Có lẽ vì lý do vệ sinh cho nên trong quán ăn sáng kiểu truyền thống này có một tấm kính lớn ngăn cách giữa nơi xếp hàng lấy thức ăn và nhà bếp.
Phía dưới kính là một cái bàn lớn màu đen, hơi dầu mỡ. có một khoảng trống ở giữa.
Khách hàng đưa phiếu, ông chủ đưa bát, đều thông qua khoảng trống này.
Chiếc bàn hẹp dài kế bên hướng về phía khách hàng, thông thường được đặt những bát lớn đựng dầu cay, dấm chua để thuận tiện cho khách hàng tự phục vụ.
Cũng bởi vì có sự tồn tại của tấm kính này, cộng thêm sự quấy nhiễu của nồi hơi đang lửa cháy hừng hực, thế nên muốn nói chuyện với ông chủ là vô cùng khó khăn.
Thiếu niên sợ ông chủ nghe không rõ, bởi vậy nhanh chóng cúi người, tiến đến khe hở kia, cố gắng nói to lên.
"Một bát hoành thánh nhỏ, không bỏ rau thơm, không bỏ hành... cảm ơn!"
"Biết rồi, đợi đi!"
Ông chủ vẫn cau mày, tùy ý ném tờ phiếu vào một cái bát trống trong tay.
Ông ta quay người lại đi tới trước nồi lớn để làm mì lần nữa.
Thiếu niên: "..."
Nhìn thấy vẻ mặt không vui của ông chủ, thiếu niên càng ngại hơn.
Tấm phiếu nhỏ kia bị cậu nắm chặt, lại quá lâu, làm cho chữ trên đó mờ hết rồi.
Cho nên mới hại ông chủ phải xác nhận nhiều lần với mình.
Hít sâu nào.
Thiếu niên nhắm mắt lại, tự nói với mình: Hít sâu vào.
Tiếp theo... Chỉ cần chờ thôi.
Ừm... Chỉ cần chờ là được... Không cần nói chuyện với ông chủ nữa...
Nghĩ tới đây, thiếu niên có chút may mắn.
Rồi lập tức cậu lại cảm thấy mình rất mất mặt.
Sao mình lại sợ hãi như thế chứ... Mua có mỗi bát hoành thánh nhỏ cũng lề mề như vậy...
Tuy rằng chen ngang đều là những người già, thế nhưng chen ngang là không đúng. Hơn nữa cậu cũng rất đói, cậu đã xếp hàng lâu như vậy...
Cậu hẳn là nên bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Nhưng, cậu không mở miệng được.
Không mở miệng được. Không thể nói được.
Chẳng những cậu sợ giao tiếp xã hội, thậm chí còn có chút không khống chế được nước mắt.
Còn chưa mở miệng nói ra một chữ, nước mắt đã không nhịn được muốn chảy xuống rồi.
Thật ra chính cậu cũng rất ghét bản thân mình như vậy.
Sao mình lại lập dị như thế... Sao mình lại sợ hãi đến thế?
Sợ đến nỗi chính cậu cũng ghét chính mình nữa là.
Cho nên, hôm nay cậu mới ép mình ra ngoài mua hoành thánh.
Cậu thật sự không thích bản thân mình như vậy.
Cho nên cậu phải tìm cách rèn luyện. Tìm cách khắc phục chứng sợ xã hội.
Không thể tiếp tục như vậy nữa!
Thiếu niên đứng trước cửa sổ nước lèo trong góc phòng, thành thật chờ đợi.
Bên cạnh lục tục có thêm mấy bác trai bác gái, chú dì, dường như quen biết với ông chủ bên trong. Lúc đưa phiếu vào cũng không cần phải nói, ông chủ sẽ chủ động chào hỏi: "Lại tới rồi đấy à?", "Hôm nay vẫn ăn hoành thánh thịt nướng hả?"
Hâm mộ thật đấy.
Thiếu niên trông mong chờ ở bên cạnh.
Cậu vừa hâm mộ những người đó có quan hệ tốt với ông chủ, vừa bụng kêu lên ọt ọt, chờ bát hoành thánh gà của mình.
Chớp mắt, đã trôi qua được một lúc rồi.
Thiếu niên cảm giác choáng váng, có chút không biết rốt cuộc mình đã đợi bao lâu.
Nhưng bát hoành thành nhỏ vẫn chưa có, thì một làn sống cụ ông cụ bà khác lại tới rồi.
Cớ lẽ làn sóng mới này là những người già tiện đường ghé qua mua thức ăn sau khi đưa cháu đi học.
"Chú, chú ơi!"
Thiếu niên có chút bối rối, cậu nhìn từ người này sang người khác, rõ ràng là người tới sau mình, nhưng lại nhận được đồ ăn sáng trước mình.
Nhiều lần cậu đều cho rằng bát ông chủ đưa ra là của mình, kết quả lại bị người khác cướp mất.
Thiếu niên rốt cuộc cũng không nhịn được nữa, cố gắng kêu một tiếng.
"Bát hoành thánh nhỏ của con..."
"Hả? Cậu nói gì?" Ông chủ lớn tiếng hỏi ngược lại.
"Hoành thánh nhỏ..." Thiếu niên vừa mở miệng, lại trơ mắt nhìn ông chủ bỏ một nắm hoành thánh lớn vào trong nồi lớn.
Hoành thánh lớn và hoành thánh nhỏ không giống nhau.
Cái bát này, lại không phải của cậu nữa rồi.
Cơ thể có chút không ổn thoáng lung lay.
Ọt ọt.
Bụng lại kêu nữa.
Thiếu niên vô cùng tủi thân.
Mặt cậu đỏ hết lên, thậm chí còn chưa mở miệng, chỉ mới viết nháp ở trong lòng thôi cũng đã đỏ mặt rồi.
Khi lắp bắp mở miệng thậm chí còn mang theo tiếng khóc nức nở.
"Chú, chú ơi... con đến đây từ lâu rồi... là con, con đến trước... con đã đưa phiếu cho chú từ lâu rồi..."
Thiếu niên cúi đầu tiến đến khe hở phía dưới cửa sổ, cố gắng rướn cổ để nói chuyện với ông chủ.