- Mẹ kiếp, định nắn đến chết ống đấy à!
Nhị Rỗ chỉ cười hề hề, vỗ ngực cho Vương Uy, khí nghẹn dần dà xuôi xuống, tay chân anh cũng bắt đầu cử động được.
Nghe Nhị Rỗ kể lại toàn bộ sự việc, Vương Uy mới biết hai người đã chạy ra khỏi cung điện từ lâu. Ra đến bên ngoài, họ nhìn lại không thấy Vương Uy đâu, liền thắp đuốc định chạy vào tìm. Vừa thắp đuốc lên thì thấy Vương Uy từ trong đại điện cuống cuồng chạy ra, vừa chạy vừa nhìn về phía sau. Họ đứng gần cửa cung điện, ngọn đuốc vừa sáng lên đã làm cho Vương Uy . Bấy giờ cái xác mặc quần áo lính nhà Thanh lại chạy bổ về phía anh, khiến đầu óc anh càng thêm bối rối, không còn nghe thấy tiếng Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc gọi nữa.
Hai người chứng kiến tất cả từ lúc cái xác lướt qua rồi Vương Uy đụng phải nó văng bắn ra, cú va chạm này mạnh chừng nào, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc đều thấy rõ. Thấy Vương Uy lăn đi hơn chục mét, họ sợ hết hồn, vội chạy lại xem. Hai người đoán chừng bị va chạm mạnh như thế, chắc chắn Vương Uy không sống nổi, nào ngờ được Dương Hoài Ngọc vỗ cho một cái, Vương Uy đã bình thường trở lại.
Vương Uy vừa ngồi dậy liền đi tìm cái xác tên lính nhà Thanh, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc cũng đi theo. Cái xác nằm ngay bên đống băng vỡ vụn, Vương Uy soi đuốc, trông thấy một khối băng lớn, bao bọc lấy một người bên trong. Người ấy nằm ngửa mặt lên trời, mắt trợn ngược, mặt tái nhợt, vận trang phục tướng quân nhà Thanh, đầu đội mũ đính lông công, mặc áo bào đỏ có tán đinh đồng, dưới ánh đuốc, cái xác trong khối băng trông càng tím tái lạ thường, vô cùng đáng sợ.
Khối băng không dày, hơn nữa từ trong cung điện bắn ra, nên đã bị va đập làm rạn nứt nhiều chỗ, Nhị Rỗ và Vương Uy mỗi người một khẩu súng, dùng báng súng đập mạnh, khối băng vỡ ra làm đôi, cái xác từ trong đó lăn ra.
Vương Uy nói:
- Không phải, tôi thấy cái xác từ trong cung điện băng chạy ra kia mà, tại sao vẫn còn nằm trong băng thế này?
Nhị Rỗ tiếp lời:
- Lúc ấy chỉ huy luống cuống không nhìn rõ, chứ tôi với cô Ngọc đây rõ mồn một, cả tảng băng lớn từ trong đó văng ra. Có thể vì đụng vào bức tường băng cho nên cái xác mới bật ra ngoài. Bức tường băng bề thế như thế, vừa đụng vào đã làm nó bắn tung lên.
Vương Uy hơi nghi ngờ, bèn vắt óc nhớ lại sự việc vừa rồi. Đuốc vừa sáng lên, anh liền trông thấy một người lính nhà Thanh chạy tới trước mặt, rồi đầu óc anh chợt thấy mơ hồ hẳn đi. Hắn lao đến rất nhanh, chỉ một loáng đã đụng vào anh, không thể nào nhìn kỹ được. Nghĩ lại mới hiểu, bức tường băng khí thế bằng cả vạn quân nện xu
ống, khối băng lại có thể không bắn ra nhanh được ư?
Nhị Rỗ ẩy ẩy cái xác, nói:
- Đúng rồi, đây là cái thứ chúng ta trông thấy lúc ở trên lưng con thú “đầu lĩnh” đấy, nó nằm khoanh tròn lù lù trong lớp băng bằng một đống mà.
Vương Uy thấy Nhị Rỗ lật cái xác lên, bỗng tròng mắt anh chuyển động, anh thấy hai cái tay của xác chết đều cuộn lại, đút vào trong tay áo, quả là một tư thế kỳ lạ.
Anh bảo Nhị Rỗ đừng động rồi ngồi xuống nắm lấy hai tay xác chết, vận sức tách nó ra, nhưng cố mấy lần vẫn không thể tách nổi.
Nhị Rỗ ngồi bên cạnh nói:
- Thưa chỉ huy, chỉ huy không biết đấy thôi, người chết rồi cơ thịt sẽ cứng lại, các khớp xương cố định, không dễ gì tách ra nổi đâu.
Vương Uy gật đầu, nhất thời anh quên mất chuyện đó. Không thể tách rời hai tay xác chết, vậy phải làm thế nào? Anh nghĩ ngợi, rồi xắn tay áo xác chết lên, Nhị Rỗ soi đuốc lại gần hơn, ba người vừa thấy đôi tay xác chết bên dưới lớp áo, đều giật bắn mình.
