Sổ Tay Nghịch Tập Của Nam Phụ

Chương 8: Nam phụ trong sách thời đại cũ (8)

Người ở đây đều có thái độ kính nể, một lòng hướng đến lãnh đạo của quốc gia. Ngày thường cũng đều nhắc mãi nếu không có người lãnh đạo này kia thì sẽ không có được những thành tựu như này như này. Hoa Quốc hiện giờ không biết đã ở ngày mấy, chỉ là nghe được những lời này, ai cũng lập tức kích động, hận không thể vỗ tay rào rào.

Kích động qua đi để lại những suy nghĩ sâu xa.

Đến cả mẹ chồng tương lai còn có thể nguyện ý vì con dâu tương lai mà hoãn lại hôn sự thì thân là nhà mẹ đẻ sao còn không vui?

Giống như Diệp Thúy Hương đã nói, muốn thi đại học thì thời điểm bây giờ là quan trọng nhất. Nếu lúc này mà gả người ra ngoài ảnh hưởng đến thành tích thì làm sao bây giờ?

Nếu như họ thật sự đau lòng cho Lý Hồng Phong sẽ có hành động như vậy à?

Trước kia, người trong thôn đều nói người nhà Lý có nhân có nghĩa, nuôi dưỡng Lý Hồng Phong nhiều năm như vậy còn cung phụng cho học đến hết cấp 3, đến cả con gái ruột trong nhà mình còn không đi học đâu. Hơn nữa mẹ Lý còn nói đây đều là nghĩ cho cháu gái mới nhường cọc hôn sự với Đoạn gia lại cho con bé nên mấy người trong thôn càng cảm thấy cha mẹ Lý đối xử với Lý Hồng Phong rất tốt.

Nhưng hôm nay so sánh với Diệp Thúy Hương thì hai mặt đối lập lại trở nên chân thật rõ ràng.

Nếu nhà đó thật sự đối tốt với con bé thì sao lại chọn trúng thời gian thi đại học mà gả con bé ra ngoài? Ai cũng đều biết, việc lấy chồng đối với một cô gái có ảnh hưởng lớn như thế nào, đến lúc đó còn có tâm tư gì đến việc học hành nữa.

Trước khi Diệp Thúy Hương nói, bọn họ còn tưởng là Đoạn gia vội vã cưới vợ. Nhưng hôm nay bà ấy nói nhà mình không nóng nảy, là nhà Lý một hai phải chọn cái ngày này làm mọi chuyện liền có ý vị sâu xa.

Tin tức rất nhanh đã truyền khắp thôn nhưng cố tình là trước mặt đương sự lại im ắng như không có gì xảy ra.

Mẹ Lý cảm thấy kỳ quái. Sao bà ta đã khoe khoang nhà bọn họ đã hy sinh to lớn thế nào cho cô cháu gái này, thậm chí còn đem một cọc hôn nhân quá tốt nhường cho cháu gái mà không một ai đến khen bà như ngày trước nhỉ?

Dù thế nhưng bây giờ bà cũng không có thời gian để ngẫm nghĩ. Hai cọc hôn sự, Lý Bích Sương với Lý Hồng Phong là tân nương nên không thể nhúng tay. Cha Lý thì luôn mặc kệ nên mọi việc đều đè hết trên người bà.

Tính tính số tiền trong tay, mẹ Lý bắt đầu phát sầu về của hồi môn.

Trước đây nhà Lý có dư dả gì đâu, chỉ là sau khi ba mẹ Lý Hồng Phong xảy ra chuyện rồi được bồi thường thì nhà Lý mới có chút tiền. Nhưng số tiền kia vừa phải nuôi dưỡng hai đứa nhỏ, vừa muốn xây lại nhà, cha Lý lại thích uống rượu ăn thịt nên nhiều năm qua đi, số tiền đó đã sớm không còn bao nhiêu.

Dựa theo quy củ gả con gái trong thôn, sắm sửa đồ phải là loại tốt nhất, còn có mua thêm chậu rửa mặt với tủ quần áo linh tinh, tiền trong tay mẹ Lý thật ra mua đủ cho hai người nhưng nếu làm như vậy thì không còn dư lại nhiều.

Bà tính toán, Bích Sương là lớn bụng gả đi, khả năng sẽ bị nhà chồng bên kia khinh thường. Vì tránh mấy loại tình huống như này, bà muốn con gái mình mang chút tiền bỏ túi qua bên kia, hơn nữa của hồi môn cũng không được có sai sót gì.

Hồng Phong còn đỡ. Con bé nhỏ hơn Đoạn Thanh Ân hai tuổi, là cô gái xinh đẹp như hoa như ngọc, còn là học sinh cấp 3, về sau nói không chừng sẽ là sinh viên nên của hồi môn có thiếu sót một chút thì Đoạn gia cũng sẽ không khinh thường.

Suy nghĩ một hồi, mẹ Lý bắt đầu xuống tay xử lý của hồi môn. Đương nhiên là, để tránh cho người khác thấy bà bất công, khi gặp ai bà cũng sẽ khóc lên khóc xuống nói trong nhà khó khăn cỡ nào. Vốn nuôi một đứa con gái đã đủ mệt rồi, bà còn phải nuôi thêm một cô cháu gái Hồng Phong này nữa. Nhưng còn biết làm sao, tuy nói không phải là con ruột mình đẻ ra nhưng tốt xấu gì cũng là huyết mạch của chú nhỏ để lại, bây giờ còn lớn lên bên cạnh mình nữa nên trong nhà có khổ thế nào cũng phải cấp hồi môn cho con bé.

Nếu là trước kia, nghe bà ta rên than như vậy, người nghe còn khen bà là có lòng có tâm, đối xử với cháu gái như vậy là thỏa đáng rồi. Hồi môn hai người không giống nhau à? Không phải hợp lý sao? Cháu gái làm sao so với con gái mình được?

Nhưng từ sau cái lần "nói chuyện phiếm" với Diệp Thúy Hương hôm đó, trong lòng mọi người dường như đều thay đổi. Mẹ Lý nếu là thổi phồng mình thương yêu cháu gái cỡ nào thì bà ta làm như vậy cũng không sao vì không phải con ruột, nuôi lớn đã đủ ý tứ rồi. Nhưng ở đây bà lại muốn đắp nặn lên hình tượng "Tôi thương cháu gái với con gái như nhau", một bên thổi, một bên tự tay mình phá.

Đúng là ở trước mặt sẽ không có ai hó hé gì, nhưng ở sau lưng không thiếu người nói thầm người đàn bà này có phải là xem mọi người thành kẻ ngốc hay không? Nghĩ mọi người ai cũng không có mắt nhìn à?

Thêm có mấy người suy nghĩ sâu xa, cũng từ một chỗ với Diệp Thúy Hương đó, đều là cô gái trẻ tuổi không nóng nảy gả ra ngoài, sao ngày đám cưới lại vội vã làm gì?

Bởi vậy, cứ mỗi lần mẹ Lý bắt đầu than thở mình đối xử với cháu gái thế nào là đều biến thành một vở kịch một vai làm bà ta cảm thấy không thú vị nên đành ngậm miệng, tiếp tục chuyên tâm xử lý chuyện của hồi môn.