Sau khi học xong tiểu học thì Diêu Nguyệt Ảnh nghỉ học. Thời điểm đó, chính quyền địa phương có chính sách giáo dục bắt buộc 9 năm, miễn toàn bộ sách vở và học phí. Nhưng quãng đường từ nhà cô đến trường phải tốn 3 tệ mỗi chuyến. Nếu không nghỉ học ngày nào, tính ra mỗi tháng mất đến 60 tệ.
Trong mắt người khác có thể chỉ là cây me rụng lá, nhưng đối với cô, 60 tệ này là phí sinh hoạt trong một tháng của cô rồi.
Nói cho dễ hiểu thì, mọi thứ đều xoay quanh tiền, không có tiền thì nhấc mông rời khỏi ghế nhà trường. Sau đó cô bắt đầu lang thang khắp huyện, rồi bị mẹ bắt đi nhập sỉ dép lê, lặn lội đến những thành phố xa xôi để bán loại dép đầy lỗ[‘] kì lạ đó.
[,]: dép Crocs
Nói đến mẹ cô – từng là một người bán bia lâu năm, am hiểu tường tận các quán karaoke và quán nướng ở huyện, sau đó thời vận khó khăn, không làm được nữa thì bà bắt đầu bán dép dạo.
Dù tuổi tác đã lớn nhưng mẹ cô vẫn còn chút phong cách. Bà tô phấn mắt giá hai xu, tóc nhuộm vàng, uốn xoăn, đi đôi bốt cao, giữ lại chút dáng vẻ thời trẻ. Nhưng Diêu Nguyệt Ảnh không giống mẹ lắm, mẹ cô có đôi mắt hai mí, còn cô thì chỉ có một mí, hẹp và dài, khuôn mặt cũng gầy gò, trông như người sẽ khắc chồng.
Khi ấy còn nhỏ, chưa kịp khắc phu thì cô đã khắc phụ.
Ba cô bị xe tải cán qua đầu, cảnh tượng y như quả đào chín bị vỡ tung, não tràn ra ngoài theo kẻ hở của xương sọ. Đường cùng số tận, thảm càng thêm thảm, nhưng cuối cùng mẹ con cô cũng chỉ được bồi thường một khoản tiền không đáng kể.
“Sáu ngàn bốn trăm năm mươi mấy”
Mẹ cô thốt ra những con số kỳ lạ, ở tuổi ấy cô chỉ biết có chẵn có lẻ. Nhưng cô biết cuộc sống sẽ suôn sẻ trở lại vì bà bảo mọi chuyện sẽ ổn thôi. Hai tháng sau mẹ cô bỏ của chạy lấy người, để lại cô cùng với mấy con gà mái già đẻ trứng, một túi khoai tây, cùng với chưa tới 300 đồng bạc
Diêu Nguyệt Ảnh tự cảm thấy tình mẹ con của hai người chẳng mấy sâu đậm nên không thực sự oán mẹ. Cô chỉ ngại tiền mẹ để lại quá ít, nhiều thêm một tí nữa là được rồi.
Có câu nói gì mà “Núi cùng nước tận ngờ hết lối”, hoàn cảnh của cô đại khái là như vậy đó.
Trình Hân là bước ngoặt của cuộc đời cô, một cô nàng xinh đẹp, trạc tuổi với cô
Ở trường đồn rằng gia cảnh của Trình Hân rất khá giả, bố mở siêu thị, mẹ thì kinh doanh online, gần đây còn mua một nhà máy nhỏ để sản xuất hàng loạt cọ trang điểm. Trình Hân mỗi tuần được cho vài nghìn tệ tiền tiêu vặt, cô ấy ở một đẳng cấp khác so với các bạn đồng trang lứa.
Trong lúc Trình Hân đang học ở một trường trung học trọng điểm trong thành phố thì Diêu Nguyệt Ảnh lúc đó chỉ quanh quẩn tìm chỗ làm thêm, nhưng thành phố kiểm soát chặt chẽ, không ai dám thuê lao động trẻ em.
Hôm đó không hiểu sao Diêu Nhạc Ảnh không muốn về nhà, khoảng bảy tám giờ tối, cô vẫn còn lang thang bên ngoài. Khi nghe thấy có tiếng ồn ào ở phía trước, cô tiến đến góc chợ đêm. Trước tầm mắt, có khoảng mười bảy mười tám thanh niên trẻ đang cười đùa, có nhiều người vẫn còn ở tuổi vị thành niên, vài cậu con trai ngồi trên cây cười, dưới đất hỗn loạn, ba bốn cô gái đang vây quanh đánh một cô gái khác. Những người xung quanh không ai dám lên giúp đỡ, đều lặng lẽ né tránh đi qua.
