Chưa nói đến việc những con cá này đều là những tờ tiền nhân dân tệ, cải cách mở ra, cuộc sống cũng tốt hơn!
Trong thôn nam nữ già trẻ đều ra trận, mất khoảng một giờ mới vận chuyển tất cả cá về thôn. Ra biển bắt cá là việc nguy hiểm, cần phải dựa vào sức mạnh của tập thể, thu hoạch cũng là thuộc về tập thể. Chỉ cần trong nhà có người ra biển thì sẽ được chia phần.
Ở trước mặt thu hoạch lớn như vậy, cho dù có mệt mỏi bao nhiêu cũng quên mất. Ngoại trừ trường tiểu học còn đang đi học, những người khác trong thôn đều chạy ra giúp đỡ. Gϊếŧ cá rồi phơi nắng, tới cuối cùng từ đầu thôn đến cuối thôn, lại đến sân của các gia đình lớn nhỏ, tất cả đều treo đầy cá.
Thu hoạch lớn như vậy khiến mọi người mỉm cười vui vẻ, không ai nỡ ăn, đều chạy tới nhà họ Phùng hỏi Phùng Ích Dân: “Thôn trưởng, khi nào chúng ta vận chuyển ra ngoài bán?”
Phùng Ích Dân đã tính toán kỹ càng, cho dù ai hỏi đều sẽ nói như vậy: "Kế toán Trương đã tính toán xong xuôi cả rồi. Chờ cá ướp xong sẽ tổ chức mọi người vận chuyển đến tỉnh thành. Một chuyến đi mất cả ngày. Yên tâm, ai cũng sẽ có việc để làm, đều trở về kiên nhẫn chờ đi."
Tuy vậy, trong lòng hắn vẫn không khỏi lo lắng. Sau bữa cơm, hắn nói với gia đình: "Đường sá không dễ đi. Một chuyến đi ra ngoài núi phải tốn bảy tám tiếng đồng hồ, trở về lại tốn bảy tám tiếng đồng hồ. Bằng không thôn chúng ta cách tỉnh thành gần như vậy, nếu có thể có đường vận chuyển ra ngoài, thực phẩm tươi sống sẽ đáng giá hơn hàng khô nhiều."
"Mấy năm nay đều thế, đâu phải bây giờ mới như vậy đâu?" Miêu Ngọc Phụng ngồi bên chiếc nôi của bé Manh Manh, vừa phe phẩy chiếc quạt bồ diệp đuổi muỗi, vừa đáp bằng giọng điệu thản nhiên.
Phùng Ích Dân im lặng không nói lời nào nửa ngày, chỉ nhíu mày trầm ngâm. Thôn Đào Nguyên có ba mặt giáp biển, một mặt giáp núi. Nhưng chính dãy núi ấy lại chắn mất lối đi. Trong núi chỉ có một lối mòn nhỏ, vừa hẹp vừa hiểm trở, vô cùng khó đi. Mỗi lần đi ra ngoài một chuyến là bầm dập khắp người.
Bây giờ cải cách mở ra. Là trưởng thôn, hắn cũng muốn dẫn dắt dân làng làm giàu. Huống chi, từ khi có con gái, hắn cảm thấy trách nhiệm trên người càng nặng.
Phùng Ích Dân nhìn vào đôi mắt to tròn của Manh Manh, đôi mắt xinh đẹp như vậy, chẳng lẽ cả đời chỉ quanh quẩn trong ngôi làng chài nhỏ này, không được nhìn thấy thế giới bên ngoài sao?
Nghĩ đến đây, cả người Phùng Ích Dân như tràn đầy động lực, quyết tâm nói: "Muốn giàu thì phải làm đường. Nghĩ đến Mộng Mộng, đời tụi mình chịu cực chẳng sao, nhưng không thể để thế hệ sau không có đường ra. Dù có khổ có khó, con nhất định phải làm được đường."
Ông Phùng, nãy giờ ngồi im lặng, cuối cùng không nhịn được mà lên tiếng. Ông từng làm trưởng thôn cả đời, cũng từng nghĩ đến chuyện làm đường, nhưng mọi chuyện không dễ như lời nói. Ông không khỏi nhắc nhở: "Ích Dân, làm đường không phải nói là làm được ngay. Phía sau thôn của chúng là là dãy Long Lĩnh, cả mấy chục ngọn núi. Chỉ dựa vào dân làng thôi thì không được đâu."
Phùng Ích Dân thở dài, nhìn ánh mắt lanh lợi của con gái, hắn giống như đang an ủi bản thân nói: "Manh Manh, con nói xem ba có làm được đường không?"
Đáp lại hắn là tiếng cười khúc khích của Manh Manh.
Xuân qua thu đến, chỉ chớp mắt Manh Manh đã được sáu tháng tuổi. Giờ cô bé đã có thể ngồi vững trong chiếc kiệu nhỏ. Chiếc kiệu này do ông Phùng tự tay làm cho cháu gái, dùng loại gỗ tốt nhất trên núi, mài nhẵn bóng loáng. Bốn phía được bện bằng cây mây tinh mịn, vừa rắn chắc vừa co dãn.
Manh Manh chống thân hình mũm mĩm, ngoan ngoãn ngồi trên kiệu. Đôi mắt vừa to vừa tròn vừa sáng, trông y hệt chú nai nhỏ trong núi. Bà Phùng nhẹ nhàng gọi một tiếng “Manh Manh”. Cô bé biết bà đang kêu mình, lập tức chuyển động đôi mắt to lanh lợi nhìn phía tiếng gọi, cái miệng nhỏ xinh kêu ê a không ngừng.
"Thông minh quá! Chúng ta nên ăn cơm, để bà nội đút cho cháu nhé. Nào…Há miệng nào..." Bà Phùng múc một muỗng nước cơm được nấu đặc sệt, trên đó còn có trứng gà chưng được cắt nhỏ. Một muỗng nhỏ mà đút vào trong miệng của Manh Manh.
Manh Manh đặc biệt thích ăn, một muỗng rồi một muỗng ăn đặc biệt hăng hái. Lúc này rèm cửa được vén lên, Duệ Nhi cõng tay nãi nhỏ đi vào từ bên ngoài. Bà Phùng vừa quay đầu thì nhìn thấy được cậu bé, cũng chưa lộ ra một tia biểu cảm ngoài ý muốn thì hỏi: “Duệ Nhi, cháu ăn cơm chưa?”
“Cháu ăn rồi. Bà Phùng, hoa này là tặng cho em gái.” Duệ Nhi lấy ra một bó hoa màu đỏ tươi từ sau lưng, nhẹ nhàng mà đặt ở bên cạnh kiệu nhỏ của Manh Manh.
Duệ Nhi lấy ra một bó hoa dại nhỏ, đỏ rực rỡ, nhẹ nhàng đặt bên chiếc kiệu của Manh Manh.
Bà Phùng nhìn qua đã nhận ra đây là hoa dại trên núi, cố ý nghiêm mặt, nói: “Duệ Nhi, núi rất nguy hiểm. Lần sau đừng vào núi hái hoa nữa, nhớ chưa?”
“Dạ… em gái thích mà.”