Mợ Hai Nhà Họ Dương

Chương 59


Thời gian trôi qua rất nhanh, tôi ôm cu Gin ngồi dựa vào tường, chắc là cu cậu mệt nên ngủ thϊếp luôn trên tay tôi. Một tay ôm con, tay vỗ về cho con ngủ ngon giấc, nước mắt cũng đã khô không còn đọng lại trên hàng mi cong nữa. Ông nội ngồi ở bên trong, thi thoảng ông lại thở dài ngao ngán, chốc chốc nữa lại hỏi xem cu Gin đã ngủ chưa, tôi có mệt không…

– Cái lão già này, con bé nó ngồi ở đây mà cứ hỏi suốt, nhức cái đầu.

Ông nội càm ràm:

– Tôi lo cho cháu tôi thì tôi hỏi, mắc mớ gì đến bà…

Thấy hai người bọn họ đã rơi vào tình cảnh này mà còn gây nhau được, tôi bất giác không nhịn được mà phì cười. Nghe tiếng tôi cười, ông nội vội hỏi:

– Có chuyện gì hả An Lâm?

Tôi khẽ lắc đầu, giờ mới bình tĩnh lại để hỏi chuyện ông:

– Dạ không có gì đâu nội… mà nội ơi, sao ông lại bị anh Cả bắt nhốt ở đây? Anh ta muốn gì ở ông hả?

Bác Thuận bực dọc lên tiếng:

– Cậu Cả muốn lấy viên ngọc xanh chứ gì nữa mợ, bởi lúc đầu cậu ấy nói muốn đưa ông đi là tôi nghi rồi nhưng đâu có nghĩ là cậu tệ dữ vậy.

Tôi ngồi thẳng dậy:

– Là ngọc xanh lưu ly phải không bác?

– Chính là cái viên ngọc mà lúc ghi tên vào gia phả mợ hỏi tôi đó mợ Hai, cậu Cả là muốn lấy cái viên ngọc đó để chữa cho cặp chân của cậu.

Tôi gật gù:

– Ra là vậy… vậy anh ta lấy được chưa hả ông?

Ông nội trầm giọng:

– Cũng tại ông quyết không đưa nên mới bị bắt nhốt ở đây nè con, chứ ông đưa thì đã không đến mức như này.

Sẵn nhắc đến chuyện này, tôi liền hỏi tới:

– Con nghe nói… nếu không phải là người được ghi tên trong gia phả nhà mình thì sẽ bị cấm không được vào trong phòng gia phả có phải vậy không ông? Nếu cố tình vào sẽ bị trúng lời nguyền mà chết đột tử… sự thật là vậy luôn hả nội?

Ông nội khẽ hỏi:

– Con nghe ai nói?

Tôi vờ trả lời:

– Có người nói với con như thế… con tò mò lắm nhưng không dám hỏi ông…

Ông nội cười nhạt, ông từ tốn nói với tôi:

– Sự thật thì trong phòng gia phả không có lời nguyền nào cả, nếu là người ngoài có lỡ bước vào thì cũng không có việc gì xảy ra. Nhưng những gì người ta nói cũng là đúng, nếu chỉ bước vào rồi đi ra thôi thì không sao… nhưng nếu đυ.ng vào chiếc hộp đựng viên ngọc xanh… thì chắc chắn sẽ có chuyện. Nhẹ thì là cùi tay, còn nặng… e là mất mạng….

Tôi ngạc nhiên, vội hỏi:

– Nhưng sao lại… bộ có lời nguyền khác nữa hả nội?

– Không có lời nguyền nào hết, hết thảy những chuyện kỳ quái chết người đều là vì lá bùa dán trên hộp gỗ.

– Vậy là lá bùa có hiệu nghiệm?

– Không phải là lá bùa có hiệu nghiệm mà là ở lá bùa… có độc.

– Có độc?

– Đúng là như vậy.

