Chương 3
Thời gian cứ dần dần trôi đi như vậy cho đến khi tôi học lớp 7 thì có người đàn ông đến hỏi mẹ tôi làm vợ. Lúc Ấy mẹ cũng phân vân nhiều lắm về tôi. Tôi cũng hiểu chuyện. Mặc dù tôi ích kỷ muốn mẹ chỉ là của riêng tôi nhưng tôi lại muốn mẹ thoát hỏi ông bà. Chỉ cần mẹ đi lấy chồng thì chắc chắn sẽ không chịu cảnh bị ông bà đánh chửi nữa. Mẹ cũng không cần phải nộp tiền cho ông bà tiêu như trước nữa. Chẳng phải cuộc sống như vậy tôi vẫn hằng mong từ trước hay sao. Tôi bảo mẹ: Mẹ cứ đi lấy chồng đi. Có như thế thì me mới có cơ hội đổi đời được. Con không muốn suốt ngày mẹ ở nhà vừa bị bóc lột sức lao động lại không được tiêu tiền do mẹ làm ra. Với lại Con thấy ở ngoài chợ người ta bảo bác Thành là người tốt. Vợ bác ấy bỏ nhà theo trai. Hơn nữa bác ấy cũng chưa có con cái gì cả. Lấy bác ấy đi mẹ
Mẹ bảo tôi: Chuyện của người lớn phức tạp lắm con ạ. Nó không đơn giản như con ra chợ mua một chiếc bánh. Hàng nào ngon thì con mua. Bánh nào dở thì con bỏ qua không mua. Nếu như nó dễ như ăn bánh thì mẹ cũng xác định đi lấy chồng từ lâu rồi. Mẹ là mẹ lo cho con thôi. Mẹ không muốn con phải chị thêm bất cứ tổn thương nào khác. Nếu không cho con được một người cha trọn vẹn thì thà rằng mẹ cứ ở vậy nuôi con. Từ lâu, mẹ chưa bao giờ mơ tới sẽ đi lấy chồng. Bởi vì với mẹ con là tất cả. Hơn nữa ông bà cũng già lắm rồi. Bây giờ mẹ đi lấy chồng mẹ cũng không yên tâm. Là bác ấy tốt với mẹ nhưng không có nghĩa là mẹ cũng yêu thương bác ấy.
Mẹ tôi nói như vậy đấy. Tôi thì ra sức động viên cho mẹ đi lấy chồng. Tuy nhiên quyết định đi hay ở là do mẹ tôi. Nhiều lúc tôi cũng sợ rằng nếu mẹ đi lấy chồng mẹ sẽ sinh em bé. Như vậy mẹ sẽ không còn yêu thương tôi như trước nữa. Bởi vì tình yêu khi ấy mẹ sẽ phải chia sẻ cho cả em. Nhưng mà tôi lớn rồi. Tôi tự biết mình phải làm gì và làm thế nào. Tôi chắc chắn sẽ không tị nạnh với em, thậm chí tôi còn phải yêu thương em nhiều hơn. Tôi sẽ bảo vệ cho em , không cho ai bắt nạt em giống như mọi người bắt nạt tôi.
Lúc ấy bác Thành chắc cũng biết rằng tôi ủng hộ mẹ đi lấy chồng nên ra sức lấy lòng tôi. Mỗi lần tôi mang đồ ra chợ bán bác lại nói chuyện với tôi. Bác còn mua quà cho tôi nữa. Bác còn hứa nếu Như mẹ lấy bác thì bác sẽ mua cho tôi nhiều quà hơn và cho tôi nhiều quần áo đẹp. Bác có cửa hàng bán đồ điện to đùng mà.
Tôi khi ấy cũng 12 tuổi rồi nhưng vẫn là trẻ con ,vẫn cứ bị quà bánh, quần áo làm cho mờ mắt. Tôi quý bác bởi vì bác không mắng tôi cũng không đánh tôi, thậm chí bác lại yêu quý tôi, bác hay mua quà cho tôi nữa. Bởi vậy tôi lại càng ra sức khuyên mẹ lấy bác Thành. Mưa dầm thấm lâu, dần dần mẹ tôi cũng thấy quý mến bác Thành. Buổi tối khi mẹ móc quần áo tôi thấy mẹ hay tủm tìm cười. Tôi tin chắc mẹ sẽ nhận lời về làm vợ bác ấy. Ông bà tôi biết chuyện ấy thì nổi giận đùng đùng.
