Những dải kinh kỳ mục nát tung bay, bàn ghế đá nghiêng ngả phủ đầy bụi bặm đất cát.
Chính điện ở giữa còn đặt một pho tượng đá.
Có lẽ trải qua thời gian, mưa gió dội xuống khiến diện mạo pho tượng không còn rõ nét, thoạt nhìn qua như người thật, nhưng khi A Hương cầm đèn l*иg soi gần tới, liền cảm thấy pho tượng toát lên một vẻ vô cùng quỷ dị.
Tượng đá ấy là hình một thân thể đang ngồi, tay đặt trên đầu gối, những chỗ khác khắc rất thô, duy chỉ có các ngón tay là được chạm khắc tỉ mỉ đến cực điểm, không chỉ đốt ngón rõ ràng mà dường như còn dài hơn người thường một đốt, nhìn vừa thon dài vừa cân xứng.
Dù chỉ là tượng đá đặt ở đó, lại toát lên khí thế cao quý vô cùng.
A Hương từng nghe những bậc trưởng bối hiểu biết kể rằng, chân mệnh quý nhân thực sự, mười ngón tay không chạm nước mùa xuân, vì vậy bàn tay họ đẹp như ngọc, không chút nứt nẻ. Có lẽ là nói về đôi tay như vậy.
Đáng tiếc chỉ là tượng đá, chẳng phải người thật.
Ánh mắt nàng dời xuống, nhất thời không nhìn ra tượng đá kia ngồi trên bảo tọa gì, chỉ biết không giống đài sen trong Phật điện, cũng chẳng phải bệ Tu-di, mà dường như là vảy của thứ gì đó.
Lúc này bỗng nghe thấy một tiếng “phịch”, Tô Già Nguyệt đã quỳ rạp xuống trước tượng đá.
A Hương hoảng sợ, định chạy đến đỡ nàng dậy, nhưng lại thấy phu nhân mình bỗng nhiên ngẩng đầu,
“Ngài… có ở đây không?”
Từ đường hoang vu không một bóng người, chỉ có gió đêm lạnh lẽo rít gào.
Phu nhân nhà nàng đang hỏi ai?
A Hương đưa mắt nhìn theo ánh mắt nàng, rơi đúng vào pho tượng kia, tim lập tức đập thình thịch.
Bốn bề tĩnh mịch như tờ.
Đèn l*иg trắng bị gió lạnh thổi lắc lư, bóng in trên tường cũng chập chờn lay động.
Tô Già Nguyệt từ từ cúi đầu xuống.
A Hương phát hiện nàng đang khóc, từng giọt nước mắt thi nhau rơi xuống đất, thấm loang như họa văn.
Nàng vội vàng quỳ xuống theo, đặt đèn l*иg xuống đất, ôm lấy phu nhân, lúng túng lau nước mắt cho nàng,
“Phu nhân, đang yên đang lành, sao người lại như vậy…”
A Hương theo hầu Tô Già Nguyệt đã lâu, những năm trước khi lão gia cưới nhị phòng, tam phòng, nàng không khóc; về sau lão gia không còn bước vào phòng nàng nữa, nhị phòng tam phòng lại chèn ép, đẩy nàng về ở nơi sân nhỏ lạnh lẽo rách nát, lão phu nhân chẳng hỏi han gì, Tô Già Nguyệt là chính thất mà ăn uống không khác gì hạ nhân, vậy mà cũng chưa từng thấy nàng rơi một giọt lệ.