Vết thương ở đầu khá là nguy hiểm nên tôi phải nằm viện ở lại theo dõi một thời gian, Chính Quân muốn kết quả chắc chắn rồi mới cho tôi xuất viện về nhà. Trên đầu quấn mấy vòng băng trắng, lại phải may đến hơn ba mũi vì có vết thương hở, lúc còn mới đau đến nghiên ngã nhưng qua vài ngày thì đỡ hơn được chút. Chuyện tôi bị thương tôi vốn là định giấu mẹ tôi nhưng ba tôi biết tin, ông liền cho người xuống đón mẹ tôi lên bệnh viện, thành ra tôi có muốn giấu giấu cũng không được. Mà mẹ tôi kể từ lúc thấy tôi bị thương, bà cứ khóc suốt thôi, lên chăm tôi mà cứ lén khóc thút thít đến Chính Quân còn thấy đau lòng.
Buổi sáng, vυ' Hiền đem cháo và canh hầm lên cho tôi, đợi tôi ăn xong, bà lại nói:
– Mợ thấy đỡ hơn chút nào chưa?
Tôi gật đầu:
– Con đỡ nhiều rồi vυ', nằm mấy bữa ở đây không khỏe cũng thành khỏe, suốt ngày chỉ ăn rồi ngủ không à. Quên nữa, cu Gin đi học ngoan không vυ', con nhớ thằng bé quá à?
Vυ' Hiền khẽ gật:
– Cậu Gin thì ngoan mà, có điều đi học chưa về tới nhà là đòi bú sữa… tôi nghe vυ' Lệ nói hôm qua đi học không được bú nên khóc trên trường.
– Nay lại hư vậy á?
Mẹ tôi nghe được, bà càu nhàu:
– Trẻ con đi học đứa nào không vậy, ngày xưa con đi học khóc bệnh mấy tháng trời đó rồi sao.
Tôi cười khì khì:
– Thì con chỉ nói vậy thôi mà, có trách gì thằng bé đâu.
Vυ' Hiền cũng nói tốt cho tôi:
– Mợ Hai thương cậu Gin lắm bác gái, tôi chưa thấy mợ đánh cậu cái nào hết.
Mẹ tôi chỉ cười, bà coi như là hài lòng với lời mà vυ' Hiền vừa nói. Thật ra lúc biết tôi được gả cho người đã có con, bà cứ lo sợ tôi không đối xử tốt được với con riêng của chồng. Giờ nghe vυ' Hiền nói vậy, coi như cũng để bà yên tâm được phần nào.
Mấy người đang ngồi nói chuyện thì ngoài cửa có tiếng gõ cửa vang lên, vυ' Hiền liền đi nhanh ra ngoài mở cửa. Ban đầu tôi tưởng là ba tôi đến nhưng ai dè người vừa gõ cửa lại là chú Bá. Thấy chú Bá tới, mẹ tôi liền tránh mặt, trong phòng chỉ còn lại tôi, vυ' Hiền và chú ấy. Kéo ghế ngồi xuống, chú Bá ân cần hỏi han sức khỏe tôi:
– Mợ Hai… mợ khỏe hơn chưa?
Tôi ngồi trên giường, khẽ mỉm cười:
– Con khỏe rồi chú.
Chú Ba có chút ngại ngùng:
– Bà nhà tôi cũng muốn tới thăm mợ nhưng khổ cái bả còn yếu quá…
– Chú tới thăm con là con mừng rồi, thím nhà sức khỏe không tốt… chú đừng để thím đi, nghe chú?
– Dạ…
Chú Bá dạ một tiếng rồi lại nhìn quanh, như chợt không thấy người cần gặp, chú ấy liền hỏi:
– Mợ Hai… cậu Hai không có ở đây hả mợ?
Tôi lắc đầu:
– Dạ không chú, anh ấy đến công ty rồi, chắc chiều mới đến. Chú, có chuyện gì cần nói với anh ấy ạ?
Chú Bá khẽ lắc đầu, giọng đột nhiên dịu xuống:
– Dạ không, tôi… thiệt cũng không còn mặt mũi nào gặp lại cậu Hai nữa mợ… tôi… tôi có lỗi với cậu ấy nhiều quá…
Thấy chú Bá run run, tôi liền trấn an chú ấy:
– Chú… mọi chuyện đã xong rồi mà… không phải lỗi của chú đâu, anh Quân cũng không có giận gì chú đâu mà.
