Bây giờ cô đã thành Từ Tĩnh An, khi đó lúc cô đọc sách ngọt ngào thích thú bao nhiêu, bây giờ trong lòng sẽ đắng chát bấy nhiêu.
Là ngọt, nhưng người ngọt là người khác, đắng là mình!
Cô không có sức lực một đấm đánh đổ đại thụ, cũng không có năng lực lên núi săn dã vật, càng không biết đấu võ mồm với người khác, ngay cả dũng khí lang bạt chợ đen cũng không có.
Từ Tĩnh An cô chỉ là một người bình thường – không xinh đẹp ( không hấp dẫn nổi anh lính, thao hán trong thôn, thanh niên trí thức chất lượng cao, có bối cảnh), sức lực nhỏ (gạo 25kg không vác nổi), nhát gan (sợ sâu, sợ rắn, ngay cả gà cũng chưa từng gϊếŧ), miệng ngốc sợ phiền phức (ngày nào cũng đấu võ mồm với thôn dân và người ở điểm thanh niên trí thức, cô ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ, quá mệt rồi!)
Xuống nông thôn là không thể, quá khổ!
Từ Tĩnh An đưa ra quyết định, sau đó lại nằm xuống, hồi tưởng kỹ lại tình tiết liên quan tới mình trong sách, chậm rãi thở ra.
Nghe thấy tiếng gọi dậy của mẹ Từ, mới phát hiện trời đã sáng rồi.
Trong nhà lại nổi lên một trận binh hoang mã loạn, người đi làm thì đi làm, người đi học thì đi học.
Nhân thời gian nghỉ trưa ở trường, Từ Tĩnh An mới hơi thả lỏng mình. Lúc này, nghiền ngẫm kỹ lại chuyện ngày mai phải làm, nghĩ quá trình một lần lại một lần, sợ có sai sót.
Buổi chiều, trước khi vào lớp, Từ Tĩnh An vội vã tới văn phòng giáo viên xin nghỉ.
Từ Tĩnh An gõ cửa.
“Mời vào.” Vừa vào cửa đã nhìn thấy giáo viên chủ nhiệm – thầy Đường, đang đổ nước vào trong ấm trà.
Từ Tĩnh An: “Thầy Đường, ngày mai em xin nghỉ một buổi sáng.”
Thầy Đường: “Tĩnh An, có việc gì à?”
“Ngày mai là ngày hai!”
“Ồ đúng, phải xếp hàng mua đồ, được, thầy biết rồi.”
Từ Tĩnh An hiểu chuyện nói cảm ơn: “Vậy thưa thầy em đi trước, cảm ơn thầy.”
Bây giờ vật tư ít, mua thứ gì cũng phải xếp hàng, có đôi lúc có phiếu chưa chắc có thể mua được đồ.
Hôm nay ngày một là ngày trong xưởng phát lương và phiếu. Mọi người vừa lấy về, ngày hôm sau sẽ phải mau chóng mua đồ về.
Hết cách, mỗi tháng mỗi người đều có định lượng, qua một tháng đều đang đợi gạo xuống nồi.
Để mua được đồ tốt như tế lương, thịt, cả nhà xếp hàng thâu đêm cũng có. Nếu đi muộn, chắc chắn không mua được gì.
Giống như tình huống này, từ trường tới nhà máy hầm mỏ tới cơ quan, tới đâu xin nghỉ phép đều được phê duyệt. Bởi vì nhà ai cũng như nhau, ai cũng phải ăn cơm.
Tiếng chuông tan học vang lên, Từ Tĩnh An liền chạy ra ngoài. Vừa tới nhà, bỏ cặp sách xuống, vội vã mở lò than, nấu nước nấu cơm.
Sau khi người ở xưởng cơ giới tan làm lần lượt về nhà, trong khu nhà ở cũng dần náo nhiệt lên, người tiếp nước, người giặt đồ, huyên náo một vùng.
Bác Vương đang nói chuyện hăng say với người khác, vừa ngẩng đầu đã nhìn thấy mẹ Từ. Hai nhà cửa đối cửa, vô cùng thân quen.
“Mẹ Kiến Quốc về đấy à?”
Mẹ Từ: “Uầy, về rồi. bác Vương, giặt đồ cho bọn trẻ à?”
Bác Vương nói tới cháu trai, giọng nói cũng lớn lên: “Chứ gì nữa, ngày nào cũng nghịch ngợm, chỉ một chút thôi, quần áo đã không nhìn ra được màu sắc vốn có là gì!”