Chương 32: Quốc Gia Cổ Đại Ở Sơn Đông
Editor: Phượng VỹBeta: tieidieututai
I. Đầu tiên, quốc gia của họ Cơ. Tương truyền rằng họ Cơ
là hậu duệ của hoàng đế, vùng đất Sơn Đông thuộc về quốc gia của họ Cơ, phần lớn đều là do Chu Vũ Vương (Cơ Phát – con trai thứ hai của Tây Bá Hầu Cơ Xương cũng chính là Chu Văn Vương) sau khi tiêu diệt nhà Thương đã phân đất phong hầu cho người cùng họ làm nước chư hầu ( nhà Chu thực hiện chế độ phong các nước chư hầu cho các anh em, công thần, con cháu). Gồm có nước Lỗ, nước Tào, nước Đằng, nước Thành, nước Cáo, nước Mao, nước Dương, nước Cự, nước Hình.
1. Nước Lỗ — Được ban cho em trai thứ tư của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán (Cơ Đán) có con trai trưởng là Cơ Bá Cầm (phong tước Bá). Lập thủ đô ở Khúc Phụ (hiện nay là thành phố Khúc Phụ). Vào những năm đầu Tây Chu là một nước chư hầu lớn nhất trong các nước chư hầu, (hiên nay mọi người vẫn dùng từ “Lỗ” ở Sơn Đông coi như là một tên gọi tắt) những sách cổ ghi chép về văn hoá rất nhiều, lễ nghi quy chế tất cả đều có. Vào thời Xuân Thu, lại ra đời một nhà tư tưởng rất nổi tiếng, chính là nhà đạo giáo Khổng Tử, văn hoá phát triển rất cao, nhà nước lấy lễ nghi để làm gương cho hậu thế. Lỗ quốc hướng Bắc dựa vào núi Thái Sơn, hướng Đông là Biển rộng, là một vùng rộng lớn ở phía Nam – Sơn Đông, chính là một lá chắn quan trọng nhất của triều đình Chu Vương. Nhà Tây Chu cho tới nhưng năm đầu thời Xuân Thu thì họ chính là một cường quốc ở Đông Phương, vào lúc đó có đủ khả năng tranh hùng cùng với nước Tề cũng là một cường quốc. Lỗ quốc có tổng cộng 26 thời đại, và 34 vị vua, triều đại kéo dài khoảng
800 năm, giữa giai đoạn Xuân Thu thực lực của đất nước dần dần suy yếu, vào khoảng năm Lỗ Khoảng Công thứ 24 (vào năm 249 trước Công Nguyên), thì bị nước Sở tiêu diệt, nước Lỗ trở thành một huyện.
2. Nước Tào — được ban cho em trai thứ năm là Thúc Chấn Đạt (Phong tước Bá). Kinh đô ở Đào Khâu (hiện nay là vùng phụ cận Hà Trạch, huyện Định Đào – Tây Bắc), khi đó là nằm ở vùng Tây Nam – Sơn Đông, vào lúc đó nước Tào là một nước có thực lực yếu kém nhất trong các nước Tề, Lỗ, Tống, Vệ. Truyền được 25 đời, tới năm 15 đời vua Tào Bá Dương (năm
487 trước công nguyên), thì bị nước Tống tiêu diệt.
3. Nước Đằng — Ban cho Thác Thúc Tú con trai thứ mười bốn của Chu Văn Vương (phong tước Hầu). Nay di tích thủ đô nước Đằng nằm cách 14 dặm (1 dặm bằng ½ km) về phía Tây Nam – thành phố Đằng Châu. Nên có quan hệ rất mật thiết với nước Lỗ, cũng phụ thuộc vào nước Tống, nước Tấn, có tham gia vào liên minh và chiến tranh của đại quốc. Vào năm 415 trước công nguyên bị nước Việt tiêu diệt, không lâu sau thì mới phục quốc. Cuối cùng lại bị nước Tống (có sách nói là nước Tề) tiêu diệt. Tổng cộng truyền được 23 đời.
