Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 20

Chương 20: Mượn sách
Chú cháu Vân

anh

tới trước cổng tòa nhà của đại phòng, nhờ người hầu vào trong truyền lời. Chỉ lát sau,

một

gã sai vặt vừa gầy vừa đen

đã

chạy ra đón, tươi cười

nói: "Tứ lão gia, ngũ tiểu thư, mời

đi

bên này."

Vào cổng,

đi

qua chính viện, phía nam chính viện là chính đường, thư phòng của Phó Vân Chương

thì

ở phía tây.

đi

qua cửa ngách, vòng qua khúc quanh

trên

hành lang, cả đường

đi

đều yên tĩnh, rất ít khi nhìn thấy bóng dáng nha hoàn bà tử, họ thấy

một

căn phòng tường trắng ngói đen ở sâu trong viện, núp bóng bên rừng trúc biếc xanh.

Bấy giờ là đầu hạ, mùa thực vật phát triển, ong bướm vờn quanh. Sân viện của Phó Vân

anh

tuy chỉ có

một

cây táo nhưng trông cũng phủ lên màu xanh ngọc rực rỡ, bên đại phòng lại chẳng có hoa cỏ gì, ngoài

một

mảnh rừng trúc

đang

xào xạc theo gió kia

thì

cũng chỉ có mấy khối đá đủ mọi hình thái khác nhau.

"Mấy khối kia là là đá Linh Bích, còn ở góc tường là đá Thái Hồ."

Phó tứ lão gia nắm chặt tay Phó Vân

anh, thấy nàng ngơ ngác, chỉ vào đá trong viện, khẽ

nói, "Nhị thiếu gia thích đá, mấy khối kia được đưa từ phía nam lên, có cả đá của Nam Trực Lệ và Chiết Giang."

Đá Thái Hồ và đá Linh Bích đều nằm trong thiên hạ tứ đại danh thạch (bốn loại đá nổi tiếng nhất trong thiên hạ), Phó Vân

anh

đương nhiên cũng nhận ra, nàng chỉ lấy làm lạ là hoa viên đại phòng có vẻ như quá giản dị.

Đúng lúc đó,

một

tiếng đàn réo rắt vang lên bên tai, nàng nghiêng đầu lắng nghe, gió

nhẹ

thổi qua, tiếng đàn mỏng manh như có như

không.

đi

tới phía trước vài bước,

đi

qua vòm cửa tròn, đập vào mắt là

một

khoảng sóng nước long lanh, nước hồ hắt lại ánh mặt trời. Xung quanh hồ

không

có cây cối, vẫn chỉ có

một

khối đá Linh Bích đen tuyền sừng sững. Phía cuối hành lang là

một

căn phòng năm gian, mái phủ rêu xanh, viền mái sơn đen cong cong.

Tất cả giống như

một

bức tranh thủy mặc thanh khiết mà quạnh quẽ.

Gã sai vặt dừng lại trước

một

cầu

nhỏ

bằng trúc, mỉm cười đưa tay: "Thứ lỗi cho tiểu nhân thất lễ, nhị thiếu gia ở bên trong thư phòng."

Phó tứ lão gia mỉm cười cảm ơn, dắt tay Phó Vân

anh

bước lên cầu trúc,

đi

vào hành lang.

Cửa sổ phía nam của thư phòng hướng ra mặt hồ, mấy tấm bình phong

đã

bị gỡ xuống khiến cho trong phòng tràn ngập ánh sáng. Ánh nắng nhu hòa xuyên qua rừng trúc rọi vào hành lang, tạo thành những bóng nắng mông lung, nhị thiếu gia Phó Vân Chương quay lưng về phía cửa, ngồi trước bàn đánh đàn. Tuy chỉ là

một

bóng lưng nhưng vẫn có thể thấy được phong tư mà người thường

không

thể nào sánh được của y.

"Tranh"

một

tiếng, tiếng đàn ngừng lại, Phó Vân Chương đứng dậy nhìn ra: "Tứ thúc tới rồi."

Thái độ thoải mái, tự nhiên,

không

câu nệ, ánh mắt dừng

trên

gương mặt Phó Vân

anh

một

lúc, "Muội

đi

theo ta."

Phó Vân

anh

ngước nhìn Phó tứ lão gia, Phó tứ lão gia mỉm cười khẽ đẩy nàng, "Nhị thiếu gia gọi con đấy, mau

đi

đi!"

Phó Vân Chương dẫn Phó Vân

anh

vào thư phòng.

