Mộng Phù Hoa

Chương 9


Tôi mỉm cười nhìn A Lâm, bước chân chậm rãi đi về phía sau xe, vỗ vỗ lên yên vài cái cho bụi bay hết, sau đấy mới dạng chân ngồi lên. Tuy nhiên, chính mình vẫn không quên việc trêu trọc anh một chút.

– Tôi còn tưởng anh chê tôi không đủ tiền để trả cho anh chứ.

A Lâm không quay đầu lại, bản thân dường như chẳng hề có hứng muốn nói chuyện với tôi hay sao ấy, nên sau khi nghe tôi nói xong, một lời anh chẳng đáp, biểu cảm cũng chẳng thay đổi. Đợi đến khi tôi ở phía sau vững vàng hẳn, mới mở miệng hỏi một câu.

– Ngồi vững chưa?

– Rồi.

Chỉ chờ có thế, A Lâm nổ máy, tay kéo ga khiến chiếc xe vọt lên, tăng tốc hòa vào dòng xe cộ đông đúc, giống như một cá lượn lách dưới lòng nước sâu trong hồ. Một lúc sau, anh bỗng dưng dừng lại trước một cửa hàng bán mũ bảo hiểm, hai chân dài chống dưới đất giữ thăng bằng, nói vọng vào với chủ quán ngồi ở trong nhà.

– Ông chủ, bán cho một chiếc mũ bảo hiểm. Loại tốt nhất ấy…

Ông chủ quán là một người đã ngoài năm mươi tuổi, có lẽ cả ngày bán hàng ế ẩm nên lúc này có khách, khóe miệng râu ria xồm xoàm không khỏi kéo lên một nụ cười đầy sung sướиɠ.

– Chàng trai, cậu muốn mua cái nào. Chỗ chúng tôi có nhiều màu lắm, cậu có thể lựa.

A Lâm mím môi, cánh tay tráng kiện đưa ra chỉ vào chiếc mũ màu hồng rồi rút tiền ra trả. Suốt quá trình ấy, anh chẳng nói với tôi một lời nào, cũng chẳng giải thích vì sao anh lại mua mũ bảo hiểm mới. Mãi cho đến khi chủ quán đưa cho anh chiếc mũ, anh mới đưa tới trước mặt tôi, không lạnh không nhạt cất giọng.

– Cô đội đi.

Tôi ngẩn người, chỉ mất vài giây suy nghĩ cũng đã hiểu được hành động của A Lâm là gì, môi khẽ cười nhẹ một cái. Người đàn ông này, vừa nãy còn lạnh lùng với tôi là thế, vậy mà hành động bây giờ lại đối nghịch với lời anh nói hoàn toàn rồi. Rõ ràng mũ có nhưng lại đi mua cho tôi cái mới, người ngu ngốc cũng rõ anh không muốn tôi phải dùng thứ đã qua tay rất nhiều người. Nhưng mà, anh làm như vậy là có ý gì cơ chứ. Là quan tâm tôi hay sao?

Đưa tay ra nhận lấy chiếc mũ, tôi nghe thấy chính giọng mình hỏi A Lâm.

– Sao tự dưng lại mua cho tôi.

– Không có sao cái gì hết? Cô xong chưa, tôi lái xe đây.

Ngữ điệu của A Lâm vô cùng bình thản, mỗi lần nói chuyện với tôi, anh tuy có đôi lúc lạnh lùng, nhưng lại khiến tôi cảm giác được sự chân thành ở ẩn sâu ở trong đó.

Anh không phải là người khéo ăn khéo nói, nhưng vô cùng biết lí lẽ. Không nói nhiều, không đưa đẩy nịnh nọt, mở lời cũng chẳng bao giờ quanh co giống như những thành phần khác trước đó tôi đã từng tiếp xúc. Anh không lôi kéo làm quen, không vờ như thân thiết, không có sự hèn mọn cầu cạnh người khác. Ngược lại biết giữ khoảng cách vừa phải, gặp phải chuyện gì cũng đều giải quyết ổn thỏa, thấu tình đạt lý. Có lẽ, đây cũng chính là một phần anh khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu về con người của anh, xem rốt cuộc, tính cách thật sự của anh là gì.

