Hai Thế Giới Chung Một Con Đường

Quyển 3 - Chương 3: Nhìn thấy ma

Ông thầy tầu bước vào căn nhà cao ba tầng này, ngay từ khi bước vào, ông ta đã có một chút gì đó do dự trong lòng. Nói về ông thầy này, vốn ông ta là người gốc Trung Quốc, nhưng mà gia đình đã qua Việt Nam sinh sống được mấy chục năm rồi. Cha của ông ta cũng là một thầy có tiếng tại Trung Quốc, thế nhưng, sau này khi chuyền nghề cho ông ta xong, bố ông ta vẫn khuyến khích ông ta sống bằng nghề khác, vì cái nghề làm thầy này thất nhân thất đức lắm, hơn nữa là dễ mang họa vào thân cho người nhà và mình, tên ông thầy tầu này là Lưu Nhược Xuân. Ông Xuân yêu cầu bố của My dắt đi một vòng quanh nhà, sau đó ông gọi tất cả người nhà lại ngồi ở phòng khách, ông ta đứa cốc trà lên miệng làm một ngụm, rồi chậm rãi đặt cốc trà xuống, quay qua bố của My và hỏi:

- Ông làm ở văn phòng nhà đất đúng không?

Bô My nghe xong câu đấy thì đờ đẫn cả người, trên chán bắt đầu lấm tấm xuất hiện những giọt mồ hôi. Phải mất độ gần một phút, bố My mới lên tiếng:

- Đúng, hiện giờ tôi đang làm giám đốc văn phòng nhà đất của chính phủ, thế có việc gì không ạ?

Nghe xong câu đó, ông Xuân ngồi xoa cằm nhìn mặt bố của My rất lâu, khiến cho My và mẹ mình rất tò mò. Thế rồi ông Xuân lại hỏi:

- Thế ông làm nghề này được bao lâu rồi?

Bố My thấy ông ta hỏi quá nhiều vào công việc của mình, bố My mới lên tiếng:

- Sao ông lại hỏi tôi những câu hỏi này? Tôi mời ông đến đây để coi nhà cơ mà, chứ có phải để ông phỏng vấn tôi đâu.

Ông Xuân vẫn nhìn bố My chằm chằm, với vẻ mặt nghiêm nghị, xong ông ta chỉ tay về phía My mà nói:

- Nếu tôi bảo con ông không sống được đến năm sau thì ông nghĩ sao?

Bố My nghe cầu này thì điên tiết, còn riêng My và mẹ mình thì mặt tái mét, ngồi im thin thít. Bố My đập bàn đứng lên chỉ mặt ông Xuân mà quát:

- Ông nói nhảm nhí cái gì thế? Bộ muốn chết à?

Ông Xuân vẫn ngồi im, nhìn thẳng vào mắt bố của My mà nói:

- Tôi thì sống chết có số rồi, còn riêng về phần ông, tôi chỉ có một câu này cho ông mà thôi, "nợ cha con trả".

Nghe xong câu đó, bố My tính đánh cho ông Xuân một trận, nhưng may là có mẹ My ngồi bên ngăn lại, sau đó mẹ My nhẹ nhàng nói:

- Xin ông nói rõ hơn được không ạ?

Ông Xuân lúc này mới làm thêm một ngụm nước trà nữa, sau đó ông nhìn thẳng vào mặt bố My mà nói cái giọng chậm rãi:

- Tôi không biết công việc của ông ra làm sa, hay như ông trèo lên được cái chức giám đốc như thế nào. Duy chỉ có một điều, tôi cam đoan rằng ông đã hại không ít người. Ồng có biết, trong căn nhà này không chỉ có mỗi gia đình ông sống hay không? Ngoài gia đình ông ra, còn có vô số vong hồn đang cư ngụ, ngay như ngoài sân đã có ba cái vong rồi, ngồi ở cái cầu thang kia là hai cái, rồi thì tầng ba ba cái vong, sân sau năm cái. Và cuối cùng, ngay đằng sau ông là một cái vong.