Bà tôi chống cái vậy đứng ở sân mà chửi: cha bố cái con lăng loàn kia. Già rồi lại còn đĩ thỏa. Bao nhiêu cái chỗ ngon lành không lấy mà đi rúc vào cái thằng có vợ rồi. Mày khôn hồn thì ở nhà cho tao.
Tôi nghe thấy bà chửi mà ứa tim gan. Tôi lùng bùng nói vọng ra: sao bà cứ chửi mẹ cháu là đĩ thế? Bà chửi như vậy hàng xóm người ta cười cho.
Bà tôi lại chửi sang tôi: con đĩ mẹ chưa đủ lại đến con đĩ con. Chúng mày Định đánh đĩ tập thể rồi bôi tro trát chấu vào mặt tao phải không? Tao cấm! Tao cấm nghe chưa!
Tôi ra hẳn sân cãi bà: từ trước đến giờ bà có coi mẹ con cháu ra cái gì đâu. Bây giờ mẹ cháu có người tới hỏi bà lại cấm. Sao trước bà Toàn đuổi mẹ con cháu cút khỏi nhà cho khuất mắt cơ mà? Nay mẹ cháu có người rước đi rồi thì bà cấm là làm sao? Hay là bà lại lo mẹ cháu đi rồi không có ai hầu hạ bà, không có ai nộp tiền cho bà tiêu nữa? Bà chỉ thích tiền của mẹ con cháu thì có.
Ông tôi nghe thấy tôi nói như vậy liền rút ngay chiếc khăn ướt ở trên dây phơi quất thẳng vào mặt tôi. Tôi đau tới mức sa sầm mặt mũi. Tôi Lảo đảo rồi ngã vào bờ tường. Được đà, ông lao tới Đập cho tôi thêm vài nhát nữa. Bà thì luôn miệng lại nhải chửi rủa: cha tiên sư nhà mày. Cái loại con hoang này. Mày ngoài ăn lắm chửi xằng ra thì biết cái gì? Sớm muộn gì cũng lại đi đánh đĩ giống con mẹ mày mà thôi.
Mẹ tôi chạy ra đỡ lấy ông. Miệng mẹ liên tục mắng tôi láo, bắt tôi xin lỗi ông bà. Lần này tôi quyết không mở miệng xin lỗi. Bà thấy ông đánh cả hai mẹ con tôi thì phụ hoạ thêm: đánh bỏ mẹ chúng nó đi. Cái loại mất dạy này. Đánh cho chúng nó không dám vác măt ra đường cho tôi.
Đúng lúc ấy bác Thành tới chơi. Bác chứng kiến một màn người đánh kẻ cổ vũ của ông bà tôi chắc cũng sốc lắm. Bác vội chạy vào đỡ: ấy chết! Có chuyện gì thì ông bà từ từ nói chuyện. Cứ đánh đấm như thế này không hay đâu ạ
Ông tôi dừng tay lại. Bà quay lại chu tréo lên: á à! Lại có người bênh mẹ con con đĩ này cơ đấy. Nó là con tao. Đánh hay không phải do tao quyết định. Mày là thằng nào? Mày dám bênh tụi nó hả?
Bác ấy giơ túi quà to đùng ra bảo: con là Thành ở xã bên. Con tới chơi với mẹ con Xuyến Chi.
Bà tôi dòm qua một lượt rồi bĩu môi: ối giào! Tưởng ai! Hoá anh cái anh vợ bỏ. Chắc cô ấy thấy thối như bãi phân ngâm không chịu được mới đi chữ đàng hoàng tử tế ra làm sao mà vợ bỏ.
Ông tôi chỉ tay vào mặt bác mà nói: cút! Mày cút ngay đi cho tao. Mày lải nhải câu nữa tao thả chó cắn chết cha nhà mày
Bác vẫn bình tĩnh: dạ! Con tới thăm mẹ con Xuyến Chi có chút quà biếu hai bác. Con nghe bác dạo này hay bị đau lưng nên mua được lạng cao ngựa ngâm rượu biếu bác uống cho khoẻ. Bác Thành nói rồi đưa chai rượu cao và túi quà chìa ra trước mặt ông bà.