4. Nước Thành — Phong cho Thúc Vũ con trai thứ sáu của Chu Văn Vương (tước Bá). Sách sử không có ghi đời sau của vua nước Thành. Vào năm 1975 ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây tại thôn Đổng Gia phát hiện được một cái *Thành Bá Tôn Phụ Cách*, mới nghi ngờ đây là nền móng khi mới lập quốc của nước Thành ở vùng ngoại ô Tây Chu, đến thời Xuân Thu mới thay đổi phong cho vùng Sơn Đông. Nay thuộc huyện Ninh Dương – Đông Bắc (có nơi nói là ở Phạm Huyền tỉnh Hà Nam). Vào năm thứ 8 triều đại vua Lỗ Trang Công (năm 686 trước công nguyên) nước Lỗ, và nước Tề tiến đánh nước Thành, nước Thành phải đầu hàng nước Tề.
5. Nước Cáo — Phong tước Tử, người sáng lập là con của Chu Văn Vương (không rõ tên gì). Lãnh thổ nằm ở phía Đông Nam huyện Thành Vũ hiện nay, cuối cùng vào khoảng những năm đầu thời Xuân Thu bị nước Trịnh tiêu diệt. Truyền lại đời sau chỉ có một cái đỉnh lớn và cốc rượu của nước Cáo.
6. Nước Mao — cũng lấy Mao làm họ. người sáng lập là con trai của Chu Văn Vương (không rõ tên gì). Nay là phía Tây Nam huyện Kim Hương – Sơn Đông. Sau này sát nhập vào nước Chu (theo: Hậu Tự).
7. Nước Dương —(có nơi nói là họ Yển, cũng có nơi nói là họ Ngự), phong tước Hầu. Thủ đô cũ hiện nay ở phía Tây Nam huyện Nghi Thuỷ – Sơn Đông. Đến năm thứ hai triều đại của Lỗ Mẫn (năm 660 trước công nguyên), nước Tề ép họ di dân rồi chiếm đất. Có nơi nói là ở phía Đông Nam thành phố Thanh Châu, nước Tề đã ép họ di chuyển đến đây.
8. Nước Cự — là thuộc địa của nước Lỗ, hiện nay là Sảo Đông huyện Kim Hương. Vào năm Lỗ Ấn thứ hai (năm
721 trước công nguyên), bị nước Lỗ chiếm giữ.
9. Nước Hình — Vị vua đầu tiên lập quốc là con của Chu Công Đán (tên không có ghi chép). Thủ đô cũ hiện này là Hình Đài tỉnh Hà Bắc. Đến năm 662 trước công nguyên, bị nước Trác tấn công, sau đó nước Tề liên minh mới nước Tống, đi giúp nước Hình, rồi đem nó dời đi Di Nghi (có nơi nói là dời đi qua Tây Nam thành phố Liêu Thành). Vào năm 635 trước công nguyên thì bị nước Vệ tiêu diệt.
II. Nước của họ Nhâm. Họ Nhâm (hoặc hiệu là Nhâm), cũng truyền ngôi hoàng đế cho con cháu. Vào triều nhà Hạ trước đây họ sinh sống tại khu vực Nam bộ Sơn Đông. Còn có nước Tiết, nước Thi (Âm shi), nước Chú, nước Qua.