Nghe đến đây thì cả ba người nhà My nổi hết cả da gà. Bố My thì vẫn cứng giọng mà quát:

- Làm sao tôi biết ông nói thật hay nói dối? Nhỡ ông chỉ bày trò kiếm tiền thì sao?

Ông Xuân nghe đến câu đó, liền đứng dậy ngay mà nói:

- Thứ nhất, như ông đã biết, tôi sống không phải bằng cái nghề này, vì nó thất nhân thất đức lắm. Thứ hai, cửa tiệm tạp hóa của tôi ăn nên làm ra, con cái tôi cùng thành đạt, liệu tôi có cần phải đi kiếm tiền để sống nữa hay không? Tôi giúp ông cũng là vì bạn ông nài nỉ, tôi thương tình mà đến. Nếu ông nghĩ tôi đến đây kiếm lời, thì tôi xin phép, mong ông tìm người khác.

Rồi ông ta rảo bước thẳng ra cửa. Bố My thì ngồi đó chết điếng người, riêng chỉ có mẹ My là chạy lại níu tay ông ta mà van xin:

- Chồng tôi ăn nói vô phép quá, mong ông bỏ quá cho, xin ông rủ lòng thương mà giúp cho gia đình nhà tôi.

Ông Xuân quay lại nhìn về phía My lắc đầu mà nói:

- Chỉ tiếc cho con gái bà, quá yếu vía, kiểu gì người ra đi đầu tiên sẽ là cháu nó mà thôi.

Nghe đến đây, My rùng mình, cô ta vội chạy lại nói:

- Bác ơi, mong bác cứu cháu với, cháu không muốn chết iểu như vậy đâu.

Lúc này đây, bố My mới gượng gạo đứng dậy, tiến về phía ông Xuân mà nói:

- Tôi nói quá lời, mông ông tha thứ cho, xin ông thương lòng giúp đỡ gia đình tôi.

Ông Xuân thở dài mà nói:

- Thật ra nhà ông cũng nan giải đấy, oán khí nặng quá. Tạm thời tôi chưa có cách, nhưng tối mai tôi sẽ qua đây gọi hồn, đến lúc đó, tôi sẽ hỏi rõ coi chúng nó muốn gì.

Nói xong rồi ông ta cất bước đi, để lại ba người nhà My đứng ở cửa nhìn theo.

Tối hôm sau, ông Xuân quay trở lại với một cái hôp gỗ. Sau khi đã gọi đủ bố My, Mẹ My, My, và bà giúp việc ngồi quây quần đủ ở phòng khách. Ông Xuân đặt cái hộp gỗ xuống, lấy ra một cái gương gỗ cũ kĩ, rồi lấy một lọ nước màu trắng ra. Ông ta bảo My ngồi quay lưng về phía cầu thang đi lên tầng và bắt đầu nói:

- Bác hỏi cháu cái này, cháu phải trả lời cho thật. Kể từ ngày sống ở căn nhà này, cháu đã bị người âm trêu bao giờ chưa?

My đáp ngay:

- Dạ, thưa bác, cháu đã từng bị rồi ạ.

Ông Xuấn nói tiếp:

- Cháu có giám chắc không, vì nếu cháu đã từng bị trêu rồi thì việc nhập hồn cũng dễ và an toàn hơn.

My gật đầu cương quyết, mẹ My nghe vậy có chút lo lắng bèn quay ra hỏi ông Xuân:

- Thưa ông, tại sao lại như thế ạ?

Ông Xuân quay qua nói với mẹ My:

- Những người bị ma trêu thường là có thần giao cách cảm với cõi âm. Bên cạnh đó, người cõi âm có thể dễ dàng nhập vào xác những người này hơn. Điều quan trọng nhất, tuy là dễ nhập vào, nhưng họ cũng dễ dàng thoát ra hơn vì có lẽ, họ đã quá quen với vong hồn của người này rồi.

