Thạch Sanh Diễn Nghĩa

12/ Bày Trận Tứ Quỷ, Ngư Tinh Đệ Chiến Thơ. Lập Điện Lạc Thần, Y Man Thâu Hồn Phách.

Ở Hoan Châu thời bấy giờ được chia làm bốn quận là Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Hoan.

Lục Ngư Tinh cùng Ngô quân lui binh về quận Cửu Đức. Lại hối quân dọn một khu đất trống dùng để bày trận.

Trận pháp vừa lên Tứ Đại Hung Thú hiện hình canh giữ bốn cổng Đông Tây Nam Bắc. Hắc phong ngập trời, nghịt mùi sát khí.

Thế mới có thơ rằng:

Bày trận tứ quỷ thật là hung

Oán khí tung hoành nhiễu thương khung

Mấy vị thần tiên vào trận ấy

Rơi miệng quái thú nhập âm cung.

Ngô Xương Xí thấy trận pháp vừa thành, hung sát chi khí tỏa ra tứ phía, trong bụng không khỏi mừng khấp khởi, nói:

- Nay nhờ ba vị đến đây giúp sức, chắc không bao lâu quân binh của Bộ Lĩnh sẽ bị phá. Dầu cho hắn có trăm binh ngàn tướng cũng không thể chống lại phép mầu.

Kim Sí Điểu nói:

Tôi xem quân binh của Đinh Bộ Lĩnh là cung tên, quân sư của tụi nó như mũi tên. Không trừ được hắn quả là mối hoạ cực lớn.

Bạch Y Man đứng bên hừ nhẹ, đáp lời:

- Ta coi Sí Điểu hiền đệ bị quân sư địch đánh dọa một phen khϊếp vía. Chứ phàm nhân người trần mắt thịt, há có thể phá vỡ trận này.

Lục Ngư Tinh nói:

- Lời xưa có câu: quân không tướng như rắn không đầu. Nếu có cơ hội cũng nên gϊếŧ đi để trừ hậu hoạn.

Bạch Y Man thấy hai người đã nói thế cũng không dám dấu tài, bèn nói:

- Nếu hai người có ý đó, tôi đây có phép mọn gϊếŧ riêng quân sư địch, làm cho quân binh nó sợ vỡ mật!

Lục Ngư Tinh mừng rỡ, nói:

- Nếu đạo hữu đã có tài thần thông như thế, còn không giở ra cho huynh đệ chúng ta chiêm ngưỡng?

Bạch Y Man đáp:

- Phép tôi được truyền từ Trung Thổ, chỉ cần lập một cái đài cao, trên đài để một bàn hương án, một bên dựng con bù nhìn bằng cỏ, trước bụng đề tên quân sư địch, ghi rõ ngày tháng năm sinh. Trên đầu con bù nhìn có treo ba ngọn Câu Hồn đăng, dưới chân thắp bảy ngọn Tróc Phách đăng. Mỗi ngày thắp đèn niệm chú ba lần. Đợi đủ bảy ngày thì hồn đăng dập tắt, đó cũng là lúc câu được hồn phách quân sư địch.

Kim Sí Điểu quay qua hỏi:

- Ngô Vương có biết hộ tịch của quân sư địch hay chăng?

Ngô Xương Xí đáp:

- Tôi với quân sư bên nó có thù gϊếŧ cha, nào dám ngó lơ. Nó họ Lý, tên Thông. Sinh ngày mười lăm tháng chạp, năm Canh Tý.

Bạch Y Man cười đáp:

- Như vậy là đủ, các vị cứ coi tôi làm phép đây.

Nói rồi hối quân lập đài, dọn án.

- Bạch Y Man bước lên đài, xõa tóc cầm gươm, miệng niệm chú, đốt bùa. Cứ mỗi ngày làm phép ba lần như vậy, mãi cho đến khi Lý Thông chết mới thôi.

Bấy giờ Lý Thông ngồi trong doanh trướng, bỗng thấy tâm huyết dâng trào, trong lòng hồi hộp, bứt rứt tâm thần, vội vàng lần tay đoán quẻ, biết được bên doanh địch có kẻ làm phép trù yểm mình. Không khỏi bàng hoàng, vội nổi trống họp mặt chư tướng.