Xe băng băng chạy trên con đường dẫn về khu nhà trọ phía Bắc, lúc về tới, A Lâm giống như lần trước dừng lại ở đầu con hẻm được thắp điện tối mờ. Tôi bước xuống, cởi mũ đưa cho anh, lúc này mới có cơ hội nói chuyện một lát.

– Anh đã ăn tối chưa?

A Lâm lắc đầu, anh nhận lấy mũ treo vào xe, quay sang nhìn tôi nói.

– Cô đi vào đi, tôi soi đèn cho cô một lúc rồi rời đi luôn.

Cái giọng điệu này, nghe xong thật sự có một chút khó chịu, nhưng nghĩ lại nãy giờ chỉ có mình tôi là người mặt dày bắt chuyện trước, nên bản thân vẫn cố gắng kìm nén, hít một hơi thật sâu nói tiếp.

– Nếu chưa ăn thì lên nhà tôi cùng ăn đi.

Vẻ mặt của A Lâm mờ mịt, mang theo cả ngạc nhiên, đoán chừng vẫn chưa hiểu rõ ý của tôi là như thế nào.

– Gì hả?

Tôi lặp lại, lần này cũng giải thích luôn câu nói vừa rồi.

– Tôi nói lần trước anh cứu tôi, tôi vẫn chưa có báo đáp lại được, nên hôm nay không bận, tôi muốn mời anh một bữa.

– Không cần. Với bất cứ ai tôi cũng sẽ làm như thế.

– Nhưng con người tôi trước nay đều minh bạch rõ ràng, anh không đến mức khó tính đến như thế đấy chứ.

A Lâm nhíu mày, dưới ánh điện mờ, đôi mắt đen láy của anh nhìn tôi chằm chằm một lúc thật lâu, lâu đến mức khiến cho tôi bỗng dưng cảm thấy ngột ngạt, l*иg ngực dường như có thứ gì đó đè lấy. Đúng lúc còn chưa biết phải đáp lại ra sao, thì tôi lại nghe thấy anh nói.

– Cô đi vào đi. Muốn ướt người à?

– Gì cơ?

A Lâm hất cằm :” Trời mưa rồi, cô không đi nhanh là ướt hết đấy.”

Nghe anh nói xong, tôi cũng giật mình ngẩng đầu ngửa mặt nhìn lên màn đêm tối om, phát hiện trời đã xuất hiện mưa lấm tấm từ lúc nào. Tuy không lớn, nhưng nếu đứng lâu, thì đầu óc với quần áo cũng sẽ rất nhanh bị ướt.

– Cô vào nhà trước đi, tôi cũng phải đi về đây.

A Lâm khẽ thì thầm một câu rồi quay xe nổ máy, ánh mắt anh lẳng lặng nhìn tôi vài giây, từ đầu đến cuối đều giữ một khoảng cách nhất định. Mà tôi, hiện tại biết bản thân có nói gì cũng không thể khiến cho cái người đàn ông cứng đầu này thay đổi suy nghĩ, nên cũng không nói đến chuyện mời anh lên nhà ăn cơm nữa, mà nói sang vấn đề khác.

– Vậy anh cho tôi số điện thoại để tiện liên lạc. Dù sao tôi với anh cũng được coi là quen biết, bây giờ lại còn chung nhau một thành phố, sau này có chuyện gì cũng sẽ giúp đỡ nhau dễ dàng hơn.

Vốn dĩ, tôi cứ nghĩ mình xuống nước như vậy thì người này cũng sẽ nể mặt mình một phần mà đáp trả. Thế nhưng mọi thứ diễn ra lại không phải như thế, bởi vì sau khi nghe tôi nói xong, A Lâm cũng chẳng buồn nhìn tôi, anh rít một hơi thuốc thật dài rồi nói.