Thư phòng lúc này tràn ngập ánh sáng, thậm chí có thể nhìn thấy những hạt bụi lấp lánh bay trong

không

khí.

trên

chiếc bàn đặt cạnh cửa sổ có

một

chiếc bình sứ men trắng, nước men trắng ngần như phủ

một

lớp nước trong suốt, chiếc bình hoàn mỹ, xa xỉ là thế nhưng lại đựng trong lòng

một

cành hoa dại vô danh.

trên

bàn đốt hương là

một

đôi lư đồng kiểu tuế hàn tam hữu đăng, từ trong lư đồng, từng sợi khói mỏng tỏa ra lượn lờ trong

không

khí. Bốn phía thư phòng đều là kệ sách bằng gỗ ngập sách.

không

biết là do quá nhiều,

không

sắp xếp được hay là do thường xuyên được lấy xuống nên sách xếp thành đống, có cuốn còn

đang

mở

đã

bị đặt lên kệ, khá lộn xộn.

Thư phòng của Phó Vân Chương khiến cho người ta có ấn tượng khác hẳn với bản thân y. Phó Vân

anh

còn tưởng rằng thư phòng của người này

sẽ

giống như y, thanh tĩnh, ngăn nắp, mỗi quyển sách, mỗi trang giấy đều ngay ngắn tinh tươm, cả thư phòng mang mùi mực thơm nhàn nhạt.

Cuối cùng thơm đúng là vẫn thơm nhưng hoàn toàn

không

có gì gọi là ngăn nắp cả.

Phó Vân Chương vẫn điềm nhiên như

không, dường như

không

cảm thấy thư phòng mình có gì

không

ổn, ngón tay dài của y chỉ kệ sách bên góc tường, "Chỗ ta có "Sĩ thương yếu lục" của Trình Xuân Vũ, "Nhất thống lộ trình đồ ký" của Hoàng Biện, "Thủy bộ lộ trình" của Tráng Du Tử, còn có "Tân khắc khách thương nhất lãm tỉnh mê thiên hạ thủy bộ lộ trình" của Lý Tấn Đức, muội chọn lấy

một

quyển, xem xong rồi mượn quyển khác sau."

Vậy là y định cho nàng mượn hết số sách đó nhưng mỗi lần lại chỉ cho nàng mượn

một

cuốn?

Phó Vân

anh

không

biết tại sao Phó Vân Chương

không

cho nàng mượn hết chỗ sách ấy trong

một

lần, có thể vì những cuốn sách đó là do y tốn công tốn sức sưu tầm từ nhiều nơi khác nhau, sợ nàng còn

nhỏ

không

biết quý sách

sẽ

làm hỏng chăng?

Nàng gật đầu,

đi

đến kệ sách, nhìn lên

trên, kiễng chân với thử nhưng cũng chỉ với tới tầng thứ nhất.

Tầng thấp nhất này là

một

loạt các bản văn mẫu chép tay, sách nàng muốn tìm hẳn phải ở tầng

trên.

Nàng quay đầu lại nhìn về phía cửa, Phó Vân Chương

đã

đi

ra ngoài từ khi nào,

hiện

đang

đứng ở hành lang trước phòng

nói

chuyện với Phó tứ lão gia, ánh nắng mặt trời được lọc qua rừng trúc

một

lần giờ

đang

chiếu rọi

trên

sườn mặt y khiến các đường nét

trên

khuôn mặt càng trở nên



ràng, phong thần tuấn lãng.

Trong thư phòng

không

có nha đầu hay sai vặt hầu hạ, Phó Vân

anh

nghĩ ngợi

một

chút rồi vén tay áo, bê ghế vuông trong phòng đến trước kệ sách rồi trèo lên.

Nàng đứng

trên

ghế, ngón tay dò theo những cuốn sách

trên

kệ, nhanh chóng tìm thấy "Nhất thống lộ trình đồ ký". Quyển sách này ghi lại tỉ mỉ hơn 140 lộ tuyến bao gồm điểm khởi đầu, kết thúc, khúc quanh, ngã rẽ, hành trình, bản đồ, vị trí trạm dịch đường bộ và đường thủy. Toàn bộ những miêu tả về lộ trình và thông tin về thị trường hàng hóa của các địa phương trong sách được tổng hợp dựa

trên

kinh nghiệm hơn hai mươi năm trải nghiệm của tác giả Hoàng Biện. Phó tứ lão gia sắp tới

đi

Nam Trực Lệ buôn hàng, giờ nàng có thể bắt đầu đọc cuốn "Nhất thống lộ trình đồ ký" này để vẽ cho ông

một

bản đồ gồm những trạm dịch đường bộ và đường thủy quan trọng dọc đường

đi

trước khi tứ thúc lên đường.

Nàng nhảy xuống khỏi ghế buông, bê ghế về chỗ cũ, rút khăn lụa trong tay áo ra, lau sạch ghế và kệ sách để chắc chắn mình

không

đảo lộn thư phòng của Phó Vân Chương rồi mới ra trước cửa, "Nhị ca, muội chọn xong rồi."