Dừng một chút, ông nội là từ tốn nói:

– Chuyện nhà họ Dương có viên ngọc xanh cứu được bá bệnh thì không phải là ít người biết nhưng kể từ đó cho đến nay, dù có trăm hay có nghìn tên trộm lẻn vào được nhưng kết quả cuối cùng đều là bị trúng độc chết ngay tại chỗ hoặc có khi là về nhà mới trúng độc mà chết, tùy vào mức độ chạm vào lá bùa ít hay nhiều. Trên lá bùa có độc, mà loại độc tố này là cực mạnh, không màu không mùi không có cảm giác đau đớn, độc đi từ từ đến lục phủ ngũ tạng, có thể là vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần mà chất độc phát tán. Mà độc đã phát tán thì chỉ có chết, đến y khoa tiên tiến cũng không tìm được nguồn gốc và lý do vì sao người trúng độc lại chết. Nhưng nếu để truyền ra là có độc thì kẻ trộm sẽ lường trước được, cho nên… tổ tiên nhà mình mới răn đe con cháu rồi thông cáo ra bên ngoài là ở phòng gia phả nhà họ Dương có lời nguyền bùa đỏ. Chỉ những ai được ghi tên vào gia phả thì mới được bước vào, còn phàm đã là người không có tên trong gia phả thì đều sẽ bị trúng lời nguyền bùa đỏ mà chết. Cũng nhờ vậy mà mấy đời về sau này, nạn cướp ngọc xanh mới không còn nữa…

Tôi hiểu rồi… tôi hiểu được lý do vì sao chị Như lại chết. Chắc chắn là chị ấy đã vào được phòng gia phả bằng con đường hầm vừa nãy, cũng đã chạm vào được lá bùa hoặc có khi là gỡ được lá bùa ra cũng nên nhưng tại vì không có chìa khóa để mở hộp gỗ nên mới không lấy viên ngọc xanh đem về được. Cũng vì trúng độc nên chị mới mất mạng chứ không phải như những gì lão thầy Lang đã nói… không hề có lời nguyền nào ở đây cả… không có… không hề có!

Thấy tôi thẫn thờ, bà lão liền gọi lây tôi:

– Mợ Hai… mợ sao vậy?

– An Lâm… có chuyện gì hả con?

Tôi hít vào một hơi, lấy lại được sự bình tĩnh, tôi mới khẽ đáp:

– Con không sao… chỉ là nghe ông nội kể… con có hơi sợ một chút.

Ông nội trầm xuống:

– Cũng hết cách, ngọc xanh là vật gia bảo bảo hộ của dòng tộc họ Dương, phù hộ cho cả trăm con cháu của nhà họ Dương… không thể để trộm lấy đi như vậy được. Nếu như không dùng cách này… ông sợ là đến giờ… viên ngọc đã không còn nữa.

– Vậy… trúng độc là chỉ có thể chết thôi… có phải vậy không ông?

– Cũng tùy… nếu gặp được ông… ông sẽ không để người đó chết.

Tôi lấp bấp:

– Vậy là ông… ông có thuốc giải?

– Đúng là ông có thuốc giải… chỉ cần gặp được ông kịp thời… ông sẽ không để cho những người đó phải chết. Chỉ là… những người được ông cứu… đếm không được trên đầu ngón tay.

Tôi thở dài một hơi đầy bất lực, nói sao bây giờ nhỉ, ăn trộm đã là một việc làm sai trái, dù cho có rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo nào đi chăng nữa thì cũng không thể cổ súy cho hành động sai trái đó được. Chỉ là cái giá phải trả cho những kẻ trộm ngọc xanh lưu ly là quá đắc, mà trong số những người phải trả giá đó… có cả chị gái hiền lành của tôi. Không trách ai được, chỉ trách cho số phận của chị quá mức bất hạnh và hẩm hiu…

– An Lâm… không được… con phải trốn… phải trốn…

Tiếng kêu lớn của ông nội làm cho cu Gin giật mình mếu máo, bà lão thấy vậy liền quát lớn:

– Ông già này la hét cái gì vậy… ông làm thằng nhỏ giật mình khóc rồi kìa thấy không?