– Tôi làm công việc đầy tớ, công việc thấp kém nên sẽ trước nay chưa từng động chạm đến ai, vì thế khả năng tôi nhờ cô giúp đỡ mình sẽ không bao giờ xảy ra.

– Đêm trước tôi thấy anh lái ô tô, đêm nay lại đi xe máy, rốt cuộc anh làm công việc gì thế. Chạy thuê cho công ty hay là làm tự do.

A Lâm đáp.

– Tôi làm thợ sửa xe cho một gara ô tô, xe ô tô đấy là xe của ông chủ, không phải xe của tôi.

– Trưởng thôn từng nói anh làm cả nghề điện nước nữa. Anh đa nghề như vậy, sau này nhà có hỏng gì, tôi có thể nhờ anh đến giúp được không?

Tôi khẽ cười, vốn dĩ chỉ muốn cùng anh nói chuyện nhiều hơn một chút nên mới nhắc đến chuyện mình được biết ở bản làng Mường Nhé. Nhưng ai ngờ rằng, tôi vừa dứt lời thì A Lâm bỗng dưng nhìn tôi với ánh mắt vô cùng lạnh nhạt, giọng nói cũng lạnh nhạt theo.

– Một người lao động thấp kém như tôi thì có gì đáng nhờ chứ. Phóng viên Quỳnh, chuyện ở bản, tôi xin nhắc lại với cô lần cuối, tôi không cần cô hậu tạ cái gì hết nên cô cũng đừng giữ trong lòng, để rồi mỗi khi gặp mặt lại khiến cho cả hai khó xử. Con người cô minh bạch như thế nào tôi không cần biết, nhưng con người tôi, chỉ muốn mình yên tĩnh với cuộc sống vốn có từ trước tới giờ.

Từ khi quen nhau và nói chuyện với nhau đến giờ, câu nói này có lẽ chính là câu nói dài nhất mà A Lâm nói với tôi. Còn nhớ khi cả hai gặp nạn ở làng Mường Nhé, anh tuy có lạnh lùng, nhưng biết tôi là phóng viên của đài truyền hình, mỗi câu mỗi từ nói chuyện đều mang theo một chút dè dặt và thận trọng, khiến cho tôi cảm giác được bản thân anh cũng giống như bác trưởng làng, thật sự coi mình là cán bộ nọ cán bộ kia. Anh cứu tôi khỏi trận sạt lở, anh tìm tôi trong cơn mưa rào, anh đưa tôi đi bệnh viện khử trùng băng bó… Những hành động ấy, tuy nhỏ nhặt, nhưng lại đủ khiến cho trái tim lạnh băng của tôi được sưởi ấm, có một chút ngọt ngào le lói mỗi khi nhớ lại.

Vậy mà bây giờ, ở cái nơi phồn hoa đô thị này, chúng tôi gặp lại, A Lâm dường như đã biến thành một con người hoàn toàn khác. Anh gặp tôi nhưng chẳng tỏ ra quen biết, anh thẳng thắn tỏ rõ sự khó chịu của mình đối với tôi, thẳng thắn rõ chúng tôi là hai con người ở hai tầng lớp khác, cái chuyện làm bạn thật sự giống như một câu chuyện cười nghe để giải trí vậy.

Tôi cụp mắt nhìn sang hướng khác, sự nhiệt tình bị từ chối nhất thời khiến bản thân có chút bực bội, chẳng muốn đáp lại hay nói thêm một lời nào nữa. Mà A Lâm cũng tuyệt nhiên không có ý định dây dưa lâu dài, tôi nghe thấy tiếng anh nổ xe, rồi rất nhanh lao vυ't đi ra khỏi con đường ngoằn ngoèo, hòa mình vào trong màn mưa phùn giăng nhẹ.

