Nếu nói nhặt Hứa Mặc vì ân, nhặn Phương Hằng vì ôm hai chân, Ôn Trí Duẫn vì muốn báo đáp. Trịnh Như Khiêm không sẵn lòng chấp nhận thêm ai khác. Ngôi miếu nhỏ không đủ chỗ thêm nhiều đứa nhỏ rồi.
" Em không có ý đó " Khương Sanh đứng dậy và phủ nhận, nhìn qua vài đứa trẻ ăn xin trong góc đến phía cuối, cô sửng sốt. Tất cả những đứa trẻ khác da đều ngăm đen bẩn thỉu xâu xí, chỉ riêng người cuối cùng trắng nõn, khuôn mạt xinh đẹp. Nhưng khuôn mặt anh đang đỏ bừng lên bị sốt, nếu không cứu sẽ xảy ra chuyện.
Cô không thể bỏ mặc, liền gọi bốn người anh của mình . Ôn Trí Duẫn tưởng em gái bị thương loạng choạng chạy vào cầm theo kim châm. Khi nhìn thấy khuôn mặt cậu bé nằm cuối , anh cau mày, ngồi xuống kiểm tra mạch và chuẩn đoán " Sốt cao, nếu không hạ, qua đêm sẽ chết ".
Nhưng họ tới đây là để lấy lại đồ, không mang hòm thuốc nào cả. Khương Sanh nghiến răng đưa ra quyết định và nói " Anh hai giúp em ". Cô cùng Trịnh Như Khiêm nhấc đứa bé ăn xin lên bước ra ngoài xe lừa. Hứa Mặc và Phương Hằng đều ngạc nhiên, không phải họ vào lấy lại chăn sao? Tại sao lại mang người về.
Khương Sanh không có thời gian giải thích, chỉ nhìn Bàng Đại Sơn và quyết " Cho anh chăn bông, người này tôi lấy".
Phương Hằng đánh xe lừa về miếu nát, nhảy xuống bế vào miếu, đặt anh ta vào chỗ cạnh Hứa Mặc ngồi. Ôn Trí Duẫn chuẩn bị dược hạ sốt, Khương Sanh lấy ra một chiếc áo bông mới đắp ấm cho anh ta và đút nước. May mắn thay sau khi uống hai chén nước và được giữ ấm, nhiệt độ anh dần ổn định, ngủ trong áo bông mới và đống rơm.
Khương Sanh cũng muốn ngủ mà cô bị Trịnh Như Khiêm kéo sang một góc thầm thì " Chúng ta không thể giữ thêm một đứa trẻ nữa, đợi hạ sốt trả lại cho Bàng Đại Sơn đi ". Cô liền phản bác " Hắn ta rất ích kỉ, người này sẽ lại ốm nặng mất".
Bàng Đại Sơn tuy thành lập " băng đản ăn xin " nhưng lại đối xử không tốt với các em trai của mình, chỉ đặt vị tri thủ lĩnh lên đầu và yêu cầu phải cung cấp nhu yếu phẩm cho hắn. Nhiều đến mức khi gia tốc ăn xin được thành lập lâu rồi mà anh ta chỉ còn có hai đứa trẻ lớn đi theo.
Cứ như thế... cậu bé chín tuổi năm ấy từ từ ngã xuống tuyết không tỉnh lại. Cô nằm suy nghĩ mãi hướng về phía người an xin nhỏ đang hôn mê ngủ lúc nào không hay.
Ngày thứ hai.
Tiểu ăn xin vẫn nhắm mắt, Khương Sanh mặc áo bông hớn hở nấu rau. Các anh em đã quen với trình độ nấu ăn cả cô nên họ vô cảm ăn tạm. Không quen không thể làm gì, Ôn Trí Duẫn không biết nhóm lửa, Phương Hằng và Như Khiêm không biết sống hay chín, còn tệ hơn cô nấu. Hứa Mặc biết qua qua nhưng không thể cử động vì hai chân, anh đành rời chủ đề hỏi " Không phải em muốn bán áo bông xám sao, em định bán thế nào? "
Khương Sanh vốn muốn đi lên trấn bán nhưng hôm qua các anh của cô đã rất mệt, bèn suy nghĩ một hồi rồi ra cổng thôn đứng hét to " Bán áo bông đây, bán áo bông rẻ , 15 xu rẻ hơn trong trấn 20 xu đây."
Cô bé bảy tuổi hét ròn tan ngoài cổng, thu hút một vài thiếu phụ nông tò mò nhìn lại. Cô bé ăn mày mà cũng bán áo bông. Một người quen biết cố ý nói đùa " Khương Sanh cháu nhặt ở đâu đấy".
Khương Sanh lo lắng giải thích " Dì Lưu, đây là áo bông cháu mua về , sạch lắm, có mùi thơm không phải nhặt được". Quần áo mới có mùi đặc trưng đây là một lí đo thông minh giúp cô thoát khỏi sự tò mò của mọi người. Dì Lưu ngượng ngùng lục lọi đinh ninh hỏi " Thật chỉ 15 xu? Ở trong trấn 20 xu, sao lại rẻ hơn vậy ?
Khương Sanh áp dụng biện pháp phù hợp đáp " Rẻ vì ông chủ bán rẻ cho con, chúng ta hàng xóm con chỉ lấy tiền đi lại 1 đồng thôi".
Có người đi qua trả giá đáp " Rẻ chút đi 14 xu tôi lấy ". Khương Sanh từ huyện mua tổng cộng 20 áo khoác xám độn bông, để lại 5 chiếc, giữ lại 1 cái và bán 14 cái. Đơn giá nhập vào 12 đồng , bán lại 14 đồng vậy là lãi ròng 2 đồng rồi.
Trong ngôi miếu đổ nát, Khương Sanh vui vẻ ngồi đêm đồng xu thu về 28 đồng. Trịnh Như Khiêm đi lại thuyết phục " Em gái, trên đời này nhiều đứa trẻ ăn xin như vậy, em không thể cứu hết được ". Khương Sanh hiểu chứ, nhưng cô đã gặp thì không thể coi không biết được, giống lúc cứu Hứa Mặc vậy.
"Anh hai, em hứa với anh đây là người cuối cùng, được không. "