Chú Bá cúi thấp mặt, giọng chua xót vang lên:
– Tôi thú thật chuyện này với mợ, nếu như năm xưa… ông chủ không cho người đến điều tra thì tôi đã định sẽ không bao giờ nói chuyện tôi gặp được cậu Hai đi theo sau cậu Tư ở gần hồ cá. Tôi… mà nếu như tôi lúc đó, tôi chịu nhìn kỹ hơn, nhìn lâu hơn thì mọi chuyện đâu ra nông nổi như bây giờ. Là lỗi của tôi… sao tôi có thể nhìn nhầm được chứ… sao tôi lại nhìn nhầm được… sao tôi có thể như vậy được? Trời ơi là trời! Tội lỗi, tội lỗi quá mợ Hai ơi!
Chú Bá vừa nói vừa khóc, tôi với vυ' Hiền liền giữ chặt tay chú ấy lại, mắt tôi cũng đỏ lên, tôi khuyên nhủ bằng cả tấm lòng của mình:
– Chú Bá, chú bình tĩnh nghe con nói đi… giả sử như năm đó chú không nói ra chuyện này thì bọn họ cũng vẫn nghi ngờ Chính Quân, anh ấy vẫn sẽ bị bà Phương hành hạ… việc chú nói ra chuyện từng thấy Chính Quân và Chính Thành… nó có cũng được mà không có thì kết quả cũng vẫn vậy. Lỗi không phải ở chú, chú đừng tự trách mình nữa… anh Quân anh ấy chưa từng trách chú, anh ấy không có trách gì chú đâu mà.
Chú Bá khóc đến nhòe lệ, chú ấy khàn giọng nói:
– Tôi cũng từng nhìn thấy cậu Hai bị mợ Phương đánh đập… rồi tôi lại thấy mợ bị bà ấy trói ở gốc cây… mấy cảnh tượng này… tôi có chết cũng không quên được đâu mợ. Cậu Hai không phải con tôi chứ tôi thương cậu lắm, suốt bao nhiêu năm qua có bao giờ tôi không nghĩ đến cậu đâu. Tôi… cứ tự trách mình, tôi ước gì năm đó tôi không nói ra chuyện kia thì cậu Hai sẽ không phải chịu những cảnh đau khổ như vậy. Cậu còn nhỏ quá chừng, mới có chút tuổi đầu mà chịu quá trời khổ cực… làm sao mà cậu chịu nổi. Phải chi… phải chi tôi năm đó đừng có nói ra… hay là tôi chỉ nói là tôi nhìn thấy có người đi theo cậu Thành là được rồi… tôi dở quá mợ ơi… tôi cứ nghĩ là tôi chính nghĩa… tôi quên mất là cậu Hai… cậu ấy chỉ mới là một đứa trẻ…
Chú Bá khóc trên tay tôi, tôi nhìn chú khóc mà tôi cũng không nhịn được, cả tôi và vυ' Hiền đều khóc theo. Biết làm sao bây giờ, giờ tôi có nói gì thì chú Bá cũng không chịu nghe, chú ấy cứ cho rằng, là do chú nói ra chuyện năm đó nên Chính Quân mới phải chịu hành hạ nhiều đến như vậy. Nhưng mà chú Bá, chú ấy lại quên mất một chuyện… là chú ấy cũng là người tốt, chú cũng muốn tốt cho đứa trẻ đáng thương khác… là Chính Thành. Chỉ là, cái sự thật chú thấy năm xưa, nó chỉ nằm ở mức tương đối, mà cái gì đã là tương đối thì độ chính xác sẽ chẳng bao giờ là tuyệt đối. Bởi người ta hay nói, một nửa ổ bánh mì thì vẫn là ổ bánh mì, còn một nửa sự thật thì không còn là sự thật được nữa.