Khi chư tướng có mặt đông đủ, Lý Thông nói:

- Bên doanh địch có đứa làm phép trù yểm ta, không quá bảy ngày ta ắt phải hồn xiêu phách lạc.

Thạch Sanh nghe tới sợ quá đỗi, bước ra hằm hằm nói:

- Xin quân sư cho ta lãnh quân binh, tới doanh địch mà phá cái phép này!

Lý Thông gạt tay, nói:

- Ta có có kế sách chu toàn, đệ không cần quá nóng nảy. Nay quân ta đến sát Hoan Châu, địch thể nào cũng gửi chiến thϊếp. Ta nhìn hướng nam mây gió mịt mù, toàn mùi sát khí. Ắt hẳn bên nó bày hung trận bắt ta phá. Vậy nên…

Lời chưa nói hết thì bên ngoài có người vào báo:

- Địch quân cho người đem thơ đến.

Lý Thông truyền mời vào.

Quân binh vào trước trướng trình chiến thơ cho Lý Thông xem

Trong thơ viết như sau:

"Nguyên Soái Lục Ngư chân nhân đệ thơ cho Quân Sư Lý Thông được rõ.

Lời xưa nói: Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung. Ngô Tiên hoàng trước dùng lễ đối đãi quần thần, mà chiếm được lòng trung của kẻ bầy tôi. Nay Ngô vương là dòng dõi tiên hoàng, đáng lý ra Đinh Bộ Lĩnh phải dập đầu bái tướng, phò vua giúp nước mới phải lẽ. Sao lại dấy binh làm phản, bốn bề chiến hỏa liên miên, khiến dân chúng lầm than. Nay ta thay Ngô Vương lập trận đồ, sai người đi hạ chiến thơ. Phải định ngày giao công cho biết ai thắng bại".

Lý Thông xem rồi, đề sau chiến thơ rằng:

- Ba ngày nữa sẽ phá trận

Quân tốt về dâng thơ lại Lục Ngư Tinh xem rõ, truyền dọn tiệc đãi tướng khao binh, chờ đợi ba ngày sẽ cùng nhau ra sức.

Phía bên doanh trại Lý Thông, chư tướng biết sau bảy ngày quân sư sẽ hồn lìa khỏi xác, tâm trạng không thể nào vui vẻ cho được. Nhìn món ăn bày trước mặt mà nuốt không trôi.

Lê Hoàn nhịn không được, bước ra tâu:

- Bẩm quân sư cho hay, phải chăng có đối pháp gì không? Bên nó có yêu vật quấy phá. Mất đi quân sư chúng tôi đánh sao được?

Lý Thông cười nói:

- Tướng quân yên tâm, tôi tự có đối pháp. Nay mệnh cho tướng quân lập một đài cao. Đài hướng phía Đông, trên cắm bốn ngọn cờ, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Quy. Trên đài phải chuẩn bị hương lễ đầy đủ, bên cạnh có gươm gỗ đào, phù chú, cùng một bát máu gà. Lại lệnh cho binh sĩ cởi giáp, cầm gươm đứng hầu xung quanh. Tôi sẽ có kế liệu sau!

Lê Hoàn mừng rỡ, rời dinh truyền chỉ cụ bị những đồ ứng dụng sẵn sàng, và lập pháp đài cho chóng, rồi dẫn ba ngàn binh ra cửa đông cởi giáp cầm gươm đứng hầu.

Lê Hoàn chuẩn bị đầy đủ, vào trướng báo với Lý Thông:

- Pháp đài làm rồi, các việc đều đầy đủ, nên tôi phải vào mà thỉnh lệnh.

Lý Thông gật đầu, đứng dậy rửa mặt, bước lên đài thành tâm đối hương, khấn vái trời đất, lạy đủ ba lần rồi đứng dậy. Đoạn cầm gươm gỗ, dùng máu gà vẽ bùa đốt lên, miệng niệm thơ:

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,

Vạn An thành lũy khói hương xông,

Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,

Trăm trận Lý Đường phục võ công.

Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,

Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.