Trở về nhà, ngả mình xuống giường một lúc thật lâu thật lâu, tôi mắt nhắm vào rồi lại mở ra đến mấy lần, tận đến khi chuông điện thoại vang lên réo rắt mới mệt mỏi lết mình ngồi dậy. Người gọi tới là bác Sầm, bác nói thấy tôi về muộn nên đã cho Khánh ăn cơm và đi ngủ rồi, dặn dò thằng bé khá là ngoan nên không cần phải đón. Ngược lại, tôi nhân lúc chỉ có một mình thì tranh thủ đi nghỉ ngơi sớm, uống thuốc đúng giờ để cho vết thương hồi phục.

Nói thật, từ ngày ba mẹ mất đi đến giờ, tôi rất thèm được nghe những lời quan tâm an ủi của người thân máu mủ. Nhưng mà sự thật trái ngang, gia đình nhà nội với gia đình nhà ngoại tôi không giống như người khác, nên dù đã qua nhiều năm rồi, tôi vẫn không có ý định muốn đưa em trai trở về. Cô, dì, chú, bác, … những con người được cho là máu mủ ruột rà của tôi, đã từng ruồng rẫy em trai tôi, miệt thị mẹ tôi đẻ ra một người đần, không ngày nào để cho gia đình tôi một ngày gọi là yên ổn. Biết bố tôi cho tôi đi học, họ cùng nhau phá đám chửi bố tôi thừa tiền, đầu tư vào cái thứ lỗ vốn, sau này có chết đi cũng không nhờ được gì.

Tuy lời khó nghe, nhưng mà sự thật lại đúng là như thế. Bố tôi mất đi khi tôi còn chưa kịp trưởng thành, mẹ cũng chỉ được hưởng có vài năm tôi phụng dưỡng, tiền phúng điếu của họ đều bị mấy người kia giữ hẳn. Khi ấy, tôi chỉ là một đứa con gái hơn hai mươi tuổi, cứng rắn đến mấy, mạnh mẽ đến mấy, căm ghét đến mấy, cũng chẳng có đủ gan dạ và mưu mô để đấu lại.

Châm cho mình một điếu thuốc, tôi ngửa đầu đối diện trần nhà rồi từ từ bình tĩnh cảm xúc. Ngoài cửa sổ, ánh điện sáng rực của thành phố phía xa xa đẹp đến chói lóa, đôi mắt nâng lên nhìn khói thuốc lượn lờ, tôi thầm nghĩ, rốt cuộc là đã bao lâu rồi? Bốn năm hay là năm năm, tôi thật sự không thể nào nhớ rõ nữa?

Trên thực tế, tôi đã rất kinh ngạc vì mình vẫn còn nhớ đến những cái chuyện không vui đó, hơn nữa lại còn cảm thấy buồn và vô cùng mệt mỏi. Từ ngày mẹ mất đi, hứa với mẹ sẽ chăm sóc em trai và quên tất cả đi những vất vả phải chịu, tôi cho rằng mấy năm qua mình đã thành công làm được điều đó. Nhưng thật không ngờ, trí nhớ lại giống như một quyển sách, đến một khắc nào đó, tự động tua lại đày đọa nguyên chủ của mình.

Tâm trạng bị ảnh hưởng, cả một đêm đó, tôi trằn trọc đến tận khuya mới chìm vào giấc ngủ, nên sáng ngày hôm sau đi làm, tính tình có một chút cáu kỉnh. Đại khái như trong lúc làm việc, cả người tôi tỏa ra khí thế “ không có gì quan trọng thì cấm làm phiền”, khiến cho rất nhiều đồng nghiệp chú ý và bàn tán xì xào.

Thậm chí, giữa buổi Loan mang đến cho tôi bản sửa kịch bản để tôi duyệt xem đã phù hợp hay chưa, thần trí tôi vẫn trôi lơ lửng trên mây, nghe từ tai nọ lọt sang tai kia, chẳng đưa ra được một lỗi nhỏ nào hết, báo hại cô ấy tức giận đến mức muốn nổ đom đóm mắt.

– Sao thế. Hôm nay tâm tình không tốt à.