Vì sao tôi nói là sự thật tương đối vì sự việc chú Bá nhìn thấy có người đi theo sau Chính Thành là đúng chứ không sai nhưng chú lại không nhìn rõ được hết sự việc, hoặc ngay thời điểm đó, chú chỉ nhìn được một phần rồi lại chủ quan cho rằng “đứa bé” đi theo sau Chính Thành chính là Chính Quân. Nếu như chú Bá chịu nhìn kỹ hơn, nhìn lâu hơn thì chú chắc chắn sẽ phát hiện ra điểm không đúng ở trong sự việc này, bởi Chính Quân dù cho có giống Chính Uy đến như thế nào thì cũng sẽ có chỗ không giống, chẳng hạn như là đôi giày, dáng đi hoặc là kiểu tóc,… Việc nhìn nhầm người này thành người kia là một việc quá sức bình thường ở xã hội này, nó chẳng có gì là xấu xa to tát cả. Chưa kể đến việc Chính Quân với Chính Uy lại là hai anh em ruột, mà bọn họ khi nhỏ còn rất giống nhau thì khả năng chú Bá nhìn nhầm là vô cùng cao. Chỉ xui xẻo ở một chỗ, chuyện chú Bá nhìn nhầm Chính Uy thành Chính Quân… nó lại rơi vào đúng Dương gia, để rồi những con người âm mưu nham hiểm ở Dương gia này lại lấy đó làm cái cớ thêu dệt lên thành những câu chuyện độc ác, không có tính người. Đối với bọn họ, dù chú Bá không nói ra việc chú ấy đã nhìn thấy Chính Quân đi theo sau Chính Thành thì bọn họ cũng sẽ không bỏ qua cho Chính Quân….
Suy cho cùng, là do Chính Quân không may, anh xui xẻo đến mức… đến cả cái áo của Chính Uy mặc ngày hôm đó mà anh cũng chọn để mặc trên người. Nếu như hôm đó Chính Quân không mặc đúng cái áo đó thì chú Bá đã chẳng chắc chắn người chú ấy nhìn thấy là Chính Quân. Bởi ấn tượng mạnh nhất trong đầu của chú ấy chính là chú đã nhìn thấy được Chính Quân mặc chiếc áo sọc đó ở ngay hồ cá lúc phát hiện ra thi thể của Chính Thành, rồi từ đó chú mới liên kết đến chuyện đã từng nhìn thấy “đứa bé mặc chiếc áo sọc” đi theo Chính Thành ra bờ hồ. Chứ nếu không có cái áo đó thì chú Bá đã không chắc chắn như vậy, bởi thứ mà chú ấy nhìn thấy… chỉ là một sự việc thoáng qua và mơ hồ. Tại sao lại là mơ hồ? Vì không nhìn rõ được mặt của một người… thì đó chẳng phải là mơ hồ hay sao? Thế nên tôi mới nói, Chính Quân là một đứa trẻ đáng thương, đáng thương đến mức khiến lòng người phẫn uất!
Tôi nắm chặt lấy tay chú, giọng tôi cũng run run:
– Không phải lỗi của chú… chú ơi… không phải lỗi của chú mà…
Chú Bá ngừng khóc nhưng giọng vẫn còn khàn đi:
– Ước gì tôi chịu nhìn lâu hơn… ước gì tôi chịu suy nghĩ kỹ hơn… hoặc tôi ước gì bữa đó tôi chạy theo sau cậu Thành thì đã không xảy ra chuyện tai hại như vậy. Mợ nghĩ đúng không… cậu Uy đi đứng đã không nhanh nhẹn… tôi mà nhìn lâu hơn chút là phát hiện ra liền mà… là lỗi của tôi… ăn bậy được chứ nói bậy là có lỗi lớn lắm rồi mợ Hai ơi!
Tôi nắm lấy tay chú, nhất thời cũng không biết nên nói gì, tôi lúc này có thể an ủi chú nhưng trong thâm tâm chú luôn nghĩ là lỗi do chú thì tôi biết làm thế nào để cho chú hiểu bây giờ. Bọn tôi có trách chú đâu, tôi không trách, Chính Quân cũng không trách… chú nói đúng và làm đúng mà, trách chú làm sao được. Sao ông Trời lại để xảy ra những sự việc trùng hợp tai hại đến như vậy… tại sao lại như vậy?!