1. Nước Tiết — người lập quốc là Hề Trọng ( sống ở đất Tiết và làm xa(xe) chính cho triều Hạ ) (phong tước Hầu). hiện nay đi 30 dặm về phía Nam Đằng Huyện có khu di tích văn hoá của Tiết thành. Sau đó dời tới huyện Phi, còn gọi là Hạ Phi, hiện nay ở phía Đông Bắc huyện Phi tỉnh Tô Giang. Không lâu sau lại chuyển lên phía trên huyện Phi, tức là phía Bắc – Sơn Tây hiện nay, khi đó Hề Trọng do phát minh được xe chuyên chở, có công giúp Hạ Vũ trị thuỷ nên được phong cho đất Tiết. Sau khi Chu Vũ Vương tiêu diệt nhà Thương, lại tiếp phục phong cho hậu duệ của ông cai quản nước Tiết. Về sau vào thời Xuân Thu, nước Tiết lại di chuyển đến Hạ Phi. Nước Tiết trải qua triều nhà Hạ, nhà Thương, bốn triều đại nhà Chu, có thể kéo dài đến 64 đời. Vào thời Chiến Quốc thì (có lẽ vào năm thứ ba vua Tề Mẫn, tức năm 298 trước công nguyên) diệt vong, gia nhập thành một huyện của nước Tề. Những món đồ được truyền lại đời sau có Tiết hầu di, Tiết hầu đỉnh, Tiết trọng đồng phủ.
2. Nước Thi (邿 国)— cũng được gọi là Thi (诗), Tự (寺). Là một nước chư hầu nhỏ của nước Lỗ, nay ở 50 dặm về phía Nam thành phố Tế Ninh. Vào năm 13 Lỗ Tương Công (năm 560 trước công nguyên) trong nước Thi phát sinh nội loạn, bị chia ra làm ba, bị nước Lỗ thừa cơ đánh chiếm. Truyền lại đời sau có (邿) Thi bá đỉnh, (邿) Thi khiển quỹ, Chùa Quý Đỉnh, Chùa Quý Quỹ.
3. Nước Chú (vừa gọi là họ Kỳ, cũng là Chúc)— phong tước Công. Sau khi Chu Vũ Vương diệt Thương lập quốc. Nay thuộc phía Nam huyện Phi Thành gần sông Vấn Thuỷ tỉnh Hà Bắc. Hoặc sau cũng có thể là do nước Tề tiêu diệt.
4. Nước Quá (có nơi nói là họ Y) — là một đại bộ tộc thời nhà Hạ. Nay thuộc vùng Tây Bắc duyên hải ở huyện Dịch (Lai Châu). Cuối cùng thì bị vua nước Hạ tiêu diệt.
III. Nước của họ Khương. Tương truyền rằng họ Khương vào lúc đó chính là Viêm Đế. Khu vực đất nước của họ Khương ở Sơn Đông, một phần là ban đầu được Chu Vương phân đất phong hầu, một bộ phận còn lại là của thời đại nhà Hạ, Thương lấy để lập quốc. Còn có nước Tề, nước Kỷ, nước Châu, nước Lai, nước Chương (Zhang), nước Hướng, nước Tốn (Xun), nước Phùng.
1. Nước Tề (còn gọi là Khương Tề) — vào thời Xuân Thu Chiến Quốc là một cường quốc. Bài “Chiến quốc thất hùng” đứng đầu. Người lập quốc chính là Khương Thượng (tức là Khương Tử Nha trong《 Phong Thần diễn nghĩa 》), phong tước Hầu. Ở nay là vùng Bắc bộ Sơn Đông, lập thủ đô ở Doanh Khâu (hiện nay là trấn Lâm Truy), thuộc quận Lâm Truy địa phận Truy Bác hiện nay. Giai đoạn đầu thời Xuân Thu, sau đó do Tề Hi Công kế vị, và Tề Hoàn Công uỷ nhiệm cho Quản Trọng cách tân, dân giàu nước mạnh, hợp nhất chín nước chư hầu, xưng bá thiên hạ. Vào năm Tề Linh Công thứ 15 (năm 567 trước công nguyên) tiêu diệt nước Lai, mở rộng lãnh thổ đến bán đảo Giao Đông ngày nay. Lãnh thổ quốc gia Đông giáp với Bột Hải (vùng biển giữa bán đảo Sơn Đông và Bán đảo Liêu Đông), Tây đến sông Hoàng Hà, Nam đến núi Thái Sơn, Bắc đến Tân Châu – Vô Đệ Bắc (nay là huyện Nam núi Diêm tỉnh Hà Bắc). Vào cuối thời Xuân Thu, quyền hành đất nước dần dần bị người họ Trần (tức họ Điền) đoạt mất. Vào những năm đầu thời Chiến Quốc, họ Điền được chính thức xếp vào hàng chư hầu, còn vua Tề Khang Công lại bị đày ra bờ biển, sau này ông mất, Khương Tề cũng vì thế mà diệt vong.
