Ngày hôm sau, Thuật rời quê hương sang nước Nga xa xôi. Rất nhiều người nhà theo chân tiễn cậu lên đường.
Trưa hôm ấy, Tân về nhà khá muộn. Cậu không thấy Thanh ở nhà mới hỏi bà Mai: vợ con không ở nhà hả mẹ?
Bà Mai ngạc nhiên: ơ, thế hai đứa ở hợp tác xã từ hôm qua tới giờ, con bé còn chưa về.
Tân sửng sốt: mẹ nói sao? Cô ấy đi đâu?
Bà Mai kể lại chuyện tối hôm trước. Tân đáp: nhưng đêm qua Thanh không ở trên ấy với con.
Bà Mai hỏi lại: thế con Thanh đi đâu chứ?
Tân chạy vù ra ngõ thẳng hướng nhà bố mẹ vợ mà đi. Cậu hỏi nhưng không ai gặp Thanh. Tân chạy tới nhà Thuật hỏi han nhưng ai cũng lắc đầu bởi họ không hề gặp Thanh. Thậm chí họ nói sáng nay cũng không gặp Thanh tới tiễn Thuật.
Tân như phát điên, cậu lao đi khắp ngả đường tìm Thanh nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ một thông tin gì.
Ông Mai nghe người ta báo tin con dâu mất tích thì lo lắng chạy về nhà. Ông cho người dò hỏi khắp nơi nhưng không có chút thông tin về Thanh. Người trong làng chỉ có duy nhất bà cụ già nói nhìn thấy Thanh đi về hướng cổng làng buổi tối hôm trước.
Mất hai ngày tìm kiếm, mọi thông tin về Thanh cứ càng tìm càng mất. Ông Mai khi ấy làm công an. Ông cho người tìm kiếm nhưng Thanh vẫn bặt vô âm tín. Trong làng chẳng hiểu sao lại nổi lên lời đồn ác ý rằng Thanh bỏ chồng theo trai.
Sự việc trùng khớp với việc Thuật rời khỏi làng đi Nga. Tân về nhà kiểm tra lại tất cả hành lý của Thanh còn y nguyên. Nếu Thanh bỏ đi thì chắc chắn sẽ phải mang theo hành lý. Lời đồn vô căn cứ ấy nhưng chẳng hiểu sao cứ được người ta nhắc tới và đồn đại ầm ĩ.
Ba ngày sau, bà Mai phát bệnh. Nửa đêm bà cứ thấy Thanh gọi réo rắt tên bà. Mỗi lần nghe tiếng Thanh gọi bà lại la hét ầm ĩ cả nhà. Bà kể lại giấc mơ cho chồng nghe. Ông Mai suy nghĩ một hồi rồi đáp: chắc bà thương con Thanh nên nghĩ nhiều mà gặp ác mộng.
- Liệu có phải con bé gặp chuyện chẳng lành không ông? Ngày con Thanh mất tích nó vẫn rất bình thường. Tay tôi còn nướng bồ kết nấu nước cho hai mẹ con gội đầu. Sao con bé lại bỏ nhà đi đâu chứ?
- Cái đó tôi cũng như bà thôi. Giờ chúng ta không tìm được con bé thì tạm coi là mất tích. Nếu mất tích thì còn may hơn là chết.
Ông Mai nhắc đến từ chết khiến bà Mai khẽ rùng mình. Bà nhìn thẳng vào mặt chồng: chết, không lẽ... giấc mơ của tôi...
- Bà nói tầm bậy cái gì vậy? Thằng Tân nó đang phát điên rồi, bà liệu giữ mồm giữ miệng.
- Nhưng...liệu có phải con bé gặp chuyện chẳng lành hay không?
- Không đâu! Đừng nghĩ bậy. Nếu con bé tai nạn hay ngã ao hồ thì giờ cũng phải thấy xác rồi. Bà đừng có suy nghĩ bậy bạ rồi tự hù mình.
Ông Mai trấn an vợ nhưng thâm tâm ông lại bất an. Chẳng hiểu rằng ông mắc bệnh nghề nghiệp hay do linh tính mà ông cũng nghĩ tới khả năng Thanh gặp chuyện chẳng lành, xấu nhất chính là Thanh đã chết. Tuy nhiên ông lại xua ngay cái ý nghĩ điên rồ ấy khỏi đầu mình.
Ông biết Thanh là đứa con gái ngoan hiền, nết na. Có đánh chết ông cũng không bao giờ tin chuyện Thanh bỏ nhà theo trai như người ta vẫn đồn đại.
Thuỷ(em gái Tân) lấy chồng ở làng bên, từ lúc nghe tin Thanh bỏ đi thì thường xuyên về nhà. chẳng hiểu sao cô con gái này lại về hùa với mọi người trong làng nhắc đến chuyện Thanh bỏ nhà theo trai. Ông Mai nghe thấy tức giận quát con. Thuỷ cãi lại: con đã nói từ đầu rằng cái chị Thanh này chẳng ngoan hiền đâu, giờ cháy nhà ra mặt chuột nhé. Loại phụ nữ không giữ đức hạnh ấy tại sao mọi người còn nghĩ đến làm gì cho đau đầu.
