Ai nấy mừng rỡ, vô tình ăn được món ngon, lại hỏi mỳ Bát Trân là gì, kiến thức của Tả Nam Hạ không phải khoác lác, nói tới cuốn Tùy Viên Thực Đan của Viên Mai thời Thanh. Mỳ Bát Trân là lấy gà cá tôm phơi khô, cùng với măng tươi, nấm hương, vừng, nghiền thành bột cực mịn, trộn với bột mì nặn thành bột. Chẳng những mỳ ngon, nước canh cũng là một loại mỹ vị. Trong cuốn Tùy Viên Thực Đan không thiếu sơn trân hải vị, chỉ có mỳ Bát Trân đứng đầu.
Vừa nói Tả Nam Hạ còn không quên bảo con gái chụp vài kiểu ảnh. Đợi tới khi Tả Hi Dĩnh nếm thử canh, khen không ngớt, lại ăn quả trứng, đúng là từng tầng mùi vị khác nhau, lòng trắng và lòng đỏ giòn mà dai, dai lại thơm. Ăn kèm với canh màu hoàng kim, Tả Hi Dĩnh bất n gờ giơ ngón cái với Đơn Dũng, nở nụ cười đúng mực.
Chút không vui trước đó là vô ý mà thôi, xem ra đã tan băng rồi. Đơn Dũng cũng mỉm cười gật đầu, lui ra ngoài cửa, không ngờ ông già vẫy tay gọi : “Chậm đã chàng trai, món này ... Có thể cho tôi biết, cậu làm thế nào không? Không cần muối trứng mà có thể đưa lòng đỏ vào lòng trắng không dễ đâu."
"Có hơi phiền toái song không khó, đầu tiên dùng dẫm ngâm ba tới năm ngày, đợi vỏ trứng mềm ra thì đưa lên bếp nấu nhanh, thời gian nấu phải nắm tốt. Đợi lòng trắng bên ngoài đông lại một cái thì dùng kim đâm vào hút lòng đỏ ra, thay lòng đỏ ba ba vào, thêm ít mỡ ba ba. Sau đó lại đun, đợi thành hình rồi thì bóc vỏ bên ngoài, ngâm trong canh ba ba một ngày một đêm. Đến khi đun nóng thì vị thấm vào trong trứng." Hỏi bí quyết là điều đại ký, Đơn Dũng vẫn vui vẻ trả lời, còn nói hết sức tỉ mỉ
Công đoạn phức tạp làm người ta nghe ngây ra, không ngờ trứng ba ba lại cầu kỳ thế. Tả Hi Dĩnh ngạc nhiên : “Phiền toái thế sao?"
"Cơm càng trắng càng thích, thịt thái càng nhỏ càng tốt, đã muốn ăn ngon thì không ngại phiền toài." Đơn Dũng trả lời:
Tả Hi Dĩnh tỏ vẻ thụ giáo, khẽ gật đầu, mắt có chút tán thưởng.
Đơn Dũng lùi ra cửa phòng, khi khép cửa thấy Tả Hi Dĩnh có chút nóng lòng vươn thìa vào bát canh, sau đó từ từ đưa lên chiếc chiếc miệng nhỏ xinh, khẽ chúm môi hồi thổi khẽ, hàm răng trắng như ngọc trai cắn nhẹ miếng thịt chân giò …
Chỉ ăn thôi cũng xinh đẹp như thế.
Chuyện không vui chớp mắt đã qua, đợi khi tiếng gõ cửa lần nữa vang lên, người đi vào lại là bà chủ cười niềm nở, nhìn bát canh đã không còn một giọt, khách cười nói tưng bừng, bà cũng vui mừng, xới cơm kê cho khách.
Tả Nam Hạ lúc này không đợi được nữa hỏi thẳng: “Bà chủ, chàng trai vừa rồi là người làm ở đây à?"
"Không phải, là con tôi đó." Đằng Hồng Ngọc đắc ý nói:
"Vậy bát canh này ..." Tả Nam Hạ vốn muốn gọi thêm canh, có điều cảm thấy hơi bất nhã, khó mở miệng:
Trưởng phòng Hứa khéo đoán ý, tiếp lời ngay: “Canh này không tệ, cho chúng tôi thêm một bát, thêm vài quả vương bát đản gì ấy. Đừng nói tặng nhé, chúng tôi trả tiền."
Cứ nói tới cái tên kỳ quái vương bát đản là cả bàn cùng cười, Đằng Hồng Ngọc thấy khách vui vẻ thì càng rộng rãi, gật đầu ngay: “Tiền gì chứ, mấy thằng nhãi con ra đập chứa nước bắt ba ba về nấu ăn ấy mà, các vị đợi chút."
Bà vội vàng ra ngoài, mọi người tức thì nghe tiếng hô như hát kịch : “Con trai, cho khách tầng hai một bát canh nồi đá, thêm vài quả vương bát đản."
Đơn Dũng ở dưới lớn tiếng đáp lời, mở nồi vớt bốn quả trứng, thêm vào bánh nướng.
Tặng người ta rộng rãi thế, có người cuống lên, Lôi Đại Bằng ném cá nướng đó, hô lớn : “Trứng của em, trứng của em, em chưa kịp ăn đã đem tặng rồi à?"
Lần này Tư Mộ Hiền chặn nhanh, sợ hắn lại sinh sự, kéo sang bên chỉ : “Để lại rồi, cậu xem đi, trứng của cậu đều ở trong nồi, đợi lát nữa tôi vớt cho."
Lôi Đại Bằng nhìn thấy trong nồi vẫn còn thì yên tâm, vừa yên tâm một cái nhớ ra, mắt nhướng lên : “Cái gì mà trứng của tôi ở trong nồi, cậu có biết nói tiếng người không thể ở, quanh co chửi tôi đấy à?"
Không dám cãi nhau với mẹ nuôi và anh nuôi, nhưng mắng Hiền đệ thì không thành vấn đề, mắng xong tự ra tay vớt trước. Đợi Đơn Dũng xuống lầu thì Lôi Đại Bằng đã vớt một bát canh ba ba, mấy quả trứng, thịt gà, ngồi bên bếp, mặt nhem nhuốc không rửa, chấm bánh ngô ăn ngon lành, cực kỳ tiêu diêu, cực kỳ khoan khoái.
Đơn Dũng cũng nướng cá xong xuôi, gọi cha mẹ ra, ngồi quây quần bên nồi, ăn luôn ngoài trời. Văn hóa Tam Tấn này là như thế, ôm bát to ngồi chân tường ăn, không có gì không được.