Bà nguýt một cái rõ dài đưa tay cầm lấy. Bà xách thẳng vào nhà quay sang bảo mẹ con tôi: may mà thằng này nó lễ phép. Tao tha cho mẹ con mày. Khôn hồn thì sống cho phải đạo. Láo nữa tao rạch mồm ra nghe chưa?
Ông tôi lườm mẹ con tôi thêm lần nữa rồi đi theo bà vào nhà. Tôi nghĩ chắc ông bà vào kiểm tra túi quà bác cầm sang đây mà.
Mẹ tôi đỡ tôi dậy quay ra ái ngại nói với bác: xin lỗi anh. Để anh chứng kiến cảnh không hay rồi.
Bác Thành không nói gì chạy ra đỡ lấy tôi mà hỏi: con có làm sao không? Nhà có dầu không? Để bác thoa cho chứ da thịt lằn thế này làm sao ra đường được.
Mà tôi chạy đi lấy chai dầu. Bác giật lấy xoa cho tôi. Bác vừa xoa vừa suýt xoa: đau không con. Khổ thân! Trẻ con da thịt mềm. Roi vọt thế này chịu sao được.
Tôi oà lên khóc. Tôi không khóc vì đau mà tôi khóc vì tôi được người khác lo lắng, yêu thường. Một người không ruột thịt như ông bà tôi. Một người hoàn toàn xa lạ nhưng lại thương tôi y như mẹ tôi thương tôi. Bác thấy tôi khóc lại Tưởng tôi đau nên làm nhẹ tay lại bác vừa xoa vừa bảo: con chịu khó một chút rồi sẽ hết đau. Bác sẽ xoa nhẹ tay thôi. Cố gắng một chút nhé.
Mẹ tôi cũng rơm rớm nước mắt. Tôi biết mẹ xót tôi nên khóc. Nhưng có lẽ mẹ khóc còn 1 lí do khác nữa. Lí do có người khác yêu thương và quan tâm tôi.
Bác thấy hai mẹ con khóc lóc chắc xót lắm. Bác đề nghị: ngoài cổng chợ có quán ốc xào ngon lắm. Bác đền cho con một chầu ốc nhé.
Tôi lí nhí: bác cho con ăn kem được không? Kem cốc ấy.
Tôi đưa ra đề nghị mà bị mẹ nhéo một cái đau điếng. Tôi giật tay lại kêu: đau con.
Bác cười hiền lắm: cho Xuyến Chi ăn kem. Ăn bao nhiêu cũng được luôn.
Lần đầu tiên tôi được mời ăn kem như thế ấy. Mẹ bắt tôi vào xin phép và chào ông bà một tiếng rồi đi. Tôi phụng phịu không chịu. Mẹ bảo: con muốn lần sau được đi ăn kem nữa thì hãy ngoan ngoãn nghe lời mẹ đi.
Tôi nghe mẹ nói con có lần sau nữa thì phấn khởi hẳn lên. Tôi chạy vào trong nhà lí nhí hỏi: ông bà ơi bác Thành cho con đi ăn kem. Con xin phép ông bà đi một lát rồi về.
Bác Thành với mẹ tôi cũng vào nhà cùng lúc đó. Cả hai cùng xin phép ông bà một lượt. Bà tôi nhai trầu bĩu cái môi lên: không dám! Tôi nào dám giữ mấy người. Thích đi đâu thì đi. Về muộn thì ngủ ngoài đường.
Chỉ một câu nói của bà nhưng mà sức uy hϊếp thì cực kỳ lớn. Tôi nhìn sang thấy mặt mẹ hơi tái đi. Bác Thành dường như cũng nhận ra sự thay đổi trên khuôn mặt của mẹ tôi. Bác cười cười rồi bảo ông bà: con xin phép ông bà cho hai mẹ con xuyến chi ra đầu ngõ uống nước. Hai bác có muốn ăn gì hay uống gì lát nữa con gửi xuyến chi cầm về biếu hai bác ăn lấy thảo.
Tôi thấy mặt bà tôi giãn ra: Được rồi. Đêm rồi còn ăn với uống gì. Cậu làm thế chẳng hóa ép cho tụi già chúng tôi ăn đêm mắc bệnh mà chết đấy à? Tôi chả dại. Cơ mà có thì cho tôi xin chùm nho.