Tôi khẽ lắc đầu, vươn tay lật dở từng tờ tài liệu trước mặt, lấp liếʍ đáp lại.

– Không có gì đâu. Cô về làm việc tiếp đi, kịch bản này để ở đây tôi sửa cho. Nhìn lướt qua cũng không phải là hỏng hết, nhanh thì chỉ cần đến cuối giờ chiều là có thể nộp lên cho tổng biên tập Hồ rồi.

Loan gật đầu, cô ấy kéo ghế ngồi xuống bên cạnh tôi, đôi mắt được kẻ tỉ mỉ không ngừng quan sát. Một lát sau, tôi thấy cô ấy thở dài hỏi mình.

– Em trai chị đã ổn hơn chưa. Mấy hôm nay bận bịu phải viết bài nên chưa có thời gian nói chuyện với chị, nên cũng chẳng hỏi được.

– Không sao, thằng bé có tôi ở cùng nên tính tình không còn quậy như trước nữa.

– Vậy là tốt rồi. Mà chuyện tôi bảo với chị khi ở Mường Nhé là sẽ nhờ bố mẹ xin cho em trai chị một xuất đến đoàn tình nguyện đã xong rồi đấy. Họ nói nếu không có vấn đề gì đột xuất thì thứ hai chị có thể đưa em trai mình đến đó, một tuần có bốn ngày, miễn phí ăn cơm trưa.

Nói thật tôi cũng không biết cái đoàn đó như thế nào, nhưng sau khi nghe Loan nói vậy, tâm trạng cũng nhẹ xuống đi được một ít, không còn quá nặng nề.

– Cảm ơn cô. Mấy hôm nay tôi hơi bận, để hôm nào rảnh, tôi mời cô một bữa cơm.

– Khỏi cần đi, chuyện cũng chẳng có gì to tát, chị để trong lòng làm gì. Thế nhé, tôi về làm việc tiếp đây, chị sửa tài liệu đi.

Loan cau mày không hài lòng, cô ấy để cho tôi một câu nói rồi đẩy ghế đứng dậy đi về chỗ của mình, đoán chừng đã bị tôi làm cho tức giận thật rồi. Có điều, nói gì thì nói, con người tôi trước nay chẳng muốn mang nợ mang ơn ai cái gì, nên không trước thì sau, sự giúp đỡ nhiệt tình này cũng có ngày được báo đáp.

Chín giờ tối, tôi xách túi ra khỏi công ty, bước chân chậm rãi đi trên con đường vỉa hè nhỏ. Thời tiết đêm nay khá mát, lại không có mưa, những quán nướng vỉa hè cùng với những quán trà sữa ven đường lại rủ nhau hoạt động. Mỗi người một địa bàn, người đến người đi đông nghịt, so với những nhà hàng nổi tiếng trong thành phố cũng chẳng kém cạnh chút nào.

Bình thường, mỗi khi tan làm, tôi đều nhanh nhanh chóng chóng đi về trạm xe buýt ngồi chờ cho kịp chuyến để trở về nhà với em trai rồi dạy em học. Thế nhưng lúc này, tôi lại để đầu óc của mình nghĩ đến chuyện khác, bước chân vô thức hối hả đi về phía đoạn đường hôm qua. Chỉ là, hôm nay chỗ đó tuy đông người, nhưng tôi nhìn mãi, vẫn không kiếm được bóng dáng của A Lâm. Chẳng biết anh hôm nay không đón ở địa điểm này, hay anh vì không muốn gặp lại tôi, nên cố tình tránh né cho những lần gặp tiếp theo nữa.

Nghĩ đến giả thuyết ấy, tôi không biết mình mang tâm trạng gì, cũng không thể tìm cho mình được một lý do thỏa đáng để giải thích cho những hành động kì lạ của bản thân trong mấy ngày vừa rồi. Hai mươi tám tuổi, những đắng cay tủi nhục đều đã nếm trải, mỗi sáng mở mắt, tôi luôn tự dặn lòng mình, muốn tồn tại ở nơi này, muốn xây dựng gia đình, yêu thôi với tôi vẫn còn chưa đủ, thì sao có thể để chuyện vừa gặp mà yêu xảy ra.