Phó Vân Chương cúi đầu nhìn nàng, "Chọn quyển nào thế?"

Phó Vân

anh

trả lời: "Nhất thống lộ trình đồ ký". Muội nghe Tôn tiên sinh

nói

cuốn sách này viết rất kỹ càng tỉ mỉ."

Phó Vân Chương gật đầu, ánh mắt cũng ôn hòa hơn, "Nếu muội hỏi ta, ta cũng

sẽ

đề nghị muội đầu tiên cứ chọn cuốn này."

Phó tứ lão gia có nghe cũng

không

hiểu hai người họ

đang

nói

về cuốn sách nào nhưng ông lại nhạy bén nhận thấy Phó Vân Chương đối xử với cháu

gái

mình rất hiền hòa, ánh mắt ông

hiện

lên vài tia sang khác thường, chen lời: "Vân Chương, Tôn tiên sinh khen

anh

tỷ nhi viết chữ rất đẹp, đẹp hơn Khải ca nhi và Thái ca nhi nhiều, mà nhà chúng ta

không

ai hiểu cái này... Cháu là cử nhân, trình độ nhất định còn cao hơn Tôn tiên sinh. Hôm nào cháu rảnh, tứ thúc mang chữ của

anh

tỷ nhi tới, cháu nhìn giúp

một

chút được

không?"

Ông dừng lại

một

chút, thở dài, "Đáng tiếc bá phụ cháu mất sớm, nếu ông ấy biết

anh

tỷ nhi giỏi giang nhường này, nằm mơ cũng có thể cười đến tỉnh."

Phó Vân Chương khẽ nhướn mi nhưng vẫn ôn hòa

nói: "không

dối gạt tứ thúc, cháu viết chữ

không

bằng Tôn huynh, nếu huynh ấy

đã

khen như vậy, chắc chắn là

không

tồi rồi." Y cúi xuống nhìn Phó Vân

anh, "Nhân tiện hôm nay ta cũng rảnh rỗi

không

có việc gì,

anh

tỷ nhi, muội thử viết cho ta xem đoạn "Thượng đại nhân, Khổng ất dĩ"

đi.

Phó tứ gia cười đến mức chỉ thấy miệng

không

thấy mắt, vội vàng giục cháu

gái, "anh

tỷ nhi, mau viết

đi, nhị thiếu gia muốn chỉ điểm con viết chữ đấy!"

Khóe miệng Phó Vân

anh

run run. Vô gian bất thương [1], tứ thúc đúng là

một

thương nhân chính hiệu. Hóa ra đây mới là lý do khiến cho ông nhất quyết phải đến đây bằng được,

nói

lời cảm ơn là giả, tìm cơ hội tiếp cận Phó Vân Chương mới là

thật, đúng là biết cách lợi dụng thời cơ!

[1]

không

gian xảo

thì

không

buôn bán được, hoặc

không

gian xảo

thì

không

phải thương nhân.


Nàng đưa cuốn "Nhất thống lộ trình đồ ký" cho cái người

đang

cười tươi như hoa vì vừa mới thực

hiện

được gian kế kia, quay về thư phòng. Phó Vân Chương là người

trên, lại còn là cử nhân cao cao tại thượng, đương nhiên

sẽ

không

giúp nàng lấy giấy mài mực. Phó tứ lão gia

thì

vẫn

đang

mải nhìn Phó Vân Chương cười

không

khép miệng lại được

thì

còn đâu tâm trí mà để ý chuyện này. Nàng hỏi Phó Vân Chương, "Nhị ca, muội có thể mượn bút của huynh

không?"

Phó Vân Chương giật mình, khóe miệng cong lên, "Thế mà ta lại quên."

hắn

đi

đến bên bàn sách, cầm

một

chiếc bút trúc, trong giọng

nói

lẫn chút ý cười, "anh

tỷ nhi, muội lại đây."

Phó Vân

anh

vâng lời

đi

sang. Đối với nàng, bàn của Phó Vân Chương quá cao, nàng kiễng chân lấy giấy, nghiên mực và giá để bút

trên

bàn xuống, xếp lên ghế. Đặt chặn giấy lên cho ngay ngắn, nàng thở ra

một

hơi lấy bình tĩnh, trầm ngâm chốc lát rồi nâng cao cổ tay đặt bút viết.

