Thập Niên 60: Xuyên Thành Hòn Đá Lót Đường Của Nữ Chính Tâm Cơ

Chương 3

Mẹ Từ cũng chỉ có thể thi thoảng xách đồ về thăm. Hết cách, ai bảo em dâu và cháu trai cháu gái đều đang đợi ở đầu đường.

Họ gặp ai liền nói với người đó: “Cô bọn nhỏ về thăm cụ già.”

“Mẹ chồng tôi thương con gái nhất, mấy hôm không gặp liền nhớ phát hoảng!”

Các hàng xóm xung quanh đều đang nhìn, chỉ cần mẹ già còn sống, mẹ Từ cũng chỉ có thể bóp mũi nhận, không thì sao?

Trên đời này tất cả những người mẹ thiên vị con trai luôn có thể nghĩ đủ mọi cách, vơ vét lợi ích từ trên người con gái đã xuất giá.

Cộng thêm cưới hỏi, tang sự của nhà thân thích, bạn bè, đồng nghiệp, nhân tình qua lại, nuôi bốn đứa con, trong nhà đã không còn lại bao nhiêu tiền.

Nếu không lúc đầu sẽ không để con cả Từ Kiến Quốc tới xưởng chế tạo bình oxy làm nhân viên học việc. Đã sớm nhờ người chuyển đến xưởng thép hoặc xưởng cơ giới bây giờ làm chính thức, dù sao thì xưởng lớn phúc lợi cũng tốt hơn.

Bây giờ lương mỗi tháng của Từ Kiến Quốc cũng chưa tới 20 tệ, cộng thêm nhà trong nhà cũng chưa tới 30 mét vuông, ngăn thành ba phòng ngủ, vừa hay đủ ở.

Không có phòng dư làm phòng cưới, dĩ nhiên con cả rất khó tìm đối tượng kết hôn.

Ai biết tối đó Từ Tĩnh An liền nằm mơ!

Lúc Từ Tĩnh An nửa đêm nằm mơ, bỗng nhiên nhớ ra.

Chẳng trách buổi tối cô nghe thấy cái tên “Hứa Đa Đa” này liền cảm thấy có chút quen, hóa ra cô đã xuyên sách rồi!

Quyển sách “Thập niên 60: có chút ngọt” này nói về cuộc sống sau khi kết hôn của Hứa Đa Đa. Nữ chính sống cùng chồng Từ Kiến Quốc, tuy có mâu thuẫn và khó khăn, nhưng vẫn tràn đầy hạnh phúc.

Hứa Đa Đa vốn xuất thân từ gia đình trọng nam khinh nữ, sợ lúc xuất giá, người nhà mẹ đẻ sẽ bán cô ta đi, cho nên vừa đi làm đã vội vàng tự tìm đối tượng.

Sính lễ kết hôn do đằng trai đưa, hễ là đưa tiền và đồ, cô ta đều không muốn. Bởi vì cô ta không đem đi được! Người nhà mẹ đẻ không lột dạ cô ta đã được coi là thủ hạ lưu tình rồi. Hứa Đa Đa muốn nhờ đằng trai cho cô ta một công việc chính thức.

Như vậy, tới lúc đó tiền sính lễ cô ta tự tìm người gom góp đưa cho cha mẹ. Nhà chồng chuyển công việc hiện tại của cô ta lên chính thức cũng tốt, hoặc là cho cô ta một công việc chính thức khác, cô ta đưa công việc tạm thời hiện giờ cho nhà chồng, tráo đổi cho nhau cũng được.

Tiền nợ bên ngoài có thể từ từ trả sau khi đi làm, sau này tiền cô ta kiếm không phải vẫn là của nhà chồng sao?

Hơn nữa công việc khó tìm cỡ nào! Bây giờ nhà nào cũng đông con, công việc của nhà chồng cô ta tranh thủ lấy một cái trước, tới lúc đó không phải vẫn là gia đình nhỏ của cô ta và chồng được lợi sao?

Cuối cùng cô ta đã chọn Từ Kiến Quốc. Bởi vì em gái học lớp 10 của anh may mắn, thi đỗ công việc chính thức của xưởng dệt bông quốc doanh số một. Hơn nữa còn là công việc tốt ở bộ tuyên truyền.

Hứa Đa Đa lén người nhà mẹ bán công việc tạm thời đi. Tốt rồi, tiền và công việc đều có.

Hạnh phúc biết mấy ~ chuyện này, người quen biết ai biết đều sẽ nói một câu: Hứa Đa Đa thật có phúc!

Sau đó kết truyện, rất ít nói tới chuyện của em gái lớp 10, chỉ nói là năm 68, quốc gia cưỡng chế yêu cầu mỗi nhà đều phải có người xuống nông thôn. Em gái không có việc làm của Từ Kiến Quốc – Từ Tĩnh An liền xuống nông thôn.