Vυ' Hiền tiễn chú Bá ra cửa, lúc bà ấy đi vào, trên mắt lại hoen đỏ. Tôi ngồi trên giường, nhất thời buồn bã thở dài:
– Con không biết làm cách nào cho chú Bá hết nghĩ tiêu cực nữa, nhìn chú ấy như vậy… con lo quá vυ'.
Vυ' Hiền cũng thở dài theo:
– Biết làm sao được mợ ơi, nếu đổi lại là tôi… chắc tôi cũng ân hận đến suốt đời.
Chợt nhớ đến một việc, tôi liền hỏi:
– Mà vυ'… có chuyện này con vẫn còn thắc mắc, không lẽ năm đó… không ai phát hiện ra anh Cả mặc chiếc áo giống với Chính Quân sao hả vυ'?
Vυ' Hiền chợt lắc đầu:
– Tôi không nghe ai nhắc đến chuyện đó, nếu như có người nhìn thấy thì cậu Hai đã không phải chịu oan mấy chục năm qua. Với lại, cái thời điểm đó người ta chỉ tập trung vô cậu Hai với cậu Chính Thành chứ có ai để ý đến cậu Cả đâu mợ. Nhiều khi bà lớn bả chặn họng hết người làm rồi cũng nên. Mà mợ hỏi chuyện này…
Nghe vυ' hỏi, tôi liền trả lời:
– Không có gì đâu vυ', con thắc mắc nên con hỏi vậy thôi, mà thực ra thì con cũng đoán được là má lớn ém chuyện anh Cả mặc áo giống Chính Quân xuống nên sự thật mới bị che giấu lâu như vậy. Mà nghĩ cũng đúng vυ' ơi, con với vυ' chỉ là vô tình mới phát hiện ra chuyện cái áo của anh em bọn họ, chứ nếu không phát hiện ra thì đến bây giờ chưa chắc mình đã biết được sự thật của chuyện này ra làm sao. Mọi người chỉ quan tâm đến lời của chú Bá và hình ảnh cuối cùng của Chính Quân bên hồ cá… mấy ai chịu để ý đến những vấn đề khác đâu.
Vυ' Hiền rót cho tôi ly nước lọc, bà ấy buồn bã nói:
– Cũng tại vì cậu Hai không có mẹ, chứ nếu cậu có mẹ thì cậu đã không phải chịu hàm oan như vậy. Mợ Diễm mặc dù không quan tâm đến chuyện tài sản của nhà họ Dương nhưng mợ thương cậu Hai dữ lắm. Đυ.ng đến mợ thì mợ nhịn chứ đυ.ng đến cậu Hai là mợ một sống một còn liền. Bởi tôi mới nói với mợ hoài đó, cậu Hai cậu ấy tội nghiệp lắm, có mẹ thì như không có, cha thì không quan tâm, gia đình coi như bỏ mặc… số cậu Hai khổ quá trời…
Tôi chậc lưỡi thở dài, chuyện Chính Quân chịu oan khuất mấy chục năm qua… lỗi không phải do anh ấy mà cũng chẳng phải do chú Bá. Cái lỗi lớn nhất là của những con người gắn mác là gia đình ở Dương gia. Ba chồng tôi có quá nhiều vợ, lại sinh quá nhiều con, đã vậy tài sản của Dương gia lại quá mức kếch xù… hỏi sao lòng dạ con người không tham lam cho được. Đàn bà ở Dương gia ai cũng cao tay, ai cũng tâm cơ sâu như đáy vực, đứng trước một tương lai huy hoàng cho cả mẹ cả con thì có mấy ai ngu mà chịu ngoảnh mặt làm ngơ. Một khi đã gả vào hào môn thì phải chấp nhận cuộc sống tranh giành đấu đá, người hiền lành sống chấp nhận với thực tại không có ý tranh giành thì sẽ sớm bị bọn họ đào thải mà thôi. Những đứa trẻ sinh ra ở hào môn, có mẹ tâm cơ làm chỗ dựa thì còn may mắn, còn nếu như đã không có mẹ bên cạnh thì coi như tương lai chỉ có thể dựa vào buồn vui của Ông Trời. Bởi thế tôi mới nói, cửa của hào môn một khi đã bước vào là xác định cả đời gắn kết, một là huy hoàng, hai là lụi tàn… vậy thôi!
