“Ngày hôm nay tôi có rất nhiều việc phải làm.
Tôi cần tàn sát ký ức.
Biến linh hồn tôi thành đá.
Sau đó dạy lại bản thân phải sống như thế nào…”
– Anna Akhmatova –
(Warning: Kiến thức trong chương này hoàn toàn là bịa đặt, thỉnh chư vị đừng tìm kiếm cho đỡ mất công =))))) )
***
“Bây giờ con hãy nhìn thật lâu theo sự chuyển động của quả lắc. Đồng thời hãy thoải mái thả lỏng bản thân, chỉ trả lời theo những gì mà bác sĩ Đổng hỏi con thôi. Nhớ nhé…”
Ngô Cẩn Ngôn gật gật đầu rồi ngả lưng ra sau chiếc ghế tựa dài làm bằng gỗ mun. Hai mắt lim dim nhìn quả lắc hết sang trái rồi lại sang phải.
Chẳng biết đã qua bao nhiêu thời gian…
Hệt như bước chân vào mộng cảnh, cô nhận ra xung quanh có tiếng đàn du dương, còn có ngôi biệt thự quen thuộc, cuối cùng là cả ba và mẹ.
“Con có thể nói với cô những gì con thấy được không…?”
Bên tai vang lên thanh âm của Đổng Khiết, thanh âm ấy rất khẽ, rồi bất chợt hòa tan vào không gian.
“Con thấy ba mẹ… thấy biệt thự gia đình… chiếc dương cầm đặt trong phòng đàn…” Ngô Cẩn Ngôn mờ mịt trả lời.
“Gì nữa? Con có thấy cô ấy không?”
“Cô ấy…?”
“Người đã khóa lại ký ức của con.”
“Lâm Tịch, Cao a di…” Ngô Cẩn Ngôn lầm bầm. “Lâm Tịch đang chơi đàn, đó là bữa tiệc sinh nhật năm con sáu tuổi. Còn có cả Cao a di… hai người họ song tấu.”
“Con tiếp tục đi.”
“Ca khúc rất quen. Nhưng mà…”
Tiếng đàn trong tiềm thức cô đột ngột tiến thẳng tới đoạn cao trào.
Đi kèm với nó, còn có cả tiếng cãi nhau của ba mẹ, tiếng đổ vỡ. Và cả… sau cánh cửa, mẹ với bà ngoại tranh luận rất đáng sợ.
Mẹ giơ tờ giấy trong túi tài liệu, sắc mặt của bà ngoại tái nhợt.
Khung cảnh lại bất ngờ chuyển về khoảnh khắc vụ tai nạn xảy ra.
Không. Điều đó không phải đáng sợ nhất.
Mà đáng sợ nhất, chính là Ngô Cẩn Ngôn nghĩ mãi vẫn không biết được tiếng đàn ấy đến từ đâu, mà có thể khiến bản thân giống như chết đi sống lại.
“Cẩn Ngôn, Cẩn Ngôn, tỉnh.”
Mắt thấy toàn thân đứa trẻ trước mặt co giật. Đổng Khiết lập tức ngừng con lắc, đem cơ thể cô dựng thẳng dậy.
Ngô Cẩn Ngôn mồ hôi toàn thân liên tục túa ra. Đôi mắt nhắm nghiền thống khổ.
“A…” Cô thét lên thật lớn. Lệ quang trào khỏi khóe mi.
Ác mộng.
Tiếng đàn đó chính là ác mộng.
“Cẩn Ngôn, bình tĩnh lại.” Đổng Khiết xoa xoa lưng cô. “Hít thở thật sâu, thả lỏng bản thân nào. Con ổn rồi, không việc gì phải sợ…”
“Yan…” Ngô Cẩn Ngôn bịt chặt hai tai. “Bản nhạc đó đã khiến Yan xuất hiện.”
Đổng Khiết kinh ngạc: “Cẩn Ngôn, con nói lại xem.”
