Hai Thế Giới Chung Một Con Đường

Quyển 3 - Chương 4: Ra điều kiện

My ngồi ngay ngắn ngay chính giữa cái chiếu được trải ra ở phòng khách. Mọi người khác ngồi xung quanh. Ông Xuân ngồi đối diện với My, ông ta bắt đầu nói:

- Bây giờ cháu hay thả lỏng người, trong đầu không nghĩ ngợi gì cả, nếu có cảm giác được cái gì cũng mặc kệ nó. Nếu nghe thấy tiếng gọi bên tai thì đừng trả lời, mà hay tưởng tượng như mình đang lần theo cái tiếng gọi đó.

My gật đầu đồng ý, cô ta bắt đầu nhắm mắt, hai tay thả lỏng đặt lên đùi. Thế rồi, ông Xuân bắt đầu lẩm bẩm đọc một thứ tiếng Trung Quốc gì đó rất khó hiểu. Giờ đây tất cả mọi người đều tập chung nhìn về phía My. Ông Xuân ngồi nhẩm đọc được một lúc, thì My có cảm giác toàn thân nhẹ nhàng bay bổng, bỗng chốc cả căn buồng chở nên lạnh lẽo vô cùng. Thế rồi bên tai My bắt đầu phảng phất tiếng thở mạnh của nhiều người. Quả nhiên như lời ông Xuân nói, chỉ một lúc sau, My nghe được tiếng mấy người nói chuyện xung quanh mình, giọng họ nghe lạ lắm. Chợt từ đâu đó vang lại tiếng ai đó gọi tên My. My bắt đầu có vẻ sợ hãi, cô hơi run run, rồi mặt nhăn lại. Ông Xuân đang đọc thần chú, hé mắt thấy My có vẻ mất tập chung, ông nói ngay:

- Tập chung vào đi cháu, hãy lần theo tiếng gọi.

Nói xong, ông Xuân lại tiếp tục đọc chú bằng tiếng Tầu. My ngồi cố gắng thả lỏng cơ thể, và lắng nghe như muốn biết tiếng gọi từ đâu tới. Ngồi như thế được năm phút sau, bỗng My có cảm giác lạnh toát khắp người bắt đầu từ phía sau lưng. Chợt cả người My như bị ai đẩy hơi đổ về phía trước, cô từ từ cúi mặt xuống lòng, hai tay đang đặt trên đùi cũng đã thõng xuống đất từ lúc nào không biết. Ông Xuân lúc này ngừng đọc mà nói:

- Vong đã về rồi.

Lúc này tất cả mọi người đều nổi hết da gà, nhìn không chớp mắt về phía My. Mẹ My đứa tay, chạm vào người My, chợt bà hoảng hốt rụt tay lại, vì giờ toàn thân My lạnh toát như một tảng băng vậy. Bà vội hỏi:

- My! Con có làm sao không?

Nhưng xem ra bà đã có được câu trả lời, từ phía My vọng ra một tiếng nói của một thanh niên trẻ:

- Con bà có còn ở đây nữa đâu, tôi mượn xác nó rồi.

Mẹ My thất kinh ôm lấy chồng bà, đang ngồi đờ đẫn ra. Ông Xuân liền bắt đầu hỏi:

- Xin hỏi người đang ngồi trước mặt tôi là ai?

Giọng nói đó lại vang ra từ phía My:

- Liệt sĩ Nguyễn Khắc Tiến, mất tại chiến trường miền Nam.

Câu tra lời đó tựa như tiếng sét nổ ngang tai mọi người. Ông Xuân hỏi tiếp:

- Xin hỏi Liệt sĩ Tiến, vì cớ gì mà lại đi theo người này để hãm hại.

Giọng người thanh niên bỗng chở nên giân giữ:

- Vì cớ gì á? Chính ông này đã cho người đến đập phá nhà gia đình tôi, ép họ phải đi chỗ khác để mở đường. Thử hỏi với một mức tiền đền bù ít ỏi, gia đình tôi sẽ đi đâu bây giờ, hơn thế nữa, chúng tôi đã làm chủ mảnh đất đó mấy đời, vậy cớ gì mà đến đánh đuổi gia đình tôi đi cớ chứ?

Ông Xuân quay qua nhìn mặt bố My, ngay lúc này đây, bố My cũng chỉ biết cúi đầu mà che đi cái vẻ mặt tím tái, ngượng ngùng của mình. Rồi ông Xuân lại quay ra hỏi cái vong kia:

- Mọi việc đã đành, giờ tôi thiết nghĩ cũng không thể làm gì được. Xin hỏi liệt sĩ rằng ông đây có thể làm gì để chuộc lại lỗi lầm của mình được không?

