Nghi Lễ Tế Thần

Chương 35: Lời mẹ

Chương 35. Lời mẹ

Bà ngoại ở quê ốm nặng nên mẹ đang lo lắm không biết tính sao, đang định trả phòng trọ rồi đưa phương về quê cùng ở để chăm bà ngoại nhưng lại lo việc học của phương gián đoạn, đang phân vân liệu tính thì lại thêm có thầy đại trí đến tận nhà xin cho phương lên chùa ở ít hôm để lo việc phật sự cho chùa, lấy lý do là thiếu người giúp việc, mẹ phương cũng là người phật tử, thấy con được các thầy yêu mến thế , lại cũng ngay thời điểm bận bịu nên vui vẻ chấp thuận ngay, thế là từ dạo đó phương dọn lên chùa ở hẳn, cũng còn hơn một tháng mới hết nghỉ hè vào năm học mới nên cũng chẳng cần phải đi học, phòng trọ đã trả, mẹ đã về quê để chăm sóc cho bà ngoại, đồ đạc trong nhà gửi hết qua nhà hạ để giữ hộ, về chuyện tiền nong thì nhà cũng bí lắm nhưng Vy có nói qua việc nhà phương cho mẹ vy nên cô ấy cũng đồng ý mỗi tháng sẽ giúp đỡ gia đình phương khoản tiền sinh hoạt phí, rồi cứ thế khi nào bà ngoại khỏi ốm thì lên làm lại cho nhà cô trừ dần, vậy là mọi việc đều xuôi cả…

phương cũng đồng ý với các thầy ngay, vì có nhiều lý do.

thứ nhất là việc nhà như thế thuận lợi cho mẹ chăm bà ngoại, đỡ phải lo chuyện cơm nước cho phương, cũng không phải đi làm sớm hôm vất vả, và đỡ phải lỡ may tình cờ việc kia mà biết thì mẹ lại thêm lo lắng ra…

thứ hai là không ở dãy trọ đó nữa đỡ phải nhớ lại việc quá khứ , cũng giúp phương nguôi ngoai nỗi đau việc của chị hương.

thứ ba là không còn phải đi qua khúc sông cầu đen, dù giờ đây đã không còn uất khí nhưng cũng vẫn là nơi sông nước hiểm trở đi lại…

và cuối cùng, lý do quan trọng nhất…

…Nơi chùa thiêng yêu ma chẳng dám vào, dù đã học được phép bức ý có thể khống chế sự xuất hiện của yêu ma, không còn bị nó hành hạ cho sống dở chết dở, nhưng chỉ cần tâm người sơ xẩy là nó lại lợi dụng điều đó mà hiện ra ngay, mà công phu của phương tuy có hơn người, nhưng cũng chẳng thể được như thần linh bồ tát lúc nào cũng quán niệm tâm thanh thịnh rổn rang*, không phải lúc nào cũng khống chế được vọng động, do đó đến chùa là hay hơn cả. tất nhiên cũng chẳng thể mãi ở nơi chùa, nhưng cứ vào đó ở học đạo thêm một thời gian, công phu tăng dần rồi khi ấy sẽ liệu tính…



Bà ngoại phương năm nay đã 78 tuổi, cũng đã già yếu, tuy chẳng lú lẫn gì nhưng nay ốm mai đau. Lại nói chuyện nhà có hai bác gái đều đi lấy chồng xa, cậu phương thì cũng suốt ngày đi làm ăn xa, chính ra việc của bà thì cậu phải lo nhưng dâu rể trong nhà cũng không được thuận, vợ cậu và bà lại chẳng hợp nhau, lại nhân còn chị gái chưa phải rằng buộc gì nên nhờ vào chị về trông việc hộ. hôm mẹ về quê, thì có được hàng xóm đưa ra bến xe, phương cũng theo ra tiễn chân, khi chuẩn bị đi, trong lúc chờ xe còn nửa tiếng đồng hồ , mẹ mới cầm tay phương mà căn dặn ân cần:

