Xuyên Cổ: Ta Lập Nghiệp Thành Tiểu Ngư Dân

Chương 36

Người dân miền biển có ai không thiếu chút tôm chút cá ấy. Vả lại cái này mà đặc biệt vào trời nóng thì không chịu đựng nổi, qua một buổi tối là có thể trở nên tanh thối vô cùng, vốn không cách nào bán được giá cả.

Cho nên bây giờ cái nhà nhỏ này càng ngày càng nghèo.

“Ôi…”

Ngọc Trúc thở dài một hơi, đưa tay sờ nhiệt độ của cái bát nhỏ, cảm thấy chỉ hơi hơi nóng liền bưng nó cẩn thận vào trong phòng nhỏ.

Ở trên giường nhị tỷ đã đau tới mức mê man, uống nước cũng dựa theo bản năng mà uống khiến cho người ta trông thấy mà đau lòng.

Nên sau khi uống nước xong, Ngọc Trúc quay trở lại phòng lớn rồi cầm chiếc khăn mà bình thường nàng hay dùng để rửa mặt, nhúng vào nước nóng vắt nước đi rồi đắp lên bụng nhị tỷ.

Ngày trước khi bị đau bụng, nàng thích nhất là để hai túi chườm nóng vây quanh bụng mình. Cái cảm giác ấm áp đó có thể làm giảm ngay một nửa cơn đau đi.

Tiếc rằng nơi đây không có túi chườm nóng nên chỉ có thể dùng khăn ấm tạm vậy.

Còn làm như vậy có hiệu quả hay không thì cứ nhìn hàng lông mày đã gian ra kia của nhị tỷ là biết. Ngọc Trúc thay tới thay lui, đổi khăn mấy bận cho tới khi nước nguội hẳn thì mới dừng.

Qua một trận bận rộn này nàng cũng mệt lử, bèn trèo ngay lên giường đánh một giấc thiện thể làm ấm bụng cho nhị tỷ luôn.

Đến khi Ngọc Dung vội vàng cập rập quay về liền trông thấy dáng vẻ hai muội muội ôm nhau thành một ổ ngủ yên, thì trái tim treo lên của nàng ấy chợt thả lỏng, lúc này mới cảm nhận được chân mềm nhũn một hồi.

Cả đoạn đường này đến cả thở nàng ấy còn chẳng dám thở gấp, chỉ sợ nhị muội xảy ra chuyện gì, cũng sợ tiểu muội không nghe lời mà chạy ra ngoài. May thay, lúc nàng ấy về bọn họ vẫn còn ổn.

Ngọc Dung tựa vào ván cửa rồi dần dần ngồi xuống, cơn thở hổn hển qua đi nàng ấy liền vội vàng đi sắc thuốc.

Nàng ấy đi tìm bà đỡ trong thôn hỏi xin thuốc. Đào Nhị Thẩm bảo rằng trong thôn không có thầy thuốc, bình thường dân làng mà sinh bệnh thì sẽ sang thôn Hạ Dương tìm thầy thuốc để xem cho. Có điều ở thôn Thượng Dương có một bà mụ chuyên đỡ đẻ, bà ấy biết kha khá về bệnh của phụ nữ thế nên phụ nữ ở trong thôn đều đến tìm bà ấy để khám.

Bà mụ đỡ để kia ở đầu thôn nhưng nghe ngóng hỏi han thì rất tốt, vừa nghe thấy triệu chứng bệnh của nàng ấy đã ngay lập tức bốc thuốc rồi còn dặn dò nhiều điều cần chú ý.

Ngọc Linh nếu không được điều dưỡng cho tốt như thế này thì ngày sau khó mà có con nối dõi.

Ngẫm lại, Ngọc Dung càng cảm thấy hối hận từng hồi.

Lúc trước đáng ra không nên đồng ý việc khai man hộ tịch nên hôm nay mới thật sự đâm lao phải theo lao. Bây giờ ngày nào nhị muội cũng đều phải theo thuyền trong thôn ra ngoài đánh cá, đây là ngày nóng đã như vậy rồi, thế thì đến khi trời lạnh nào chịu được nổi.

Ngọc Dung vừa sắc thuốc vừa lo lắng.

Đến khi thuốc đã sắc xong lại phát hiện ra một chuyện khiến nàng ấy đau đầu.

Trong nhà không có băng kinh nguyệt…

Thế nên nhập nhoạng tối nhà họ Ngọc không một tia lửa, hai tỷ muội cuộn mình ở trên giường vùi đầu vào làm thứ đồ quan trọng nhất.

Trong nhà không có đèn dầu, nên trước khi trời tối mà làm chưa xong thì phải đợi đến ngày mai mới có thể làm tiếp được.

Ngọc Trúc cứ trợn tròn mắt như vậy nhìn đại tỷ xếp chồng gio than củi may vào cái băng kinh nguyệt.

!!!

Vừa nghĩ tới việc sau này khi bản thân lớn lên sẽ phải sử dụng thứ này thì da đầu nàng ngứa ran lên không dám nhìn tiếp nữa.