Nói đến đây, ông Xuân mở cái lọ nước trắng như nước gạo đó ra, đổ lên tay một ít rồi nhìn My nói:

- Bây giờ bác sẽ làm phép, cháu nhắm mắt lại. Bác thoa nước lên, đến khi nào cảm thấy mặt mình lạnh toát thì nói bác nhé.

My gật đầu vâng lời, ông Xuân bắt đầu thoa nước đó lên mặt My. Mẹ My thấy vậy thì hỏi:

- Ông cho tôi hỏi, nước gì đó ạ?

Ông Xuân không ngừng tay, mồm đáp:

- Nước xương người.

Mẹ My nghe xong mà lạnh sương sống, ngay cả My cũng khẽ rùng mình, da gả dựng đứng. Khi đã bôi hết mặt, chợt My lến tiếng:

- Bác ơi, toàn bộ khuôn mặt cháu giờ đây lạnh buốt rồi ạ.

Ông Xuân ngừng tay, cầm cái gương gỗ đặt vào lòng bàn tay của My, rồi đưa cái gương đó lên mặt My, ông ta nói:

- Bây giờ cháu mở mắt từ từ, nhìn thẳng vào gương coi coi có ai ngồi ở cầu thang không nhé.

My một tay giữ gương, cô từ từ mở mắt, chợt My vừa mở hết mắt nhìn vào cái gương đang chiếu về phía đằng sau cô, cái cầu thang. My hét lên thất thanh, cô đánh rơi cái gương xuống bàn, lấy hai tay bịt miệng mình lại tỏ vẻ sợ hãi nhất thời. Ông Xuân vội hỏi:

- Cháu có nhìn thấy ai ngồi ở cầu thang không?

My mặt vẫn tái mét, chỉ nhìn chằm chằm vào cái gương mà nói:

- Cháu thấy có ba người đang ngồi ở cái cầu thang ạ.

Lúc này đây những người nhà còn lại của My đều rùng mình sợ hãi, tất cả đều quay đầu ra nhìn về phía cái cầu thang, nhưng tất cả đều trống trơn. Đến lúc này đây, ông Xuân mới hỏi tiếp:

- Thế cháu có thấy ai mặc áo lính đang ngồi đó không?

My lúc này mới cố nhớ lại cái khoảnh khắc ngắn ngủi đó, rồi cô ta đáp giọng run run:

- Hình như là không ạ ... không có ai mặc áo lính ngồi đó đâu ạ...

Ông Xuân lúc này mới nói:

- Vậy cháu cầm gương lên coi coi người đó đang ở đâu trong căn nhà này.

My tay run run, cô cầm cái gương từ từ dơ lên, rồi cô soi lại phía cầu thang, không ai mặc áo lính cả. Mỹ hơi xoay qua bên phải, thì cô thấy ngay một người mặc áo lính xanh hiện ra đang đứng sau bố cô mà nhìn về phái cô chằm chằm. My úp vội cái gương xuống khóc nức nở, mẹ Mỹ phải dỗ dành mãi, My nói trong nước mắt:

- Con sợ quá mẹ ơi ... anh ấy ... cái người mặc áo lính ấy .... Đứng ngay đằng sau bố kia kìa...

Mẹ My dỗ dành con, một mặt hết nhìn bố My, rồi lại nhìn ông Xuân hỏi:

- Thế là sao hả ông? Sao lại có người mặc áo lính?

Ông Xuân từ tốn đáp:

- Trong số các vong hồn ở căn nhà này, tôi thấy vong người lính trẻ này cứ bám theo chồng bà suốt. Có lẽ trồng bà gây thù chuốc oán với người này, khiến họ chết oan chăng. Để biết rõ ta sẽ áp vong người này vào xác con bà để hỏi chuyện ngay bây giờ.

Mẹ My với My nghe vậy thì rùng mình sợ hãi, mặc cho bố của Mỹ cứ ngồi đờ đẫn ra đó mà nói không nên lời. Thế rồi mẹ My quay qua hỏi:

- Liệu có an toàn không ông?

Ông Xuân gật đầu đáp:

- Tôi sẽ bảo toàn tính mạng cho con bà.