Uầy! Tôi nghe mà giật cả mình. Bà tôi đòi ăn hẳn cả nho cơ đấy. Tôi trước giờ chỉ nhìn thấy trên sách chứ có bao giờ được ăn đâu. Tôi nghĩ bụng: bà chỉ thích tiền với thích ăn không à!
Bác Thành đáp lại lễ phép: vâng! Tụi con xin phép! Lát con mua được sẽ gửi Xuyến Chi cầm về biếu hai bác. Còn không ngày mai con ra chợ huyện mua biếu hai bác ăn lấy thảo.
Bác Thành lấy xe chở 3 mẹ con tôi đi ăn kem. Lần đầu tôi được ăn kem mà không phải cái que kem mυ'ŧ của mấy bác bán rong đâu. Tôi là ăn kem hộp hẳn hoi đấy. Một hộp kem ấy mua được cả hai chục cái kem mυ'ŧ chứ chả đùa. Bác còn gọi cho tôi cả mấy hộp liền mà mẹ không cho tôi ăn nhiều. Mẹ bảo ăn lạnh lại ho phải uống thuốc. Tôi nghe tới phải uống thuốc thì sợ tại xanh cả mặt. Trên đời này ai hỏi tôi sợ cái gì nhất thì tôi có thể trả lời ngay là tôi sợ uống thuốc. Bởi vậy tôi chỉ dám thầm thèm anh có hai hộp kem mà thôi. Bác thấy tôi như vậy cứ tùm tỉm cười mà bảo: thế hôm nay con ăn hai hộp, lần sau bác dẫn con đi ăn tiếp. Yên tâm đi! Gì chứ ăn kem thì bác nuôi con được cả đời
Tôi ngây thơ hỏi: Thế bác nuôi con chị đã ăn kem thôi à? Ăn kem thì làm sao mà no được hả bác?
Mẹ tôi xấu hổ nhéo tôi một cái. Tôi giật thót mình quay sang hỏi mẹ: úi chà! Sao mẹ cấu con đau thế?
Bác Thành cười phá lên: trẻ con mà em. Cứ để con bé thoải mái đi em
Mẹ tôi ngập ngừng: anh mà cứ chiều như thế con bé sẽ sinh hư.
Bác Thành đáp: con bé cực kỳ ngoan ngoãn và hiếu thuận. Có phải là anh bây giờ mới biết con bé đâu. Anh nghe cả chợ người ta khen con bé chịu khó, ngoan ngoãn lại thương mẹ. Chẳng qua là hai mẹ con sống nhầm nhà mà thôi. Ông bà nhà em quá khắt khe.
Mẹ nghe thấy bác Thành nói như vậy nét mặt chợt chùng xuống. Bác Thành cũng phát hiện ra đã đυ.ng đến vấn đề nhạy cảm của mẹ nên vội vã chuyển chủ đề: Xuyến Chi. Ở quán này ngoài kem ra còn có nhiều đồ ngon lắm đấy. Con muốn ăn gì hay uống gì cứ gọi thoải mái đi. Bác bao.
Mẹ tôi ngập ngừng: lần sau anh tới chơi được rồi. Anh đừng có quà cáp như thế. Em ngại.
Bác Thành Xua xua tay: có cái gì mà ngại hả em. Hỏi cây nhà lá vườn ấy mà. Lúc đầu đến anh cứ sợ là ông bà không cho anh vào cổng. May thay lại thuận lợi như vậy. Ông bà thích thì cứ chiều ý ông bà đi.
Me tôi: Nhưng anh mua đồ quý giá như thế em làm sao mà dám nhận.
Bác Thành cười hiền: ô kìa! Anh là biếu bố mẹ em lấy Thảo chứ có cho em đâu mà em nhận với không nhận?
Bác Thành như vậy đấy: cẩn thận, chu đáo mà lại rất tâm lí nữa. Tôi quý bác lắm luôn. Tôi nghĩ nếu mẹ mà từ chối bác ấy thì sẽ đáng tiếc vô cùng.
Đây là câu chuyện. Vui lòng đừng ai hỏi mình chuyện thật hay bịa nhé. Xuyến Chi sinh năm 1984 hiện tại là giáo viên