Đường đi cống vải từ đây dứt,

Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

Lời vừa dứt, xảy thấy đất trời rung chuyển, hào quang lóe sáng, một vị tiên thần từ trên trời hạ xuống. Vị này mặt mày đen xì, đầu đội Tứ Phương Bình Đính, mình mặc giáp trụ Long lân, tay cầm một thanh Triều Dương Xán Kim Thương.

Lý Thông vội quỳ xuống bái lạy, nói:

- Hậu nhân Lý Thông bái kiến Mai Hắc Đế.

Vị tôn thần này là Mai Hắc Đế, tên thật Mai Thúc Loan. Khi còn sống là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường. Từng khởi nghĩa chống lại nhà Đường, sau tự lập xưng Đế. Khi chết đi chân linh về trời, được phong làm Hắc Đế, cai quản một cõi Hoan Châu.

Mai Hắc Đế tới trước đài, hỏi:

- Không biết vị chân nhân này có chuyện gì mà triệu kiến ta?

Lý Thông quỳ lạy, khóc ròng mà đáp:

- Bẩm Hắc Đế, hậu nhân Lý Thông có lời cho hay. Tôi vốn là học trò của Thánh Chèm Lý Ông Trọng, nay tới phò tá Đinh Bộ Lĩnh. Nhà Ngô trước có Ngô Quyền yêu dân như con, quản lý việc nước đâu vào đấy, nhưng đời sau không biết học tập tiên hiền, chỉ lo tranh quyền đoạt vị khiến dân chúng lầm than. Nay bọn chúng dựa hơi tàn mà chống cự, mời yêu ma quỷ quái giúp đỡ. Bày một cái hung trận phía Nam, gϊếŧ người chôn sống, thật quá đáng lắm. Nay hậu nhân có việc nhờ Hắc Đế đằng vân tới xem trận ấy là trận gì. Để hậu nhân còn liệu bề chống cự.

Mai Hắc Đế gật đầu, nói:

- Được, để ta đi xem.

Nói rồi đằng vân lên trời, nhắm hướng Nam mà bay đi.

Đợi Hắc Đế đi rồi, Lý Thông cho dọn hương án, bày biện đồ mới. Đoạn lại thắp hương lễ bái, nhằm phía Đông mà ngâm:

Ngày xưa có thần Kim Quy

Người cầm quy cách, khác chi khuôn vàng

Hẳn là trí thức Văn Lang

Giúp dân giúp nước không màng lợi danh

Giúp vua xây dựng Loa thành

Khiến bao ma lực tan tành khói sương

Từ đây mở rộng biên cương

Nỏ thiêng nghìn mũi là đường tương lai

Chỗ quê ẩn tích hiền tài

Rùa thiêng giấu vuốt không ngoài vàng son

Luật trời hưng phế mất còn

Còn dân còn trí cũng còn đường lên.

Vừa dứt lời, một trận gió Đông nổi lên. Phía trước đài xuất hiện một lão già, đầu đội mão đuôi cá, mình mặc áo lam bào, lưng đeo mai rùa lớn, mắt xanh như biển, râu dài đến rốn, một tay cầm mộc trượng, một tay cầm nỏ thần, tiến tới trước đài nói:

Không biết vị chân nhân này gọi ta có việc chi?

Lý Thông đáp:

- Bẩm thần Kim Qui, tôi là Lý Thông, học trò của Thành Chèm Lý Ông Trọng. Nay bị yêu nhân dùng phép trù yểm mà sắp toi mạng. Vì thế nên tôi gọi thần đến là có chuyện nhờ giúp!

Thần Kim Quy nói:

- Phép trù yểm là Tà đạo, xuất từ Trung thổ. Đất này là đất Nam Giao, yêu vật nào gan lớn như thế?

Lý Thông đáp:

- Nó là một con yêu hồ, đạo hạnh năm ngàn năm. Trước bị Long Quân trấn áp dưới núi Kim Ngưu Tự. Nay truyền nhân của Long Quân xuất thế. Nó giận chó đánh mèo mà trù yểm tôi. Xin nhờ thần giúp đỡ.

Thần Kim Qui hỏi lại:

- Ta giúp chân nhân thế nào được?