Ông nội khều tay tôi, ông gấp đến nghẹn:

– Đi… bây giờ con phải đi… phải rời khỏi đây mới hy vọng tìm được người giúp con. Nếu con cứ trốn ở đây, lát nữa thằng Uy xuống… nó sẽ thấy… đi… đi nhanh đi con…

Bác Thuận cũng gấp gáp theo:

– Phải rồi, tôi cũng quên mất… lát nữa kiểu gì cũng có người xuống đây… nếu chỉ có mợ Hai thì không sao, giờ có thêm cậu Gin nữa… phải trốn thôi mợ… trốn thôi mợ.

Tôi cũng quýnh quáng theo:

– Nhưng con biết đi đâu, con đi đâu đây hả nội?

– Đi đâu? Em muốn đi đâu?

Tôi còn chưa kịp chạy trốn thì ở phía đường hầm… bóng dáng của Chính Uy đã tiến đến gần. Tôi sợ đến run rẩy ôm chặt lấy cu Gin, cả người dựa sát vào góc tường, hai mắt gắt gao nhìn về phía người đàn ông chống gậy gộc kia. Chính Uy cho người chạy tới giữ chặt tôi lại, bọn chúng tách cu Gin ra khỏi tôi, thằng bé bị người lạ ôm đi liền khóc lớn. Tôi hoảng loạn đến mức gào thét lên, tôi quát to:

– Trả con cho tôi… Chính Uy… anh trả con lại cho tôi…

Chính Uy bước đi lộc cộc, anh ta đi đến gần tôi, tay siết chặt tay tôi, anh ta cười đểu, nói:

– Em muốn bỏ trốn đúng không? Em đi đâu? Đi đâu? Hả?

Tôi trừng mắt nhìn anh ta, cố chống trả:

– Anh trả con lại cho tôi… trả con lại cho tôi…

Ông nội cũng kêu gào bên cạnh:

– Chính Uy… mày thả thằng nhỏ ra đi… nó còn nhỏ có biết gì đâu… thả nó ra đi…

Cu Gin khóc lớn, thằng bé hoảng loạn đến tím tái hết mặt mày, tôi lúc này chẳng còn nghĩ được gì nữa, vội vàng nói:

– Thả con tôi ra đi… thằng nhỏ sợ người lạ lắm… tôi xin anh… thả con tôi ra đi… thả nó ra đi mà…

Chính Uy chau mày nhìn tôi, anh ta nâng tay lau đi nhưng giọt nước mắt vừa chảy xuống gò, giọng quái dị:

– Muốn anh trả con cho em cũng được… nhưng với một điều kiện… từ giờ trở đi… em phải thiệt ngoan…

Tôi khóc đến nghen ngào:

– Ngoan… tôi nhất định sẽ ngoan… tôi hứa sẽ ngoan… anh mau trả con lại cho tôi đi… thằng bé sắp không chịu được nữa rồi…

Chính Uy khẽ cười:

– Gọi anh xưng em… xưng tôi mà là ngoan à?

Tôi gật đầu lia lịa:

– Em… anh ơi… trả con lại cho em đi… em xin anh… em xin anh mà!

Chính Uy hài lòng gật đầu, anh ta liền bồng cu Gin từ chỗ tên côn đồ rồi giao lại cho tôi. Cu Gin được trả về bên cạnh tôi, thằng bé khóc ré lên vì uất ức, tay chân run rẩy đến đáng thương. Tôi ôm chặt lấy con vào lòng, nước mắt thấm ướt vào da thịt con, tay khẽ nâng niu vỗ về:

– Ừ mẹ đây… ngoan… mẹ đây con..

Chỉ vài giây xa con thôi, mà cảm giác trong tôi khủng hoảng lo sợ quá mức!

Chính Uy ôm chặt lấy eo tôi, anh ta đẩy tôi về phía trước, lạnh giọng quát:

– Đưa hết những người ở đây lên nhà, nhớ cẩn thận đừng làm ông nội bị thương… nhanh!

Dưới tình thế ép buộc, cả tôi, ông nội, bác Thuận và bà lão đều bị bắt đưa đi. Chính Uy đi phía sau tôi, phía trước là hai ba tên côn đồ dẫn đường. Thiên la địa võng thế này tôi chỉ còn cách nghe theo chứ có muốn chạy, chạy cũng không thoát được. Chỉ tội cho ông nội, già cả còn bị đứa cháu trời đánh hành xác đến tội.