Bàn tay xác chết nắm một vật hình dạng tựa như chuông Kim Cương trong Phật giáo Tây Tạng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Chuông Kim Cương nói chung đều dài chừng mười lăm phân, được người tu hành sử dụng như pháp khí, chuôi cầm giống như chiếc Kim Cương chử[1] bằng đồng, trên bầu có bầu chuông. Còn cái chuông Kim Cương này dài đến ba mươi phân, chuôi cầm bằng đồng dài chừng mười lăm phân, trên tay cầm một cái chử bằng đồng, phần cuối chử là một chiếc đầu lâu trông thật dễ sợ. Mắt, mũi, miệng, hình dáng chiếc đầu lâu này giống hệt hình chạm khắc trên cái kích Vương Uy đeo trên lưng, không giống đầu lâu người cho lắm. Cái xác này một tay nắm vào chiếc đầu lâu trên chử, một tay nắm lấy bầu chuông bằng đồng trên đỉnh, giấu cả chiếc chuông Kim Cương to vậy vào ống tay áo. Cho đến khi chết hắn vẫn không buông cái chuông Kim Cương này, chứng tở rất xem trọng nó, ắt hẳn đây là một báu vật.
[1] Một loại pháp khí dùng trong Phật giáo.
Nhị Rỗ cũng ngồi xuống, vạch hai tay cái xác ra, đáng tiếc cái xác này nằm trong băng quá lâu ngày, toàn thân đã cứng đanh lại như thép, làm thế nào cũng không tách ra được. Nhị Rỗ cố tách đến mỏi nhừ cả tay mà không nổi, bèn bực mình, vái cái xác hai vái, lẩm bẩm khấn:
- Ông ơi, hai chúng tôi cũng xuất thân lính tráng, nói thật, chức còn to hơn ông, tuy chúng ta không cùng triều đại, nhưng tốt xấu gì quan nhỏ thấy quan lớn thì phải có quà ra mắt. Anh em chúng tôi biết ông nghèo, cũng không lấy gì nhiều đâu, chỉ cần cái chuông Kim Cương của ông thôi, ông thấy có đượcNhị Rỗ tuy miệng nói linh tinh nhưng tay chân lại rất nhanh nhẹn tháo vát, cứ thế giơ báng súng gõ vào từng đốt ngón tay cái xác, gõ một hồi, cái chuông Kim Cương cũng dần dần rời ra. Thấy có hiệu quả, Nhị Rỗ càng hăng hái đập mạnh. Gã để một tay cái xác lên mặt đất, lại giơ cao báng súng, đập liền hai ba cái, các đốt ngón tay của cái xác vỡ vụn ra.
Nhị Rỗ tiếp tục làm như thế, chẳng mấy chốc đã tách được hai tay cái xác ra, chiếc chuông Kim Cương cũng theo thế mà lăn xuống. Gã bỏ mặc cái xác đấy, cầm ngay lấy cái chuông, thấy rất nặng, không như những vật dụng bằng đồng khác.
Vương Uy soi bó đuốc lại gần, Nhị Rỗ lật đi lật lại xem xét chuông Kim Cương. Cái chử rất bình thường, trừ chiếc đầu lâu ra thì không thấy có gì khác lạ, nhưng bầu chuông trên đỉnh thì khá đặc biệt, nó là hình trụ tròn, trên rộng dưới hẹp. Giữa bầu chuông có tám lỗ vuông, hễ lắc chuông, tám cái lỗ sẽ phát ra tiếng leng keng.
Nhị Rỗ lắc mấy cái, thấy tiếng chuông ngân dài không dứt, khi vang thì như Trường Giang cuộn sóng, khi khẽ lại như ve sầu đêm hè, ran ran trong tai. Kỳ lạ nhất là, tiếng chuông có thể tác động đến tinh thần của con người. Nhị Rỗ vừa lắc mấy cái, ba người đều cảm thấy đầu óc chao đảo, ngực như bị nén chặt, khó thở, có cảm giác ruột gan rối bời.
Vương Uy vội bảo Nhị Rỗ ngừng tay:
- Cẩn thận đấy, pháp khí này lạ lắm.
Anh đưa bó đuốc cho Nhị Rỗ rồi cầm lấy cái chuông, giơ bầu chuông lên soi dưới ánh lửa, quan sát tỉ mỉ, bỗng trợn tròn mắt lên.
Nhị Rỗ nhìn bầu chuông, lại nhìn Vương Uy, thấy anh biến sắc, gã liền hỏi:
- Chỉ huy thấy gì rồi?
- Những nét chạm khắc trên bầu chuông hình như có vấn đề.
Nhị Rỗ nghe nói liền ghé sát lại, Dương Hoài Ngọc cũng đến gần xem.
Chiếc chuông Kim Cương trải bấy nhiêu năm tháng, bề mặt đã xỉn màu, càng nhìn càng cảm thấy toát lên một cảm giác ngột ngạt áp bức rất xưa cũ. Trên bầu chuông đầy những đường khắc chìm, nhưng hình vẽ do các đường này tạo nên rất rời rạc tản mác, hễ chỗ nào hơi có hình dáng một chút, thì lại bị tám lỗ vuông kia làm gián đoạn.
Nhị Rỗ lẩm bẩm:
- Cái thứ này, giống như một bức vẽ dỡ dang vậy.
Vương Uy gật đầu vẻ tán đồng, chỉ vào một góc trên bầu chuông, nói:
- Nhìn chỗ này này, trông như một mặt tường của cung điện ấy nhỉ, cái bóng trên này chắc là bóng cây.
Nhị Rỗ nhìn theo tay chỉ của Vương Uy, liền nhận ra ngay, lại xoay cái chuông Kim Cương thêm hai vòng nữa để mọi người thấy được toàn bộ những nét chạm khắc trên đó, nhưng xoay đi xoay lại một hồi, gần như các nét chạm khắc tại mỗi góc đều bị khuyết, mà cho dù sắp thành hình thì lại vừa khéo bị một lỗ vuông làm cho gián đoạn, chỗ nào cũng thế.
Vương Uy nhìn đi nhìn lại, bỗng nổi nóng: