Chương 21
Báo hại cậu hôm qua cả người ê ẩm giống như bị tắt điện nguồn mà vẫn không ngừng gánh cái sức nặng toàn thân của Hoàng trên lưng. Cậu nhỏ của Hoàng vẫn không ngừng cương lên xẹp xuống vài lần trong người cậu vậy mà hình như vẫn còn chưa thỏa mãn cậu ta... hết lần thứ tư thì Thanh một chút cũng không dám nhúc nhích chỉ sợ cái vật vẫn còn nằm trong đó lại ngẩng đầu dậy thì coi như thảm hại đời cậu. Cuối cùng thì Hoàng cũng biết hỏi thăm coi cậu “chết chưa”.- Thanh! – Giọng Hoàng khàn khàn gọi đầy thỏa mãn, đầy yêu thương.
- Chuyện gì… – Thanh cũng phát hiện cậu khô rát cả cuống họng. Từ lúc bắt đầu bị vò cho tới khi bèo nhèo như bây giờ cậu không dám để cho âm thanh nào có thể truyền đi trong đêm làm cho người không nên nghe nghe được. Cậu chỉ dám há miệng ra sức lấy hơi nâng cao cái mông, ra sức chịu đựng.
- Cảm giác thật kỳ lạ... thật sung sướиɠ. – Hoàng cố gằng tìm từ diễn tả cảm giác của mình cho Thanh.
- Cậu thì sướиɠ rồi. – Thanh bất mãn lầm bầm trong miệng nhưng lại không giấu được một nụ cười trên môi. Cậu làm cho Hoàng sướиɠ đến như thế thì cũng bõ công chịu đựng nãy giờ.
- Cứ muốn làm như vậy hoài không ngừng. – Hoàng tiếp một câu như thiên lôi giáng xuống đầu Thanh, làm Thanh suýt chút nghẹt thở.
- Cậu… cậu có biết cậu làm mấy lần rồi không, làm nữa là đem tui chôn luôn đó. – Thanh thều thào phản đối tự cứu lấy mình.
- Thật sao?
Hoàng vội vàng bật dậy, Thanh nghe cả người nhẹ bâng vì trút được sức nặng của Hoàng trên người nhưng cậu lại thấy ở đâu đó cảm giác trống rỗng tràn ngập. Cậu nhăn mày bất mãn.
Hoàng không để ý tới chuyện đó, cậu ngồi trên người Thanh sờ sờ mó mó. Tỉ mỉ hỏi xem Thanh có thực sự nghiêm trọng tới phải chuẩn bị đem “chôn luôn không.”
- Trong phim người ta làm nhiều lắm mà đâu có ai làm sao đâu. – Hoàng thành thật “bày tỏ sự hiểu biết” của mình.
- Trời! Phim là phim thôi. Cậu có biết đây là lần đầu của tui không mà không biết tội nghiệp cho cái thân tui hả. Cậu làm tui bây giờ nhúc nhích cái ngón tay cũng không được. Một lát làm sao vô nhà đây.
Thanh nói không có khoa trương chút nào, cậu bây giờ chỉ muốn nhắm mắt ngủ luôn thôi , nhưng làm sao mà dám cứ như vậy nằm ở đây ngủ. Cậu phải mặc quần áo đàng hoàng, lết vô giường rồi thì tha hồ ngủ. Cậu cố chống chọi với hai mí mắt đang sắp sụp xuống, cậu không muốn ngày mai bị phát hiện trong tình trạng này đâu, rồi cậu sẽ không dám ngẩng mặt nhìn ai nữa, chưa kể cậu có thoát được không bị nhiễm sương đêm trúng gió chết trước không đã. Nhưng cậu giận nhất là Hoàng nãy giờ vẫn cứ loanh quanh bên cạnh mà không biết làm gì cho cậu, chăm sóc người yêu thế nào, chăm sóc vợ thế nào. – Thanh gào trong lòng, cậu làm gì còn chút sức nào để mà thực sự ý kiến ý cò gì nữa.
- Cõng tui vô giường đi. – Thanh chỉ còn cách duy nhất là “hướng dẫn” cái tên ngố đó. Đáng ra bây giờ cậu phải được nâng niu như trứng mỏng mới đúng chứ.
Hừ hừ mấy tiếng vì cái mông bị va chạm làm đau, cậu cũng không ngờ cái tên ngốc này cõng cậu cũng không chịu nhẹ nhàng chút mà cứ như vậy sốc lên sốc xuống làm cho cái mông cậu bị tra tấn tập hai, lần này cậu khóc ra nước mắt, đau ứa nước mắt luôn mà.
Lau người, dọn dẹp tàn tích sạch sẽ Thanh mới nằm ngay ngắn trên giường hưởng thụ giấc ngủ mà không biết Hoàng về lúc nào.
Bây giờ ngây người nằm đây nhớ tới chuyện hôm qua mà tức, tức rồi lại cũng thấy ngượng. Chỉ vì nhớ tới cái tên ngốc Hoàng đó mà liên tưởng tới cảm giác tên đó ra ra vào vào trong người mang tới cho cậu bao nhiêu là cảm giác sung sướиɠ mà đỏ mặt. Thanh lại mỉm cười, lát chiều cậu ta về chửi cậu ta một chập vì cái tội “ăn rồi quẹt mỏ” không ngó ngàng gì tới cậu mới được, rồi sau đó bắt cậu ta chịu trách nhiệm, bắt cậu ta theo mình về nhà. Ha… ha
- “Hừm!! Nằm dưới cũng có cái thú của nằm dưới”.
Trong khi Thanh đang thưởng thức chén cháo cá thơm ngát từ ông nội thì ba Thanh lù lù xuất hiện trước cửa nhà không báo trước.
Thấy thằng con mình đang nhàn nhã thưởng thức “hương vị đồng quê” ông nhìn Thanh một cái nhiều ý nghĩa làm Thanh thấy chén cháo đột nhiên mất ngon vài phần.
- Ba con mới về.
- Ăn cái gì chưa? Có cháo cá mới nấu xong. – Ông Hai hỏi thằng con vừa bước vào nhà.
- Dạ, cho con một chén. Mà ba để con tự lấy được rồi.
- Ra rửa tay rửa mặt cho mát rồi hãy ăn.
Khi ba Thanh ngồi trước mặt cậu với bát cháo cá ngút khói, Thanh đã nhanh chóng vét hết chén cháo của mình.
- Mẹ con kêu ba xuống coi con làm gì dưới này mãi không về. Tính học xong rồi chơi mãi sao? – Ông chậm chạp vừa ăn vừa hỏi. Thái độ như hỏi thăm cũng như có hỏi tội.
- Dạ đâu có, con tính chơi lâu một chút rồi về làm, con có dự tính rồi ba đừng lo.
- Không lo? Con chẳng tài cán gì chỉ được cái chăm chỉ bù lại. Không lo sao được. Con biết năm nay bao nhiêu tuổi rồi không? Tới giờ mà vẫn chưa có động tay động chân vào việc gì…
- Thì bay để từ từ thằng nhỏ làm, mới đi học về chưa bao lâu đòi hỏi nó thế nọ thế kia, sao mà có ngay cho được. – Ông Hai nghe Thanh bị cha chê trách liền lên tiếng đỡ cho thằng cháu nội, dù gì ông biết nó lê la ở đây không phải chỉ vì ham chơi, trốn việc.
- Ba à, thanh niên ở thành phố tuổi như nó cũng có thành tích rồi, không có lông bông như nó đâu. Đi học về cả tháng nay cũng chẳng nghe nó đả động gì chuyện đi xin việc, con với mẹ nó không có lo cho nó được bao lâu nữa đâu.
- Thì cái gì cũng từ từ, học lâu nay cho nó nghỉ xả hơi một chút. Làm thì còn cả đời mà.
- Con chỉ nhắc nó một chút thôi, ba đừng bênh nó để nó cứ tưởng mình giỏi. Đừng nghĩ cứ có cái bằng du học là móc được tiền của người ta.
- Không có đâu ba, con có dự tính rồi. – Thanh lên tiếng tự biện hộ - Con có người bạn cùng du học ở bển, người Đài Loan. Gia đình cậu ấy chuyên nghề may mặc. Con với cậu ấy định mở một xưởng may, trước gia công cho gia đình cậu ấy, sau đó sẽ tự phát triển lên.
- Bạn bè? Có tin tưởng được hay không? Coi chừng bị người ta gạt.
- Tụi con ban đầu chỉ làm nhỏ thôi, không sao đâu. Coi như chi nhánh của công ty gia đình cậu ấy ở Việt Nam, cậu ấy cũng theo con về Việt Nam luôn nhưng còn muốn đi long rong vài nơi tham quan.
- Có việc thì cứ thử sức, ba sẽ ủng hộ. Nhưng con cũng phải cẩn thận, ngựa non háu đá biết không. – Ba Thnh nghe vậy cũng có vẻ an tâm. Ra làm ăn mà có người trong ngành giúp đỡ ban đầu là rất may mắn
- Con biết mà.
- Thanh!...a…con chào bác.
Hoàng từ cửa sau ló đầu vô gọi Thanh, cậu chợt nhìn thấy ba Thanh nên cũng vội vàng chào.
- Tí hả! Lúc này khỏe không con. – Ba Thanh cười hiền hòa trả lời.
- Dạ khỏe re hà bác.
- Ông nội cũng khỏe hả con?
- Dạ, cũng hay cảm mạo lai rai.
- Ừ! Con kiếm thằng Thanh hả?
- Dạ.
- Vậy con đi với nó đi, chuyện làm ăn của con về nhà nói tỉ mỉ ba nghe. – Ông quay qua nói với Thanh.
- Dạ.
Thanh theo Hoàng đi mất, cha Thanh lại vô bếp múc thêm chén cháo. Vừa múc cháo ông vừa hỏi chuyện ông Hai.
- Ba, thằng Thanh làm gì ở dưới này lâu vậy. Nó không làm chuyện gì xấu đó chứ.
- Không.
- Không! Biểu con tin cũng khó đó ba. Nó hồi trước bẩy cũng không chịu về thăm ba. Tự dưng cứ chạy về đây miết… nói không có chuyện gì con làm sao tin.
- Nếu mày thấy nó có chuyện thì đúng như mày nghĩ đó. Hỏi ba làm chi.
Ba Thanh làm rớt cái muỗng cháo gõ vô thành nồi đáng coong một tiếng.
- Mày biết bao lâu rồi sao không nói năng gì hết? Hôm nay tự dưng lại về hỏi.
- Không lẽ nó... Ba thằng Tí sẽ gϊếŧ con mất. – Ba Thanh không kiềm chế được mở miệng than.
- Mày cũng biết vậy à. Nếu mày biết cách đây một năm thằng Thanh đòi chia tay thằng Tí quen người bạn nào đó cùng đi du học với nó thì mày nghĩ sao?
- …
Bàn tay bưng chén cháo của ba Thanh run rẩy, ông vội đặt chén cháo xuống cho khỏi đổ, trán đã lấm tấm mồ hôi.
- Nó đi học mấy năm liền không năm nào về nghỉ hè hay nghỉ lễ, tự dưng hôm trước đột ngột về cũng không ở nhà mà chạy luôn xuống đây.
- Lần đó nó về xin lỗi thằng Tí nhưng ông Năm không cho gặp cho nên lần này nó về ăn dầm nằm dề ở đây để xin lỗi đó.
- … - Ba Thanh mặt mái cắt không còn giọt máu, không thể nào chuyện cũ lại tái diễn.
- Nó còn hơn mày cái chỗ còn biết quay về nếu không...
Để dở câu nói rồi ông Hai bỏ đi. Ba Thanh một mình ngồi nhìn chén cháo còn nguyên trên bàn. Giờ này ông thật không thể nuốt trôi miếng nào nữa.
Ba Thanh dạo một vòng quanh nhà, ông dừng trước một gốc mai thật lớn, cành lá sum suê cao quá đầu người. Gốc mai nằm giữa hai nhà nhưng nằm về bên phía đất của nhà ông Năm cũng là nhà của người ta, đã lâu ông chỉ dám đứng nhìn từ bên này nhìn qua bên kia mà không dám bước lại gần. Từ cái ngày người ấy mất đi ông chưa một lần dám ngẩng mặt nhìn ông Năm. Ông làm gì có mặt mũi nào qua nhà người ta mà tưởng niệm.