Tân nghe Thuỷ nói chuyện thì bị kích động. Anh lao ra ngoài đuổi cổ em gái ra khỏi nhà. Thuỷ tức giận: anh si mê quá thành mất hết lí trí rồi có đúng không? Sự thật thì mãi là sự thật. Chắc chắn cô ta bỏ nhà theo trai.
- Mày có thấy ai bỏ nhà theo trai mà đến hành lý cũng không mang theo, tiền bạc cũng để ở nhà hay không?
Đúng là hành lý của Thanh còn y nguyên, thậm chí tiền bạc và giấy tờ Thanh cũng không cầm đi.
Thuỷ hậm hực: mù quáng, mấy người tin chị ta chứ tôi không bao giờ tin.
Bà Mai thấy con gái càng lúc càng đổ thêm dầu vào lửa, sợ anh em lại gây chuyện nên đuổi khéo con gái về. Thuỷ gân cổ lên cãi: lúc nào mẹ cũng bênh chị ta, giờ chị ta đi rồi, cả nhà còn chưa sáng mắt ra sao? Thứ đàn bà mất nết, làm cả nhà bị mang tiếng.
Ông Mai mặt hằm hằm quát: câm miệng đi, mày mau về lo chuyện của mình đi, đừng ở đây ăn nói bậy bạ nữa.
Bị cả nhà đuổi đi nhưng Thuỷ nhất quyết không đi, cô cứ nấn ná ở lại và khẳng định suy đoán của mình về người chị dâu mà ngay từ ngày đầu đã không ưa này. Thực ra mà nói Thuỷ không tán thành chuyện anh trai mình lấy Thanh. Mâu thuẫn của cả hai bắt nguồn từ ngày Thuỷ còn sinh hoạt trong đội văn công. Ngày ấy Thanh được mọi người chú ý hơn cả, đã vậy Thanh lại được Thuật để ý đến. Thuỷ từ nhỏ đã phải lòng Thuật nhưng anh chàng này lại chưa khi nào mảy may để ý tới Thuỷ. Những lần đi tập văn nghệ Thuật chỉ quan tâm tới một mình Thanh. Chính điều ấy khiến Thuỷ ghét Thanh bởi cô cho rằng Thanh chính là sao chổi của mình. Nếu như không có Thanh thì Thuỷ sẽ là người được chú ý, sẽ có được tình cảm của Thuật.
Thuỷ Yêu thầm Thuật bao năm, ngày nghe tin Thuật hi sinh cô đau đớn tới mức nhảy sông tự tử. Ngày ấy may mắn cô được Lê cứu chứ không giờ chắc cô đang nằm sâu dưới chín tấc đất. Lê cũng chính là chồng của Thuỷ hiện tại.
Cô luôn cho rằng tình yêu của mình dành cho Thuật mới thật lòng. Thuật hi sinh cô cũng chẳng buồn sống chứ chẳng như ai kia, chỉ đứng lặng lẽ một mình chẳng có gì là đau đớn lẫn xót thương.
Thuật hi sinh, Lê quan tâm chăm sóc nên Thuỷ bằng lòng làm vợ Lê. Ấy vậy mà ông anh trai Thuỷ lại si tình với Thanh. Bất ngờ hơn là vài năm sau Thanh trở thành chị dâu của Thuỷ. Thuỷ trước ghét thì sau càng thêm ghét. Trước khi Tân cưới Thanh, Thuỷ nhiều lần gàn anh trai nhưng bởi Tân cố chấp nên quyết cứoi Thanh. Cũng vì chuyện cưới cheo ấy mà anh em giận nhau cả tháng không ai nói với ai lời nào.
Thuỷ bậm môi đáp: cái thứ đàn bà có nốt ruồi trước ngực chỉ lẳиɠ ɭơ, không sớm thì muộn cô ta cũng cho anh mọc sừng thôi. Giờ cô ta đi vậy là còn sớm ấy. Anh phải mừng mới đúng, chẳng làm sao phải sầu bi, đau khổ vì loại đàn bà ấy.
Thuỷ vừa dứt lời Tân lao tới thẳng tay tát Thuỷ cháy má. Anh gầm lên: mày dám mở miệng nói thêm câu nào nữa thì tao gϊếŧ.
Dường như Thủy đã động chạm tới Tân quá lớn. Anh như phát điên, không thể làm chủ được hành động của mình. Cứ ai nhắc tới Thanh là anh lại bị kích động.
Ông Mai kéo con trai ra rồi quát con gái: còn không mau về nhà, mày muốn ở lại ăn đòn hả?
Thuỷ ngước ánh mắt đỏ ngầu lên nhìn Tân: anh bị điên rồi, con đấy có gì tốt đepj mà sao ai cũng bênh nó chứ?
Bà Mai kéo Thuỷ ra ngõ gằn giọng: im ngay, mày còn muốn về nhà này thì tốt hơn hết là ngậm miệng và đi về.