“con ơi chốn chùa chiền là nơi thanh tịnh, dù các thầy quý con xem như nhà nhưng con cũng chỉ là đệ tử quy y chứ chưa chính thức xuất gia, mà dù có xuất gia thì nhà cũng là nơi cửa phật, tuyệt đối cấm các việc dẫn bạn bè tới quá đông, thăm nom tụ tập đàn đúm là ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, con nhớ rằng ngày lễ lạt, chùa có việc phật sự thì tay chân đi trước mồm miệng theo sau, làm việc phật phải làm cho rốt ráo đừng làm qua quấy mà phải tội, các thầy dạy bảo thì phải nghe, các sư huynh trưởng dặn dò thì không được cãi bướng, đối với các chú bác cư sĩ thì họ chưa xuất gia là vì còn nghiệp nhưng đã là cư sĩ sống nơi chùa thì dù không ít thì nhiều họ đều có phật tính, hoặc nếu không có tính ấy cũng là người hợp căn cơ với yêu ma nên bị làm cho bệnh phải đến nương nơi cửa chùa mà nhờ chư phật bảo hộ, dù không có âm phần thì chí ít họ cũng là người tin theo đạo pháp con đều phải kính trọng, còn đối với thập phương người đến thắp hương lễ lạt con không được va chạm gây gổ với ai, về công phu phật thì các thầy thương mến truyền cho con nhiều có khi còn biết việc hơn mẹ nên mẹ cũng chẳng nói nhiều, chỉ dặn dò lời của mẹ, đừng có để tai tiếng gì mà mất công cả đời mẹ đã giữ gìn…”

Rồi mẹ dạy cho phương bài học xử thế mà mẹ đã dạy phương tới hàng nghìn lần đến mức thuộc từng câu chữ. Mẹ nắm tay dặn phương rằng:

“đến nơi chùa chiền có chúng sư huynh, người lớn người nhỏ đều có nên con phải nhớ lời mẹ dặn: Anh phải thương em, em phải kính anh. Con đừng tranh hơn thua, nói lời nhường nhịn sẽ làm người khác nguôi giận. dù là ăn uống hay đi đứng thì đều có tôn ti trật tự, người lớn trước, người nhỏ sau. Người lớn gọi ai, thì mình gọi thay, người đó không có, thì mình làm thay. Gọi người lớn không được gọi tên. Với người lớn, con chớ khoe tài, chào người trên đường nếu người không chào lại thì cúi đầu cung kính, không được nói hỗn. Người lớn còn đứng thì con đừng ngồi, nói với người lớn con phải nói nhỏ, khi hỏi đáp thì mắt con nhìn thẳng, đừng nhìn láo lươn. Con nhớ lời mẹ chưa?”

Phương gật đầu.

Mẹ lại nói:

“còn đối với nề nếp lối sống thì con nhớ đây: Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ, sống với mẹ thế nào thì lên chùa cứ thế, phải biết quý thời gian chứ đừng biếng nhác.

Sáng ngủ dậy phải rửa rửa mặt, đánh răng. Tiểu tiện xong phải rửa tay sạch. Quần áo nón mũ con mang chỉnh tề ngăn nắp, để đúng chỡ, chớ để bừa kẻo dơ bẩn. về ăn uống con chỉ ăn vừa đủ, chớ ăn quá no…”

“con nhớ”.

Mẹ lại nói:

“về tác phong, đi lại thì con nhớ: Đi thong thả, đứng ngay thẳng.

Chào ai thì cúi sâu, đi lại không đạp thềm, không đứng nghiêng, ngồi dang, rung đùi, cầm vật thì phải cẩn thận. con vào phòng ai cũng phải gõ cửa, phòng không có người phải xem như có người không được tắt mắt.”

“con nhớ.”

Mẹ nói tiếp:

“đối với hành động con lại nhớ cho mẹ: Chớ làm vội, chớ qua loa, vội lại sai nhiều. Nơi ồn náo con không đến gần. Việc không đáng con đừng có hỏi bừa. mượn đồ người khác thì phải hỏi, không hỏi là trộm, hỏi xong mượn dùng giữ gìn cẩn thận, nếu hư phải sửa, không sửa được phải nói đừng có lặng im…”

“dạ, con nhớ.”