Giọng nói đó vẫn mang đầy âm điệu giận giữ:

- Không còn có cái gì mà chuộc cả! Đâu chỉ có riêng tôi bị mất đi chỗ thờ cúng đâu, tất cả những vong hồn ở đây ít nhiều cũng bị mất nơi thờ cúng như vậy. Tôi có thể sẽ không hại ông ta, nhưng mà tôi chưa lấy vợ, mà con gái ông ta lại hợp tuổi, có gì, tôi sẽ câu hồn nhỏ đó xuống đây để cưới tôi.

Mẹ My nghe xong vội ôm lấy My mà van lạy:

- Tôi lạy liệt sĩ, tôi lạy liệt sĩ, xin liệt sĩ đừng hại con tôi.

Bố My thì vẫn ngồi đó chết điếng người, van xin một lúc, mẹ My quay qua đánh mạnh vào người chồng mình, khóc lóc mà quát:

- Ông thấy chưa, chỉ tại ông chèn ép người ta quá, mà giờ người ta đến bắt tội con gái ông đây này.

Ông Xuân ra hiệu cho bà giúp việc cố chấn tĩnh mẹ của My lại. Ông ta bắt đầu nói giọng từ tốn:

- Chắc chắn phải có cách gì đó để làm hóa giải oán khí của liệt sĩ. Ngay như việc liệt sĩ đang làm bây giờ, là câu hồn con gái ông này xuống địa phủ, là trái ý trời, thí chủ không sợ bị đầy xuống địa ngục sao?

Một điệu cười lớn vang lên, sau đó người thanh niên tiếp lời:

- Sợ cái gì? Ông này làm bao điều sai trái, sao không sợ quả báo? Còn như tôi lấy con gái ông ý, để ông ta thoát chết, như vậy là đã măy mắn lắm rồi.

Ông Xuân cảm nhận được dường như cái vong này có vẻ quyết tâm trả thù. Nghĩ ngợi một lúc, ông Xuân chuyển qua biện pháp cứng rắn. Ông nói:

- Chúng tôi chiêu hồn liệt sĩ về đây, chả qua là muốn tìm một biện pháp hòa giải hớp lý. Như liệt sĩ đã biết, tôi đã gọi được hồn liệt sĩ về đây, ắt có cách đánh tan hồn phách của liệt sĩ.

Tưởng rằng cái vong liệt sĩ này biết sợ, nhưng hắn ta chỉ cười lớn hơn và nói giọng kɧıêυ ҡɧí©ɧ:

- Ông đánh tan được bao nhiêu hồn phách? Không chỉ có tôi, mà còn bao nhiêu vong người khác ở đây cùng đều thù hận lão chủ nhà này. Cứ cho là ông đánh tan hết bọn tôi đi, thì liệu cả gia đình ông có sống yên ổn không? Nói cho ông rõ, tôi bắt con gái lão này xuống lấy làm vợ là phúc cho ông ta lắm, chứ phải vong khác, nó kéo hồn xuống địa ngục là mãi mãi không bao giờ siêu thoát đó.

Ông Xuân dường như bị dồn vào thế bí, ông suy nghĩ.

Quả đúng như lời liệt sĩ này nói, cái việc đánh tan hồn phách là cái hạ sách cuối cùng, làm việc này thì vong hồn coi như tan biến, không được luân hồi, thất nhân thất đức lắm. Chưa kể đến việc ở đây còn rất đông vong hồn. Ông Xuân cũng đã nghĩ đến việc bắt hết vong lại nhét vô một cái bình, nhưng với oán khí nặng như thế này, thì việc các vong thoát thân được cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi. Giờ đây ông Xuân gọi vong lên cũng là để tìm cách hòa giải và chuốc lỗi với các vong để nhà My không ai bị hại. Người nhà My đang van xin vong hồn tha mạng, chợt ông Xuân như nghĩ ra cái gì đó. Ông lấy trong hộp ra một lá bùa đen, rồi ông vẩy ít nước xương lên đó, ông đập vào đầu My và nói:

- Mọi chuyện đã xong, mong vong hồn trở về cõi âm cho.

Cứ nghĩ rằng hồn liệt sĩ Tiến sẽ xuất khỏi người My, nhưng khi đập lá bùa lên đầu, giọng nói người thanh niên vẫn vang vảng:

- Tôi đã chiếm được xác con gái ông này rồi, thì ngu gì mà bỏ đi. Bây giờ, nếu ông ta không muốn mất con, thì đi theo chúng tôi sang bên kia nói chuyện phải trái.

Nói dứt câu, chợt My hất tay ông Xuân ra, rồi đẩy ông Xuân ngã ngửa. Cả cơ thể My giờ như người không xương, cứ đứng lên loạng choạng, rồi My vồ lấy bố mình mà bóp cổ. Cả nhà hốt hoảng vội vào giằng My ra khỏi bố cô, nhưng coi bộ My quá khỏe, mẹ và cô giúp việc không tài nào gỡ ra được. Về phần bố My, ông dường như bất lực, vì bị cô con gái bóp cổ chặt quá, mà không tài nào gỡ ra được, tưởng rằng ông ta sẽ bị bóp chết trong gang tấc. Ông Xuân lúc này mới bò dậy, quát lớn:

- Mau đi lấy gáo nước lạnh vào đây!