“Ai đó đã dạy con chơi khúc nhạc ấy. Và một thời gian sau khi vụ tai nạn xảy ra, Yan mới xuất hiện… Đúng rồi, không phải Yan tồn tại từ lâu, mà tồn tại kể từ thời điểm con học thuộc khúc nhạc…”
Nhìn tiểu nữ hài nước mắt lã chã tuôn. Đổng Khiết không khỏi trầm mặc.
Dựa vào việc thôi miên để khiến Cẩn Ngôn quên đi ký ức. Sau đó dùng tiếng đàn để tạo nên nhân cách mới?
Ám thị?
Nếu như vậy, thì Ngần ấy năm trôi qua, chẳng lẽ Ngô Cẩn Ngôn vẫn luôn bị trúng ám thị?
“Cẩn Ngôn. Con còn nhớ tiếng đàn đó như thế nào không? Có thể đàn cho bác sĩ Đổng nghe một đoạn không?”
“Được. Chúng ta về nhà con đi.”
Ngập ngừng đứng dậy, Ngô Cẩn Ngôn mang theo Đổng Khiết trở về nhà.
***
Ngồi trước phím đàn, cô vô thức siết chặt hai tay, để mặc mồ hôi nhuốm đầy phần thái dương.
“Bác sĩ Đổng. Con… bắt đầu đây…”
Vừa dứt lời, vừa theo từng nhịp phách mà tấu lên khúc nhạc.
Vốn đã nghi ngờ từ lâu, song thời điểm nghe được một nửa, Đổng Khiết sắc mặt dần trở nên tái nhợt…
Đây chính là khúc Suicidal bị thất lạc trong giới tâm lý học.
Được mệnh danh là Gloomy Sunday* không lời dành cho dương cầm và vĩ cầm. Tương truyền rằng Suicidal ra đời vào đầu thế kỷ 20 tại Đức – do một bác sĩ tâm lý mắc chứng hoang tưởng soạn nên.
Ông ta tự cho mình là đức chúa trời, có quyền chinh phạt và thanh tẩy nhân sinh. Và đương nhiên – bằng lối tư duy đó – thông qua bản nhạc của mình, ông ta đã ám thị hết thảy gần 50 bệnh nhân do bản thân chữa trị. Khiến họ tự tìm đến con đường quyên sinh, kết liễu bản thân theo nhiều cách khác nhau…
Sau khi sa lưới pháp luật, ông ta bị phán tử hình.
Nghe đồn trước khi chết, di nguyện cuối cùng của vị bác sĩ ấy là được đàn một khúc. Thế nhưng với một kẻ dùng âm nhạc để ám thị lên con người – nào có ai dám mạo hiểm để ông ta sờ vào dương cầm?
Cho nên, di nguyện cuối cùng đã không được thực hiện.
Cuối cùng, trước khi chết, ông ta chỉ bình tĩnh và cười nói: “Suicidal sẽ không dễ mất đi như vậy đâu.”
Quả nhiên vài năm sau… đúng như lời cảnh cáo của vị bác sĩ điên. Thảm họa này một lần nữa lặp lại…
Số lượng người chết vì tự tử sau khi nghe nó tăng lên nhiều hơn. Thế nhưng điều đáng bận tâm ở đây, là việc y như những con rối trong rạp xiếc. Người ta truyền tay nhau băng cassette có chứa bản nhạc Suicidal ma quỷ.
Thời điểm đó, các chuyên gia tâm lý hàng đầu liên tục đưa ra đề án và phương pháp giải quyết ám thị có trong bản nhạc. Tuy nhiên giống như tát nước biển Đông, họ căn bản chẳng thể làm gì được nó.
Điều gây tranh cãi đặc biệt không nằm ở chỗ ngay cả những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất cũng phải bó tay. Mà là việc qua một thời gian, tác phẩm Suicidal đột nhiên ‘mọc cánh’ và biến mất khỏi thế gian.
Không sai. Chính là đột nhiên biến mất khỏi thế gian.
Chẳng ai còn nghe thấy tên của nó nữa, càng chẳng ai giữ bản nhạc phổ do người ta chép và để lại cho nhau.