Lý Thông đáp:

- Năm đó nước Văn Lang, An Dương Vương được ngài tặng cho một cái móng vuốt làm nỏ thần, vì thế mà chấn nhϊếp được ngoại bang. Sau An Dương Vương chủ quan mà mất nước, một đường chạy trốn tới Mộ Dạ. Bởi Mỵ Châu thả lông ngỗng làm dấu để Trọng Thuỷ tìm đường lần theo. An Dương Vương giận dữ chém con, sau khi hóa thần rồi lại hối không kịp. Nên lưu giữ cái áo Lông Ngỗng xem như kỷ niệm. Nay tôi muốn mượn ngài một cái móng tay chế cung thần, lại mượn thêm cái áo lông ngỗng làm bùa cứu mạng.

Thần Kim Quy nói:

- Áo Lông Ngỗng có thể bảo hộ hồn phách bất diệt, chân nhân muốn mượn có thể. Nhưng chân nhân muốn lấy ta móng vuốt thì ta khó mà đáp ứng.

Lý Thông nói:

- Xin ngài hay khoan từ chối, tôi có một người đệ kết nghĩa. Đang đứng ở kia, xin thần hẵng nhìn rồi lại nói.

Nói rồi chỉ tay hướng Thạch Sanh.

Thần Kim Qui nhìn sang, thấy Thạch Sanh toàn thân kim quang chói mắt, phía trên đỉnh đầu ngự một con chân long. Trong lòng không khỏi kinh hãi, nói:

- Kẻ này là truyền nhân của Long Quân đấy ư?

Đoạn quay qua nói:

- Chân nhân đã có lời tôi nào dám không tuân theo. Một ngày sau chân nhân hãy tới cửa biển phía Đông, tìm lấy điện thờ của tôi. Móng vuốt cùng áo lông ngỗng sẽ chôn dưới bức tượng Rùa. Chân nhân cứ đào lên mà sử dụng. Áo Lông Ngỗng chân nhân dùng xong cứ cho người thả vào biển là được. Tôi ắt có cách thu về.

Lý Thông nói lời cảm tạ. Thần Kim Quy gật đầu rồi thối lui.

Thần Kim Quy vừa đi, Mai Hắc Đễ đã đằng vân trở về. Lý Thông hỏi trận pháp ra làm sao. Mai Hắc Đế đáp:

- Hung trận này thật ghê gớm lắm, nó bày cái trận Tứ Hung. Dùng Hỗn Độn, Đào Ngột, Cùng Kỳ, Thao Thiết làm vật áp trận. Trận gồm bốn cửa, phía Đông có cửa sắt là Hãm Tiên Môn, trước cửa có hầm, trong hầm chứa Kim Sa, hễ người thường bước vào thì bị Kim Sa chôn sống, Tiên Thần bước vào thì bị Thiết Xích trói buộc. Sau bị Đào Ngột ăn tươi.

- Phía Bắc có ‘Trảm Tiên Môn”, trên treo bửu kiếm cùng một cái chuông, dưới chôn bạc vàng, ngọc quý. Người thường bước vào thì chuông đánh ba tiếng, chẳng luận khoẻ mạnh đến nhường nào cũng phải hôn mê té nhào xuống đất. Còn Tiên Thần bước vào thì bửu kiếm hiện linh, bay bổng trên không, chém đặng đầu người. Cho dù thân thể bất tử cũng bị Cùng Kỳ ăn tươi nuốt sống.

- Phía Nam bày “Triệt Tiên Môn” trên có cờ đỏ, dưới có Địa Lôi. Người vào thì Địa Lôi nổ thịt nát xương tan, Tiên vào thì hồn phách lìa thân, bị Hỗn Độn thôn tánh.

- Phía Tây bày “Tru Tiên Môn”, trên cửa cắm mũi tên, dưới bày trận chông. Người sa trận chông đâm thủng trăm lỗ. Tiên sa trận bị mũi tên áp hồn. Chẳng luận tiên phàm đều vào bụng Thao Thiết.

Lý Thông cả giận, mắng:

- Yêu đạo này thật ác độc quá thay, bày trận Tứ Hung chôn người sống. Ta không giết hắn thì sống sao cho đặng.