Cô giúp việc vội vàng chạy vô nhà tắm lấy một gáo nước lạnh, về phần ông Xuân, ông ta chạy lại chỗ My. Thay vì giúp bà mẹ gỡ My ra, ông Xuân tát liên tiếp vào mặt My, mẹ My thấy thế xót con, vội chặn tay ông Xuân lại mà nói:

- Sao ông không gỡ con tôi ra lại đánh cháu nó thế?

Ông Xuân tiếp tục tát, quay qua nói lớn:

- Phải đánh con bà để hồn liệt sĩ xuất khỏi nó chứ còn sao nữa.

Thế là mẹ My thì vừa khóc vừa giằng tay My ra, còn ông Xuân thì tát liên tiếp vô mặt My. Mặt bố My đỏ rực, có lẽ ông ta khong chịu được lâu nữa rồi, còn về phần My thì cứ bóp cổ bố mình, mắt thì nhắm nhưng mồm liên tục hét:

- Sang kia nói chuyện với tao!

Lúc này đây, cô giúp việc mang cái gáo nước chạy lên. Ông Xuân cầm gáo nước lạnh, dội từ từ lên đầu My. Quả nhiên, tay My đã lỏng ra, còn bố My có vẻ như ngất đi, ngã lăn ra chiếu. My buông tay đứng lieu siêu, ông Xuân vội bảo mẹ My và cô giúp việc ấn My ngồi xuống và hai người, mỗi người một tay bẻ ra đằng sau giữ lại. Khi My đã bị giữ chặt trong trạng thái ngồi xuống, ông Xuân túm tóc dựng ngược đầu My lên, mắt My vẫn nhắm, mồm thì lẩm bẩm:

- Ông để tôi bóp chết nó, mang nó về bên kia.

Ông Xuân quay qua bảo cô giúp việc:

- Lấy bất kể một con dao nấu ăn nào mang lên đây cho tôi.

Nghe đến đây, mẹ My hốt hoảng hỏi:

- Ông định làm gì?

Cô giúp việc còn đang lưỡng lự, ông Xuân quát lớn:

- Mau lên! Muốn cô chủ bị chết hả?

Bà giúp việc vội đứng lên chạy vô bếp, còn mẹ My ngồi sau giữ hai cái tay. Ông Xuân một tay túm tóc nâng đầu My lên, một tay rót nốt nước gáo lạnh. Xong xuôi, ông Xuân đặt gáo nước xuống, lấy tay tát mạnh vào mặt My và nói:

- Tôi hỏi liệt sĩ lần cuối, liệt sĩ có chịu xuất hay không?

Giọng người thanh niên đó đã có vẻ yếu đi:

- Tôi không xuất ... ông làm gì được tôi nào?

Cô giúp việc cuối cùng cũng cầm được một con dao gọt hoa quả Thái Lan đưa cho ông Xuân. Ông Xuân túm tóc cái My kéo gần lại mặt ông ý, tay kia cầm con dao dí vào cổ nói giọng giận giữ:

- Tôi hỏi liệt sĩ lần cuối, liệt sĩ có chịu xuất hay không?

Giọng nói đáp lại lời ông Xuân vẫn rất cương quyết:

- Tôi không xuất, ông làm gì được tôi nào?

Ông Xuân cố nén sự giận giữ của mình lại, ông ta nói:

- Thành thật xin lỗi liệt sĩ.

Nói dứt câu, ông Xuân cầm dao cứa lên cổ My. Sau nhát cứa, My vùng lên hất văng cả ông Xuân và mẹ My ra. Cô ta lấy tay ôm cổ mình vật vã gào thét trong đau đớn, được một lúc thì ngã xuống chiếu bất tỉnh. Mẹ My chạy lại ôm lấy Mỹ mà gào thét trong nước mắt:

- Con ơi! Con tôi làm sao thế này?

Mẹ My vừa ôm con, vừa khóc, bà quay ra bảo ông Xuân:

- Ông làm gì con tôi thế này? Ông hứa là sẽ bảo toàn tính mạng cho nó cơ mà?

Ông Xuân lúc này mới bước lên, tiến về phía My. Ông Xuân đặt My nằm xuống và vạch cổ My ra mà nói:

- Bà nhìn đi, vết cắt rất nông. Tôi phải làm như thế thì vong của người liệt sĩ kia mới chịu xuất. Dao trong nhà là một bảo bối rất hiệu quả mà ít người biết vì vong hồn rất sợ dao dùng bếp.

Ngay lúc này đây, bố My tỉnh dậy, ông nhin về phía mọi người, ông lên tiếng hỏi:

- Mọi chuyện ổn cả rồi chứ?

Ông Xuân nhìn bố của My lắc đầu thất vọng mà nói:

- Ông có biết ... ông gây ra đại họa cho nhà này rồi không?