cho tội thông đồng với Chúa Trịnh, bị tước thu binh quyền, tịch thu gia sản và phải tội lưu đày. Ngô Mãnh trốn thoát cảnh ngục tù, một thân cùng cháu nhỏ là Ngô Văn Sở không dám về quê, đành cải danh là Đặng Hải Siêu và Đặng Sơn Điêu vào Nam, lưu lạc lên Tây Sơn.

Trên đường đi, Hải Siêu lâm bệnh, nên ông cháu xin nương nhờ nơi vườn nhà Bùi công ở thôn Xuân Hòa. Bùi công nuôi dưỡng tử tế. Một hôm, vào nửa đêm, nhà Bùi công bị cướp, Ngô Mãnh ra tay cứu trợ, đánh tan bọn cướp. Bùi công ân cần thăm hỏi, ông đem tất cả sự thật ra giãi bày. Từ đó, ông trở thành thầy dạy võ cho bà Bùi Thị Xuân con gái Bùi công. Ngô Văn Sở cũng học cùng, tức bạn đồng môn với Bùi Thị Xuân.)

Rồi hai người hàn huyên về những chuyện cũ đến tận khuya. Xuân sắp xếp chỗ ở cho Sở, sáng hôm sau sẽ đưa Sở giới thiệu với Nguyễn Nhạc.

Mấy hôm sau thì có ông thêm bầu gánh hát tên là Nhưng Huy mang theo người trong đoàn hát gia nhập. Nghe nói đoàn hát này toàn những người giỏi võ, đi diễn cốt thăm dò các nhà giàu ác bá để đánh cướp rồi mang chia cho những người nghèo.