………………………..
Buổi tối, ba tôi có đến thăm, lúc ông gặp lại mẹ tôi, hai người ngại ngùng đến nói chuyện cũng không nói được. Phải đợi mẹ tôi tránh mặt ra ngoài, ông mới đến gần rồi nói chuyện hỏi thăm tôi. Hỏi thăm vài câu, tôi mới khẽ bàn đến chuyện của chị Như, tôi nhẹ giọng cất tiếng:
– Ba… con có chuyện này muốn ba biết.
Ông nhìn tôi, dịu giọng hỏi:
– Con nói đi, ba nghe.
Tôi mở hộc tủ lấy ra một sấp hồ sơ mà trợ lý Minh vừa đưa tới, tôi đưa cho ông rồi nghiêm túc nói:
– Ba… ba về nhà rồi hãy xem… đây là những gì con điều tra được trong mấy ngày qua về chuyện của chị Như…
Ba tôi nhận sấp hồ sơ trên tay, ông chau mày, ngạc nhiên hỏi:
– Là… chuyện gì vậy An Lâm?
Tôi thở nhẹ một hơi:
– Ba về nhà xem trước đi, con cũng không biết phải nói thế nào… con tin là khi ba xem xong… ba sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo.
Ba tôi vừa ngạc nhiên lại vừa lo lắng, ông gật đầu rồi bỏ sấp hồ sơ vào trong túi, cũng không nán lại lâu, ông liền nói có việc rồi ra về sớm hơn chút. Tôi ngồi trên giường nhìn theo bóng lưng khom khom của ba tôi, bất giác trong lòng sinh ra cảm giác chua xóa… nhưng tôi tin, tôi tin là ba tôi sẽ biết ông phải làm gì và cần làm gì. Đối với Dương gia thì ba tôi có lẽ không bằng nhưng nếu so với lão thầy Lang thì lão ấy chẳng là cái gì to tát với ba tôi cả. Tôi hy vọng, sự thật về chuyện của chị Như rồi cũng sẽ được phơi bày ra ánh sáng…
………………………
Chính Quân tan làm là đến bệnh viện với tôi, anh mua cho tôi một ly trà sữa béo ụ kèm theo loại bánh ngọt mà tôi yêu thích. Mấy bữa nay ăn toàn cháo với cháo, tôi ngán để tận cổ, giờ được ăn bánh ngọt, tôi mới thấy bản thân mình tìm lại được hạnh phúc. Cắn một chút bánh, uống chút trà sữa, tôi cười khì khì:
– Vậy mới thấy được sống trở lại, đã quá!
Chính Quân xoa xoa đầu tôi, anh cười hỏi:
– Thích không?
Tôi gật gật đầu:
– Thích, mai anh lại mua cho em nữa nha… nha?
Anh cười vui vẻ:
– Thấy anh tốt không?
Tôi nịnh bợ:
– Tốt, Chính Quân là tốt nhất, số một!
Anh véo má tôi, cười nói:
– Dẻo miệng, mau khỏe còn về nhà, cu Gin cứ đòi em hoài kìa.
Nhắc đến cu Gin, tôi nhịn không được mà xuýt xoa:
– Em nhớ con quá… mấy ngày rồi có gặp đâu.
– Vậy để anh đưa con lên với em?
Tôi lắc đầu:
– Thôi, chỗ này là bệnh viện… không tốt… vài bữa nữa em cũng về rồi, đợi thêm chút nữa vậy.
– Ừ… em muốn sao cũng được.
Hút thêm chút trà sữa nữa, tôi lại hỏi:
– Bà Phương sao rồi anh?
Chính Quân giúp tôi xoa bóp chân, anh nhàn nhạt trả lời:
– Vẫn như vậy, vẫn la hét đòi gϊếŧ đòi gặp Chính Uy… anh nghe bác sĩ nói… bà ta bữa nay có dấu hiệu muốn tự sát rồi.
Tôi dịu giọng:
– Chính Uy… cũng muốn tới gặp bà ta mà phải không?