Hơn một thế kỷ qua đi. Suicidal được nhắc tới trong giới tâm lý học như một huyền thoại bí ẩn và đầy sự kí©ɧ ŧɧí©ɧ cho những sinh viên trẻ muốn thử thách bản thân.
Đổng Khiết thật không ngờ… người phụ nữ tên Cao Hi Nguyệt lại có thể ghi nhớ toàn bộ bản nhạc đó…
Nhưng điều quan trọng là… cô ta nghe nó ở đâu?
***
“Con chỉ có thể nhớ tới đây thôi.”
Ngô Cẩn Ngôn dừng tay, đôi mày nhíu lại thật chặt.
“Người đó chỉ dạy con tới đây thôi ư?” Đổng Khiết dò hỏi.
Cô gật đầu: “Vâng… tất cả những gì con làm được chỉ tới vậy.”
“Không sao, con đã làm rất tốt.” Xoa xoa đầu tiểu nữ hài, Đổng Khiết dặn dò. “Cẩn Ngôn, mặc dù con đã nhớ lại bản nhạc này. Thế nhưng tuyệt đối không được chơi nó thêm một lần nào nữa. Con hiểu ý của bác sĩ Đổng chứ?”
Ngô Cẩn Ngôn tiếp tục gật đầu.
“Vậy… bây giờ chúng ta gọi điện cho tiểu di của con nha.”
“Không cần.” Cô từ chối. “Bác sĩ Đổng, cô cứ về trước đi. Nếu có chuyện gì con sẽ lập tức gọi cho cô.”
Nhìn ánh mắt đầy tính kiên định của Ngô Cẩn Ngôn. Đổng Khiết đành phải chấp thuận.
***
Trên đường lái xe trở về phòng khám. Đổng Khiết như thể đã hiểu ra toàn bộ vấn đề.
Cao Hi Nguyệt dùng thuật thôi miên để khiến Cẩn Ngôn quên đi ký ức trong vụ tai nạn. Mà đôi khi đi kèm với việc ‘tái tạo ký ức’ ấy, là việc con người ta dễ sinh ra những ‘ký ức’ mới không thuộc phạm trù của bản thân.
Từ việc tạo ‘ký ức giả’, Cao Hi Nguyệt đã khéo léo kết hợp với Suicidal, hai việc này thành công khiến nhân cách của Ngô Cẩn Ngôn xuất hiện thông qua bản nhạc đó. Mà sở dĩ Yan điên cuồng muốn con bé tự sát, là do ám thị đã khiến ý niệm của con bé phải chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Thế nhưng nhân cách Yan đã không thể trực tiếp ‘tự gϊếŧ mình’, cũng có thể là do Cao Hi Nguyệt chỉ dạy Ngô Cẩn Ngôn một nửa bản nhạc.
Hình như… người ta chỉ thực sự chết khi toàn bộ tác phẩm kết thúc.
Ngày đăng: 24.07.2019
Mị: Cảm giác ngồi một mình nghe tác phẩm Gloomy Sunday lấy cảm hứng cũng khá là kịch tính =))))))
*Gloomy Sunday: Hay còn gọi là Chủ Nhật Buồn, do nhạc sĩ dương cầm người Hungary sáng tác để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Thế nhưng bởi giai điệu thê lương, cho nên đã dẫn tới những cuộc tự sát của thính giả.
Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy, thời kỳ đó, Mỹ và Châu Âu đang trong giai đoạn bị khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đời sống của người dân chịu nhiều áp lực, sự cùng quẫn đã dẫn tới việc Gloomy Sunday vô thức trở thành dây cung trong tâm lý con người, khiến họ nghe xong và tìm đến cái chết.
*Suicidal: Tự sát.
***
Giờ thì mọi người đã đoán ra câu nói lần trước mà Cao Hi Nguyệt nói với Tần Lam rồi chứ? Không sai, chính là Cao Hi Nguyệt đã thừa nhận bản thân là người khiến nhân cách của Ngô Cẩn Ngôn xuất hiện.
Đọc chương này có thể khiến mọi người rối loạn không hiểu. Không sai, ngay cả tác giả viết ra nhưng cũng đâu có biết là bản thân đang viết cái gì đâu? =)))))