Ngay khi nghe thấy hai từ “Sài Từ”, các chủ quầy hàng đang xem náo nhiệt đều bật cười.
Trong lòng chỉ có một ý nghĩ rằng - cô bé này thật ngây thơ, vừa mới bắt đầu vào ngành cái gì cũng không biết, nghé mới sinh không sợ hổ, thật là dễ lừa gạt, lấy hàng giả làm bảo bối, còn nói đây là Sài Từ? Đã từng nhìn thấy Sài Từ bao giờ chưa?
“Sài Từ đáng giá ngàn vàng.”
“Lò nung gốm là loại đắt nhất và hiếm thấy nhất trên thế giới“.
Lò gốm là tổ tông của tất cả các loại lò nung, được lưu truyền lại rất ít, là một huyền thoại và truyền thuyết trong lịch sử đồ gốm Trung Quốc, rất ít người biết đến.
Những người dám tuỳ ý nói ra từ “Sài Từ”, chỉ có thể là mới tiếp xúc với một chút kiến thức đồ cổ mà thôi, bởi vì căn bản không biết hai từ đó có nghĩa gì.
Ông chủ quầy hàng kiếm được một khoảng lời ở chỗ Sầm Tuế, tiếp tục cười nói khen cô: “Vậy mới nói ánh mắt của cô tốt.”
Sầm Tuế cất mảnh sứ đi, bỏ vào trong túi, cầm cái bình “Bách Phương quán nhĩ” lên rồi cười nhẹ nói: “Cảm ơn ông, vậy tôi đi trước.”
Chủ quầy nhanh chóng tiếp lời: “Nếu cần gì thêm thì cứ đến tìm tôi.”
Sầm Tuế cảm thấy phiền phức khi ôm một cái rương lớn, lại biết cái bình “Bát phương quán nhĩ” trong tay là hàng giả, không sợ bị va đập, đơn giản trực tiếp ném cái rương đi, cứ như vậy mà ôm cái bình vào trong ngực.
Cô hưng phấn không sợ mệt mỏi, ôm cái bình đến mấy gian hàng còn lại đều nhìn một lượt, lại mua mấy món đồ vật nhỏ.
Đi dạo xong quầy hàng, còn chưa tận hứng, quay người lại đi dạo các cửa hàng ngoài mặt tiền.
Vào thời điểm này, có ít người ra vào giữa các cửa hàng đó hơn so với khu vực gian hàng vỉa hè, vì cửa hàng mặt tiền cao cấp hơn so với các gian hàng vỉa hè không chỉ một chút, chỉ những người nghiêm túc chơi sưu tầm thật mới ghé thăm.
Người mở tiệm đều là người trong nghề, thoạt nhìn cô không phải người trong ngành, người ta cũng không muốn tiếp đãi.
Tuổi tác và cách ăn mặc của Sàm Tuế như thế này, trong ngực lại ôm cái bình hàng giả cũ, tự nhiên cũng không ai tình nguyện chiêu đãi.
Cứ như vậy mà đi liên tục mấy cửa tiệm, đều bị lạnh nhạt.
Sau đó cuối cùng bước vào một cửa hàng, chủ tiệm nhìn thấy cô vào cửa, thế mà lại pha cho cô một tách trà.
Cốc dùng một lần, miệng cốc có hơi nóng bốc lên.
Sầm Tuế xác thực cũng đi dạo đến khát nước, bưng cốc lên uống một ngụm trà, nói với chủ cửa hàng một câu: “Cảm ơn.”
Chủ cửa hàng nhìn cái bình trong tay cô, hỏi cô: “Bán đồ vật?”
Sầm Tuế nhìn cái bình trong ngực của mình, cũng tò mò: “Anh muốn mua à?”
Chủ cửa hàng nhìn vào đáy bình “Bát phương quán nhĩ” và nói thẳng: “Đây là hàng giả.”
Sầm Tuế nhún vai một cái, ngữ khí bình thản: “Tôi biết là hàng giả.”
Chủ tiệm: ???
Cô gái nhỏ khá thú vị.
Lúc này Sầm Tuế mới có tâm trạng nhìn ngắm cửa hàng này.
Cửa hàng được chia thành hai phòng, trong và ngoài, phòng bên ngoài sát tường có bày biện một giá bằng gỗ cây táo tàu, phía trên đặt các loại đồ cổ, cũng có một số loại đồ trang trí cho tủ kính. Phòng trong có chỗ ngồi lịch sự, trang nhã, rõ ràng là chỗ dùng để tiếp khách uống trà và trò chuyện.
Trong tiệm có đốt một lò hương, làn khói lượn lờ khiến cho khung cảnh bên trong tiệm trở nên mình nhã lạ thường.
Hương cũng là dùng loại đàn hương quý hiếm, mang đến cho người ta cảm giác an thần, tĩnh tâm.
Điều khó được nhất là, nhìn quanh bên trong cửa hàng này, hầu như không có hàng giả.
Cô trước đó cũng đã đi dạo không ít cửa hàng, không có cửa hàng nào mà không có hàng giả, hơn phân nửa đều là thật giả lẫn lộn.
Ánh mắt quét một vòng trở về, rơi vào người chủ cửa hàng trước mặt.
Sầm Tuế lúc này mới phát hiện, người chủ này nhìn cũng không lớn tuổi lắm, mà vẻ ngoài rất xuất sắc, không giống một người mở tiệm đồ cổ chút nào.