Nói ra thì thật buồn cười, mấy cô gái kia học cùng trường cấp hai với Trình Hân, chắc ghen tị cô ấy giàu có nên bắt nạt. Trình Hân là nữ sinh nổi tiếng, luôn là tâm điểm của sự chú ý, lại còn có tiền và xinh đẹp. Vì vậy có nhiều người không ưa Trình Hân, thế là họ gọi hai chị đại từ trường khác đến để vây đánh cô ấy ở đây.
Bỗng có nữ sinh tóc vàng rút dao hăm dọa Trình Hân, tát cô ấy mấy cái rồi hỏi xem cô có phải là con khốn hay không.
Từ xa, Diêu Nguyệt Ảnh nghe ngóng một hồi mới hiểu được đầu đuôi câu chuyện. Hóa ra là Trình Hân vừa có bạn trai mới, là một nam sinh trung học ở trường khác, khá đẹp trai. Các cô gái trong trường của cậu ta không chịu nổi, bèn gọi Trình Hân ra để đánh. Mấy cô bạn cùng lớp với Trình Hân cũng nhân cơ hội này mà đánh cô để trút giận.
Trình Hân nằm trên mặt đất vừa khóc vừa kêu rên, lẩm bẩm nói phải gọi cho bạn trai đến cứu. Nhưng điện thoại vừa mới lấy ra thì đã bị nam sinh ngồi trên cây nhảy xuống lấy đi, hắn vừa cầm liền suýt xoa, mẫu mới nhất bán đi chắc cũng được bộn tiền.
Lưỡi dao lướt qua mặt Trình Hân, nhưng chỉ là mặt lưng của dao nên không cắt ra máu. Mấy cô gái kia cũng không có gan lớn, chỉ làm cho có thôi.
Diêu Nguyệt Ảnh cũng thừa biết điều đó.
Đầu óc vừa nóng lên, cô ta vung dao lên hai lần để làm ra vẻ, đang chuẩn bị rút về thì bất ngờ bị Diêu Nguyệt Ảnh nắm lấy lưỡi dao, khiến lòng bàn tay cô bị rạch một đường, máu tuôn ra ào ạt. Cô nhìn trừng trừng vào cô gái cầm dao, khiến cô ta sợ hãi đến nỗi không kịp phản ứng. Khi nhận ra thì con dao đã bị giật khỏi tay, ngay sau đó là mấy cái tát liên tiếp vào mặt.
Diêu Nguyệt Ảnh đánh nhau rất dữ, nhưng cơ thể thiếu dinh dưỡng nên không mạnh, chỉ giống như hổ giấy. Với phong thái của người làng quê, mặc bộ đồ cũ của mẹ, cổ tay áo đã sờn rách, đến nỗi không nhìn rõ hoa văn. Cô liều mạng như không muốn sống, đấm vài cú rồi nắm tóc cô gái kia đập xuống đất, liên tiếp mấy lần "bịch bịch."
Trình Hân đứng nhìn mà ngẩn ngơ. Con dao dưới đất bị đá qua đá lại bởi những bước chân lộn xộn. Cô ấy nuốt nước bọt, ấn tượng đầu tiên là cảm thấy Diêu Nguyệt Ảnh này, đúng là một kẻ hèn mọn.
Kẻ hèn có cách sống của kẻ hèn, người nghèo có cách sống của người nghèo. Nếu đã hèn mọn và nghèo khó mà không lanh lợi thông minh thì cuộc đời này coi như xong rồi, hiểu không.
Mẹ cô từng dạy cô cách lừa gạt người khác. Hồi lớp ba, có lần bạn học đóng cửa sổ, cô cố tình thò tay ra ngoài để bị kẹp, sau đó bắt đầu khóc ầm ĩ. Mẹ cô đến trường chửi rủa ầm ĩ, một già một trẻ mặt dày như đá. Sau đó, dù chỉ được bồi thường hơn trăm tệ tiền thuốc, nhưng cô lại phải nghỉ học một tuần.
Cô ấy hiện đang đánh cược rằng Trình Hân sẽ nhận ơn nghĩa này, và thực tế đã chứng minh cô đoán đúng.
Trình Hân mặc nhiên thừa nhận rằng mình nợ Diêu Nguyệt Ảnh một ân tình.
Cô ta khập khiễng được Diêu Nguyệt Ảnh đưa lên xe taxi. Trời đã tối đen, cô gái đứng bên đường, vết máu trên tay phải trông như những nhánh cây khô, uốn lượn vặn vẹo. Tựa như khao khát được điều gì đó... thấm nhuần vào.
"Muốn tiền không?"
Trình Hân ngồi trong taxi hỏi. Diêu Nguyệt Ảnh lắc đầu.
"Vậy cậu muốn gì?"
"Tôi muốn vào trường của cậu để học."
Cô trả lời như vậy.
Thực ra, thành tích học tập của cô ấy khá tốt, từ nhỏ môn Văn và Toán luôn đạt điểm tối đa, là một trong những học sinh được thầy cô đặc biệt quan tâm.
Không học tiếp thì đúng là phí tài lắm.