Đoạn Phó Vân Chương muốn nàng viết là "Thượng đại nhân, Khổng ất dĩ, hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ." [2]

[2] Bậc cao nhân thời thượng cổ, chỉ có ngài Khổng Khưu (Khổng Tử) mà thôi, ngài giáo hóa ba nghìn đồ đệ, có bảy mươi học trò giỏi, nay học trò

nhỏ

các ngươi, tám chín đứa, làm điều nhân, biết lễ nghĩa. Dịch nghĩa này lấy từ cuốn "Ngàn năm áo mũ" của Trần Quang Đức.


Tổng cộng chỉ có hai mươi tư chữ. Hai mươi tư chữ này đều là những chữ đơn giản, ít nét. Đứa trẻ nào tập viết cũng bắt đầu từ mấy câu này.

Kiếp trước, khi Phó Vân

anh

bắt đầu tập viết, ngày nào cũng tập viết những câu này, viết nhiều đến nỗi nhiều khi nàng nghĩ nàng nhắm mắt cũng có thể viết được hai mươi tư chữ này

trên

giấy

một

cách nghiêm chỉnh. Ngụy Tuyển Liêm thấy nàng nóng vội như thế, cười cốc đầu nàng

một

cái,

nói

với nàng hai mươi tư chữ này tuy đơn giản nhưng bao gồm đầy đủ kỹ thuật bút pháp cơ bản của chữ Hán, luyện

đi

luyện lại những chữ này mới có thể nắm chắc cơ bản, hiểu được kết cấu của chữ Hán, sau này học viết những chữ khó hơn mới có thể viết liền mạch lưu loát, có gân có cốt.

Nàng viết từng chữ

một, cẩn thận nắn nót nhưng

sự

nắn nót này lại

không

hề ảnh hưởng đến

sự

liền mạch của nét bút.

Nàng

không

định che giấu bản thân, nếu

đã

chọn con đường

không

giống người khác vậy

thì

đã

là kẻ khác người rồi, cần gì phải che che đậy đậy, cũng chỉ phí công.

Phó Vân Chương đứng phía sau nàng xem tư thế cầm bút cũng như từng nét bút của nàng. Ở những nét bút đầu tiên của nàng, y

đã

nở nụ cười, tới khi nàng viết xong ba chữ "Khổng ất dĩ", y khẽ cau mày, thần sắc càng lúc càng nghiêm túc.

Chữ nàng thanh tú, mềm mại, rốt cuộc

thì

tuổi còn

nhỏ, lực cổ tay

không

đủ nên còn non nớt.

Nhưng khi nàng viết chữ, tư thái lại bộc lộ tài năng,

sự

tiêu sái tự nhiên, tự tin thong dong khi viết chữ của nàng vậy mà lại tiếp cho y động lực, cũng mong muốn được múa bút vẩy mực, tỷ thí

một

phen với nàng.

Khóe miệng Phó Vân Chương lại cong lên, ánh mắt chậm rãi lướt tới biểu

hiện

trên

mặt Phó Vân

anh.

Nàng tập trung toàn bộ vào con chữ đến độ có lẽ chính nàng cũng

không

biết khi nàng viết chữ, miệng cũng hơi mỉm cười.

hắn

xuất thần trong giây lát rồi

không

biết vì sao cũng cười theo.

Phó tứ lão gia đứng bên cạnh

không

hiểu Phó Vân

anh

viết như vậy là tốt hay

không, lo lắng đến nỗi

không

dám thở mạnh, mồ hôi

trên

trán cũng túa ra.

Con

gái

đi

học có thể

sẽ

bị người khác nhìn bằng ánh mắt khác thường nhưng nữ học sinh được cử nhân lão gia đào tạo

thì

không, hơn thế nữ học sinh này còn là đường muội của cử nhân lão gia! Nếu nhị thiếu gia đồng ý nhận

anh

tỷ nhi là đồ đệ... Hoặc là chỉ cần chỉ điểm cho

anh

tỷ nhi vài câu thôi cũng được, có cái danh phận học sinh này,

anh

tỷ nhi về sau

sẽ

không

lo

không

tìm được người tử tế để lập gia đình nữa.

Như thế, Phó tứ lão gia mới dám thực

sự

yên tâm để cho

anh

tỷ nhi tiếp tục theo học Tôn tiên sinh.

Ông lặng lẽ siết chặt tay, thành hay bại là ở bước này, nhất định phải nắm

thật

chắc mới được!

Lời tác giả:

Mấy quyển sách trong chương này đều xuất bản trong giai đoạn từ cuối đến giữa thời Minh, chuyên giới thiệu về đường xá, giá cả hàng hóa, hoạt động thương nghiệp ở các địa phương trong cả nước, ngoài ra còn

nói

về đạo kinh thương, đạo đức thương nghiệp, truyền thụ kinh nghiệm kinh thương.

nói

một

cách đơn giản, đây là kim chỉ nam cho các thương nhân.