Thuỷ cũng chẳng thèm ở lại nghe ba người một nhà họ đau khổ vì Thanh nên quay ngoắt đi về. Trên đường về Thuỷ hằm hằm lại chửi rủa Thanh.
Thuỷ vừa đi khỏi thì bà cụ trong xóm lững thững chống gậy vào cổng nhà ông Mai. Bà Mai nhìn tay bà cụ cầm đôi dép liền chau mày: đôi dép này chẳng phải của con Thanh sao? Nó mới mua được vài ngày. Bà lấy cái này ở đâu vậy?
Bà cụ lên tiếng: tôi vừa nhặt được đôi dép này
Tân nghe vậy liền chạy ra cầm lấy đôi dép còn dính bùn đất giơ lên: dép..,cái này của Thanh. Bà ơi, bà thấy cái này ở đâu vậy?
Ông Mai cũng lập tức chạy tới xem. Đôi dép chẳng lạ nhưng dép của con dâu ông bà thì rất đặc biệt bởi Thanh dùng cây sắt nóng dùi 1 lỗ cuối gót để đánh dấu. Lúc nào dép của Thanh cũng bị dùi lỗ như vậy ở phần gót.
Bà cụ đáp: tôi thấy đôi dép này ở bờ mương, cạnh ruộng nhà tôi.
Tân cầm đôi dép, đôi mắt rưng rưng: Thanh ơi....em đi đâu rồi? Tại sao dép của em lại ở bờ mương?
Ông Mai lập tức hỏi han bà cụ tìm vị trí mà bà cụ thấy đôi dép. Ông ngẩn người ra nói với bà Mai: không xong rồi, chỉ e là...
Bà Mai cũng lờ mờ đoán được ý của chồng liền gật đầu. Tân đi một mạch ra nơi bà cụ chỉ. Cậu đi dọc bờ mương rồi nhảy xuống mương lội tìm xem có thấy Thanh hay không. Lúc bấy giờ mọi người đều đinh ninh rằng chắc chắn Thanh đã ngã xuống mương nước nên đôi dép mới trôi dạt vào bờ.
Mọi người được hô hoán tới mương nước tìm kiếm. Con mương này khá sâu và rộng. Cả chục thanh niên nhào xuống tìm kiếm nhưng không tìm được Thanh. Một người thở dài: nếu cô Thanh mà ngã xuống đây thì xác giờ phải nổi mới đúng chứ? Chúng ta đã tìm dọc mương nước mà đâu có thấy?
Tân run run bật khóc. Cậu không hiểu nổi nguyên nhân gì mà đôi dép của Thanh lại xuất hiện ở mương nước này. Có người e dè nói với ông Mai: có khi nào cô ấy vứt dép xuống mương rồi bỏ đi rồi không?
Ông Mai chỉ biết thở dài. Tất cả chỉ là suy đoán. Tân lên tiếng: nếu bỏ đi cũng còn tốt hơn là bỏ mạng.
Nói rồi cậu lững thững hướng về đường lớn mà đi. Mọi chuyện lại về mốc số 0.
Đêm hôm ấy bà Mai lại gặp ác mộng. Bà mơ thấy Mai xuất hiện ở cái mương nước ấy. Toàn thân cô lúc trắng lúc xanh. Cô ấy la hét rồi run lên kêu lạnh. Bà Mai cũng lạnh hết sống lưng, tay chân bủn rủn. Bà hỏi: con...con sống khôn thác thiêng. Con ở đâu thì nói cho mẹ biết, mẹ tới đón con về.
Thanh bật cười, giọng cười lạnh lẽo tới ghê người rồi từ từ tan biến trong không gian tĩnh mịch.
Bà Mai giật mình tỉnh dậy. Bà kể cho ông Mai nghe lại giấc mơ. Bà hỏi chồng: liệu có phải con bé vẫn ở dưới mương không? Con bé kêu lạnh lắm.
Ông Mai thở dài: chúng ta còn cái ngách nào chưa tìm nữa? Bà thấy hàng chục người lội bì bõm cả ngày dưới cái mương ấy sao? Đến con cá tìm cũng thấy huống hồ là cả một con người.
Sáng sớm hôm sau, bà cụ lại tới nhà ông Mai. Bà Mai thấy bà cụ thì hơi giật mình: bà có chuyện gì tìm nhà con ạ?
Bà cụ móm mém nhả miếng trầu trong miệng rồi đáp: đêm qua tôi mơ thấy con Thanh. Nó nói nó lạnh. Tôi chờ mãi trời mới sáng để tới nói chuyện với ông bà. Con bé chắc không phải bỏ nhà đi đâu.
Câu chuyện của bà cụ càng khẳng định thêm giấc mơ của bà Mai. Bà khẽ rùng mình gọi chồng dậy. mọi người có thể lờ mờ dự đoán Thanh gặp nạn nhưng không thể tìm được Thanh cho đến khi một người trong làng chạy lên báo cái giếng làng bỗng dưng bốc mùi khó chịu.
Ông Mai nghe tin lặp tức cho người xuống kiểm tra. Cả làng bấy giờ sững sờ bởi thi thể của Thanh nằm dưới giếng nước làng.
Còn nữa