Hệ thống kho hồ sơ là một hệ thống đặc biệt, cổ xưng là quyển phiệt, sau gọi là kho hồ sơ. Tên gọi khác nhau, tác dụng lại như nhau.
Có kho hồ sơ Nam bộ tất nhiên sẽ có kho hồ sơ Trung bộ cùng kho hồ sơ Đông Tây Bắc.
Sự xuất hiện của hệ thống kho hồ sơ nổi lên giữa dòng chảy của hệ thống Trương gia, sự xuất hiện của Trương Hải Diêm cùng với những sự tích quá khứ của hắn dần hé mở, khiến cho phân công của kho hồ sơ Nam bộ và cả hệ thống kho hồ sơ dần dần rõ ràng.
Lấy một ví dụ đơn giản, kho hồ sơ Tây bộ được thiết lập tại Mặc Thoát, chủ yếu hẳn là xử lý sự việc ở Nepal và Khang Ba Lạc, về bản chất là cơ cấu giám sát và chỉnh lý thông tin địa phương của Trương gia.
Kho hồ sơ Trung bộ cuối cùng do Trương Khải Sơn xây dựng lại, chủ yếu để giám sát Lão Cửu Môn.
Hệ thống quyển phiệt là tên do hậu nhân đặt, trong nội bộ Trương gia, những hệ thống này không rõ được đặt tên thế nào. Tóm lại chúng ta cứ gọi nó là quyển phiệt đi, người Trương gia chính là dựa vào hệ thống này mà sống dưới mặt trái của lịch sử Trung Quốc.
Ngoài ra, Tiểu Trương Ca liên hệ với lực lượng thừa của Trương gia, kho hồ sơ mới nhất trong thành Hàng Châu, kho hồ sơ Hàng Châu. Để chuẩn bị sáng nghiệp, việc họ muốn làm đầu tiên chính là lập miếu Phi Khôn Ba Lỗ ở Hàng Châu, hành vi này đã bị quản lý khu Tây Hồ cấm chỉ thành công.
Thực ra tôi vẫn luôn có nghi vấn, thu nhập của người Trương gia đến từ đâu, tuy bọn họ quả thực cũng không tiêu bao nhiêu tiền, nhưng tôi nuôi một đại gia đình như vậy, thật sự cũng rất phiền phức.
Đây có thể là một câu đố lớn nhất trong việc nghiên cứu kho hồ sơ Nam bộ.
Ngô Tà, viết trong lời đầu đề của quyển ghi chép nghiên cứu kho hồ sơ Nam bộ.