Hai mẹ con thân thiết nằm ở trên giường, cùng nhau đọc “khổng tước bay về Đông Nam”, đến đoạn “Quân làm như bàn thạch, thϊếp làm như bồ vĩ”
(*Bồ vi: Cỏ bồ và lau sậy, đều là giống cỏ mọc dưới nước, thân mềm mà dai, bẻ không thể đứt, được dùng để ví như tình yêu.)
Bạch Vi hỏi con gái, “Tiểu nha đầu muốn làm bàn thạch hay là bồ vĩ?”
Thịnh Kiều Di đâu hiểu được mô tê gì, nhớ đến thầy giáo thường dùng ngọc thạch so sánh với người tốt, liền nói, “Bàn thạch.”
Bạch Vi điểm điểm chóp mũi của nàng, cười nói, “Sai, bồ vĩ mới tốt.”
Nàng chống người dậy, nhìn vào đôi mắt ngây thơ vô tư của con gái, chậm rãi nói, “Bồ vĩ và may đều cùng một họ, sống ở đâu cũng được. Nhưng con phải nhớ kỹ, bồ vĩ làm giày rơm, chỉ có thể ngày ngày bị người khác giẫm đạp, làm chiếu, tuy có thể nằm trên giường, nhưng vừa vào thu liền sẽ bị vứt bỏ, nhưng nếu cây bồ vì nhỏ xoắn thành một sợi dây thừng, lặng lẽ treo trên cổ người, vậy thì con nói cái gì thì chính là cái đó.”
Thấy vẻ mặt Thịnh Kiều Di ngơ ngách khó hiểu, Bạch Vi càng thêm nhu hòa tươi cười, “Nhớ kỹ là được rồi, chờ tiểu di của chúng ta lớn lên sẽ hiểu.”
Về sau, Bạch Vi liền sẽ thường thường gửi cho Thịnh Kiều Di một ít sách chuyện xưa “Không đứng đắng”, còn cả “Tây Sương Ký”, “mẫu đơn đình” , tiên sinh không cho đọc cái gì, Bạch Vi liền đưa đến cái cái đó, trang đầu tiên đề một dòng chữ nhỏ, “Tiểu nha đầu, đừng mù quáng, học thật tốt những mánh khoé gạt người của bọn nam nhân.”
Càng về sau, Bạch Vi về nhà càng ngày càng ít, một năm cũng không gặp mặt quá hai ba lần.
Lần cuối gặp mặt, là sinh nhật 12 tuổi của Thịnh Kiều Di. Cũng không biết vì sao lại như thế, năm ấy sinh nhật nàng phá lệ long trọng, trong nhà khách khứa đông đúc, là ngày sinh nhật của mình nhưng ngược lại nàng lại chẳng khác gì người ngoài.
Ban đêm, Bạch Vi hiếm khi ôm nàng ngủ.
Trời tờ mờ sáng, nàng mở mắt, lại thấy Bạch Vi vẫn ở bên cạnh mình.
Thịnh Kiều Di dụi vào lòng ngực Bạch Vi kẽ gọi, “mẹ.”
Bạch Vi sửng sốt một lúc, sau đó bàn tay lạnh lẽo mềm mại nhẹ nhàng xoa tóc nàng.
Thịnh Kiều Di lần đầu tiên bản thân cảm thấy thoái mái đến vậy, nàng yên lặng ước nguyện mặt trời nhô lên chậm một chút. Chính là lúc mặt trời vừa lên, Bạch Vi đẩy nàng ra, ngón tay lạnh lạnh điểm môi nàng
“Tiểu nha đầu, nhớ kỹ, con ở ngoài miệng phải làm một tiểu ngốc ngếch ngọt ngào mềm như bông, sau đó ——”
Đầu ngón tay tựa như bạch ngọc di chuyển xuống phía dưới, dừng trước ngực nàng, “Ở trong lòng, phải làm một kẻ lạnh lùng, vô tình vô nghĩa, trừ bỏ chính mình, phải luôn giả vờ trước mặt người khác, như vậy, mới có thể sống tốt được, nhớ kỹ sao?”
Thịnh Kiều Di gật đầu, “con nhớ kỹ.”
Ngày hôm sau, Thịnh Văn Thành liền chết, sau đó là Bạch Vi.
Nói nàng có thương tâm hay không, có lẽ có, nhưng không nhiều, rốt cuộc chỉ là một năm gặp mặt ba lần. Chỉ là đột nhiên nhớ đến đêm ấy, Thịnh Kiều Di hoài nghi mẹ phải chăng là có thể tương thông với quỷ thần, nếu không tai sao biết nàng sau này sẽ dựa vào trò giả ngu mới có thể giữ được mạng.
*Tây sương ký, còn có tên đầy đủ là Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương ký, miêu tả cuộc tình duyên vượt qua môn đăng hộ đối và lễ nghi phong kiến của nàng Thôi Oanh Oanh và chàng thư sinh Trương Quân Thụy