Ông nhớ năm đó ông cùng ba thằng Tí châu đầu bên gốc mai bốc thăm ai sẽ là người ở lại và ai sẽ là người ra đi. Cả hai đã thống nhất với nhau, một người lên thành phố tìm việc làm cải thiện kinh tế, một người ở lại lo cho cha mẹ nhà cửa ruộng vườn cả hai bên. Ông lúc đó vô cùng mừng rỡ vì bốc được thăm ra đi. Ông lo cho người ta đi một mình xứ lạ quê người sẽ phải chịu nhiều cực khổ, lạ nước lạ cái một thân một mình bệnh hoạn ai lo, ấm lạnh ai sưởi. Việc cực khổ để ông gánh vác, người ta ở lại nhà dù gì cũng làm ông an tâm hơn. Tới bây giờ ông vẫn nhớ rõ gương mặt người ta nhăn nhó khi ông là người phải lãnh trách nhiệm bôn ba xứ người. Người ta cũng lo cho ông không khác gì ông lo cho người ta. Vậy mà…
Ông đã phụ lòng người ta, ngày ông về báo với cha sẽ lấy vợ ở thành phố người ta chết lặng không thốt được một lời. Rồi ông phát hiện người ta đau đến một giọt nước mắt cũng không rơi được nói chi một lời trách móc.
Rồi ông lấy vợ, hai năm sau người ta cũng lập gia đình. Không biết vô tình hay cố ý hai đứa con sinh cùng một năm. Rồi người ta bỏ xứ mang vợ đi làm ăn xa, rồi người ta không trở về nữa…
Ngày biết tin người ta vĩnh viễn không về ông mới biết cái gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời ông, nhưng mọi thứ đã quá muộn màng không còn gì có thể cứu vãn được nữa. Cho dù khi đó ông có muốn bỏ vợ bỏ con về với người ta thì cũng không ai còn ở đó chờ ông. Dù ông có mỗi năm đứng bên bờ sông đó nói với người ta rằng mọi thứ tiền tài danh vọng đều không còn chút ý nghĩa nào nữa nếu không có người ta trên đời này, dù muốn nói người ta mới là cuộc sống là hơi thở của ông, không có người ta cùng hít thở chung một bầu không khí ông cũng sẽ không thể thở nổi nữa… thì cũng chẳng ích gì... không còn ai để nghe nữa.
Dù ông rất muốn nhưng từ ngày người ta mất đi ông chưa từng mơ thấy người ta dù chỉ một lần. Ông muốn thấy người ta mội đêm, trong từng giấc ngủ. Người ta đi rồi không để lại một thứ gì làm kỷ niệm để ông có thể ôm nó mà khóc thương mà nương tựa. Ông chỉ còn biết trông mong người ta về trong những giấc mơ để ông được nhìn lại khuôn mặt, hình dáng đó. Nhưng… người ta giận ông thật nhiều, dù đã mất rồi nhưng một lần về gặp cũng không, không cho ông nhìn thấy, một lần cũng chưa từng. Về để trách móc hay hù dọa ông, trả thù cũng không buồn làm. Ông đã bị người ta ghét bỏ thật nhiều…mà…cũng đáng đời ông vì đã làm người ta đau khổ đến như vậy.
Ông chưa từng xin lỗi vì biết mình không xứng để được tha thứ, ông cũng từng dằn vặt bản thân rất nhiều khi quyết định phản bội người ta…nhưng…tuổi trẻ bồng bột bị quyến rũ bởi phù phiếm xa hoa ông quên mất thứ quan trọng nhất của mình để cuối cùng hoàn toàn đánh mất nó.
Người ta đi, ông nhìn mặt lần cuối cũng không được. Một nấm mồ con để khóc thương tưởng nhớ cũng không có. Một bàn thờ để thắp nén nhang cũng không. Chỉ còn lại mỗi gốc mai này chứng kiến mọi kỷ niệm vui buồn, là nơi hai người vẫn thủ thỉ chuyện nọ kia, nói lời yêu đương… nói lời vĩnh biệt… cũng ở chỗ này.