[Đạo Mộ Bút Ký] Ngô Tà Tư Gia Bút Ký

Chương 33

Chương 33: Danh Sách Đội Khảo Cổ Tây Sa (Bút Ký Văn Cẩm)
Editor:Phượng Vỹ

Beta: tieudieututai

Quyển bút ký tìm được ở trên thuyền quỷ còn phải tiếp tục nghiên cứu, Tam thúc luôn có thói quen viết bút ký, hơn nữa là bất kì chuyện tình gì cũng rất nghiêm túc, nhưng mà sau khi tôi xem nội dung trong quyển bút ký thì, đã quá mức nghiêm túc cẩn thận, quyển bút ký này có thể là trong lúc Tam thúc đang giám sát Văn Cẩm ghi lại. (npfans chú: Trong một phiên bản nhà xuất bản Đài Châu có nội dung là

“Văn Cẩm luôn có thói quen viết bút ký, quyển bút ký cô ấy để lại trên thuyền quỷ, vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu.” )

Nội dung của bút ký:

Bố trí khu vực khảo cổ dưới đáy biển

Tổng cộng có bảy khu vực, đồ gốm rải rác trong khu vực rộng khoảng 3000 mét vuông, vị trí thuyền chìm nằm cách trung tâm bãi đá ngầm 30 mét.

Ngày đầu tiên

Ở điều kiện dưới đáy biển như thế này, các biện pháp khảo cổ truyền thống hoàn toàn không thể sử dụng được, chúng tôi chỉ có thể sử dụng biện pháp nghiên cứu tự mình sáng tạo ra. Tuy rằng hoàn cảnh của đại dương và lục địa rõ ràng là rất khác nhau, thế nhưng các biện pháp được sử dụng vẫn là *trăm sông đổ về một biển*. Hiện tại không thể xác định được thứ bị chôn vùi dưới đáy biển kia có hình dạng và kích thước như thế nào, bước đầu tiên cần phải sử dụng xẻng Lạc Dương, để thăm dò đại khái khu vực đó rồi mới có thể khẳng định tiếp được.

Ở dưới đáy biển không giống như trên mặt đất, hiệu quả sử dụng cụ thể ra sao vẫn không được rõ ràng lắm, nhưng tôi cảm thấy vấn đề cũng không quá lớn.

Đồ gốm vớt lên được hôm trước, nhất định là vào thời kì Vĩnh Lạc, đó là một tin tức có thể khích lệ lòng người. Vậy số đồ gốm này, dựa theo vị trí bị chìm thì thấy, chúng tôi đoán chừng là đến từ lò gốm Cảnh Đức Trấn Quan, lấy kiểu dáng Thanh Hoa chỉ vàng làm chủ, bộ phận chôn sâu ở trong cát biển, được bảo tồn rất hoàn hảo. Dựa theo kiểu dáng của những đồ sứ này, chắc là vận chuyển đi Manila, rồi đến địa điểm cuối cùng là Mêhicô. Nếu tôi phán đoán chính xác, vậy thì chắc chắn chiếc thuyền chìm này chủ yếu là chở hàng tơ lụa. Chỉ tiếc là, ở trong môi trường nước biển chúng tôi vốn không có hy vọng tìm được dấu vết của hàng tơ lụa còn sót lại cho đến bây giờ.

Ngày thứ hai

Sử dụng xẻng Lạc Dương gặp một chút vấn đề, làm việc ở dưới nước cần nhiều sức lực hơn nữa, bởi vì vốn không thể sử dụng kết hợp với búa gỗ được, nên chúng tôi phải sử dụng một loại đá ở dưới biển, con hàu rất sắc bén, làm tay nhiều người bị thương.

Sử dụng xẻng Lạc Dương, ở dưới vùng nước sâu mà cũng không phải nơi đặc biệt sâu, thì có thể đề nghị kết hợp với trên thuyền làm việc, ở trên thuyền hai người, dưới nước một người, như vậy hiệu quả sẽ rất cao, còn nếu ở vùng nước sâu hơn, thì nên đề xuất với bọn họ sử dụng máy móc để làm việc.

Bởi vì với điều kiện ở dưới nước, tác dụng quan trọng nhất của xẻng Lạc Dương cũng chỉ là để đánh giá thành phần địa chất của cát dưới đáy biển, để đưa ra “Vấn đề khu vực” và xác định được ranh giới cho phép để giúp công việc khảo sát được tiến hành hiệu quả hơn, cho nên hoàn toàn có thể đổi lại sử dụng mũi khoan địa chất.