2. Nước Kỷ — tước Hầu. Được ban phong cho lập quốc vào những năm đầu thời Tây Chu, nay là thôn Kỷ Đài phía Nam huyện Thọ Quang. Là kẻ thù truyền kiếp của họ Tề, luôn luôn bị bọn họ uy hϊếp. Vào năm thứ 8 Tề Tương Công (năm 690 trước công nguyên), cuối cùng cũng bị nước Tề tiêu diệt. Truyền lại đời sau chỉ có cái chuông Kỷ Hầu, cái quỹ Kỹ Hầu, và Kỹ Hầu Chồn.
3. Nước Châu — hoặc gọi là họ Thuần Vu. Tước Công. Thủ đô của họ Thuần Vu (nay là Đông Bắc tỉnh An Khâu). Giai đoạn đầu Xuân Thu bị nước Khởi chiếm đoạt, trở thành thủ đô của họ Khởi.
4. Nước Lai — còn được gọi là Ly. Phong tước Tử. Vào thời gian đó dựa vào Nhà Ân mà tồn tại. Hiện nay phía Đông Nam thành phố Long Khẩu có thành nhỏ của nước Lai, chính là nước Lai cổ đại. Có nơi thì nói là ở phía Đông Nam huyện Xương Ấp. Nước Lai là láng giềng của nước Tề, thường hay có mâu thuẫn và xung đột. Cuối cùng nước Lai bị (năm 567 trước công nguyên), Tề Linh Công tấn công tiêu diệt.
5. Nước Chương — là nước chư hầu của nước Kỷ. Hoặc gọi là thị trấn Kỷ. Thành của nước Chương cũ hiện nay ở 60 dặm về phía Đông huyện Đông Bình. Vào năm 22 Tề Hoàn Công (năm 664 trước công nguyên), nước Chương bị ép quy hàng nước Tề.
6. Nước Hướng — nay thành của nước Hướng nằm ở 70 dặm về phía Nam huyện Cử, tức là huyện Thử. Vào năm 721 trước công nguyên bị nước Cử tiêu diệt.
7. Nước Tốn (còn gọi là Kỳ) — tồn tại tới thời Xuân Thu nhà Ân. Hiện nay là nằm 70 dặm về phía Đông huyện Nghi Thuỷ. Thứ truyền lại đời sau có Tốn Công Tác Thúc Khương Di Chờ.
8. Nước Phùng— là chư hầu của nhà Thương. Sau khi Chu diệt Thương, thì sát nhập vào nước Tề.
IV. Nước của họ Phong. Họ Phong tương truyền vào lúc đó chính là Thái Hạo. Nghe nói Thái Hạo chính là thủ lĩnh tộc Đông Di, trung tâm hoạt động của họ là ở nước Trần (nay là huyện Hoài Dương tỉnh Hà Nam), sau đó phát triển ở hướng Bắc, rồi từ từ đã khống chế khu vực ở sông Tế Thuỷ. Có nước Túc, nước Nhâm, nước Tu Cú, nước Chuyên Du.
1. Nước Túc — phong tước Nam. Hiện nay ở 20 dặm về phía Đông Nam huyện Đông Bình. Năm 684 trước công nguyên, nước Tống phái binh di dân của họ đi rồi đoạt đất. Sau này nhập thành một huyện của nước Tề.
2. Nước Nhâm — hiện nay là thành phố Tế Ninh. Vào thời Chiến quốc là chư hầu của nước Tồn. Nhưng vẫn có nơi nói nước Nhâm là chư hầu của nước Hạ.