Những ngày tiếp theo, công việc kéo đến ngập đầu, thêm nữa phải đi xuống những huyện xã lấy tin với quay phim nên tôi chẳng có thời gian đứng chờ và tìm đến A Lâm nữa, thành ra chớp mắt một cái, hai tháng dài đẵng đẵng rất nhanh trôi qua. Tay đã khỏi hẳn nửa tháng, móng cũng đã mọc lại và được sơn màu nhẹ nhàng, nếu ai không biết chuyện thì có lẽ sẽ chẳng thể nào nhận ra được tôi đã từng bị thương nghiêm trọng đến như thế nào.

Trong khoảng thời gian này, bài báo cùng với đoạn phim quay thiên tai xảy ra ở làng Mường Nhé cũng được đài truyền hình cho phát và chiếu rộng rãi trên các kênh quốc gia, thu hút được rất nhiều sự quan tâm cũng như đồng cảm của người dân trên cả nước. Rất nhiều quỹ ủng hộ được thành lập, rất nhiều đồ dùng hàng ngày được gửi đến, thế nhưng chuyện đơn của người dân gửi lên tỉnh xin nhà nước hỗ trợ xây đập kè tránh thiên tai bão lũ thì tôi vẫn không nắm rõ được thông tin thực hư như nào.

Đang mải suy nghĩ, bả vai tôi đột nhiên bị Tình đập nhẹ một cái, sau đấy tôi nghe thấy cậu ấy nói.

– Nghĩ chuyện gì mà chăm chú thế. Tôi gọi cô đã ba bốn câu rồi mà chẳng thấy cô trả lời gì hết.

Tôi lắc đầu :” Mấy chuyện linh tinh thôi. Cậu có việc gì tìm tôi à.”

– Ừ. Ngày mai ở dưới quận Tây Hồ có tổ chức hoạt động công ích của hội chữ thập đỏ với quyên góp ủng hộ cho những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Tổng biên tập Hồ bảo tôi với cô đi xuống dưới đó quay phim với phỏng vấn mấy ban lãnh đạo huyện.

– Tôi tưởng Loan đi cùng với cậu chứ. Hai tháng nay hai người phối hợp khá ăn ý, bài viết cũng đạt chất lượng, có thể cùng nhau làm độc lập được.

– Nghe chừng biết phải đi với tôi cô khá bất mãn ấy nhỉ. Sao thế, tôi đáng ghét lắm à.

Ngữ điệu của Tình khá nhẹ nhàng, nhưng trong hoàn cảnh này tôi có ngu đến mấy cũng biết cậu ta đang mỉa mai mình. Nhưng vì bản tính trầm tĩnh, lại chẳng muốn cùng với người này gây gổ làm lớn chuyện, nên khi quyết định đáp lại, tôi cũng chỉ nói có mấy câu.

– Cậu làm việc với tôi bao nhiêu năm, tôi nghĩ tính cách tôi như thế nào cậu cũng phải hiểu rồi chứ?

Thật ra tôi biết trong lòng Tình, tôi không hề giống những cô gái thích làm đẹp và thích mua sắm trong đài, vì thế qua nhiều lần hợp tác bản thân đã khiến cho người thanh niên này để ý. Có điều nói đi cũng phải nói lại, tôi một khi đã không muốn quan tâm đến, thì có làm những cái trò điên rồ bao nhiêu lần tôi vẫn sẽ từ chối.

Không khí trở nên yên ắng một lúc thật lâu, cuối cùng, tôi thấy Tình trầm lặng nhìn tôi, tay cầm tập tài liệu hơi siết lại một chút kiềm chế cảm xúc của mình.

– Được.

– Cảm ơn cậu. Hi vọng ngày mai chúng ta sẽ phối hợp ăn ý.