Chính Quân cười nhạt:
– Ừ nhưng anh không cho, nó muốn đến để xin tội sao…. đâu có dễ như vậy được. Bọn nó phải chịu giày vò… đó là cách tốt nhất cho bọn nó rồi, anh không vị tha hơn được nữa đâu.
Chuyện của Chính Quân được làm sáng tỏ, mụ Phương bị anh cho người giam giữ mụ ta ở bệnh viện tâm thần, đồng thời, anh cũng cho người báo cho mụ ta biết, đứa trẻ đi theo Chính Thành năm đó là Chính Uy chứ không phải anh. Mục đích anh muốn bà ta cả đời còn lại phải sống trong giày vò, ân hận và khổ sở. Gϊếŧ người thì anh không làm nhưng anh có cách trả thù của riêng anh, để cho kẻ thù sống trong giày vò đau khổ dằn vặt… đó mới là cách trả thù đáng sợ nhất.
Còn về Chính Uy, anh ta từ bữa đó đến giờ chỉ ru rú trong phòng, đến cả má lớn mà anh ta cũng không chịu gặp mặt, một mình trong phòng cũng không biết là làm gì. Má Lớn khóc lên khóc xuống, đã vậy còn bị ba chồng tôi và ông nội quở phạt đến ngã bệnh không bước được xuống giường. Vị trí trong nhà cũng có sự thay đổi, Má Nhỏ tạm thời thay thế quyền chủ mẫu của Má Lớn, anh Cả cũng không còn được tôn trọng như trước kia nữa. Nói chung, anh Cả cũng không có bị gì, anh ấy vẫn sống tốt, chỉ khác ở một chỗ là mọi người bây giờ nhìn anh ấy bằng ánh mắt khác, cũng không còn được sự tôn trọng tuyệt đối như trước kia nữa. Cũng đúng thôi, sự thật được phanh phui, bọn họ tất nhiên sẽ có sự nhìn nhận, chẳng ai là không bức xúc cho sự hàm oan của Chính Quân trong ngần ấy năm qua. Nhưng có điều, dù cho anh Cả Chính Uy có là kẻ hèn nhát thì anh ta vẫn là con trưởng của Dương gia, vị trí và quyền lực của anh ta cũng không có ảnh hưởng là bao nhiêu. Nói trắng ra là anh Cả chỉ đang thay thế vị trí bị nghi ngờ là gϊếŧ Chính Thành của Chính Quân… chứ còn những thứ khác đều không có ảnh hưởng.
Đang nói chuyện thì cửa phòng bệnh đột nhiên được mở ra, Thuỳ Trâm bước vào trước, theo sau cô ta… lại chính là ba ruột của cô ta – lão Nguyên. Thấy cha con Thuỳ Trâm đến, cả tôi và Chính Quân đều giật mình nhìn nhau. Thấy bọn tôi có chút thất thần, Thuỳ Trâm liền cười nói, trên tay cô ta là bó hoa hồng nhung rất đẹp:
– Chị Lâm… anh Quân…
Chính Quân có hơi thất thần nhưng rất nhanh đã khôi phục lại trạng thái như bình thường, anh đi đến gần lão Nguyên, khẽ nói:
– Ba mới đến.
Lão Nguyên vẫn còn rất phong độ, gương mặt nhìn sơ qua có thể thấy được lão ta là người gia trưởng, khẽ liếc về phía tôi, lão ta cười nói:
– Ừ, nghe nói Phan tiểu thư bị thương, sẵn đường đi thăm một người bạn, ba đến thăm cô ấy một chút. Trước kia ba với Phan lão gia cũng là bạn làm ăn trên thương trường, biết Phan tiểu thư bị thương… ba không thể không đến.
Lão Nguyên vừa nói vừa nhìn về phía tôi, mắt không cười nhưng đáy mắt lại đậm ý cười, biểu cảm trên mặt lão vô cùng khó nắm bắt. Chợt, tôi giật mình nhướn người nhìn chằm chằm về phía lão khiến lão cũng ngạc nhiên nhìn thẳng lại vào mắt tôi. Biết là có hơi thất lễ nhưng… tôi… tôi hình như thấy được trên vai lão… đang cõng một ai đó. À không, chính xác là một bóng đen đang bám trên vai lão… bóng đen đó có hình dáng… rất giống… rất giống với một đứa trẻ!