3. Nước Tu Cú — cũng là Tu Cù. Phong tước Tử. Hiện nay là Tây Bắc huyện Đông Bình, hoặc là ở Đông Nam. Vào năm Lỗ Hi Tông thứ 21 (năm 639 trước công nguyên) bị nước Chu tiêu diệt, năm sau nước Lỗ lấy hôn nhân quốc gia với Tu Cú để chinh phạt nước Chu, sau vua Tu Cú dẫn quân trở về nước khôi phục lại địa vị, sau đó lại bị nước Chu tiêu diệt. Vào năm Lỗ Văn Công thứ 7 (năm 620 trước công nguyên), nước Lỗ tiếp tục tiến đánh nước Chu, đoạt lại nước Tu Cú, hai nước sát nhập lại chung là nước Lỗ.
4. Nước Chuyên Du — là một nước chư hầu nhỏ của nước Lỗ. Thành cỗ của nước Chuyên Du năm ở 80 dặm về phía Tây Nam huyện Phí hiện nay. Nằm ở trong biên giới nước Lỗ, là một hạ thần của vua nước Lỗ, đã từng nhận được lệnh của vua nước Lỗ lừa gạt mà thờ cúng núi.
V. Nước họ Kỷ. Tương truyền rằng họ Kỷ là một ít hậu duệ còn lại của thủ lĩnh Hạo tộc Đông Di, bị Hoa Hạ tộc coi là man di (hoặc là tộc Đông Di). Có nước Cử,
nước Đàm (tan).
1. Nước Cử (hoặc gọi là họ Tào)
— tước Tử, vị vua lập quốc đầu tiên là Tư Dư Kỳ. Thủ đô cũ Giới Căn (Diệc Dự Kiến Cân, hiện nay ở Tây Nam thành phố Giao Châu), giai đoạn đầu thời Xuân Thu thì dời đến Cử (hiện nay là huyện Cử). Nay có An Khâu, Chư Thành, Nghi Thủy, Cử Huyền, Nhật Đằng là huyện thành. Vua của nước Cử không có thuỵ hiệu, lấy địa danh dùng làm xưng hiệu. Giai đoạn Xuân Thu thì, nhiều lần bị nước Tề tiến đánh. Đến năm 431 trước công nguyên thì bị nước Sở tiêu diệt.
2. Nước Đàm (họ Doanh) — tước Tử, nay thành Đàm ở huyện Bắc. Lịch sử không có ghi chép bất kỳ danh hiệu nào của dòng dõi họ. Vua nước Đàm có quan hệ thân thiết với triều Lỗ. Giai đoạn đầu thời Chiến Quốc (năm 414 trước công nguyên) bị nước Việt tiêu diệt. Có thể là hậu duệ của họ đã phục quốc.
VI. Nước họ Tào. Họ Tào vốn tên là Chuyên Húc, tương truyền Huyền Tôn Lục cả đời có sáu người con, người con thứ năm tên An, là người đầu tiên lấy họ Tào. Có nước Chu, nướ© ŧıểυ Chu.
1. Nước Chu — cũng gọi là Chu Lâu, Trâu. Tước Tử. Người lập quốc là Hiệp. Có các huyện Phí, Trâu, Đằng, Kim Hương và khu vực thành phố Tế Ninh hiện nay. Kinh Đô là Vu Chu (nay là phía Đông Nam thôn Nam Tưu – Khúc Phụ), năm 614 trước công nguyên, Chu Văn Công đem kinh đô dời tới Dịch (nay là phía Đông Nam huyện Trâu thành phố Kỷ Vương). Tuy nước Chu bị nước Hoa Hạ coi là một tiểu quốc man di, nhưng thực lực quốc gia rất mạnh và sử dụng chữ Nhật rất thịnh hành, ở khu vực Sơn Đông nước Chu gần với nước Tề, Lỗ, đã từng nhiều lần tham dự vào liên minh và chiến tranh của các quốc gia, và xuất binh đánh chiếm các quốc gia gần đó.
Vào thời Chiến quốc thì bị nước Sở tiêu diệt.