Rất nhanh đã vào được trong nhà, vừa bước vào trong, tôi đã thấy Chính Vũ cả người bầm tím bị ép ngồi trên ghế. Tay chú ấy bị trói, chân đeo niềng sắt dày cộm. Trên bàn có rất nhiều giấy tờ khác nhau, còn có cả con dấu các thứ nữa.

Thấy tôi và ông nội bị áp giải đi vào, Chính Vũ tức giận nhìn về phía Chính Uy, giọng khản đặc:

– Anh dám làm hại ông nội và chị Lâm… vậy thì đừng có trách tôi?

Chính Uy cười khẩy:

– Chú cứ lo thân chú trước đi cái đã…

Nói rồi, Chính Uy kéo tôi lại ghế ngồi xuống, anh ta cho người xích chân tôi vào xích sắt, tay vỗ vỗ lên vai tôi như kiểu trấn an:

– Chỉ là hình thức khiến anh an tâm hơn thôi, xong chuyện anh sẽ thả ra em, cho em được tự do tự tại… yên tâm đi.

Tôi co người dựa sát vào thành ghế, hai tay ôm chặt cu Gin vào lòng. Chính Uy bây giờ đã trở thành con người khác, không phải là anh Cả Chính Uy hiền lành của ngày xưa nữa rồi…

Nhìn về phía Chính Vũ, anh ta khó chịu hỏi:

– Đã kí xong chưa?

Tên côn đồ liền trả lời:

– Chú em này lì lượm quá, vẫn chưa chịu kí…

Chính Uy cười đểu:

– Vẫn chưa chịu kí… vậy được… đánh đi… đánh mạnh vào… đánh đến khi nào nó chịu kí hết thì thôi. Đánh!

– Dạ!

Dứt câu, hai ba tên côn đồ liền nhào đến rồi đấm túi bụi vào mặt vào bụng Chính Vũ. Chú Vũ đã bị đánh đến sưng mặt mày, giờ còn bị tra tấn thê thảm hơn nữa. Cu Gin nghe tiếng đánh đấm dường như muốn xoay mặt lại nhìn, thấy con nhúc nhích, tôi liền xoay mặt con hướng vào ngực tôi, trẻ con đừng nên thấy những cảnh này… đừng nên thấy…

Ông nội bị trói ngồi ở ghế, thấy Chính Vũ bị đánh, ông gào khản giọng:

– Đừng đánh nữa… đừng đánh nữa… sẽ chết thằng nhỏ đó Chính Uy… đừng đánh nữa mà con… đừng đánh nữa!

Chính Uy nhìn về phía ông, anh ta đột nhiên đi tới gần rồi khẽ cúi người xuống hỏi ông:

– Vậy bây giờ ông nội đưa con viên ngọc xanh đi… con sẽ không đánh Chính Vũ nữa… nội thấy như vậy có được không ạ?

Ông nội chưa kịp trả lời, Chính Vũ đã gào lên can ngăn:

– Ông Nội đừng đưa… dù con có chết cũng đừng đưa… đừng đưa…

Chính Uy quét mắt về phía Chính Vũ, nụ cười quỷ dị vô cùng:

– Đánh gãy chân nó cho tôi… đánh cho nó bỏ cái tật bép xép… đánh… đánh!

Từng tiếng rên la đau đớn của Chính Vũ như những mũi dao nhọn đâm thẳng vào da thịt tôi, hai tay tôi bịt chặt hai bên tai con lại, nước mắt lại một lần nữa vô thức chảy dài xuống. Tôi xót cho Chính Vũ, lại đau xót vô vàn cho Chính Quân… không biết giờ này anh đang ở đâu… anh có chịu đau đớn cực hình hay không nữa?

– Bịt miệng nó lại!