Chúng tôi chỉ cần quan sát mẫu vật mũi khoan mang về là đã có thể đánh giá sơ sơ được thành phần địa chất dưới đáy biển rồi. Nếu như dưới đáy biển có thuyền chìm, sẽ có thành phần của gỗ bị vôi hoá hoặc là san hô hóa. Và khác với mặt đất là, chúng tôi không cần căn cứ vào tình hình của gỗ để phán đoán niên đại của chiếc thuyền chìm này. Ở giai đoạn hiện tại, trong nước không người nào có năng lực và của cải có thể hoàn toàn bảo vệ hoặc khai quật được di tích thuyền chìm dưới đáy biển.

Hơn nữa, điều khiến cho mọi người bất ngờ nhất chính là, sau khi thăm dò thì hoàn toàn không phải là hình thuyền, mà là đổi thành hình chữ “Thổ”, vật thể ở dưới đáy biển lại đổi thành một hình chữ “Thổ” cứng rắn, kích cỡ khác thường, ở nơi này cách xa vùng duyên hải cũng sẽ không thể phát hiện một cái nền như vậy, vậy thì,

vậy thứ to lớn chôn phía dưới lớp cát biển kia là cái gì chứ? Tạm thời chúng tôi cũng chưa dám đưa ra kết luận, chẳng qua tôi có một linh cảm mơ hồ, nếu đúng như tôi dự đoán, sự tình thực sự rất thú vị.

Ngày thứ ba

Những trang bị của đội khảo cổ mang theo ở trong nước biển cơ bản hoàn toàn không thể phát huy tác dụng. Mảnh vải bố quá rộng khi bắt đầu di chuyển dưới nước sẽ làm cho cái cọc đánh dấu được cố định ở đáy biển dấu kéo ra, cuối cùng vẫn phải sử dụng dây thừng mỏ neo trên thuyền cá. Sau này đi khảo sát dưới biển, cần phải mang theo trang bị chuyên dụng để làm việc ở dưới nước. Sợi dây neo vì bị thấm nước, ở dưới nước trọng lượng thực sự rất nặng, không dễ bị sóng nước kéo đi, có thể một sợi dây thường neo thuyền khác tương tự bằng chất liệu gỗ, có sơn màu sắc rõ ràng, để ở trên thuyền có thể quan sát dưới đáy nước tốt hơn.

Sau khi thông qua hình dạng sợi dây cuối cùng cũng xác định được hình dáng, tôi có thể khẳng định, đây là một tòa cổ mộ hải táng rất lớn, quy mô của nó hoàn toàn không thể đoán được, hơn nữa nằm ở một nơi cách xa vùng duyên hải như vậy, vậy thì đây là một của ai?

Ngày thứ tứ

Từ trong một mảnh gỗ mẫu vật được lấy dưới đáy biển, phát hiện được đấu vết của lưới đánh cá và tro bui lẫn lộn với đất nhão, đây là thuyền đánh cá dùng để niêm phong thân tàu và dính lại các khe hở. Nói vậy thì, cổ mộ đã được xử lý để hoàn toàn phong kín lại rồi, thì rất có khả năng bên trong cổ mộ dưới biển kia, vẫn sẽ còn không khí. Mà có khả năng đang có không khí nhất là nằm ở, hai điểm A và B, bởi vì hai cái phòng này tương đối nhỏ hơn, hơn nữa không gian cũng khá độc lập.

Vấn đề lớn nhất lúc này, là làm sao có thể tiếp cận được trong điều kiện dưới nước, đi vào trong cổ mộ mà không phá hỏng không gian có không khí được phong kín đây? Muốn thực hiện được một chức năng truyền thống có tác dụng như vậy, cần phải có một khoang thuyền trống bí mật, e rằng chúng tôi phải đυ.c một cái lỗ trên chiếc thuyền chìm này. Vậy thì phải làm công việc của thuyền trưởng.

Ngày thứ năm

Ngày 21 tháng 7, chúng tôi chuẩn bị lần đầu tiên đi vào cổ mộ dưới đáy biển, thông đạo đi vào tôi đã tìm được, sau khi nghĩ thông suốt sau liền hiểu được, cổ mộ này thực ra cũng không quá phức tạp.

Ngày 24 tháng 7, lần đầu chúng tôi đi vào trong, phát hiện bên trong cổ mộ có hiện tượng kỳ quái, xem ra, cổ mộ này cũng không ” Sạch sẽ”

Danh sách thành viên đội khảo cổ Tây Sa:

Họ Tên

Giới Tính

Ngô Tam Tỉnh

Nam

Trần Văn Cẩm

Nữ

Trương Khởi Linh

Nam

Giải Liên Hoàn

Nam

Lý Tứ

Địa

Nam

Tề Vũ

Nam

Hoắc Linh

Nữ

Thi thể người đàn ông được đem trở về

Người không biết thứ 2

Nam

Người không biết thứ 3

Nam

Người không biết thứ 4

Nữ