Tôi cũng nhẹ nhàng gật đầu khách sáo đáp trả lại Tình, xong xuôi mới lại cúi xuống chỉnh sửa tiếp kịch bản. Trong mối quan hệ này, có một số thứ khi đã xé rách rồi thì sẽ mãi mãi không thể nào trở về lành được như trước, cho nên đối với loại chuyện tình cảm không mong muốn mà Tình dành cho mình, tôi chỉ có thể thẳng thắn từ chối. Bởi vì tôi muốn cậu ta nhận ra, giữa chúng tôi sẽ không bao giờ có bất cứ điều gì mờ ám, cho dù đó chỉ là một chút rất nhỏ.

Sáng ngày hôm sau, vì phải đi xuống huyện Tây Hồ cách trung tâm thành phố 30km nên tôi cùng với Tình hẹn nhau xuất phát từ sáng sớm. Mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng có mặt được ở bãi đất trống trước ủy ban, nơi mà mọi người đang nhộn nhịp cùng nhau tăng tốc bắc rạp sân khấu để chút nữa còn kịp giờ khai mạc.

Ba mặt bao quanh được xếp những hàng ghế ngay ngắn, hàng đầu tiên không cần nói cũng biết là để dành cho những cán bộ đầu ngành và người có trong danh sách ủng hộ, đếm chừng cũng khá là đông.

Chỉ đạo Tình chọn góc quay phim làm sao cho đẹp và rõ nét nhất, xong xuôi tôi mới xoay người mỉm cười với nhân viên hành chính của ủy ban huyện đứng ở phía sau, nói.

– Thật ngại quá, tôi vừa nãy không nghe rõ cô nói cái gì.

– Cũng không có gì nghiêm trọng đâu. Em chỉ muốn hỏi chị là lát nữa chị có thể phỏng vấn thêm mấy doanh nhân mới gia nhập quỹ không. Dù sao thì số tiền của họ bỏ ra cũng khá lớn, nên…

– Cái đó hiện tại tôi chưa thể hứa trước được vì tôi có rất nhiều người cần phải phỏng vấn. Thế nhưng nếu rảnh, gần hết buổi lễ, tôi sẽ ra dấu cho cô.

Cô nhân viên sung sướиɠ cúi đầu :” Được thế thì tốt quá. Em cảm ơn chị nhiều”, sau đấy mới xoay người rời đi.

Không còn bị ai làm phiền, tôi khẽ đưa tay lau đi những giọt mồ hôi trên trán, cả người tựa vào chiếc cột sắt lớn lẳng lặng nhìn Tình đang tất bật với cảnh quay và nhân viên đi qua đi lại nhộn nhịp. Lát sau, ánh mắt lại chuyển lên trên trần cao hơn bốn mét, nơi mà có mấy người đàn ông đang ra sức kéo tấm rèm và treo một chiếc đèn l*иg thật lớn, toàn thân nhất thời trở nên khựng lại…

Khoảng cách quá xa, tôi không nhìn rõ được khuôn mặt của A Lâm có đổ mồ hôi hay không, nhưng đoán chừng có lẽ anh khá mệt. Anh cũng giống như mấy người kia, ở bụng đeo một dây đai bảo hiểm, thân hình cao lớn đứng chót vót ở trên đỉnh chỉnh lại rèm cho vào nếp.

Anh không hề phát hiện ra sự có mặt của tôi. Mà tôi thì nhìn anh một hồi, rõ ràng bản thân có một chút vui mừng vì không ngờ sẽ gặp lại, nhưng khóe miệng lại không thể nào cười nổi. Bởi vì tôi nhận ra, người đàn ông đó, hóa ra không chỉ làm một công việc là nghề sửa xe, mà bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền, anh cũng đều không tiếc sức khỏe. Khoảnh khắc ấy, tôi tự hỏi chính mình, có phải nhiều năm cực khổ đã tôi luyện anh thành một con người như bây giờ hay không?

Trầm tĩnh và khiêm tốn! !

---------