2. Nướ© ŧıểυ Chu — còn gọi là Tiểu Chu Lâu. Tước Tử. Vốn là được tách ra từ nước Chu. Được phong làm chư hầu sau khi Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương, vua nước Chu là người tộc Di Phụ Nhan (là con cháu đời thứ năm của vua Hiệp) cũng được phong tước Tử, phong làm nước chư hầu gọi là Chu, thủ đô là ở Nghê (nay ở phía Đông Nam huyện Đằng Châu). Hậu duệ của ông đã từng có quan hệ gần gũi và giúp đỡ triều đình Tề Hoàn Công,
nên đã phong cho ở đất Nghê, vì được tách ra từ đất Chu nên gọi là Tiểu Chu. Và có quan hệ rất mật thiết với nước Lỗ. Vào thời Chiến Quốc thì bị nước Sở tiêu diệt.
VII. Nước họ Vân. Tương truyền họ Vân là hậu duệ của Đế Cao Tân chính là Hoả Chính Chúc Dung. Có nước Bức Dương, nước Vũ, nước Di, nước Hàn.
1. Nước Bức Dương — cũng là Phó Dương. Tước Tử. Ở phía Nam thành phố Tảo Trang. Là nước lân cận với nước Chu, Tiểu Chu. Chu vi khu di tích thành cổ rộng 9 dặm, nền móng to và rộng. Vào năm thứ 10 Lỗ Tương Công (năm 563 trước công nguyên) bị Tấn Điệu Nghiệp Đoàn liên kết với nước Tống, Lỗ tấn công tiêu diệt, lãnh thổ sát nhập vào nước Tống, còn con cháu họ xa của họ phải đi tới huyện Hoắc Nhân nước Tấn sinh sống (nay là huyện Đông Giao – Phồn Trĩ – Sơn Tây).
2. Nước Vũ — tước Tử. Ở phía Bắc thành phố Lâm Nghi hiện nay. Vào năm Lỗ Chiêu Công thứ 18 (năm 524 trước công nguyên) người nước Chu tập kích vào nước Vũ, nước Vũ bị nước Chu cướp mất. Năm sau, nước Vũ lấy hôn nhân quốc gia liên kết với nước Tống đánh Chu, làm cho nước Chu bị nước Vũ bắt giữ, sát nhập vào nước Vũ. Cuối cùng sát nhập vào nước Lỗ.
3. Nước Di (sau này còn gọi là Tử) — tước Bá. Thành cổ Tráng Vũ ở 60 dặm về phía Tây thành phố Tức Mặc. Đồ cổ còn lại có Di Bá Quỹ.
4. Nước Hàn — là một đại bộ tộc của nhà Hạ. Ở khu Hàn Đình thành phố Duy Phường. Hàn Trác được xuất phát từ Thử.
VIII. Nước họ Quỳ. Tương truyền họ Quỳ này là hậu duệ của vua Ngu Thuấn khi đó. Có nước Toại, nước Tề.
1. Nước Toại — còn gọi là nước Tuỵ, ở phía Nam thành phố Philadelphia. Năm 681 trước công nguyên bị nước Tề tiêu diệt.
2. Nước Tề — lúc ấy chính là họ Điền ở nước Tề vào thời Chiến Quốc. Năm 386 trước công nguyên họ Điền là đại thần của nước Tề và được Chu Vương phong thành chư hầu, triệt để thay thế chính quyền họ Khương, nhưng vẫn dùng tên “Tề”, vẫn ở Lâm Truy. Nước Tề là một trong bảy nước mạnh nhất thời Chiến Quốc, từng đánh bại nước Ngụy tiêu diệt nước Tống, giằng co trong thời gian với nước Tần, nhiều lần tồn tại trong tình hình thời Chiến quốc. Vào năm 17 Tề Mân Vương (năm 284 trước công nguyên) các nước Yến, Tấn, Tần liên kết với nhau tấn công nước Tề, nước Yến đem Lạc Nghị dẫn đầu phá Truy Lâm, từ đó về sau thực lực quốc gia dần dần suy yếu. Vào năm 45 Tề Vương Kiên (năm 221 trước cao nguyên), cuối cùng bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt.
