Thập Niên 70: Bạch Nguyệt Quang Của Cố Chấp Đại Lão Trọng Sinh

Chương 21: Bạch Du càng lớn tính tình càng kì lạ

"Lúc lên cấp hai, mẹ chưa hỏi ý con mà đã đưa phòng của con cho chị họ, còn con thì chỉ có thể ở trong căn phòng nhỏ ngăn ra từ phòng của chị ấy. Căn phòng đó mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, giữa hè năm nào con cũng bị rôm sảy, mùa đông năm nào cũng lạnh đến nứt da."

"Sau khi lên cấp ba, mẹ còn bảo con giặt quần áo, giặt đồ lót cho chị họ, chị ấy gãy tay hay gãy chân? Sao không tự đi mà giặt quần áo của mình? Đến khi tốt nghiệp cấp ba, mẹ chưa hỏi ý con mà đã đưa cơ hội học Đại học Công Nông Binh cho chị họ, về sau còn tự quyết định gạch tên con ra khỏi danh sách nhân viên của Bộ Tuyên truyền. Khi đi làm, mẹ nói dạ dày của chị họ không tốt nên bảo con đến trưa phải về nhà nấu cơm rồi đưa đến đơn vị cho chị ấy ăn. Con không đồng ý thì mẹ lại lạnh nhạt với con đến bao giờ con chịu thua mới thôi."

"Mẹ chưa từng dạy con phải làm một người hiền lành và rộng lượng, từ nhỏ đến lớn, mẹ vẫn luôn nói với con rằng: Con không xinh đẹp bằng chị học, không ngoan ngoãn hiểu chuyện bằng chị họ, không đáng yêu, không thông minh như chị họ. Thế nên con trở thành một người như ngày hôm nay đúng là lỗi của mẹ, điều này coi như mẹ cũng tự hiểu rồi đấy."

Mỗi lần nói một câu, nụ cười trên mặt Bạch Du lại xán lạn thêm vài phần.

Chẳng qua, bà Bạch nhìn thấy nụ cười này của nàng thì lại vô cùng đau lòng, suýt nữa thì nước mắt đầm đìa.

"Bốp!"

Trước khi Tần Chính Nhân kịp phản ứng lại, bà Bạch đã với lấy cây chổi trước cửa rồi đập mạnh vào người bà ta: "Bà già này sống gần hết đời người rồi mà chưa thấy loại mẹ nào như cô! Thế mà lại ngược đãi chính con ruột của mình, biết thế thì tôi đã không cho Tiểu Du về thủ đô rồi!"

Lúc đó nhà họ Tần xảy ra chuyện, Tần Chính Nhân dồn hết tâm sức vào nhà mẹ đẻ, ngay cả con gái ruột cũng không quan tâm, bà Bạch không nhìn nổi nên mới bế cháu gái về nuôi.

Lúc cháu gái út vừa tròn một tuổi, bà mang cháu gái từ căn cứ không quân về thủ đô để cháu gái gặp mặt cha mẹ một lần. Ai ngờ, chưa được hai ngày thì cháu trai thứ hai đã mất tích. Ông bạn già lo lắng thành bệnh, chẳng mấy chốc thì rời khỏi thế gian.

Bà phải chịu hai tầng đả kích trong một thời gian ngắn nên cũng ngã bệnh, tất nhiên không thể mang cháu gái đi nuôi nấng được. Quan hệ của bà với con dâu cả không tốt, cũng lo lắng nếu mình nuôi cháu gái thì sẽ khiến con bé có ngăn cách với ba mẹ ruột. Nhưng sao bà ấy ngờ được con dâu cả chính là một đứa ngu dốt, lại còn ngược đã cả con ruột của mình!

"Mẹ, mẹ đừng làm vậy mà! Mẹ... A a..."

Tần Chính Nhân không ngờ bà Bạch lại ra tay đánh bà ta.

Dù sao bà ta cũng là Chủ nhiệm đoàn văn công, bà chủ chứa đánh bà ta trước mặt nhiều người như vậy thì sau này bà ta còn mặt mũi nào gặp người khác nữa?

Nếu là bình thường thì đã có hàng xóm trong khu chạy ra khuyên can rồi, nhưng lúc này tất cả mọi người đều im lặng.

Trong ấn tượng của mọi người, hồi nhỏ Bạch Du vô cùng đáng yêu, nhưng càng lớn thì tính tình lại càng kỳ lạ, không chỉ lúc đi đường cứ còng lưng xuống như người già thì cái miệng lại cứ như hồ lô gỗ, gặp người chả bao giờ biết chào hỏi.

Ngược lại, Tần Tâm Hủy lại có cái miệng dẻo, khi cười lên còn có má lúm đồng tiền, trông còn ngọt hơn cả bánh ngọt ngoài cửa hàng, thế nên lúc Tần Chính Nhân mới nói với mọi người là tình tình Bạch Du bướng bỉnh, không nghe lời. Mọi người không thể ngờ được đó là do bà ta bất công, càng không ngờ bà ta lại nói xấu và chèn ép chính con gái ruột của mình như vậy.

Bây giờ nghe những lời mà Bạch Du nói, tất cả đều cảm thấy đau lòng.

Bà Bạch chỉ đánh mấy cái rồi dừng tay, muốn đánh cũng phải đợi về nhà rồi đánh, không thì người ta sẽ chế giễu: "Vợ thằng cả, hôm nay tôi nói thẳng với cô luôn, cô nhất định phải trả lại tất cả mọi thứ thuộc về Bạch Du, phòng, quần áo, công việc, không được thì đổi thành tiền. Nếu cô dám nói một chữ "không" thì ngày mai tôi sẽ đến đoàn văn công tìm chính ủy của các cô hỏi cho ra nhẽ!"