Thập Niên 60: Xuyên Thành Hòn Đá Lót Đường Của Nữ Chính Tâm Cơ

Chương 20

Mới đầu khi cơ thể khó chịu, Phùng Xuân Thảo làm lơ đi, cảm thấy cố chịu mấy ngày là có thể qua. Bởi vì từ nhỏ bà ấy đã sống như vậy rồi.

“Không có cái khổ nào không thể chịu được, chỉ có phúc không thể hưởng được.” Câu nói này được Phùng Xuân Thảo khắc cốt ghi tâm từ thuở hiểu chuyện.

Đợi khi bà ấy cảm thấy sức khỏe không ổn, thực sự không nhịn được nữa thì đã muộn. Bệnh viện đã không thể trị được nữa!

Lúc này, người duy nhất bà ấy không yên tâm chính là con gái của mình, Triệu Hiểu Phương.

Sắp xếp con gái như thế nào trở thành chuyện lớn hàng đầu của Phùng Xuân Thảo!

Hai năm qua, Phùng Xuân Thảo đã tiêu hết tiền dành dụm trong nhà và tiền tiết kiệm của chồng Triệu Mãn Thương.

Tất cả tiền phiếu đều đổi thành của hồi môn cho con gái. (bộ đồ gia dụng được đóng từ gỗ ngon, chăn bông mới may, vải đủ màu sắc kiểu dáng, máy may, đồng hồ, xe đạp kiểu nữ…) Nếu bà ấy không tiêu số tiền này, tới lúc đó có thể tới phiên con gái mình hay không vẫn khó nói.

Con người đều rất hiện thực, Phùng Xuân Thảo bà ấy nguyện ý tin tình cảm lúc này chồng dành cho mình. Nhưng bà ấy không tin nửa đời sau, Triệu Mãn Thương vĩnh viễn không thay đổi!

Nhà rộng khoảng 30m2, ngăn thành ba gian: Một gian con gái ở, một gian Phùng Xuân Thảo và Triệu Mãn Thương ở, gian cuối cùng để của hồi môn chuẩn bị cho con gái. Sau đó khóa lại, giao chìa khóa cho Triệu Hiểu Phương.

Khi đó tiền mua đồ cho con gái không nhiều, Phùng Xuân Thảo còn đặc biệt vào trong xưởng ứng trước hai năm tiền lương của chồng, lại vay mượn đồng nghiệp xung quanh và hàng xóm.

Một loạt thao tác này, không nói cái khác, nhưng lãnh đạo, đồng nghiệp trong xưởng và hàng xóm láng giềng đều bị thu hút.

Chỉ cần một ngày chưa trả sạch nợ, Triệu Mãn Thương vẫn sẽ nằm trên tin đầu của xưởng thép. Cũng có thể nói là Triệu Hiểu Phương sống trong ánh nhìn của mọi người.

Một ngày ba bữa ăn gì? Một năm bốn mùa mặc gì? Mọi người đều sẽ vô thức so sánh với khi mẹ ruột Phùng Xuân Thảo còn sống.

Mẹ kế vào cửa, không dám chỉ một ngón tay, cũng không dám nói một câu khó nghe nào.

Chỉ cần có chút không đúng, ngày hôm sau bà ta sẽ có thể nổi tiếng khắp cả viện gia thuộc và xưởng thép. Trừ phi bà ta không quan tâm danh tiếng của mình và con mình.

Nếu Triệu Hiểu Phương ra khỏi nhà với vành mắt đỏ hoe, bà ta chính là khẩu phật tâm xà; trên tay Triệu Hiểu Phương dính nước, bà ta chính là lén lút, thừa cơ ngược đãi con kế…

Trước khi Phùng Xuân Thảo mất, Triệu Hiểu Phương học lớp 10, bà ấy dứt khoát nộp hết 3 năm chi phí (học phí, tiền sách, tiền cơm nhà ăn…). Quần áo giày vớ cũng chuẩn bị tận mấy bộ, đủ cho Triệu Hiểu Phương mặc tới lúc đi làm.

Có thể nói, tuy mẹ của Triệu Hiểu Phương đã mất hai năm, cha cô ta Triệu Mãn Thương vẫn đang trên con đường trả tiền trả phiếu.

Trước khi tắt thở, Phùng Xuân Thảo dặn dò đi dặn dò lại Triệu Hiểu Phương kế hoạch và đề phòng khác rồi mới nhắm mắt.

Cho nên đợi mẹ kế của Triệu Hiểu Phương – Đặng Đào Hoa vừa vào nhà liền nhận lấy chiêu đầu tiên của Phùng Xuân Thảo, lập tức ngơ ngác.

Đặng Đào Hoa cho rằng gả cho Triệu Mãn Thương có thể có nhà ở, còn có thể để ông ta nuôi hai đứa con của bà ta. Nhưng trên thực tế hoàn toàn khác với những gì bà ta nghĩ!

Trong nhà không có tiền, bà ta còn phải hỗ trợ thêm vào, con gái dựng một tấm gỗ chen chúc cùng một phòng với Triệu Hiểu Phương, con trai ngay cả phòng cũng không có, buổi tối chỉ có thể tạm bợ trên băng ghế bên ngoài.

Đặng Đào Hoa thủ góa 15 năm, bây giờ bà ta tìm người sống chung không phải là muốn tìm một người bao nuôi sao!