Mẹ nói:

“con lại nhớ làm gì cũng đặt tín lên đầu, nghĩ cho kĩ rồi nói, lời nói ra rồi thì đừng thay đổi, việc chưa chắc thì đừng nói mò, việc người ta nhờ mà khó thì nghĩ, đừng vội nhận lời, nếu nhận lời rồi tiến lui sau này đều khó sửa. con phải nhớ lấy thật thà khiêm tốn làm đức, ai chê phải biết ơn ai khen đừng ngạo mạn, nếu làm được thế người hiền tự khắc đến bên cạnh. Làm sai phải nhận, nhận xong phải sửa, như thế là không sai, còn nếu che giấu thì tội chồng thêm tội. con thấy ai ưu tư con đừng làm phiền, con thấy ai lỗi sai cũng không cần vạch trần, nói chuyện không cần tranh cãi tới cùng, việc riêng người khác con đừng nói, khen họ thì khen không nên trách họ. cho ai cái gì thì tự hỏi mình, nếu mình không thích đừng nên lấy cho họ kẻo mang tiếng, phải chọn bạn mà chơi. Đối với chuyện học tập con phải nhớ học là cả thân miệng ý đều phải học, chỗ nào nghi ngờ thì con ghi chép lại đi hỏi mới mong nhanh tiến bộ, sách này chưa xong sách kia đừng đọc. nếu có mượn sách con phải giữ gìn cẩn thận, học là phải hành, nói là phải đúng. Con đã nhớ chưa?”

Phương nghe mẹ dạy nhớ như in trong lòng nửa câu cũng không dám cãi.

Mẹ còn định nói nữa nhưng xe đã ra bến, tiếng còi xe đã bấm, người phụ xe đã giục khách lên rồi.

Thế mới biết,

Sinh con nghĩa mẹ ắt nhân

Con hư tại mẹ muôn lần chẳng sai

Thành đạo công đức do ai?

Chẳng nhờ công mẹ thì tài do đâu?

Rồi mẹ lên xe đi, lên cửa xe còn không quên ngoái lại dặn dò thêm:

“bà ngoại khỏi ốm mẹ lên, con nhớ tuần nào cũng phải gọi cho mẹ, số cậu con mẹ đã ghi rồi con cứ gọi vào đấy.”

Nói xong bước vội lên xe.

Phương chào mẹ mà lòng bồi hồi, nhìn mẹ xách làn lên xe ô tô đi, bóng dáng mẹ khắc khổ bần hàn, mặc chiếc áo vải đơn sơ, đi đôi dép rách, đội chiếc nón lá, một tay xách làn mây, tay kia vịn vào thành xe mà bước lên, bị người ta chen xô, trong lòng lại thương cảm vô cùng..

Mẹ ngồi vào xe vẫy tay với phương qua khung kính xe…

Bất chợt phương giật mình hoảng hốt, nhìn mẹ mà lòng quặn đau tê tái…

Sao tóc mẹ từ khi nào bạc cả thế? Bác đầu thế này sớm hôm vẫn phải đi giúp việc cho nhà người để kiếm miếng cơm nuôi con thơ…

Sao đôi tay mẹ giơ lên vẫy phương từ khi nòa mà nhăn nheo chai sạn hết cả? lại trơ ra nào những xương? đôi tay ấy ngày xưa bế con trong lòng vẫn còn trắng trẻo nõn nà mà…

Trời ơi từ khi nào mà sao khuôn mặt mẹ nhăn nheo thế kia? Sao mẹ cười mà khóe mi hằn vết chân chim, trán cũng nhăn nữa…

phương òa lên khóc ngay giữa bến xe… người xung quanh thương cho trẻ thơ xa mẹ mà lại an ủi nhưng cũng không nín, cứ vậy khóc tới khi xe dần lăn bánh rồi khuất xa…

cả một đời người phụ nữ tảo tần sớm hôm, bạc phận bạc phước, thương cha mẹ lo cho các em mãi muộn mới lấy chồng lại phải chịu cảnh giường đơn gối chiếc, giờ đây con chưa khôn lớn chưa báo được ngày hiếu nào mà lưng mẹ đã còng, tóc mẹ đã bạc…

giọng nói quỷ thần trong đầu vang lên như mũi dao đâm vào tim phương, cắt lấy gan phương mà nghiền cho nát vụn…

“nhìn mẹ mày lần cuối cho kĩ nhé…”

Phương vùng dậy lao chạy theo xe nhưng xe đã đi khuất từ khi nào, rồi chân đuối ngã nhào xuống đường…

Thật là,

Dù đời khổ, vẫn tròn đạo hạnh

Mẹ dạy con, nhân nghĩa vẹn toàn.