IX. Nước họ Diêu. Họ Diêu cũng chính là hậu duệ của vua Thuấn vào lúc đó. Nước Mân — tức là Hôn. Là một đại tộc quốc gia nước Hạ. Ở nơi 25 km về phía Đông Bắc huyện Kim Hương, Hôn là tên cũ của thành Phụ. 《 tả truyện · chiêu công tứ niên 》: “Hạ kiệt vi nhưng chi hội, hữu hôn chi.” Lại trong《 chiêu công thập nhất niên 》: “Kiệt khắc hữu hôn, dĩ vong kỳ quốc.”
X. Nước họ Tự. Tự họ là truyện tự của nhà Hạ triều đại Ngu. Có nước Khởi, nước Tằng, nước Châm Quán, nước Châm Tầm.
1. Nước Khởi — tước Bá. Nước Khởi được lập vào khoảng thời nhà Thương. Sau khi Chu Vũ Vương diệt Thương, hậu duệ của vua Vũ nhà Hạ, phong Đông Lâu Công cho họ Khởi, nhưng được phong lại một lần nữa, cho nên vẫn gọi là Hạ. Thủ đô ban đầu là Ung Khâu (ở huyện Khởi tỉnh Hà Nam). Sau khi bị quân Hoài Di uy hϊếp, cuối thời kì Tây Chu thì bắt đầu di lên hướng Bắc, hoặc có thể coi là thành phố Tân Thái hiện nay. Khi Khởi Thành Công (năm 654-637 trước công nguyên) trị vì được Tề Hoàn Công giúp đỡ, dời đô đến Duyên Lăng (nay ở phía Đông Nam huyện Xương Lạc). Khi Khởi Văn Công trị vị (năm 549-536 trước công nguyên) lại dời đô đến Thuần Vu. Những năm đầu Khởi Giản Công trị vị (năm 445 trước công nguyên) bị Sở Huệ Vương dẫn quân tiêu diệt. Những khí cụ truyền lại đời sau có Khởi Bác Đỉnh, Khởi Bác Đậu Đẳng.
2. Nước Tằng (còn gọi là Tăng) — tước Tử. Cổ thành hiện nay ở phía Đông thành phố Tảo Trang, Sảo Bắc huyện Thương Sơn. Có một lần đã từng là nước chư hầu của nước Lỗ. Vào năm Lỗ Tương Công thứ 6 (năm 567 trước công nguyên), thì bị nước Cử tiêu diệt, vào năm Chiêu Công thứ 4 (năm 538 trước công nguyên) nước Lỗ đoạt được lãnh thổ của họ. Cuối cùng lại thuộc về nước Tề.
3. Nước Châm Quán — là một đại bộ tộc quốc gia nhà Hạ. Ở phía Đông Bắc huyện Thọ Quang. Hoàng đế nước Hạ đã từng sống ở đây. Cuối cùng bị con trai của Hàn Trạc tấn công tiêu diệt.
4.Nước Châm Tầm — là đại bộ tộc quốc gia nước Hạ. Ở phía Đông Nam thành phố Duy Phường hiện nay. Hạ Thái Khang đã từng ở chỗ này. Cuối cùng bị Hàn Kiêu tấn công tiêu diệt.
XI. Nước họ Tử. Tương truyền họ Tử khi đó là Khương Tổ Khế. Nước Đàm — còn gọi là Chương. Tước Tử. Nay thành Đàm cũ ở phía Tây huyện Chương Khâu, đã từng khai quật được di tích trước Kháng Chiến. Khi mà có một lối đi ở phía Đông Tây nước Tề, năm 684 trước công nguyên bị nước Tề mượn cớ tiêu diệt.
XII. Nước họ Yển. Tương truyền họ Yển vào lúc đó là Cao Đào. Nước Hữu Cách — đại bộ lạc quốc gia nước Hạ, ở phía Bắc thành phố Đức Châu. Thái Khang mất nước, là một đại thần quý tộc nước Hạ chạy trốn đến tận đây, tập hợp thế lực còn sót lại, viện trợ Thiểu Khang khôi phục lại quyền thống trị của Triều Hạ.
