Extra (Phiên ngoại)
“Bác sĩ Quý, Bạch Mạt đã tỉnh rồi”.
Quý Diên tháo kính ra, khẽ cười.
“Lần thôi miên thứ năm cô ấy đã chiến thắng được bản thân, giờ tinh thần của cô ấy thế nào?”
“Cô ấy cứ khóc mãi, tôi nghĩ có lẽ do chưa thích ứng được”.
“Để cô ấy bình tĩnh lại, chúng ta hãy tóm lược lại quá trình chữa bệnh của bệnh nhân Bạch Mạt này đi”.
Bạch Mạt, nữ, 26 tuổi, tính cách nhạy cảm yếu đuối nhát gan, mắc hội chứng “People Pleaser*” điển hình.
(*) People Pleaser: Người làm hài lòng mọi người, cố tỏ ra tốt bụng và bao dung chấp nhận tất cả ý muốn của người khác mà bỏ qua cảm xúc bản thân, như nhân vật chính tốt bụng trong phim.
Nửa năm trước, Bạch Mạt theo ba mẹ đến nghỉ dưỡng ở một biệt thự ở ngoại ô.
Cũng chính thời điểm này, Bạch Mạt đã gặp phải cơn ác mộng của đời mình.
Quý Đại Cường và Vương Thúy Lan.
Đôi vợ chồng không việc ác nào không làm này là tội phạm đặc biệt nguy hiểm mà cảnh sát đang truy nã.
Trong lúc bỏ trốn, thấy xe đỗ trước cửa biệt thự nên chúng nảy ra ý định cướp tài sản.
Quý Đại Cường và Vương Thúy Lan cạy khóa đột nhập vào biệt thự.
Đúng lúc đang là nửa đêm.
Bạch Mạt và ba mẹ đều đã ngủ say.
Vợ chồng Quý Đại Cường vốn định lấy ít tiền rồi đi, nhưng không ngờ mẹ của Bạch Mạt lại đột nhiên ra ngoài đi vệ sinh.
Bọn chúng đã gϊếŧ mẹ Bạch Mạt một cách dã man.
Ba Bạch Mạt bị tiếng thét đánh thức, ông rất nhạy bén, nhanh chóng nhận ra vợ mình xảy ra chuyện.
Nhân lúc kẻ thủ ác(*) không để ý ông đã chạy đến phòng Bạch Mạt. Ông lay Bạch Mạt dậy rồi bảo Bạch Mạt trốn xuống gầm giường.
(*) Thủ ác là danh từ thông dụng trong ngôn ngữ đời thường để chỉ những người trực tiếp thực hiện tội phạm với những thủ đoạn đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội; tàn bạo, hung ác đối với người bị hại.
Quý Đại Cường và Vương Thúy Lan nhanh chóng phát hiện ra ba của Bạch Mạt.
Bạch Mạt trốn dưới gầm giường tận mắt chứng kiến ba mình bị cắt cổ.
Trước lúc lâm chung, ba Bạch Mạt còn làm khẩu hình với cô.
Đừng sợ.
Quý Diên thuật lại toàn bộ chuyện của Bạch Mạt xong, đẩy gọng kính.
“Sau đó Bạch Mạt mắc phải hội chứng “Người sống sót”(*), cô mang trong mình cảm giác tội lỗi, oán hận tại sao lúc đó mình không chạy ra giúp ba”.
(*) Survivor"s guilt: Đây là cảm giác tội lỗi xuất hiện ở người sống sót sau một sự kiện thảm khốc, trong khi những người khác thiệt mạng. Họ cho rằng việc mình sống sót là sai trái và không công bằng với người đã mất.
“Vì bản tính cô ấy vốn yếu đuối nhát gan nên Bạch Mạt vẫn luôn sống trong đau khổ, thậm chí cô ấy còn bắt đầu bị các biến chứng như hoang tưởng, ảo giác”.
“Bạch Mạt ảo tưởng rằng ba mẹ mình vẫn còn sống, nhưng theo như mô tả của cô ấy thì người cô ấy nhìn thấy lại là mặt của Quý Đại Cường và Vương Thúy Lan”.
“Để điều trị tình trạng này của cô ấy, tôi đã tiến hành thôi miên cho cô ấy, Bạch Mạt nghĩ tôi là chồng mình, thân phận của tôi đã được xây dựng trong tâm trí cô ấy, tôi là chỗ dựa của cô ấy, cũng là bản năng tiềm thức của cô ấy”.
“Lúc cô ấy chứng kiến ba bị sát hại, theo bản năng sẽ sợ hãi, kinh hoàng, vì vậy ‘Qúy Diên’ sẽ làm mọi thứ để ngăn cản cô ấy làm ra hành động dũng cảm đó”.
“Thân phận bên trong của tôi đại diện cho bản năng hèn nhát của Bạch Mạt, ngăn cản cô ấy”.
“Nhưng cuối cùng cô ấy đã chiến thắng nỗi sợ hãi đó, có được sự tha thứ từ chính bản thân mình”.
Một bác sĩ thực tập tò mò hỏi: “Bác sĩ Quý, căn biệt thự giống hệt mà bệnh nhân nói là sao?”
“Căn biệt thự kia chính là căn biệt thự mà Bạch Mạt đã chứng kiến ba mẹ bị gϊếŧ hại trong thực tế, mà nội tâm cô lại ảo tưởng ra một biệt thự khác nơi cô ấy bị giam cầm”.
Quý Diên giải thích rõ sự việc xong thì vào phòng thăm Bạch Mạt.
Bạch Mạt khóc không thành tiếng, nhưng Quý Diên biết cô đã thoát ra rồi.
Có lẽ đời người đau khổ nhất chính là không thể tha thứ cho bản thân.