Nhìn Chính Vũ bị đánh đến thân tàn ma dại, tôi không thể nhịn được nữa, vội vàng van xin:

– Chính Uy… tha cho chú ấy lần này đi anh… tha cho chú ấy đi anh… đừng gϊếŧ người… đừng gϊếŧ người mà…

Chính Vũ nhìn về phía tôi, đôi mắt luôn tươi cười rạng rỡ giờ chỉ còn lại những vệt máu khô quéo. Thấy tôi van xin, Chính Uy chau mày suy ngẫm gì đó, lát sau, anh ta khẽ lên tiếng ngăn đám côn đồ đừng đánh nữa…

Ông nội không chịu nổi cảnh này, ông khóc nghẹn ngào, hỏi lớn:

– Chính Uy… sao phải làm đến bước này hả con? Sao con lại có thể làm ra những chuyện tán tận lương tâm đến như vậy… sao có thể như vậy hả con? Tại sao vậy con?

Chính Uy đứng thẳng dậy, một tay vịn gậy chống, tay còn lại đút vào túi quần, hai mắt anh ta đanh lại, giọng sắt lạnh:

– Sao con lại không thể? Thắng thì làm vua, còn thua thì chịu chết… nếu lần này con không làm thì đến suốt cả đời này… con cũng không còn cơ hội nào để làm thế này được nữa. Mà nội thấy không, con gần thành công rồi, chỉ một chút nữa thôi là con thành công rồi… nội có mừng cho con không?

Ông nội gương mặt đỏ ửng vì khóc nhiều, giọng ông run rẩy:

– Nhưng sao con phải làm thế? Sống như trước đây… bộ không được hay sao hả con?

Chính Uy cười khẩy:

– Sống như trước đây mà gọi là sống hả nội? Mang tiếng là con trưởng nhưng có ai coi con là con trưởng hay không? Ông muốn con sống chui rút cả đời này ở nhà họ Dương này à? Muốn con trở thành đứa con, đứa cháu tàn phế bất tài vô dụng mãi à? Là con trưởng nhưng không được coi trọng bằng con thứ Chính Quân, lại không được yêu thương bằng con út Chính Vũ… người đời họ cười chê con đó ông có biết không?

– Trong mắt ông… con mãi là đứa cháu trưởng hiền lành thông minh… dù cho Chính Quân có tài giỏi hơn con, Chính Vũ có được yêu thương hơn con… nhưng như vậy có chứng minh được gì đâu hả con? Con vẫn mãi là cháu trưởng của dòng họ Dương… vị trí của con sẽ mãi mãi không một ai có thể thay thế được.

Chính Uy nhìn về phía ông nội, anh ta cười nhạt:

– Ông chỉ nói miệng mà thôi, đến chính ông còn thiên vị cho Chính Quân thì nói gì là người khác. Nếu trước kia ông công bằng cho cả con và Chính Quân thì An Lâm… đã trở thành vợ của con rồi.

Ông nội khổ sở hỏi lớn:

– Chỉ vì như vậy mà con hận mọi người hay sao hả Chính Uy?

Chính Uy lắc đầu, giọng điệu điềm tĩnh:

– Đó chỉ là một trong vô vàn những lý do mà con hận mọi người thôi, còn rất nhiều lý do khác nữa. Chỉ có làm như thế này mới biến con trở thành một con người khác. Rồi sẽ không có ai dám thiên vị con, sẽ không có ai dám nói con là có tiếng mà không có miếng. Con sẽ trở thành chủ công ty, được người người ca tụng. An Lâm… cô ấy rồi sẽ thuộc về con… thuộc về con mà thôi…

Tôi nhắm chặt hai mắt, run rẩy hỏi:

– Như vậy có đáng không?

Chính Uy cười lớn:

– Đáng, đáng chứ. Chính Quân chết rồi, kể từ nay về sau sẽ không còn ai tranh giành cái gì với anh nữa. Một năm, năm năm rồi mười năm sau nữa… sẽ chẳng còn ai nhớ đến Dương Chính Quân là ai. Mọi người sẽ ca tụng, sẽ tán thưởng Dương Chính Uy anh thông minh hơn người, đa mưu túc trí… ngay cả em cũng sẽ trở về bên cạnh anh… em thấy anh nói có đúng không?

Tôi mím chặt môi không trả lời, nội tâm đang khốn đốn khổ sở vô cùng. Chính Uy đã làm đến mức này, e là Chính Quân… lành ít dữ nhiều rồi!