XIII. Nước họ Doanh. Nghe nói họ Doanh là hậu duệ của Bá Ích. Nước Doanh — cũng gọi là Cái. Thủ đô cũ ở phía Đông – Khúc Phụ, Bá Ích đã từng đã ở nơi này. Sau này đã trở thành liên minh của nhà Ân. Chu Thành Vương thì đi theo Thương Trụ Vương còn con trai của Vũ Canh phản loạn, chống lại triều nhà Chu, cuối cùng bị nhà Chu tiêu diệt, họ sát nhập vào nước Lỗ.
XIV. Nước họ Tất. Tương truyền họ Tất là Phòng Phong Chi vào khi ấy. Nước Sưu Man — Trường Địch Nhất Chi. Nhà Tây Chu hoạt động trong biên giới phía Bắc – Sơn Đông thành phố Tế Nam từ thời Xuân Thu cho tới bây giờ, rất có thể là bộ lạc ở gần biên giới trải qua từng giai đoạn của quốc gia.
XV. Nước Đông Di. Đông Di thời xa xưa là một dân tộc xưa hoạt động ở khu vực Sơn Đông, cuối cùng họ cùng với tộc Hoa Hạ hợp nhất lại. Có nước Giới, nước Căn Mâu.
1. Nước Giới — ở phía Tây Nam thành phố Giao Châu hiện nay. Vua của bọn họ Cát Lô đã từng bái kiến Lỗ Hi Công, cũng đi theo Sư Viễn Tập ở thủ đô nước Tống.
2. Nước Căn Mâu — là một nước chư hầu của nước Lỗ, nay là ở phía Nam huyện Nghi Thuỷ hiện nay. Năm Lỗ Tuyên Công thứ 9 (năm 600 trước công nguyên), thì bị nước Lỗ đánh chiếm.
XVI. Chưa biết rõ là quốc gia họ tổ là gì.
1. Nước Quách — tước Bá, mà hiện nay là ở phía Đông Bắc thành phố Liêu Thành. Tồn tại từ thời Tây Chu cho tới gian đoạn đầu thời Xuân Thu. Diệt vong vào khoảng triều Tề Hoàn Công trước đây. Có rất nhiều đồ vật truyền lại đời sau.
2. Nước Ô Dư Khâu — hoặc Tác Dư Khâu. Ở khu vực thành phố Nghi Lâm, cũng là ở huyện Chương Khâu. Vào năm Lỗ Trang Công thứ hai (năm 692 trước công nguyên) đã từng bị nước Lỗ công phạt.
3. Nước Mâu — phong tước Tử. Kinh đô cũ của nước Mâu ở 20 dặm về phía Đông thành phố Lai Vu. Là một nước chư hầu của nước Lỗ, kết thông gia cùng với nước Lỗ. Vua của bọn họ đã từng bái kiến Lỗ Hoàn Công.
4. Nước Chuyên — nước chư hầu của nước Lỗ. Ở hơn 30 dặm về phía Đông Bắc thành phố Đàm Thành. Vào năm Lỗ Thành Công thứ 6 (năm 585 trước công nguyên) bị nước Lỗ tiêu diệt.
5. Nước Tân. Là một bộ lạc quốc gia của thời Hạ, Thương, ở phía Bắc huyện Tào. Cùng với Thương Thang kết thông gia. Y Duẫn chính là xuất phát từ nước Thử.
6. Nước Bồ Cô — cũng gọi là Bặc Cô, Bạc Cô. Phía Đông Nam huyện Bác Hưng thành phố Tân Châu hiện nay. Khi Chu Thành Vương lên ngôi, bởi vì tham gia vào cuộc phản loạn Vũ Canh và Đông Di, bị Chu Công tiêu diệt, sát nhập cùng với đất Tề.
── trích từ Lão Dao 《 Sơn Đông cảnh nội quốc gia cổ 》